1
02:08 +07 Thứ sáu, 26/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 110

Máy chủ tìm kiếm : 24

Khách viếng thăm : 86


Hôm nayHôm nay : 1823

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 284860

Tổng cộngTổng cộng : 27839144

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » AVE MARIA » SUY NIỆM THÁNG MÂN CÔI

CHÚA NHẬT 21/10/2012 Tuần XXIX Mùa Thường Niên Năm B

Thứ hai - 15/10/2012 07:58-Đã xem: 1929

 
 
CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 10 – THÁNG MÂN CÔI
HOA HỒNG MẦU NHIỆM
 
NỘI DUNG
PHẦN I: CẦU NGUYỆN – LẦN HẠT MÂN CÔI
1. NGHE TIN MỪNG VỚI MẸ:
2. SUY NIỆM TIN MỪNG VỚI MẸ
3. NHỜ MẸ ĐẾN VỚI CHÚA
4. XIN MẸ CHUYỂN CẦU
5. LẦN HẠT
PHẦN II: TÌM HIỂU VỀ KINH MÂN CÔI
1. TÌM HIỂU
2. TRUYỆN TÍCH
 
PHẦN I: CẦU NGUYỆN – LẦN HẠT MÂN CÔI
1. NGHE TIN MỪNG VỚI MẸ: Mc 10, 35-45
Khi ấy, Giacôbê và Gioan con ông Giêbêđê đến gần Chúa Giêsu và thưa Người rằng: "Lạy Thầy, chúng con muốn Thầy ban cho chúng con điều chúng con sắp xin Thầy". Người hỏi: "Các con muốn Thầy làm gì cho các con?" Các ông thưa: "Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy". Chúa Giêsu bảo: "Các con không biết các con xin gì. Các con có thể uống chén Thầy sắp uống và chịu cùng một phép rửa Thầy sắp chịu không?" Các ông đáp: "Thưa được". Chúa Giêsu bảo: "Chén Thầy uống, các con cũng sẽ uống, và phép rửa Thầy sắp chịu, các con cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì không thuộc quyền Thầy ban, nhưng là dành cho những ai đã được chỉ định".
Mười môn đệ kia nghe chuyện đó liền bực tức với Giacôbê và Gioan. Chúa Giêsu gọi các ông lại gần mà bảo: "Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước, thì sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Còn các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người". 
 
2. SUY NIỆM TIN MỪNG VỚI MẸ
Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan”
Các tông đồ của Chúa ngày xưa cũng giống như chúng ta ngày nay. Các ngài cũng là những con người mang đầy yếu đuối của thân phận con người. Thế nhưng với thời gian, qua lời dạy dỗ của Chúa Giêsu, và nhất là khi được Chúa Thánh Thần biến đổi. Từ đó các ông đã trở nên con người mới, biết sống yêu thương và dám chết cho tình yêu. Chúng ta đừng bao giờ rơi vào mặc cảm tội lỗi. Hãy để cho Chúa thanh tẩy và đổi mới.
 
3. NHỜ MẸ ĐẾN VỚI CHÚA
Lạy Chúa Giêsu, con là một Kitô hữu, con cũng là môn đệ của Chúa, thế nhưng trong con đầy những ích kỷ, tính toán. Con chưa biết sống yêu thương như Chúa đã dạy con. Con xin Chúa tha thứ và nâng đỡ để con mỗi ngày sống xứng đáng là môn đệ của Chúa hơn.
 
4. XIN MẸ CHUYỂN CẦU
Mẹ ơi, trong lòng con cũng đầy những tính xấu: phân bì, tị nạnh, hiếu thắng… Xin Mẹ giúp con biết hoán cải và sống con người mới, biết sống tình người môn đệ của Đức Giêsu, học trò ngoan ngoãn của Chúa Thánh Thần.
 
5. LẦN HẠT
(quý vị có thể lần 5 chục theo ngày trong tuần hoặc 1 chục như dưới đây)
Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh giá. Ta hãy xin đóng đinh tính xác thịt vào Thánh giá Chúa.
 (Đọc 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng Danh).
 
 
PHẦN II: TÌM HIỂU VỀ KINH MÂN CÔI
1. TÌM HIỂU

Phương ThẾ Nên TrỌn Lành

Thánh Louis Marie Grignion de Montfort
Các thánh luôn lấy đời sống của Chúa Giêsu làm mục tiêu học hỏi chính yếu của mình; các ngài dùng việc suy ngắm các nhân đức và đau khổ của Người làm cách thức giúp các ngài đạt đến mức toàn thiện Kitô giáo.
Khi thánh Bênađô bắt đầu suy gẫm các nhân đức và đau khổ của Chúa Giêsu, ngài tiếp tục giữ mãi việc suy gẫm này. Ngài nói: 
“Hồi tôi mới trở lại, tôi làm một bó mộc dược để kính nhớ những thương khó của Chúa Cứu Thế. Tôi đặt bó mộc dược này trên ngực của tôi, khi nghĩ đến những đòn vọt, gai góc và đinh nhọn trong cuộc khổ nạn của Người. Tôi vận dụng hết tâm thần để hằng ngày suy ngắm các mầu nhiệm này.”
Đây cũng là một việc thực hành của các thánh tử đạo nữa. Chúng ta biết việc các ngài chiến thắng những đau đớn rùng rợn nhất đáng ca ngợi là chừng nào. Thánh Bênađô nói rằng lòng kiên trung lạ lùng của các vị tử đạo chỉ có thể phát xuất từ một nguồn mạch là sự liên lỉ suy ngắm các vết tích của Chúa Giêsu Kitô. Các vị tử đạo là các nhà lực sĩ của Chúa Kitô, các tay vô địch của Người. Trong khi máu các ngài vọt lên, xác thể các ngài bị tan thành mảnh, thì linh hồn đại lượng của các ngài ẩn náu trong các dấu tích của Chúa Giêsu. Những dấu tích này làm cho các ngài tất thắng bất bại.
Trong cả cuộc đời trần thế, mối quan tâm chính yếu của Đức Mẹ là suy ngắm các nhân đức và đau đớn của Con Mẹ. Khi nghe thiên thần hân hoan mừng hát vào lúc Người giáng sinh và khi thấy mục đồng đến thờ lạy Người trong máng cỏ, lòng trí Mẹ đầy ngỡ ngàng và Mẹ đã ngẫm nghĩ tất cả những sự diệu kỳ này. Mẹ so sánh giữa sự cao cả của Lời Nhập Thể với sự khiêm hạ sâu xa của Người qua cách Người hạ mình xuống; Mẹ nghĩ đến Người trong máng cỏ đầy rơm rác với thiên ngai của Người trong cung lòng Ngôi Cha Hằng Hữu của Người. Mẹ so sánh quyền năng của Thiên Chúa với sự yếu đuối của một con trẻ, sự khôn ngoan của Người với sự ngây thơ của Người.
Một lần kia, Đức Mẹ nói với thánh nữ Brigitta: “Khi nào Mẹ suy ngắm về sự đẹp đẽ, cao sang và khôn ngoan của Con Mẹ, lòng Mẹ tràn ngập vui mừng; khi nào Mẹ nghĩ đến tay chân của Người bị đanh nhọn thâu qua, Mẹ khóc lóc thảm thiết và lòng Mẹ rách nát vì sầu thương đau đớn.”
Sau khi Chúa Giêsu lên trời, Đức Mẹ sống những ngày còn lại của mình bằng việc thăm viếng những nơi thánh mà Chúa đã sống và chịu đau khổ. Khi ở những nơi này, Mẹ suy gẫm về tình yêu vô biên của Chúa và về cuộc khổ nạn khủng khiếp của Chúa.
Thánh Maria Mađalêna không làm gì hơn ngoài những thực hành đạo đức như vậy trong 30 năm sau hết của thánh nữ, khi thánh nữ sống tĩnh mạc nguyện cầu ở Sainte Baume.
Thánh Giêrônimô nói rằng việc tôn sùng các nơi thánh được lan rộng trong tầng lớp giáo hữu từ các thế kỷ đầu của Giáo Hội. Họ đến thánh địa từ khắp chốn trên thế giới Kitô giáo, để cảm nhận sâu xa hơn một tình yêu vĩ đại và tưởng niệm đến Chúa Cứu Thế xác tín hơn trong lòng, khi thấy những nơi và việc Người thánh hóa, qua cuộc sinh hạ của Người, bằng hoạt động của Người, bằng cuộc thương khó và tử nạn của Người.
Tất cả các Kitô hữu có cùng một đức tin và cùng tôn thờ một Chúa, cùng hy vọng vào một vinh phúc trên trời. Họ có cùng một Đấng Trung Gian duy nhất là Chúa Giêsu Kitô, do đó, họ tất cả phải bắt chước Mô Phạm Thần Linh của mình, bằng việc suy ngắm các mầu nhiệm về đời sống, nhân đức và vinh quang của Người.
Thật là lầm to khi cho rằng chỉ có linh mục, tu sĩ và những ai xa lánh sự nhộn nhạo thế gian mới cần phải suy ngắm các chân lý đức tin và các mầu nhiệm về đời sống của Chúa Giêsu Kitô. Nếu các linh mục và tu sĩ có bổn phận suy ngắm về các chân lý của đạo thánh để sống xứng đáng cho đến cùng ơn gọi của mình, thì giáo dân cũng có cùng một bổn phận như vậy. Vì hằng ngày họ phải đương đầu với những hiểm nguy thiêng liêng có thể làm họ mất linh hồn. Vì vậy, họ phải trang bị cho chính mình những việc suy niệm thường xuyên về cuộc đời, về các nhân đức và đau thương của Chúa Giêsu, là những gì tuyệt vời được cô đọng trong 15 mầu nhiệm Mân Côi.
(Bí Mật Kinh Mân Côi - Bông Hồng 24).
 
2. TRUYỆN TÍCH
MỪNG CÁC NGÀY LỄ CỦA MẸ MARIA
Giáo Hội biết Ðức Mẹ có quyền thế và hay bào chữa cho người ta trước mặt ThiênChúa, nên đã lập nhiều lễ, để người ta có dịp chạy đến Ðức Mẹ xin Người ban ơn. Người rộng tay ban phát nhiều ơn cho những ai cầu xin Người trong những Ngày lễ kính Người.
Ta phải mừng lễ Người cho sốt sắng, hai ba ngày trước lễ, ta phải dọn linh hồn xứng đáng, làm ít nhiều việc lành kết thành bó hoa tươi xinh dâng cho Người những ngày lễ. Có nhiều người nhân đức có thói quen ăn chay ngày trước lễ. Chính ngày lễ ta phải đi xưng tội, dâng lễ, rước lễ, nhất là dùng ngày ấy để dâng mình cho Ðức Mẹ, và làm nhiều việc lành khác dâng cho Người.
Lạy Mẹ rất thánh, chúng con đã bỏ qua nhiều lễ hoặc chẳng mừng cho sốt sắng những ngày lễ Ðức Mẹ. Chúng con đã bỏ những dịp thuận tiện để cầu xin Ðức Mẹ. Từ nay chúng con sẽ hết sức mừng những ngày lễ Ðức Mẹ sốt sắng, mong Ðức Mẹ đổ ơn xuống cho chúng con phần hồn phần xác.
Thánh Tích
Xưa nay không có nơi nào người ta mừng lễ Ðức Mẹ trọng thể cho bằng ở Lộđức, nhất là những ngày lễ trọng như: Lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm, lễ Truyền Tin, lễ Sinh Nhật Ðức Mẹ, lễ Ðức Mẹ Lên Trời, lễ Mân côi.
Ba bốn ngày trước lễ, người bốn phương đã lũ lượt kéo đến Lộđức rất đông đảo. Những bệnh nhân đủ thứ đã được chở đến mấy ngày trước. Trước hết. Họ đến quì cầu nguyện trước tượng Ðức Mẹ, trên cửa hang, chỗ Ðức Mẹ hiện ra. Họ cầu nguyện hồi lâu, rồi đi uống nước suối Ðức Mẹ. Người ta kéo lên núi viếng nhà thờ Mân côi, là hai thánh đường nguy nga nhất, họ đọc kinh cầu nguyện, xưng tội, chầu Thánh Thể ở đấy.
Trước cửa hang đá thì không lúc nào ngớt người đến quì lần hạt. Họ vui thích lần hạt ở trước hang đá, có khi đôi ba nghìn người một trật. Người ta lần hạt suốt ngày suốt đêm.
Chiều hôm trước lễ, người ta rước tượng Ðức Mẹ quanh sườn núi, đèn nến sáng rực như ban ngày.
Chính ngày lễ, các linh mục kế tiếp nhau dâng lễ.
Buổi chiều, có cuộc rước Thánh Thể quanh nhà thờ. Người ta đã khiêng sẵn những bệnh nhân nằm la liệt hai bên đường Chúa sắp đi qua. Cảnh tượng thật cảm động, chẳng khác gì cảnh tượng hồi Chúa còn ở thế gian trên đất Palestine.
Những người đi mừng lễ ở Lộ đức về đều nói không nơi nào mừng lễ Ðức Mẹ sốt sắng trọng thể bằng ở đấy.Người ta được xem thấy nơi Ðức Mẹ hiện ra, suối nước của Ðức Mẹ và nhất là được mục kích những phép lạ Ðức Mẹ chữa các bệnh nhân, thì thêm lòng tin cậy và mến yêu Ðức Mẹ.
Những người mừng lễ Ðức Mẹ sốt sắng như thế, chắc sẽ được Người ban nhiều ơn ở đời này và đời sau trên Thiên đàng.
(Theo sách Tháng Đức Bà, NXB. Hiện Tại, 1969) 
 
Ghi chú trích dẫn:
1/ Tin Mừng: Bản dịch Lời Chúa của Uỷ Ban Phụng Vụ, HĐGMVN.
2/ Suy niệm Tin Mừng và cầu nguyện: Nữ Đan Viện Đa Minh.
3/ Thánh Louis Marie Grignion de Montfort, Bí Mật Kinh Mân Côi (Le Secret admirable du très saint Rosaire); bản dịch tiếng Việt của Đa Minh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.
 
KINH MÂN CÔI DÒNG ĐA MINH VIỆT NAM
Đặc trách
Tu sĩ FX. Trần Kim Ngọc, OP.
Email:
kinhmancoi.net@gmail.com
ĐT: 0988560042 (+84. 988560042)
Website:
http://kinhmancoi.net  
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn