1
12:10 +07 Thứ tư, 24/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 39

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 34


Hôm nayHôm nay : 7085

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 252884

Tổng cộngTổng cộng : 27807168

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » AVE MARIA

Maria, Thành Nazaréth - Hướng về ngày Thánh Mẫu 2013

Thứ bảy - 22/06/2013 16:52-Đã xem: 1377
Mẹ có hiện diện bằng thân xác mọi lúc trong cuộc thương khó của Con Mẹ không? Có thể có, vì Mẹ ở Giêrusalem trong những ngày ấy. Nhưng nhất là Mẹ đã sống những giây phút đau thương ấy một cách sâu xa trong lòng Mẹ. Vì thế người ta có lý do mà nói đến lòng cảm thông
Maria, Thành Nazaréth - Hướng về ngày Thánh Mẫu 2013

Maria, Thành Nazaréth - Hướng về ngày Thánh Mẫu 2013

NÀY LÀ CON BÀ, NÀY LÀ MẸ CON

Trong nhà Tiệc ly, mặc dầu giờ phút nghiêm trọng, hoặc nói đúng hơn vì giờ phút nghiêm trọng như thế nên Chúa Giêsu mới nói về hoà bình và lòng cậy trông: “Lòng các con đừng xao xuyến. Các con hãy tin cậy Thiên Chúa và các con cũng hãy tin cậy vào Thầy” (Jn 14.1). Chúa Giêsu sắp đi dọn một chỗ cho những người Ngài yêu; Ngài là “Đường, là sự Thật và là sự Sống” (Jn 6. ). Ngài báo trước sẽ sai Chúa Thánh Thần đến, và Ngài nói nhiều về Cha Ngài. Mặc dầu Ngài đang sầu muộn, nhưng Ngài cũng mời gọi các tông đồ hãy vui lên: “Thầy nói cùng các con như vậy để các con được vui mừng, và sự vui mừng của các con được trọn vẹn” (Jn 15.12). Sau Chúa Giêsu không ai biết yêu thương như Mẹ Maria. Mẹ đã sống tất cả những lời Chúa dạy trong cuộc đàm thoại sau bữa tiệc ly.

Mẹ có hiện diện bằng thân xác mọi lúc trong cuộc thương khó của Con Mẹ không? Có thể có, vì Mẹ ở Giêrusalem trong những ngày ấy. Nhưng nhất là Mẹ đã sống những giây phút đau thương ấy một cách sâu xa trong lòng Mẹ. Vì thế người ta có lý do mà nói đến lòng cảm thông. Mẹ hợp nhất với sự thương khó Chúa Giêsu nhờ lòng cảm thương.

Mẹ Maria cảm thấy trong Trái Tim Mẹ, và trong tất cả con người Mẹ những đau khổ Chúa phải chịu trong cơn hấp hối ở vườn cây Dầu, trong lúc Chúa bị bắt, khi Giuđa đến hôn mặt Ngài, các môn đệ bỏ trốn, Phêrô chối Chúa, những phiên tòa giả mạo, Chúa bị trói, bị khạc nhổ, bị đánh đòn, phải đội triều thiên gai và được Philatô giới thiệu với dân chúng: “Ecce homo, Này là Người”, sau cùng Chúa thiểu não leo lên đồi Calvariô.

Mẹ Maria không bao giờ cản trở đời sống của Con cực thánh mình. Một điều đáng khâm phục hơn hết nơi bốn thánh sử là các ngài nhắc đến Mẹ Chúa Cứu Thế một cách rất dè dặt và kín đáo. Sự dè dặt và kín đáo này không phải là im lặng và lãng quên, nhưng là một lời mời gọi tế nhị tìm ra trong Mẹ Maria một thiên chức làm Mẹ vượt khỏi nhiệm vụ đơn thuần của một phụ nữ sinh con.

Điều này chúng ta thấy đặc biệt rõ ràng trong Phúc Âm thánh Gioan. Mẹ có kỳ diệu đến đâu đi nữa thì Phúc Âm thứ tư cũng không hề nhắc đến thánh danh Mẹ. Nếu suy nghĩ một chút người ta sẽ thấy rằng thánh Gioan không lưu lại cho chúng ta thánh danh Mẹ Maria, nhưng ngài đã làm một việc khác tốt hơn là đưa chúng ta vào trung tâm mầu nhiệm. Như chúng tôi đã nói, sau khi viết: “Ngôi Lời Nhập Thể”, thánh Gioan cho chúng ta thấy Mẹ Maria hiện diện trong hai cơ hội quyết định của cuộc đời Chúa Giêsu, lúc khởi sự cuộc đời công khai của Chúa ở tiệc cưới thành Cana, và lúc Chúa hấp hối trên núi Calvariô.

Trong hai trường hợp trọng đại này, thánh Gioan đã dùng tước hiệu Mẹ, và Chúa Giêsu đã gọi người sinh ra mình là Bà. Mẹ Maria đích thực là Mẹ, là Mẹ thật của Ngôi Lời nhập thể. Ơû Cana cũng như ở Calvariô, khi nói với Mẹ, Chúa đã gọi Mẹ là Bà. Mẹ Maria thật sự là Bà theo tất cả ý nghĩa của từ ngữ, Mẹ là Bà tuyệt vời.

Sau khi nói rằng Ngôi Lời Aùnh Sáng và sinh lực đã nhập thể, thánh Gioan thấy không cần phải xác định việc thụ thai là việc của Chúa Thánh Thần, chứ không phải là của một nam nhân, và sinh con mà vẫn còn đồng trinh. Aùnh sáng không làm vỡ một vật mà ánh sáng chiếu qua. Mẹ Maria đã tiếp nhận trong cung lòng Mẹ ánh sáng hằng sống, Ngôi Lời, Mẹ đã lấy xác thịt chúng ta mặc cho ánh sáng và sinh ánh sáng ra để ánh sáng trở nên ánh sáng của nhân loại.

Ở Cana, Chúa Giêsu phán rằng giờ của Ngài chưa đến. Giờ của Ngài là sự thương khó, giờ mà Ngài sẽ hiến mạng sống mình để thế gian được cứu độ và được sống. Nơi khác Chúa nói về giờ của người phụ nữ sinh con. Lúc này đây giờ của Chúa Giêsu đã tới, và cũng là giờ của người phụ nữ. Mẹ Maria đứng dưới chân thánh giá Chúa Giêsu. Mẹ dâng hiến mình cùng với Chúa để cứu chuộc thế gian.

Mẹ Maria chứng kiến tất cả những gì được chuẩn bị để đóng đinh, Mẹ nghe thấy những tiếng búa đóng vào tay chân Con mình. Mẹ nhìn thánh giá được dựng lên trên nền trời rồi cắm phập xuống lỗ đào dưới đất. Mẹ thấy người ta xỉ mạ Chúa và cũng lăng nhục Mẹ. Mẹ thấy quân lính chia nhau áo Chúa, còn áo dài thì bắt thăm.

Thánh Gioan cho chúng ta biết chiếc áo dài này: “Không có đường chỉ may, và được kết liền từ trên xuống dưới” (Jn 19.23). Chiếc áo dài không có đường chỉ may được coi là hình bóng Giáo hội. Binh lính đánh giá tấm áo, và không dám cắt chia với nhau. Họ quyết định bắt thăm để xem ai được. Truyền thuyết cho rằng chiếc áo dài không đường chỉ may đã được chính Mẹ Maria dệt nên. Đấy là chiếc áo dài tư tế, giống như chiếc áo dài mà thày trưởng tế mặc trong nhiều dịp. Người ta có thể cho rằng chiếc áo dài quý giá ấy được dùng lần đầu tiên trong nhà Tiệc ly khi thành lập Bí tích Thánh Thể.

Mẹ Maria nghe thấy tất cả những điều Chúa Giêsu phán trên cây thánh giá. Khi Ngài phán: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23.34), chắc hẳn Mẹ cũng phải cầu xin như thế. Mẹ can thiệp cho tất cả những ai đã nhúng tay vào vụ lên án người công chính. Không phải Mẹ chỉ can thiệp cho các ký lục, nhóm người Pharisiêu, Giuđa, Caipha và Philatô, nhưng Mẹ còn can thiệp cho tất cả chúng ta nữa. Mẹ phải nài xin một cách đặc biệt ơn tha thứ cho những lý hình, những người chỉ biết thừa hành lệnh trên.

Mẹ được vui mừng khi nghe thấy một trong hai tên trộm thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Ngài Giêsu, khi nào về nước Ngài xin nhớ đến tôi cùng” và khi Chúa Giêsu trả lời anh ta: “Thật, Ta bảo thật cho ngươi, ngay hôm nay ngươi sẽ được ở nơi vui vẻ cùng Ta” (Lc23.42). Sau đấy, Chúa Giêsu nhìn xuống một nhóm bạn hữu đang đứng dưới chân thánh giá, và phán những điều lạ lùng. Ngài không thốt lên lời an ủi, không kêu gọi ai giúp đỡ hoặc xót thương đến Ngài. Chúa không nói gì với bà Madalêna, Ngài không ban cho các người thân của Ngài một lời chỉ giáo nào. Nhưng không, Ngài để lại cho thế giới lời di chúc của Ngài.

Ít phút trước khi tắt hơi, Chúa Giêsu không nói với Mẹ Maria và môn đệ Gioan, nhưng nói với Mẹ Ngài và môn đệ Ngài. Trông thấy Mẹ Ngài, Chúa liền phán: “Thưa Bà, này là con Bà”. Rồi Ngài lại phán với môn đệ: “Này là Mẹ con”. Chúa Giêsu được gọi là con loài người, nên Ngài gọi Mẹ Ngài là Bà vì vào lúc ấy là giờ của Ngài, giờ mà Mẹ Maria sắp chia sẻ việc đản sinh ra một thế giới mới. Giờ này là giờ của người phụ nữ. Lúc này đây cuộc thương khó của Ngài chấm dứt, Giáo hội được sinh ra, Gioan chỉ là một môn đệ của Chúa Giêsu, Gioan trở nên em của Ngài và con của Mẹ Ngài. Câu “Này là Mẹ con” không phải chỉ có nghĩa là “hãy săn sóc Mẹ Cha như Mẹ con”, nhưng còn hiểu được rằng “bây giờ Mẹ là Mẹ con, con hãy đối xử với Mẹ như thế”.

Gioan là tông đồ duy nhất hiện diện dưới chân thánh giá. Chính Gioan nhận lời di chúc của Chúa Giêsu nhân danh các Tông đồ khác. Chúa Giêsu đã trao Mẹ cho thánh Gioan và đã trao Gioan cho Mẹ. Lời Chúa bao giờ cũng sáng tạo; Lời Chúa cho thấy những gì là hiện hữu, và làm nảy nở những gì còn đang manh nha. Từ lời Fiat, xin vâng, thưa ngày Nhập Thể Mẹ đã là Mẹ một cách tiềm thể của tất cả những ai một ngày kia sẽ là anh em của Con Mẹ. Trên cây thánh giá, vào lúc sinh thì Chúa Giêsu đã xác quyết lại trước mặt mọi người thiên chức làm Mẹ của Mẹ, đồng thời cũng xin Mẹ Maria lãnh lấy trách nhiệm dắt dìu Gioan, và dắt dìu tất cả những người được Gioan đại diện. Sáng ngày Phục sinh, Chúa Giêsu sẽ phán cùng bà Madalêna rằng: “Hãy đi gặp các anh em Ta!” (Jn 20.17). Người ta không thể là anh em thật của Chúa Giêsu nếu người ta không phải là con của Mẹ Ngài.

Sau đấy, Chúa Giêsu trải qua giây phút bị ruồng bỏ và quạnh hiu. Ngài đã trao hết, Ngài chỉ còn lại một thân, một mình: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa con, nhân sao Ngài lại bỏ con?” (Mt 27.46; Mc 15.34). Rồi một cơn khát cháy cổ hành hạ Ngài, Ngài kêu lên: “Ta khát!” (Jn 19.28). Cơn khát ấy, Mẹ Maria biết, nhưng Mẹ không liệu được cách nào làm giảm được cơn khác cho Chúa. Quân lính chỉ có thể đưa dấm chua cho Ngài uống. Chúa Giêsu khát các linh hồn, khát phần rỗi thế gian; Ngài khát để chúng ta cũng đựơc khát khao Ngài.

Chúa Giêsu phán thêm một câu bí mật như sau: “Mọi sự đã hoàn tất” (Jn 19.30). Tất cả các lời tiên tri đã hoàn tất, tất cả những gì Cha Ngài yêu cầu đã hoàn tất, và sứ mạng của Ngài cũng đã hoàn tất. Vì thế, Ngài hoàn toàn phó thác, Ngài triệt để tin tưởng: “Lạy Cha! Con phó thác linh hồn trong tay Cha” (Lc 23.46). Rồi Ngài tắt thở.

Sau đấy thánh Gioan kể lại quân lính đến đánh dập ống chân những người bị đóng đanh để hạ xác xuống trước khi bắt đầu ngày đại hưu lễ: “Khi đến gần Chúa Giêsu họ thấy Ngài đã chết rồi thì không đánh dập ống chân Ngài nữa. Song một tên lính lấy đòng đâm vào cạnh sườn Ngài, lập tức có máu và nước chảy ra” (Jn 19.33). Binh sĩ Roma đã đâm nhát đòng ấy vào giữa Trái Tim Mẹ Maria. Mẹ nhớ lại lưỡi gươm đau khổ mà cụ già Simêon đã tiên báo cho Mẹ trong đền thờ Giêrusalem.

Suy ngắm về Mẹ Đồng Trinh Maria đứng dưới chân thánh giá, thánh Bernardo tìm ra được trong thái độ của Mẹ một cử chỉ cao thượng. Tâm hồn cao thượng đã kết hợp với đức khiêm nhu thẳm sâu. Trong bài giảng thuyết về “Mười hai ngôi sao”, ngài chứng tỏ việc tử đạo của Mẹ dưới chân thánh giá được coi như là ngôi sao thứ mười hai trên triều thiên của Mẹ:

“Thật vậy, thưa Mẹ diễm phúc, một lưỡi gươm đã đâm thấu tâm hồn Mẹ: và lại lưỡi gươm chỉ có thể thâu qua hồn Mẹ mời đâm vào thân xác Con Mẹ đựơc. Đàng khác, khi trút linh hồn thì Chúa Giêsu là của Mẹ – Ngài thuộc về mọi người, nhưng đặc biệt Ngài thuộc về Mẹ – lưỡi đòng độc ác không đâm thấu linh hồn Ngài được khi mở cạnh sườn Ngài, nhưng đã đâm qua linh hồn Mẹ…

Có lẽ có người sẽ vấn nạn rằng: “Mẹ không biết trước Chúa sắp chết hay sao? Mẹ biết chứ! Mẹ không hy vọng thấy Chúa phục sinh nay mai hay sao? Mẹ tin tưởng như thế. Nếu thế thì Mẹ có chịu đau khổ dữ dằn. Quả thật, bạn là ai, và tại sao bạn được khôn ngoan để bỡ ngỡ như thế về sự cảm thương của Mẹ hơn là về sự thương khó của Con Mẹ? Chúa Giêsu có thể chết đi bằng cái chết của thân xác, còn Mẹ Maria, Mẹ chỉ có thể chết đi được bằng cái chết của tâm hồn. Nơi Chúa Giêsu, chính tình yêu hoạt động, tình yêu không ai vượt thắng nổi. Nơi Mẹ Maria, cũng chính tình yêu, sau tình yêu Chúa Giêsu thì không có một tình yêu nào sánh bằng tình yêu của Mẹ” (No 15).

 
1

1
1
Sưu tầm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn