1
19:31 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 189

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 186


Hôm nayHôm nay : 28333

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 332455

Tổng cộngTổng cộng : 27886739

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » MẢNH CÒN SÓT LẠI

Đánh hội đồng' hoa hậu, á hậu trên mạng, quá đà rồi !

Thứ năm - 10/08/2023 09:36-Đã xem: 282
Đọc bài viết này, ta nên suy nghĩ nhiều hơn về lỗi lầm của mình trước khi lên án người khác. Chuyện sai lỗi trong phát ngôn thường xảy ra. Nếu ta dùng miệng lưỡi của mình để phế bình đích danh người có lỗi thì chính ta là người cũng không hơn gì họ. Ngược lại ta cần sự tha thứ và thông cảm của họ đối với ta còn hơn nhiều lần.
Đánh hội đồng' hoa hậu, á hậu trên mạng, quá đà rồi !

Đánh hội đồng' hoa hậu, á hậu trên mạng, quá đà rồi !

Những ồn ào xoay quanh hoa hậu và á hậu cũng đến lúc nên dừng lại. Những kiểu 'ném đá tập thể' liên quan vụ này cho thấy thực trạng công kích người khác đã đi quá đà.


+ Tuổi Trẻ trích ý kiến hai bạn đọc về thực trạng trên.

 

Phán xét người khác để hưởng lợi

Cùng với những góp ý nghiêm túc, có quá nhiều các bình luận chỉ trích nặng nề kiểu "té nước theo mưa". Những nhóm "anti" dù không phải lần đầu song có số lượng thành viên kỷ lục. Những "anh hùng bàn phím" không bỏ qua cơ hội này. 

 

Hàng loạt chiêu trò vạch lá tìm sâu, săm soi chuyện đời tư thầm kín của nàng hậu thi nhau "lên sóng". Thoạt nhìn con số lượt xem (view) cùng với bình luận (comment) và chia sẻ (share) mà giật mình.

 

Đủ hình ảnh, tiểu sử của hoa hậu, á hậu và chuyện riêng trong gia đình cũng bị lùng sục, tùy tiện công khai. Không rõ những người đưa tin kiểu này có hiểu các quy định pháp luật về việc không được xâm phạm đời tư người khác hay không? Tự ý đưa thông tin cá nhân của ai đó lên mạng với mục đích nói xấu nhau lại càng phải tránh.

 

Người trên mạng vẫn có thói quen lâu nay "mình thích thì mình làm thôi". Không biết từ bao giờ một số trường hợp tự cho mình cái quyền phán xét, bình phẩm, đăng tải những gì "sưu tầm" được mà chẳng hề quan tâm đến việc xúc phạm sẽ gây ra hậu quả cho người khác thế nào.

 

Người Việt Nam mấy ai không nhớ câu "Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ". Trong thời đại 4.0, còn có "bia mạng" mới thực sự đáng sợ, sức tàn phá và tốc độ lan truyền của nó quá khủng khiếp. Những "búa rìu dư luận" trên mạng hiện nay để lại điều tiếng xấu, độc địa đến mức có thể đóng sầm cánh cửa tương lai của các cô gái trẻ.

 

Trong lúc người trong cuộc cùng người thân ăn không ngon, ngủ không yên, "sống trong sợ hãi", thu mình hạn chế đi lại, giao tiếp với bên ngoài, hiện tượng "đánh hội đồng" trên mạng vẫn chưa ngưng. Một số người chưa hả cơn giận khi tiếp tục các kiểu hơn thua.

 

Sao không dành thời gian cho những công việc cần thiết hơn. Các mỹ nhân lỡ lời cũng đã có lời xin lỗi. Hơn ai hết, chính họ đã gánh trách nhiệm về phát ngôn của mình. Đã có ai cùng bàn phím của mình có lời xin lỗi khi đã trót nặng lời trên mạng?

 

Khi anti-fan trở thành vấn nạn

Ngày 5-8-2023, một nhóm anti-fan tổ chức buổi họp với những băng rôn, khẩu hiệu và hình ảnh đòi hoa hậu Ý Nhi trả lại vương miện và tung lên mạng xã hội (MXH). Có thể nói đây là một hành động vượt quá giới hạn từ những người tự cho mình cái quyền công kích, "dạy dỗ", lên án người khác, bất chấp các kiểu gây tổn thương đến tâm lý, tinh thần người khác.

 

Việc "tấn công" người khác trên MXH trong thời gian qua dường như ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn với nhiều ngôn từ nặng nề. Sức mạnh của đám đông sẽ được xem là có hiệu quả tích cực khi được sử dụng đúng chỗ, nhưng nó sẽ trở thành thảm họa nếu thiếu kiểm soát, lôi kéo và kích động nhau mà không biết điểm dừng.

 

Đừng đẩy mọi chuyện đi quá xa, đừng biến sự sai lầm của người khác thành sai lầm của mình, đừng biến cái khuyết điểm của người khác để phô bày cái bất thiện trong bản thân mình.

 

Việc tích cực công kích, xúc phạm người khác bằng sự hả hê, thích thú với sự hưởng ứng tập thể đông người có thể đẩy người khác vào tận đường cùng. Có những cái sai lẽ ra có thể sửa đổi trong ôn hòa, đừng biến nó thành nỗi ám ảnh, khổ sở và gánh nặng tâm lý đối với người khác. Đó cũng không phải là điều tích cực mà xã hội mong muốn.

 

Câu chuyện này cho thấy rằng việc lợi dụng MXH tạo thành hiệu ứng đám đông tiêu cực cần phải được chấn chỉnh, xử phạt để giảm những vụ bạo lực bằng ngôn từ gây ảnh hưởng đến tinh thần, danh dự, uy tín nhân phẩm của người khác trên không gian mạng. 

 

TRẦN VINH( tuoitreonline).


P/s: Đọc bài viết này, ta nên suy nghĩ nhiều hơn về lỗi lầm của mình trước khi lên án người khác. Chuyện sai lỗi trong phát ngôn thường xảy ra. Nếu ta dùng miệng lưỡi của mình để phế bình đích danh người có lỗi thì chính ta là người cũng không hơn gì họ. Ngược lại ta cần sự tha thứ và thông cảm của họ đối với ta còn hơn nhiều lần.



 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn