1
04:57 +07 Thứ hai, 29/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 327

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 326


Hôm nayHôm nay : 14863

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 404950

Tổng cộngTổng cộng : 27959234

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » MẢNH CÒN SÓT LẠI

Đại lễ mừng kính Thánh Phêrô Hoàng Khanh tại giáo họ Trung Hậu (xứ Xã Đoài)

Chủ nhật - 23/02/2014 17:34-Đã xem: 2231
GPVO - "Những giọt máu rơi xuống lòng Đất Mẹ, như hạt giống Nước Trời mong ngày đơm bông…". Lời ca nồng nàn của bài hát " Những Giọt Máu Trong Lòng Đất Mẹ", như đã toát lên giá trị vĩnh hằng của cái chết mà các anh hùng tử đạo đã đón nhận.
Đại lễ mừng kính Thánh Phêrô Hoàng Khanh tại giáo họ Trung Hậu (xứ Xã Đoài)

Đại lễ mừng kính Thánh Phêrô Hoàng Khanh tại giáo họ Trung Hậu (xứ Xã Đoài)

Lời ca nồng nàn của bài hát " Những Giọt Máu Trong Lòng Đất Mẹ", như đã toát lên giá trị vĩnh hằng của cái chết mà các anh hùng tử đạo đã đón nhận. Gương sống kiên trung của các ngài, không chỉ là một kiểu mẫu cho người tín hữu mà còn là một lời gọi mời tha thiết, cuộn trào, thúc dục chúng ta can trường sống đức tin giữa những nghịch cảnh của cuộc đời.
Như một điểm hẹn, những ngày đầu xuân mới, khách hành hương thập phương đã tề tựu rất đông về Đền thánh Trung Hậu (họ Trung Hậu - Xã Đoài), nơi có di hài của thánh linh mục Phêrô Hoàng Khanh, một người con ưu tú của Giáo phận Vinh, để mừng 172 “tuổi” tử đạo của ngài. Gương sống tử đạo của thánh nhân, một lần nữa thôi thúc chúng ta hãy sống một cuộc đời "trung hậu".
Hãy "trung hậu" để luôn là đền thánh của Thiên Chúa.
Đó là lời Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên gợi lên trong thánh lễ kỷ niệm 18 năm ngày cung hiến thánh đường giáo họ Trung Hậu, chiều 17.2.2014.
Lặp lại lời mời gọi ấy, cha quản hạt Xã Đoài F.x Hoàng Sỹ Hướng trong bài giảng lễ, sau khi nêu bật những ý nghĩa thiêng liêng của đền thờ: là nơi gặp gỡ Thiên Chúa, là hình ảnh Giáo hội; ngài đã nêu lên những thái độ cần có đối với đền thờ, nơi thánh của Thiên Chúa, đồng thời mỗi người hãy luôn ý thức mình là đền thờ sống động của Thiên Chúa, đã được thánh hiến và chuộc lấy bằng giá máu cực châu báu của Chúa Kitô. Đó là cả một đời sống trung hậu trong niềm tin, trong thái độ sống, trong bổn phận của mình. Điều này đã được diễn tả cụ thể trong cuộc đời của cha thánh Phêrô Hoàng Khanh.
Cha thánh Phêrô Hoàng Khanh kiểu mẫu của một cuộc đời "trung hậu"
Đó là thông điệp mạnh mẽ mà Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên gợi lên trong thánh lễ trọng thể kính thánh Phêrô Hoàng Khanh, sáng ngày 18.2.2014 tại quảng trường đền thánh giáo họ Trung Hậu, trước sự hiện diện của rất đông quý cha đồng tế, quý tu sỹ, chủng sinh và đông đảo cộng đoàn lương giáo tham dự.
Cuộc đời "trung hậu" của thánh nhân thật đáng là tấm gương ngời sáng cho các thế hệ Kitô hữu chúng ta noi theo. Đó là một đời sống đức tin trung trinh, sắt son, kiên vững cho đến hơi thở cuối cùng; đó là sự trung tín trong đời sống cũng như trong sứ vụ, đó là một cuộc đời thấm đượm và lan toả hương hoa của những giá trị Tin mừng....
Với lòng trung hậu ấy, thánh Phêrô Hoàng Khanh đã tấu lên một thiên anh hùng ca bất hủ, vãi gieo những hạt giống đức tin kiên cường để hôm nay, nảy nở những hoa trái tốt lành trên quê hương đất Việt, cách riêng là Giáo phận Vinh. Chiêm ngắm mẫu gương tuyệt vời ấy, mời gọi mỗi người chúng ta tiếp nối tinh thần "trung hậu" của thánh nhân để sống một đời Kitô hữu mẫu mực.
Giáo họ Trung Hậu và "con người trung hậu" - thánh Phêrô Hoàng Khanh
Về tham dự đại lễ tại giáo họ Trung Hậu, hẳn không ít ai tự hỏi rằng, điều gì đã "kết duyên" thánh nhân với giáo họ từng mang tên Kẻ Gốm này, khi đây không phải là quê hương hay nơi ngài đã từng thực thi sứ vụ mục tử, cũng chẳng phải chốn ghi dấu cuộc tử đạo anh hùng của Ngài.
Thật vậy, thánh Phêrô Hoàng Khanh, sinh năm 1780 tại giáo họ Lương Khế, xứ Trung Hoà (nay thuộc xã Thanh Hoà -Thanh Chương - Nghệ An). Ngài thụ phong linh mục năm 1819 tại Thọ Kỳ (Thọ Ninh ngày nay) và thi hành tác vụ tại các giáo xứ: Trại Lê (7 năm), Thuận Nghĩa (14 năm), Thọ Kỳ (1 năm) và Làng Truông (1 năm). Ngài bị bắt ngày 29.1.1842 trên chuyến thuyền trở về Làng Truông từ Thọ Kỳ. Và cuối cùng bị xử trảm lúc 9 giờ ngày 12.7.1842 tại Cồn Cồ (nay thuộc xã Thạch Hạ - Tp Hà Tĩnh), dưới thời vua Thiệu Trị. Ngài được Đức Thánh Cha Piô X phong Chân phước ngày 2.5.1909 (ấn định ngày kính nhớ là 18.2 hằng năm) và Đức Gioan Phaolô II tôn phong ngài lên bậc Hiển thánh ngày 19.6.1988.
Như thế, cái "duyên" của Ngài với Trung Hậu có lẽ là cái "duyên hoàn cảnh" hay sự thành toàn của một dự tính chưa được thực hiện. Thật vậy, trung tuần tháng Giêng năm 1842, cha Khanh có việc muốn về gặp cố chính Nghiêm là Tổng đại diện của Giáo phận Tây Đàng Ngoài tại giáo hạt Nghệ Tĩnh Bình, đang trốn ở Kẻ Gốm. Chuyến đi bất thành và trên đường trở về Làng Truông thì ngài bị bắt. Cũng vì Bề trên đang ở Kẻ Gốm nên sau khi bị hành hình, xác ngài được đưa về đây an táng trong nền nhà thờ cũ. Kể từ đây, Kẻ Gốm (Trung Hậu) trở thành một điểm hành hương, thu hút đông đảo bà con lương giáo đến đây vì lòng mộ mến hay để khẩn xin thánh Phêrô Hoàng Khanh cứu giúp.
Năm 1993, ngôi thánh đường hiện tại được xây cất và ngày 18.2.1996 được Đức Cha Phêrô Trần Xuân Hạp long trọng cung hiến, dâng kính thánh Phêrô Hoàng Khanh. Từ 18.2.2012, Bề trên Giáo phận cho phép cử hành nơi đền thánh này thánh lễ kính Lòng thương xót Chúa vào 15 giờ thứ Sáu hàng tuần, như một cử chỉ hướng về Nguồn Mạch Ân Sủng.
Mừng lễ thánh Phêrô Hoàng Khanh, không chỉ là cơ hội cho mỗi chúng ta chiêm ngắm tấm gương ngời sáng của ngài, mà còn để lời gọi mời sống "trung hậu" như thánh nhân vọng vang trong tâm thức và đời sống Kitô hữu của chúng ta hôm nay. 

1

1

1

1

1

1

1

1

PM. Lê Hùng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn