1
10:46 +07 Chủ nhật, 05/05/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 113


Hôm nayHôm nay : 12343

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 180850

Tổng cộngTổng cộng : 28300098

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » MẢNH CÒN SÓT LẠI

Trù dập trong bóng đá, bị đám đông trù dập và một số bài việt thực tế về nạn trù dập

Chủ nhật - 07/04/2024 20:33-Đã xem: 190
“Trù dập” có lẽ là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong những ngày qua trên Google Việt Nam, xuất phát từ bức tâm thư 13 trang cùng nhiều clip và hình ảnh của một cô giáo tiểu học với nội dung kêu cứu vì bị nhà trường vùi dập, phụ huynh kì thị và học sinh chống đối, tấn công. Có thể nối trù dập trong các lãnh vực, kế cả bóng đá...
Messi cầu thủ lớn

Messi cầu thủ lớn


HÃY YÊU QUÝ NHAU MÀ SỬA DẠY
 
Mấy ngày gần đây trên một số mặt báo và mạng xã hội xôn xao chuyện cầu thủ trẻ Nguyễn Đình Bắc (NĐB), thuộc biên chế của đội bóng Quảng Nam, đã và đang bị trù đập từ nhiều phía, mà khởi đi từ những phát ngôn thiếu tế nhị và khôn ngoan của HLV Văn Sỹ Sơn (VSS). Nhân đọc một số bài viết từ mấy năm nay nói về chuyện trù dập, tôi xin mạo muội đưa ra một số lời khuyên cho cả thầy và trò:

+ Nhận định chung:
- Không bất kể ai, dù ở cấp bậc nào, có tộ thì phải nhận tội và sẵn sàng đón nhận sự sửa dạy của người có trách nhiệm với mình. Huấn luyện viên (HLV) sai hay cầu thủ sai đều phải can đảm làm điều đó.

- Là cầu thủ chuyên nghiệp phải chấp nhận mọi quy định của đội bóng và đấu pháp của HLV theo từng trận đấu. Nhất là sống giờ giấc, kỹ cương, không được sống vô lỷ luật.

- Cả tập thể trong đội bóng đều được tôn trọng, yêu quý nhau, xem nhau như anh em một nhà, chủ nhà là người đứng ra thành lập hoặc tài trợ trọn gói. Ví dụ: Ồng bầu Đức chủ đội bóng HAGL...). Mỗi thành viên phải biết quý trọng mọi tài sản và tấm lòng của ông chủ đội bóng đã dành cho mình kể cả HLV.

- Khi thi đấu chính thức thì có thắng có thua, sự may mắn vẫn xem là điều không thể thiếu. Nếu thắng hay thua thì đều chịu trách nhiệm chung với nhau, mà đứng đầu là vị HLV.

- Nếu thắng hay thua thì HLV hai đội đều bắt tay chào hỏi nhau. Sai sót hay chỗ nào, không đồng ý với trọng tài thì khiếu nại lên ban tổ chức bằng văn bản.

- Trước và sau trận đấu thường có ít phút họp báo, các HLV và các cầu thủ đại diện trả lời các phóng viên báo chí...thì nên thận trọng mà trả lời. Tuyệt đối không được đề cao đích danh cầu thủ nào đó của mình lên chín tầng mây, hay hạ bệ họ xuống tận bùn đen, vì thành công hay thất bại đều là cả tập thể.

+ Chuyện HLV: VSS và cầu thủ NĐB đã có phần đi quá đà:
- Về phía NĐB: Em mới 19 tuổi, chưa đủ kinh nghiệm, nên rất dễ hoang mang và mất phương hướng khi được đánh gia cao hay bị phủ nhận. Hơn nữa ở tuổi này mà NĐB đã được gọi vào đội tuyển quốc gia, là điều  hiếm và mừng, nhưng đôi khi cũng có chút phiêu lưu ...thì HLV nên khuyên bảo và uốn nắn từ từ. NĐB cũng nên suy nghĩ lại và bình tĩnh tiếp thu, xin lỗi HLV và cả người ham mộ để có cơ hội sửa sai... Trên thế giới có những cầu thủ tài giỏi nhưng cũng lắm tật nhiều trò không phải hiếm...Điều quan trọng và cần thiết đối với những cầu thủ này là cần đến cách sửa dạy khôn khéo của HLV... Tuy NĐB chưa nổi tiếng, chưa phải là nôi sao, nhưng em đã được một số vị HLV khác và người biết xem bóng đá đánh giá em có tiềm năng, không cần giải thích hay biện minh...thời gian sẽ trả lời.

- Về phía HLV VSS: anh là một cầu thủ kỳ cựu của đội bóng SLNA, một hậu vệ khá vững chắc một thời, nhưng độ tuổi như NĐB, tôi nghĩ anh có lẽ chưa được gọi vào đội tuyển, vì vậy anh hãy xem lại chính mình có những lần phát ngôn đích danh cầu thủ ra trước cộng đồng làm cho cầu thủ trẻ nhụt chí và thậm chí dẫn đến tiêu cực là không được phép. Dù vô tình hay hữu ý, cộng đồng phần lớn sẽ không đồng tình với quan điểm của anh và người ta nghĩ rằng người thầy giáo dục trò phản cảm, thiếu chín chắn. Một số khác có thể họ cho rằng: người thầy đang trù dập học sinh, đang giết đi một tài năng trẻ đầy triển vọng. Thiếu gì chỗ nói, thiếu gì cách răn đe, chẳng hạn cho dự bị nhiều trận...hoặc không trả lương...vv...  Nếu trận bóng mà đội nhà thua thì cứ mạnh dạn nhận trách nhiệm về mình, đừng bao giờ nói vậy người nghe cảm thấy HLV đang lái dư luận và đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho cầu thủ. Tốt nhất, hãy bình tĩnh, tìm cách đóng cửa dạy nhau. Thuyết phục và giáo dục bằng tâm lý hơn là dọa nạt. Mới đây báo chí thông tin HLV VSS bị phạt 10 triệu đồng vì lời nói thiếu tôn trọng và thiếu văn hóa đó...anh hãy nhìn lại chính mình trước đi nhé...Hơn nữa anh và NĐB cùng quê hương mà cư xử thiếu yêu thương vậy thì xem ra những người con Nghệ An cũng chẳng vui thích gì.

Lời kết:
Thôi mọi chuyện hãy dừng lại, tôi không bênh nào mà chỉ nói theo sự cảm nhận riêng của tôi, nhất là dựa vào những phát ngôn của HLV...mà thấy lấn cấn nên mạnh dạn góp ý. Hãy yêu thương và lấy chính yêu thương mà giáo dục, mà cảm hóa. Dám làm thì dám chịu, muốn phán quyết điều gì về ai đó, chúng ta hãy luôn nghĩ về mình trước để cảm thông cho người khác dễ hơn. Chúc nền bóng đá nước nhà ngày càng trong sạch, chuyên nghiệp và đủ bản lãnh để vươn tầm trong khu vực và trên thế giới.

 
Người con Xứ Nghệ
______________________________________


 
Bị sếp trù dập vì lý do tế nhị

Chị bảo mừng cho tôi, vì bên cơ quan cũ bây giờ gần như loạn rồi. Mấy đứa nhân viên kém cỏi thi nhau “làm thủ tục” cho giám đốc nên ông ấy bổ nhiệm bừa bãi hết...

Chị hỏi thăm tôi về công việc mới, đặc biệt là quan tâm xem sếp có xử nhân viên bằng “luật phong bì” không, tôi thành thật bảo không, chị bảo mừng cho tôi, vì bên cơ quan cũ bây giờ gần như loạn rồi. Mấy đứa nhân viên kém cỏi thi nhau “làm thủ tục” cho giám đốc nên ông ấy bổ nhiệm bừa bãi hết...
Ngày nhận được thông báo tuyển dụng, tôi hăm hở đến cơ quan nhận chỗ ngồi, nhận văn phòng phẩm, nhận các loại giấy tờ văn bản phổ biến quy chế, hướng dẫn những điều cần thiết... kèm theo một câu nói đầy ẩn ý của sếp, rằng: “Cháu phải nhớ đây là cơ quan, tổ chức. Sống phải biết trên biết dưới”.
Và tôi đã cố gắng hết sức cho công việc của mình, ngày đêm im lặng nhận mọi nhiệm vụ được phân công. Nhận cả phần của các chị em phụ nữ khác với đủ thứ lý do họ đem ra để “đày đọa” tôi, nào là có thai, nào là nhà có việc, nào là con nhỏ đêm quấy khóc nên ban ngày mệt quá...
Nhưng tôi chưa có tháng nào được xếp loại A. Tôi không hiểu vì sao, không biết mình sai ở điểm gì. Khi tôi chất vấn trưởng phòng, bà ấy nhìn tôi bằng cái nhìn khinh khỉnh: “Không biết thì tự suy nghĩ đi, cái kiểu người chỉ muốn ăn trên ngồi chốc như cô, coi thường tất cả mọi người thì tôi chịu, không góp ý được gì”. Tôi nghe mà nghẹn đắng. Tôi không hiểu bà ấy nói tôi “coi thường” là sao, tôi đâu có làm gì sai?
Qua một năm đầu thử việc, tôi được các anh chị em trong phòng bỏ phiếu kết quả tốt, đủ điều kiện để ký hợp đồng chính thức. Nhưng biên bản họp phòng đã trình lên giám đốc mà cả tháng trời không thấy ông ấy đả động gì.
Tôi bắt đầu lo lắng, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Không biết mình có được ký hợp đồng chính thức hay không. Cả năm qua, tôi sống chật vật bằng đồng lương thử việc, giờ tôi đang rất mong được ký hợp đồng chính thức để cải thiện cuộc sống của mình. Tôi cứ hình dung ra cảnh được xét hợp đồng lao động chính thức mà rơi nước mắt! Nhất định tôi sẽ mua món quà nhỏ nhỏ, gửi về quê cho bố mẹ.
Vậy mà một tháng, rồi hai tháng, rồi ba tháng, mãi không thấy “bề trên” đả động gì đến việc có xét cho tôi vào chính thức hay không. Sốt ruột quá, tôi đánh bạo, mở cửa phòng cô phó giám đốc phụ trách nhân sự, hỏi xem: “Vì sao cháu chưa được xét hợp đồng lao động chính thức”. Cô ấy lạnh lùng: “Tôi chỉ biết làm theo chỉ đạo”. Hoang mang quá, tôi lại gõ cửa phòng phó giám đốc phụ trách chuyên môn, lại nhận được câu trả lời: “Giám đốc chưa đề cập gì”. Chán nản, tôi về phòng làm việc, cố gắng nhớ lại xem mình đã sai ở đâu, có lỗi gì, đắc tội với ai, nhưng không thể tìm được câu trả lời.
Sau hôm tôi gõ cửa phòng cả hai phó giám đốc để hỏi lý do, thì buổi họp giao ban cuối tuần hôm ấy là một trận cuồng phong thịnh nộ đổ lên đầu tôi. Tất cả hồ sơ chuyên môn của tôi nhận được lệnh: thanh tra đột xuất. Tôi rất bình tĩnh, vì tôi khá cẩn thận trong công việc, thường xuyên ở lại rất muộn để hoàn thành cho xong phần công việc của mình, nên tôi không mắc lỗi nào. 
Nhưng sếp vô lý đến nỗi mắng chửi tôi là đồ chậm chạp, là đồ dở hơi, cả cơ quan chỉ ra về vào lúc 5h, riêng mình tôi phải gần 7h mới “bò” xong. Sếp bảo, như thế tuy tôi không vi phạm quy định gì nhưng chất lượng công việc không thể tốt như những người về sớm?!
Chưa kể, sếp nghe thấy các anh chị em đồng nghiệp phản ánh là lúc nào lên facebook cũng thấy đèn ở tên của tôi báo sáng, tức là tôi đang có mặt trên facebook. Tôi cố gắng giải thích là tôi có tắt facebook trong giờ làm việc rồi nhưng vì điện thoại vẫn kết nối mạng nên có sáng đèn. Tôi hứa sẽ đăng xuất ra khỏi facebook hoàn toàn, không để hiện tượng như mọi người phản ánh nữa. Nhưng sếp vẫn chưa tha, ông ấy yêu cầu xếp loại cuối năm phải ghi rõ tôi “không hoàn thành nhiệm vụ” và kéo dài thời gian thử việc của tôi thêm năm nữa.
Tôi đứng như trời trồng khi nghe sếp nói. Tôi không hiểu được! Cứ cho là tôi mắc lỗi, thì lỗi của tôi tại sao lại bị phóng đại lên đến mức khủng khiếp như vậy được. Tôi định xin có ý kiến thì sếp quát tôi “Im đi”. Rồi như thể nhớ ra, nhân tiện, ông ấy mắng luôn: “Đã thế cô lại còn dám đi hỏi hai phó giám đốc về chuyện hợp đồng, cô oai quá, ghê quá, coi thường tôi quá”.
Đến lúc này thì tôi sốc thật! Tại sao một việc tôi chưa hiểu, tôi xin gặp cấp trên để hỏi cho rõ ràng lại bị mắng là “oai”, là “ghê”? Tôi thấy biết bao nhiêu người xung quanh vẫn làm việc với rất nhiều lần mắc lỗi, có ai bị mắng mỏ, lạnh nhạt như tôi đâu. Có ai bị xếp loại B liên tục các tháng như tôi đâu. Tôi vừa muốn khóc vừa như uất nghẹn không khóc được.
Thêm một năm thử việc ở cơ quan này, tôi mới hiểu ra chìa khóa của vấn đề. Tôi đã không hề biết rằng, những người mới đến làm việc ở cơ quan này, dù thi thố đàng hoàng, “tranh cử” thót tim, thì sau khi được tuyển dụng, cũng vẫn phải có quà “chào hỏi” cho giám đốc. Chỉ là vì tôi đã thiếu một “thủ tục” quan trọng, bắt buộc, nên hai năm nay tôi vẫn phải sống lay lắt bằng đồng lương thử việc.
Hóa ra là thế. Thảo nào em nhân viên mới vừa đến ba tháng, ăn mặc như đi trình diễn thời trang, công việc sổ sách, tiền nong thì tuần nào cũng thấy nhầm lẫn, mà đã vào chính thức. Thảo nào chị kế toán, lần nào gọi tôi đến ký nhận tiền lương cũng tặc lưỡi, chép miệng, bảo tôi “xem thế nào đi”, để còn vào chính thức mà nhận chuyển khoản từ công ty, mà sống cho thoải mái.
Tôi mãi không hiểu được cái câu “xem thế nào đi” của chị. Thấy tôi ngờ nghệch quá, có lúc chị còn cốc đầu tôi, bảo: “Cô cứ tồ mãi như thế thì bao giờ mới lớn”? Thế mà tôi vẫn chưa hiểu gì, cứ cười hì hì, tưởng chị nhắc chuyện chồng con nên tôi lại bảo: “Em chưa có người yêu”.
Khi đã hiểu ra, bỗng nhiên, tôi bật cười! Tôi cười, cho cái cơ quan “nửa mùa”, muốn thi tuyển khắt khe để chọn ra người giỏi nhưng lại chèn ép người ta đủ kiểu mong kiếm chác. Tôi quyết định rút lui, cuối năm ấy thi đỗ vào một tập đoàn đa quốc gia và làm việc ở đó đến giờ.
Lâu lâu, tôi vẫn gặp chị kế toán công ty cũ, người đã từng cốc đầu, chê tôi “tồ”. Chị hỏi thăm tôi về công việc mới, đặc biệt là quan tâm xem sếp có xử nhân viên bằng “luật phong bì” không, tôi thành thật bảo không, chị bảo mừng cho tôi, vì bên cơ quan cũ bây giờ gần như loạn rồi. Mấy đứa nhân viên kém cỏi thi nhau “làm thủ tục” cho giám đốc nên ông ấy bổ nhiệm bừa bãi hết...
(Theo Emdep)
Nguồn: Vietnam.net
----------------------------------------------
 

TTO - Diễn đàn "Nói không với giả dối" tiếp tục thu hút nhiều ý kiến đa chiều của bạn đọc. Có ý kiến cho rằng chính vì thật thà, thẳng thắn hay bị thua thiệt nên không ít người chọn giả dối. Vậy còn ai dám nói thật?

Bạn đọc cũng nhấn mạnh chính nhà trường, gia đình cần phải sớm dạy cho trẻ về sự thật thà, dũng cảm nói không với giả dối. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cần giữ lấy niềm tin về sự trung thực và giá trị của sự trung thực vẫn còn trong cuộc đời này.
Tuổi Trẻ Online tiếp tục giới thiệu các ý kiến vừa tham gia diễn đàn.
Thật thà lắm thì thành dại
Trong khi cuộc sống cơm áo gạo tiền bủa vây, một số người chỉ chăm chăm kiếm tiền sao cho thật nhiều mà quên dạy con cái như thế nào là thật thà, nên sống thế nào cho phải. Họ chỉ thường đưa tiền cho con, để mặc chúng muốn tiêu xài thế nào thì tùy.
Tôi không dám nhận mình là người thật thà. Tôi thật với nhiều người và giả dối với một số người. Thật thà lắm lúc cũng dại. Nhưng thật thà là một đức tính tốt mà người xưa đã để lại, chúng ta cần đưa vào chương trình giáo dục từ bậc tiểu học. Đừng để trẻ em phải tiếp nhận câu nói: "Thật thà thẳng thắn thường thua thiệt/ Lươn lẹo len lỏi lại leo lên".
Người lớn nhiều khi còn lừa dối nhau thì đừng hỏi câu "Tại sao con mình lại có tính dối trá?"
Bệnh giả dối như... người bạn thân quen
Nhiều người ngay thẳng bị trù dập. Ngay chính nhiều bậc cha mẹ muốn giữ thân cho con luôn khuyên rằng: "Đừng có thật thà quá mà chuốc họa vào thân". Thực tế có những công nhân đứng lên tố cáo sai phạm của các xí nghiệp, nhà máy, họ thắng kiện rồi bị cho... nghỉ việc. Cứ như thể chúng ta đang sống chung với bệnh giả dối và nó đã là... người bạn quá thân quen.
Cứ nói dối nếu không hại ai
Tôi thấy cái gì cũng nói dối thì không đúng. Như việc làm của tôi tại một công ty kế toán, nếu cứ làm đúng theo kê khai thì lấy lời đâu cho công ty và thực tế những lần tôi đi công ty này công ty kia cũng phải khai tăng tiền chi phí đi lại.
Cái đó dù nhỏ nhưng có lẽ đã ngấm vào mạch máu của các công ty và nhân viên mất rồi. Tuy nhiên vì công việc bắt buộc mình phải nói dối để đạt được mục đích của mình và của nhiều thành viên khác.
Cuộc sống vốn dĩ chạy theo thành tích và lợi nhuận của cá nhân mỗi người đã tồn tại từ lâu. Nhưng theo tôi, nói dối không ảnh hưởng tới ai thì nên cho phép mình làm điều đó.
Quan trọng là hai chữ "đạo đức"
Tục ngữ Việt Nam có câu: "Thuốc đắng dã tật/ Sự thật mất lòng". Thật hay giả, đúng hay sai, phải hay trái, trung thực hay giả dối đều không quan trọng. Điều quan trọng nhất là việc mình làm có gây tổn hại cho người khác hay không. Đây là câu hỏi lớn nhưng rất tiếc là không có câu trả lời chính xác vì tùy thuộc vào hai chữ "đạo đức" của con người. Vì xã hội hiện nay còn những người đạo đức giả và vô đạo đức nên sự thẳng thắn, trung thực đôi khi bị ngộ nhận.
Giữ lấy niềm tin vào sự trung thực
Giả dối cũng chỉ vì lợi ích trước mắt. Những điều tôi được học ở trường hay là thế, nhiệt huyết là thế, nhưng khi ra đời để bắt đầu thực hiện những mơ ước của mình thì tôi lại bị chính một số người làm trong ngành giáo dục dập tắt chỉ vì đồng tiền.
Phải chăng chính những cái lợi trước mắt đó đã tạo ra sự dối trá, giả tạo ngày càng sâu? Mỗi cá nhân không thể tạo ra những thay đổi to tát, vậy nên hãy thay đổi chính bản thân mình bằng cách tự nhắc nhở mình thật thà, biết khinh miệt những kẻ dối trá, vụ lợi cá nhân, không nghe những lời giả dối...
Tôi tin rằng trên đời này vẫn còn nhiều người lãnh đạo rất tốt và trung thực. Hãy tin tưởng chính mình và tin tưởng cuộc sống. Mình phải thật thà thì mới có thể nói người khác được.
Thật thà đúng thời điểm
Tôi nghĩ nên thay từ "thật thà" bằng từ "trung thực". Những lời nói thật rất khó tiếp thu. Vậy ta nên nêu cao tinh thần trung thực thì hơn. Chúng ta không nói dối, không làm sai và khi cần thì ta sẽ thẳng thắn. Tôi nói là "khi cần" vì trong những trường hợp khác, tự nhiên bạn sẽ bị đi vào thế cô lập. Những lời nói quá thẳng thắn có thể gây tổn thương, thậm chí khắc cốt ghi tâm vào lòng người nghe như một sự nhẫn tâm.
Tôi khẳng định: thật thà, thẳng thắn là đúng nhưng phải biết hành động đúng thời điểm, đúng người.
Không phải lời nói dối nào cũng xấu
Có những lời nói dối không xấu như người con đang ở xa gia đình, gặp bất trắc hoặc có vấn đề về sức khỏe, khi cha mẹ già yếu hỏi thăm thì con lại nói đang có cuộc sống hoặc sức khỏe tốt. Một ví dụ khác ngược lại là cha mẹ già yếu nay ốm mai đau, nhưng khi con cái - vốn đang đi công tác xa - gọi điện thoại hỏi thăm thì cha mẹ nói rằng sức khỏe vẫn bình thường.
Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ nhưng còn nhiều ví dụ khác nữa cho ý kiến không phải lời nói dối nào cũng xấu. Tất nhiên, vẫn có nhiều lời nói dối đem đến cái xấu cho xã hội.

TIENPHAMNG…
------------------------------------------------
 
 
Trù dập” có lẽ là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong những ngày qua trên Google Việt Nam, xuất phát từ bức tâm thư 13 trang cùng nhiều clip và hình ảnh của một cô giáo tiểu học với nội dung kêu cứu vì bị nhà trường vùi dập, phụ huynh kì thị và học sinh chống đối, tấn công.
Câu chuyện gây bùng nổ mạng xã hội và các phương tiện truyền thông trong bối cảnh giáo dục nước nhà đang đứng trước nhiều sóng gió, nhất là xoay quanh vấn đề đạo đức sư phạm. Sự việc dẫu chưa ngã ngũ song không khó để nhận ra cục diện của cuộc chiến theo tiêu chí “thiện cảm cộng đồng” như các trang mạng xã hội và trang tin điện tử đang hiển thị. Phần đa người theo dõi tỏ thái độ ngạc nhiên, bức xúc, phẫn nộ trước những hình ảnh được cho là sự chống đối, thách thức, tấn công tinh thần lẫn thân thể giáo viên của các em học sinh còn chưa tốt nghiệp tiểu học.
Phản ứng dữ dội của cộng đồng xuất phát từ việc chúng ta ý thức rõ “sức mạnh đáng sợ” của sự trù dập. Đó là hành vi chèn ép, gây khó khăn, làm hại người hoặc nhóm người, xuất phát từ định kiến cá nhân hay những tổn thương sẵn có trong quan hệ. Thông thường, người bị trù dập yếu thế hơn về sức khỏe, tuổi tác, vị thế, uy tín, quyền lực và kinh tế. Do vậy, họ phải cam chịu trong phẫn uất hoặc gặp rất nhiều khó khăn để phản kháng bảo vệ chính mình. Tâm lí sợ trù dập còn khiến nhiều người co mình, “mũ ni che tai”, không dám lên tiếng chống lại cái xấu, với suy nghĩ: “chân lý thuộc về kẻ mạnh”, “tránh voi chẳng hổ mặt nào”. Vì thế, nó là nguyên nhân cản trở sự phát triển của một xã hội công bằng và đạo đức.
Trở lại câu chuyện của cô giáo tiểu học trên, sở dĩ, dư luận không kịp chờ kết luận của cơ quan thanh tra, tỏ ra bênh vực cô giáo và chống lại nhà trường xuất phát từ nhiều yếu tố. Thứ nhất, lâu nay, những bức xúc liên quan đến thu chi trong giáo dục đã hằn in trong định kiến cộng đồng. Những đơn thư tố cáo sai phạm của nhà trường “từ năm 2000”, “qua 4 đời quản lí” của cô giáo T khiến nhiều người có linh cảm, rằng cô là người chính trực. Thứ hai, việc học sinh lớp 5 “đấu tố” cô giáo với những ngôn từ rất “người lớn” khó có thể nhận được sự đồng cảm, theo chuẩn mực đạo đức truyền thống. Và không thể không kể đến nguyên nhân thứ ba: theo lời kể của “nạn nhân” thì sự trù dập ở đây mang quy mô tập thể, từ nhà trường, phụ huynh, học sinh và cả các cấp cao hơn nữa. Sự trù dập của cá nhân với cá nhân đã đáng sợ, sự trù dập của cả một đám đông còn đáng sợ hơn bội phần. Nó đẩy con người ta tới đường cùng của sự cô độc.
Nhưng đáng tiếc rằng chính những thành viên của cái gọi là “dư luận”, “xã hội”, “cộng đồng” cũng đang từng ngày, từng giờ góp phần tạo ra đám đông trù dập. Như ở sự việc này, khi tất cả còn chưa rõ đúng sai, không ít búa rìu đã bủa vây, quy kết hiệu trưởng “dựa vào gia thế khủng mà chèn ép người”, nhà trường “vì bị tố cáo sai phạm mà mượn tay trẻ con để làm việc phi đạo đức”, giáo viên trong trường “khom lưng, luồn cúi, cùng một bè với lãnh đạo”. Một số người kêu gọi các trường cấp 2 ở địa phương mau chóng tẩy chay học sinh trường tiểu học này bởi không nên dung nạp những mầm ác đã được tẩy não bởi nhóm lợi ích… Phản ứng thái quá, chủ quan, cảm tính ấy khiến ta liên tưởng đến nhiều vụ việc khác trên mạng xã hội. Một ý tưởng khoa học, một luận án tiến sĩ có vấn đề, một công trình du lịch tâm linh, một phát ngôn đi ngược lại đa số… đều có thể trở thành mục tiêu cho sự trù dập. Vũ khí ở đây không phải là súng nước, thước kẻ, đạn giấy mà là những like và share, những hình ảnh đả kích và ngôn ngữ cay nghiệt. Không cần “trùm chăn” hay “lấy áo che mặt”, đám đông trù dập trên mạng xã hội có thể tự tin phát ngôn bất cứ điều gì, quy tội bất cứ ai, theo cảm xúc riêng của họ. Người ta cũng tự cho mình quyền đấu tố người khác, ngay cả khi chưa hề biết gì về họ, về lĩnh vực của họ. Giả như, đấu tố sách giáo khoa Công nghệ giáo dục khi chưa bao giờ nhìn thấy nó, đấu tố chùa Tam Chúc khi chưa bao giờ đặt chân đến đó, đấu tố những đi xuống của “nghành giáo dục” làm hỏng nét đẹp của tiếng mẹ đẻ trong khi chữ “ngành” cũng không viết đúng chính tả...
Và trong khi câu chuyện của “cô giáo bị trù dập” vẫn chưa khép lại, thì vòi tấn công của đám đông lại đang hướng đến một con mồi tiếp theo: những học sinh phổ thông đoạt giải Khoa học kỹ thuật Quốc gia với những công trình bị trù dập vì “cao siêu và rỗng tuếch”. Thiết nghĩ, cùng lên tiếng trước sự phải trái là điều chính nghĩa, song nếu đi sai, đi quá một bước, cộng đồng công bình sẽ trở thành đám đông tàn nhẫn và u mê.


Thái Văn
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn