1
06:46 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 108

Máy chủ tìm kiếm : 29

Khách viếng thăm : 79


Hôm nayHôm nay : 6660

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 310782

Tổng cộngTổng cộng : 27865066

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » AVE MARIA » SUY NIỆM THÁNG MÂN CÔI

THỨ NĂM 18/10/2012 Tuần XXVIII Mùa Thường Niên Năm B Thánh Luca

Thứ ba - 09/10/2012 22:57-Đã xem: 1436

 
 
CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 10 – THÁNG MÂN CÔI
HOA HỒNG MẦU NHIỆM
 
NỘI DUNG
PHẦN I: CẦU NGUYỆN – LẦN HẠT MÂN CÔI
1. NGHE TIN MỪNG VỚI MẸ:
2. SUY NIỆM TIN MỪNG VỚI MẸ
3. NHỜ MẸ ĐẾN VỚI CHÚA
4. XIN MẸ CHUYỂN CẦU
5. LẦN HẠT
PHẦN II: TÌM HIỂU VỀ KINH MÂN CÔI
1. TÌM HIỂU
2. TRUYỆN TÍCH
 
PHẦN I: CẦU NGUYỆN – LẦN HẠT MÂN CÔI
1. NGHE TIN MỪNG VỚI MẸ: Lc 10,1-9
Khi ấy, Chúa chọn thêm bảy mươi hai người nữa và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới. Người bảo các ông rằng: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Các con hãy đi. Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng. Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường.
"Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: 'Bình an cho nhà này'. Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con. Các con ở lại trong nhà đó, ăn uống những thứ họ có, vì thợ đáng được trả công. Các con đừng đi nhà này sang nhà nọ. Khi vào thành nào mà người ta tiếp các con, các con hãy ăn những thức người ta dọn cho. Hãy chữa các bệnh nhân trong thành và nói với họ rằng: Nước Thiên Chúa đã đến gần các ngươi".  
 
2. SUY NIỆM TIN MỪNG VỚI MẸ
Anh em hãy ra đi” (Lc 10,3).
Chúa Giêsu là Ngôi Lời Thiên Chúa. Ngài đã từ cung lòng Chúa Cha mà sinh ra. Đến thời viên mãn, Ngôi Lời Thiên Chúa ra đi đến ở giữa nhân loại qua mầu nhiệm Nhập Thể. Ngài đã trở nên giống chúng ta và qua cuộc sống, Ngài đã mạc khải cho nhân loại chúng ta tình yêu thương của Chúa Cha như thế nào. Đồng thời Ngài cũng mời gọi chúng ta hãy ở lại trong tình thương của Ngài, để rồi ta cũng sẽ ra đi đem tình thương của Ngài đến cho tha nhân.
 
3. NHỜ MẸ ĐẾN VỚI CHÚA
Xin cho con biết ở trong cung lòng Chúa để cảm nghiệm tình yêu của Chúa. Và rồi con cũng phải ra khỏi con người ích kỷ của mình để sống yêu thương anh chị em con. Đó là cách con loan báo tình yêu của Chúa cho nhân loại như Chúa đã đem tình yêu của Chúa Cha đến cho chúng con.
 
4. XIN MẸ CHUYỂN CẦU
Lạy Mẹ Maria, Mẹ dạy con ở lại trong Chúa và ra đi vì Chúa. Sự “ra đi” không phải chỉ bằng đôi chân, nhưng trước hết bằng tấm lòng, tấm lòng nhân ái hiền hoà với mọi anh chị em.
 
5. LẦN HẠT
(quý vị có thể lần 5 chục theo ngày trong tuần hoặc 1 chục như dưới đây)
Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn. Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó lằng lòng.
 (Đọc 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng Danh).
 
 
PHẦN II: TÌM HIỂU VỀ KINH MÂN CÔI
1. TÌM HIỂU
KINH NGUYỆN THEO TÔNG THƯ ROSARIUM VIRGINIS MARIAE
Dưới đây là các số và mục được trích nguyên văn từ Tông thư Rosarium Virginis Mariae của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 16/10/2002.
Kinh Lạy Cha
Số 32. Sau khi lắng nghe Lời Chúa và chú tâm vào mầu nhiệm, lòng trí đương nhiên được nâng lên cùng Chúa Cha. Trong mỗi mầu nhiệm, Đức Giêsu luôn luôn dẫn dắt chúng ta đến với Chúa Cha, vì Người ở nơi cung lòng Chúa Cha (xc. Ga 1,18), Người không ngừng hướng về Cha. Người mong muốn chúng ta chia sẻ đời sống thân mật của Người với Chúa Cha, đến nỗi chúng ta có thể cùng Người thân thưa: Abba, Cha ơi (Rm 8,15; Gl 4,6). Nhờ mối tương giao với Chúa Cha, Người làm cho chúng ta trở nên anh em và chị em của Người, đồng thời trở nên anh chị em với nhau, bằng cách thông ban cho chúng ta Thánh Thần của Người và cũng là Thánh Thần của Chúa Cha. Kinh Lạy Cha, được xếp đặt như nền móng cho việc suy ngắm có tính Kitô học và Thánh Mẫu học biểu lộ qua việc lặp đi lặp lại Kinh Kính Mừng, biến việc suy ngắm mầu nhiệm, ngay cả lúc nguyện ngắm một mình, thành một kinh nghiệm có tính Giáo Hội.
Mười Kinh Kính Mừng
Số 33. Đây là yếu tố trọng yếu nhất trong Kinh Mân Côi và cũng là yếu tố làm cho Kinh Mân Côi trở thành lời kinh ưu việt có chiều kích Maria. Tuy nhiên, nếu thấu hiểu Kinh Kính Mừng cách đúng đắn, chúng ta sẽ thấy rõ đặc tính Thánh Mẫu học của lời kinh không đối nghịch với đặc tính Kitô học, trái lại nó thật sự làm nổi bật và gia tăng đặc tính Kitô học. Phần đầu Kinh Kính Mừng, được rút ra từ lời sứ thần Gabriel và thánh nữ Êlisabét nói với Đức Maria, là một sự chiêm ngưỡng và thờ lạy đối với mầu nhiệm được thực hiện nơi Trinh Nữ làng Nadarét. Có thể nói là những lời này biểu lộ sự kinh ngạc của trời và đất, đồng thời cho chúng ta thoáng thấy sự kinh ngạc của chính Thiên Chúa, khi Người chiêm ngắm kiệt tác của Người - Người Con nhập thể trong cung lòng Trinh Nữ Maria. Nếu chúng ta nhớ lại trong sách Sáng thế, Thiên Chúa đã thấy mọi sự Người đã làm ra như thế nào (St 1,31), chúng ta có thể tìm thấy nơi đây âm vang của pathos, mà ngay từ khởi nguyên, Thiên Chúa đã đoái nhìn công trình tay Người thực hiện. Việc lặp đi lặp lại Kinh Kính Mừng cho chúng ta chia sẻ sự kinh ngạc và vui thích của chính Thiên Chúa: đó là niềm hân hoan, khâm phục và tri ân vì phép lạ vĩ đại nhất của lịch sử. Ở đây, lời tiên tri của Đức Maria được thực hiện trọn vẹn: Từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc (Lc 1,48).
Trọng tâm của Kinh Mân Côi, ví như bản lề nối kết hai phần, là Danh Chúa Giêsu. Đôi khi vì nguyện kinh hấp tấp mà đánh mất trọng tâm này, và vì thế mà không còn liên kết với mầu nhiệm Đức Kitô đang được chiêm ngưỡng. Chính sự nhấn mạnh vào Danh Đức Giêsu và mầu nhiệm của Người mà ta phân biệt được một việc đọc Kinh Mân Côi có ý nghĩa và hữu ích. Trong tông huấn Marialis Cultus, Đức giáo hoàng Phaolô VI đã lưu ý đến thói quen của một vài miền trong việc nêu bật Danh Đức Kitô, bằng cách thêm vào một câu ngắn gợi lên mầu nhiệm đang chiêm ngưỡng. Đây là một thực hành đáng khen ngợi, nhất là trong những buổi nguyện kinh chung. Nó biểu lộ một cách sinh động niềm tin vào Đức Kitô, khi hướng đến các thời điểm khác nhau trong cuộc đời của Đấng Cứu Thế. Đồng thời, đó còn là một việc tuyên tín và là một sự hỗ trợ giúp chú tâm vào việc nguyện ngắm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đồng hoá với mầu nhiệm Đức Kitô gắn liền với việc lặp đi lặp lại Kinh Kính Mừng. Lặp đi lăp lại Danh Chúa Giêsu - Danh duy nhất được ban cho ta hầu ta có thể hy vọng được cứu rỗi (xc. Cv 4,12) - trong sự liên kết mật thiết với danh của Thánh Mẫu Người, và hầu như làm theo gợi ý của Mẹ, chúng ta bước đi trên con đường đồng hoá, tức là giúp chúng ta chìm sâu hơn vào đời sống của Đức Kitô.
Từ mối tương giao đặc biệt và duy nhất của Đức Maria với Đức Kitô, làm cho Mẹ trở nên Mẹ Thiên Chúa, Theotokos, phát sinh sức mạnh của lời khẩn cầu chúng ta dâng lên Mẹ trong phần thứ hai của lời kinh, khi chúng ta phó thác đời sống và giờ lâm tử của chúng ta cho lời chuyển cầu từ mẫu của Mẹ.
Kinh Sáng Danh
Số 34. Vinh tụng ca Ba Ngôi là mục tiêu của mọi chiêm ngưỡng Kitô giáo. Bởi vì Đức Kitô là con đường dẫn chúng ta đến Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần. Nếu chúng ta đi con đường ấy cho đến cùng, chúng ta gặp gỡ đi gặp gỡ lại mầu nhiệm của Ba Ngôi Thiên Chúa, Đấng xứng đáng lãnh nhận mọi lời ca ngợi, thờ phượng và cảm tạ. Quả là quan trọng việc làm nổi bật Kinh Sáng Danh, cao điểm của chiêm ngưỡng, trong Kinh Mân Côi. Khi đọc chung, có thể hát lên, như một cách thức nhấn mạnh đến cơ cấu Ba Ngôi của mọi lời kinh Kitô giáo.
Việc suy niệm về mầu nhiệm càng chăm chú và sâu sắc, và càng sinh động - từ Kinh Kính Mừng sang Kinh Kính Mừng khác - bởi tình yêu đối với Đức Kitô và Đức Maria, lời kinh vinh danh Ba Ngôi ở cuối mỗi chục kinh, thay vì chỉ là một kết thúc làm chiếu lệ, lại càng có sắc thái chiêm ngưỡng riêng, khi nâng tâm hồn lên chiều cao của thiên đàng và giúp chúng ta cách nào đó sống lại kinh nghiệm tại núi Tabo, một nếm cảm trước việc chiêm ngưỡng tương lai: Chúng con ở đây quả là đẹp! (Lc 9,33).
(Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, Tông thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria {Rosarium Virginis Mariae}, 16/10/2010, bản dịch tiếng Việt của Lm. Gioan Phan Du Sinh, OFM.)
 
2. TRUYỆN TÍCH
ĐỌC KINH HÃY NHỚ
Thánh Bênađô là một bậc đại thánh, rất nhiệt thành trong việc rao giảng nước Chúa và cổ động phong trào sùng kính Ðức Mẹ. Người đã soạn nhiều bài giảng rất hay để ca tụng Ðức Mẹ, hay nhất là bài giảng về ngày lễ Ðức Mẹ lên trời. Ít lâu sau có một người trích một đoạn trong bài giảng ấy đặt ra kinh Hãy nhớ. Nên người ta gọi kính ấy là kinh ông thánh Bênađô.
Cũng là một kinh người ta năng đọc và rất đẹp lòng Ðức Mẹ.
Ở Balê, có một người cũng tên là Bênađô, lúc còn thanh niên, mê theo đường tội, sau nhờ ơn Ðức Mẹ và năng đọc kinh Hãy nhớ nên được lòng hối cải và sau chịu chức Linh mục, làm tuyên úy các tù nhân bị án tử.
Ðể tạ ơn Ðức Mẹ, cha Bênađô khuyên bảo mọi người năng đọc kinh Hãy nhớ. Người quả quyết rằng: Dù tội nhân cứng lòng thế nào, nếu đọc kinh Hãy nhớ thì chắc chắn sẽ được ơn hối cải. Người quả quyết như thế vì đã mục kích nhiều lần.
Cha Bênađô lại thuê in hàng vạn bản kinh ấy, phát đi các nơi cho mọi người đọc, và chép một quyển sách để lại những phép lạ Ðức Mẹ đã làm để cứu những ai hết lòng trông cậy và sốt sáng đọc kinh ấy.
Biết bao tội nhân cứng lòng đã được ơn sám hối, biết bao bệnh nhân được lành khỏi, biết bao nhiêu người mắc cơn nguy hiểm phần hồn phần xác được khỏi, vì đã vững vàng trông cậy đọc kinh Hãy nhớ.
Kinh Hãy nhớ xưng hô lòng trông cậy vững vàng ở quyền thế từ ái Ðức Mẹ. Sự trông cậy là chìa khóa mở kho tàng chứa nguồn ân sủng của Ðức Mẹ.
Lạy Thánh Nữ đồng trinh Maria, là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Ðức Mẹ xin bào chữa cứu giúp mà Ðức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời.
Ðó là cả một bài ca lòng lân tuất không bờ bến của Ðức Mẹ. Thật vậy, lòng từ ái Mẹ mênh mông như biển cả. Người cứu vớt ban ơn cho mọi thứ người. Người chẳng hề từ chối ai đến kêu cầu Mẹ và đọc kinh Hãy nhớ. Cho nên người ta gọi kinh ấy là kinh Ðức Mẹ làm phép lạ. Vậy ta hãy năng đọc kinh ấy cho sốt sắng mọi ngày trong đời ta.
Thánh Tích
Thời Cha Bênađô giảng đạo, có một tay hung đồ bị án xử tử. Mặc dầu những lời khuyên van của Cha Bênađô, hắn ta cứng lòng nhất định không chịu xưng tội. Ngày xử án, Cha Bênađô lại hết lòng khuyên van, nhưng hắn chẳng nghe. Lần này Cha Bênađô không khuyên hắn xưng tội nữa, chỉ nài hắn ta đọc kinh Hãy nhớ. Mặc dầu những lời dỗ dành ngon ngọt, hắn ta cũng để ngoài tai. Cha Bênađô cố ép mãi, sau cùng hắn nể lòng gượng đọc hết kinh Hãy nhớ. Ðọc dứt kinh, người ta trông thấy mặt hắn ta tái nhợt đi. Anh ta bị xúc động quá mạnh, giọt nước mắt đầu tiên đã bắt đầu từ từ rơi trên đôi má. Anh đã được ơn thống hối, và xin Cha Bênađô giúp mình xưng tội.
Nhờ sức mạnh của kinh Hãy nhớ, người cứng lòng ấy đã được ơn thống hối trước khi bị xử.
****
Kinh Hãy Nhớ
Lạy Thánh Nữ đồng trinh Maria, là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Ðức Mẹ xin bầu chữa cứu giúp mà Ðức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời.
Nhân vì sự ấy, con lấy lòng trông cậy than van chạy đến sấp mình xuống dưới chân Ðức Mẹ là Nữ đồng trinh trên hết các kẻ đồng trinh, xin Ðức Mẹ đoái đến con là kẻ tội lỗi.
Lạy Mẹ là Mẹ Chúa Cứu Thế, xin chớ bỏ lời con kêu xin, một dủ lòng thương mà nhận lời con cùng.
Amen.
(Theo sách Tháng Đức Bà, NXB. Hiện Tại, 1969) 
 
Ghi chú trích dẫn:
1/ Tin Mừng: Bản dịch Lời Chúa của Uỷ Ban Phụng Vụ, HĐGMVN.
2/ Suy niệm Tin Mừng và cầu nguyện: Nữ Đan Viện Đa Minh.
3/ Thánh Louis Marie Grignion de Montfort, Bí Mật Kinh Mân Côi (Le Secret admirable du très saint Rosaire); bản dịch tiếng Việt của Đa Minh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.
 
 
KINH MÂN CÔI DÒNG ĐA MINH VIỆT NAM
Đặc trách
Tu sĩ FX. Trần Kim Ngọc, OP.
Email:
kinhmancoi.net@gmail.com
ĐT: 0988560042 (+84. 988560042)
Website:
http://kinhmancoi.net  
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn