1
22:22 +07 Thứ hai, 29/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 415

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 413


Hôm nayHôm nay : 85888

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 475975

Tổng cộngTổng cộng : 28030259

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » SUY NIỆM CHÚA NHẬT

Lời Chúa và Các bài suy niệm về lễ Chúa Giê-su lên trời

Thứ năm - 09/05/2013 16:34-Đã xem: 2519
Nếu ngày xưa Đức Kitô đã phải vác thập giá để tiến tới Phục sinh, thì hôm nay cá nhân chúng ta cũng như toàn thể Giáo Hội cũng phải bước đi trên con đường ấy, bởi vì đau thương là đường lên ánh sáng, gian khổ là đương về vinh quan và thập giá là đương dẫn tới phục sinh.
Lời Chúa và Các bài suy niệm về lễ Chúa Giê-su lên trời

Lời Chúa và Các bài suy niệm về lễ Chúa Giê-su lên trời

CÁC BÀI ĐỌC LỜI CHÚA LỄ THĂNG THIÊN

1/ Bài đọc I (Cv. 1, 1-11):

Lời Chúa trong sách Công vụ Tông đồ

1 Thưa ngài Thê-ô-phi-lô, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những việc Đức Giê-su làm và những điều Người dạy, kể từ đầu 2 cho tới ngày Người được rước lên trời. Trước ngày ấy, Người đã dạy bảo các Tông Đồ mà Người đã tuyển chọn nhờ Thánh Thần.

3 Người lại còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình: trong bốn mươi ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa.

4 Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Đồ, Đức Giê-su truyền cho các ông không được rời khỏi Giê-ru-sa-lem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, "điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới, 5 đó là: ông Gio-an thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần." 6 Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?"

7 Người đáp: "Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt,

8 nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất." 9 Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa. 10 Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh

11 và nói: "Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời."


2/ Bài đọc II (Dt. 9, 24-28; 10, 19-23):

Lời Chúa trong sách Do Thái

17 Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Người.

18 Xin Người soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ, đâu là niềm hy vọng anh em đã nhận được, nhờ ơn Người kêu gọi, đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú anh em được chia sẻ cùng dân thánh,

19 đâu là quyền lực vô cùng lớn lao Người đã thi thố cho chúng ta là những tín hữu. Đó chính là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực, 20 mà Người đã biểu dương nơi Đức Ki-tô, khi làm cho Đức Ki-tô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời. 21 Như vậy, Người đã tôn Đức Ki-tô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai. 22 Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Ki-tô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh; 23 mà Hội Thánh là thân thể Đức Ki-tô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn.

 

3/ Phúc Âm (Lc. 24, 46-53):

Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca

Khi ấy Chúa Giêsu nói cùng các môn đệ: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại;

47 phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội.

48 Chính anh em là chứng nhân về những điều này.

49 "Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống."

50 Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông.

51 Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời.

52 Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giê-ru-sa-lem, lòng đầy hoan hỷ,

53 và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.


MỪNG LỄ THĂNG THIÊN

Nhập đề

Hôm nay toàn thể Giáo Hội mừng lễ Chúa Giêsu lên trời. Trong ý nghĩa của “sự kiện mầu nhiệm” này, nhiều khi chúng ta bắt chước các tông đồ cứ ngước mắt nhìn lên hình dạng Chúa Giêsu đang xa đi trên đầu chúng ta (x. Cv 1,10) và rồi hình thành nên trong tâm trí: trời là một khoảng không gian kỳ diệu nào đó ở trên đầu mình. Người ta nói “lên trời” chứ không ai nói “xuống trời”! Thật sự trái đất chúng ta là quả cầu tròn ở giữa không gian nên dù lên hay xuống thì vẫn là khoảng trời đó.

1. Ý nghĩa việc lên trời hữu hình và vô hình

Trong Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo từ số 659-666, Giáo Hội mời gọi chúng ta suy niệm trời là một tình trạng, chứ không phải là một nơi chốn hay khoảng không gian, trong đó Đức Giêsu đã trở về với Cha của Người, mang theo nhân tính mà Người đã mặc lấy để đón nhận vinh quang tột đỉnh mà Cha Trên Trời ban cho người Con của mình. Hơn nữa, vì Đức Giêsu là đầu và chúng ta là chi thể của Người nên chúng ta cũng được Người đưa vào trong sự kết hợp nhiệm mầu với Chúa Cha, được chia sẻ vinh quang tột đỉnh của Người như bài đọc II đã diễn tả (x. Eph 1,17-23). Chúng ta đừng lầm tưởng rằng chỉ sau khi chết chúng ta mới được đón nhận tình trạng đó, mà ngay khi còn sống ở đời này, qua sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, chúng ta cũng được chia sẻ phần nào tình trạng này để làm chứng cho muôn người muôn vật là “Nước Trời đang ở giữa chúng ta” (x. Lc 17,21). Đó là ý nghĩa Giáo Hội mời gọi chúng ta suy niệm hôm nay.

Nếu để ý đến các bài đọc Kinh Thánh chúng ta sẽ thấy bài đọc I (x. Cv 1,1-11), trích sách Công vụ Tông đồ của thánh Luca, đã nói đến việc Chúa Giêsu hiện ra trong 40 ngày, giảng dạy cho các tông đồ hiểu về Nước Trời, giao phó nhiệm vụ làm chứng cho Người, rồi sau đó Người lên trời. Đang khi các ông ngước mắt lên trời dõi theo Người thì có hai người đến nhắc nhở các ông sao còn đứng mãi nhìn trời như vậy! Bài Phúc Âm theo thánh Luca (x. Lc 24, 46-53) nói đến việc sau khi Chúa Giêsu sống lại, hiện ra, dặn dò các tông đồ phải làm chứng cho Người và giảng dạy muôn dân thì Người lên trời ngay chứ không phải chờ đến 40 ngày như sách Công vụ Tông đồ đã ghi. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?

Điều này chỉ muốn gợi ý cho chúng ta hiểu rằng: xét về mặt thiên tính, Chúa Giêsu là Ngôi Lời và Người luôn kết hợp với Thiên Chúa Cha. Vì Thiên Chúa ở khắp mọi nơi nên trời cũng bao trùm khắp nơi. Vì thế, ngay sau khi sống lại, Chúa Giêsu trở về kết hợp trọn vẹn với Cha của mình, mang theo nhân tính Người đã đón nhận. Đó là việc lên trời vô hình, thiêng liêng.

Còn việc Chúa Giêsu sống lại, lên trời 40 ngày sau là cuộc lên trời hữu hình. Sau thời gian này Người không hiện ra với thân xác hữu hình nữa để chỉ hiện diện cách vô hình với các môn đệ như Người đã nói: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

2. Cuộc lên trời của ta và việc xây dựng Nước Trời

Khi phân biệt được như vậy, chúng ta sẽ thấy mầu nhiệm lên trời hôm nay như mời gọi chúng ta suy nghĩ về tình trạng mà chúng ta có thể kết hợp với Thiên Chúa ngay trong cuộc sống hiện tại của mình. Càng kết hợp với Chúa Giêsu chúng ta càng cảm nghiệm được tình trạng thiên đàng (x. GLHTCG số 1023-1029), cũng là tình trạng Nước Trời (x. GLHTCG số 1025). Khi chúng ta gắn bó với Thiên Chúa, chúng ta được chia sẻ sức mạnh, quyền năng, tình yêu, kiến thức và tất cả những ân sủng kỳ diệu của Thiên Chúa ngay trong cõi đời này để làm chứng cho mọi người rằng: Nước Trời đã được Đức Giêsu thực hiện và đang thể hiện ở trong cuộc sống trần gian.

Nhiều người cứ nghĩ rằng sau khi chết chúng ta mới được lên thiên đàng. Vì nghĩ như thế nên chúng ta tưởng tượng đến một không gian kỳ diệu nào đó sau khi chết, ở xa tít tắp, chứ chúng ta không nghĩ rằng thiên đàng là tình trạng mà chúng ta có thể chia sẻ ngay trong cuộc sống hiện tại này. Các thánh, ông bà, cha mẹ của chúng ta đã khuất vẫn đang ở giữa chúng ta và chúng ta có thể kết hợp được với các vị đó nếu chúng ta kết hợp với Thiên Chúa.

Báo Tuổi Trẻ hôm nay, ngày 16-5-2010, trong bài “Nữ anh hùng 16 tuổi”, nói về cô gái Jessica Watson, người Úc. Cô đi một mình vòng quanh thế giới trên chiếc du thuyền trong suốt 210 ngày. Khởi hành từ nước Úc, cô đã trở về nhà bình an ngày 15-5-2010, sau khi trải qua biết bao hiểm nguy sóng gió trên mặt biển. Có những con sóng cao 12m đánh ập vào thuyền, nhiều lần cột buồm đã gẫy và một mình cô cố gắng chống chọi. Khi về đến nhà, cô đã được rất nhiều người chào đón.

Chính Thủ tướng Úc đã nói với cô rằng: “Ở tuổi 16, cháu là anh hùng đối với tất cả những thanh niên Úc. Cháu còn là anh hùng đối với tất cả các bạn gái trẻ Úc. Cháu đã đem lại niềm tự hào cho quốc gia. Hôm nay là một ngày trọng đại của đất nước chúng ta”. Còn Thủ hiến của bang nơi cô ở đã nói: “Nhiều người trong chúng ta sợ hãi rủi ro quá nên đâm ra nghi ngờ, nhưng cháu đã nhắc chúng ta nhớ một cách thật tuyệt vời rằng: cuộc đời chính nó đã là một sự mạo hiểm và những ai không dám mạo hiểm thì không bao giờ chiến thắng” (Tuổi Trẻ, 16-5-2010, tr. 1 và 20).

Cô bé Jessica đã trở về bằng an sau khi trải qua bao nhiêu sóng gió, hiểm nguy. Đức Giêsu của chúng ta, trong mầu nhiệm lên trời, Người đã về nhà Cha sau khi trải qua cái chết nhục nhã và bao thăng trầm trong cuộc sống. Người đã đưa chúng ta với nhân tính của Người lên cùng Chúa Cha: “Thầy lên cùng Cha của Thầy cũng là Cha của anh em, về cùng Thiên Chúa của Thầy cũng là Thiên Chúa của anh em” để hôm nay chúng ta cảm nghiệm được rằng nếu Đức Giêsu đã trải qua cuộc đời gian nan khốn khó trong trần thế này như cô bé Jessica trên mặt biển thì Người mời gọi chúng ta cũng mạo hiểm như vậy. Ngài muốn nhắc nhở chúng ta rằng quê hương đích thực của chúng ta là trời, mà chúng ta cần phải trở về để kết hợp cách nhiệm mầu với Thiên Chúa, với các thần thánh, với cha mẹ và bạn bè, miễn là chúng ta dám mạo hiểm. Mạo hiểm trong biển đời trần thế để dám chấp nhận những đau khổ, hy sinh, vất vả và cả cái chết nhục nhã trên thập giá mà vẫn tha thứ cho kẻ đóng đinh mình.

Khi ở trên cao nhìn xuống, chúng ta thấy những thú vui, danh lợi, vinh quang trần thế chỉ là những bọt biển dễ tan rã trên mặt nước. Lúc bấy giờ chúng ta mới tha thiết gắn bó với Thiên Chúa, với những gì tồn tại lâu bền. Trời là tình trạng của con người vượt lên trên không gian, thời gian và vật chất. Nhiều người chúng ta quá bám víu vào vật chất nên khi mất một đồ vật gì hoặc tiền bạc, danh vọng là chúng ta buồn phiền, bực bội, la hét, giận dữ và thù hận người gây nên mất mát cho mình. Nhưng nhìn xuống từ trên cao chúng chỉ là những loại bọt biển. Nhiều người chúng ta cứ buồn nhớ, thương tiếc mãi một người đã xa hay đã khuất bóng trên đời. Nhưng nếu nhìn từ trên cao, chúng ta sẽ thấy những sự chia ly, xa cách, chết chóc cũng chỉ là những bọt biển, vì tất cả những người đó vẫn đang sống, đang hiện diện với chúng ta trên con đường về trời.

Khi hiểu được tình trạng trời như vậy, chúng ta mới dám kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, với Đức Giêsu Kitô để phát huy những ân sủng và năng lực kỳ diệu của Thiên Chúa ngay trong con người yếu đuối của ta.

Chúng ta nhớ đến câu chuyện Tông đồ Philiphê trong nháy mắt đã đến thành Át-đốt ở rất xa Giêrusalem sau khi rửa tội cho viên thái giám người Êthiôpia (Cv 8,26-40). Hay thánh Martinô Pores ở bên Nam Mỹ mà trong nháy mắt đã vào trại giam ở Âu Châu để chữa lành cho một người đang mắc bệnh, khi họ cầu khẩn ngài. Đó là tình trạng trời của những con người giống như chúng ta để chứng minh cho ta hiểu rằng mình có thể đạt được như vậy.

Khi gắn bó mật thiết với Thiên Chúa, chúng ta vượt lên trên không gian, thời gian và vật chất để phát huy những năng lực kỳ diệu của Thiên Chúa trong cuộc đời của mỗi người. Vì thế, trời không phải là tình trạng sau khi chết chúng ta mới cảm nghiệm được, mà chúng ta có thể cảm nghiệm được nó ngay trong cuộc đời này để chúng ta trở thành những chứng nhân của Nước Trời, chứng nhân của tình yêu, quyền năng và ân phúc mà Thiên Chúa muốn chia sẻ cho tất cả những ai tin vào Ngài. “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem và khắp cùng thế giới” (x. Cv 1, 8).

Kết luận

Hôm nay, Chúa Giêsu lên trời nhưng lại đang ở rất gần chúng ta và có thể ở ngay trong chúng ta để nhắc nhở chúng ta về nhiệm vụ chứng nhân Nước Trời của mỗi người. Chúng ta có thể đẹp hơn, khoẻ hơn, thông minh hơn, thánh thiện hơn và có những khả năng phi thường để thể hiện tình trạng tuyệt vời của Nước Trời trong đời sống và thu hút người khác tham dự vào Nước Trời. Như thế, chúng ta chính là những người xây dựng thiên đàng trong xã hội trần thế hôm nay.

Hành Khất Kitô

 

Chú giải của Noel Quesson

Hôm nay, chúng ta đọc phần cuối “Lời cầu nguyện cho linh mục” của Đức Giêsu.
Đức Giêsu ngước mắt lên trời và cầu nguyện rằng
Tôi thử mường tượng ra quang cảnh trên. Lúc đó là vào chiều thứ năm, Đức Giêsu sắp sửa ra đi chịu chết. Sau khi đã bầy tỏ những tâm sự cuối cùng khá lâu vó các bạn hữu mà Ngài sắp rời bỏ, Đức Giêsu bắt đầu ngỏ lời với Chúa Cha: Ngài cầu nguyện. Đây là lời cầu nguyện dài nhất của Đức Giêsu trong các Tin Mừng.
Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con.
Một lần nữa, chúng ta được mời gọi tìm hiểu xem Đức Giêsu đã ý thức thế nào về Người. Người khoảng ba mươi tuổi sắp phải chết, chỉ dùng ba năm để đề xuất một công trình cần thực hiện. Một trong số mười hai môn đệ mà Người đã tuyển chọn, vừa mới ra ngoài để phản nộp Người Đức Giêsu còn biết rằng, mười một ông khác cũng sẽ bỏ Người. Trong tình huống đó, Đức Giêsu “cầu nguyện” cho những kẻ nhờ lời họ mà tin vào Người trong tương lai. Vâng, Đức Giêsu đã nhìn thấy trước toàn bộ công việc phát triển rộng lớn của công trình Người thực hiện. Người nhìn thấy từng đoàn lũ người sẽ tin vào Người. Người đã thấy trước Giáo hội.
Đức Giêsu đã cầu nguyện cho mọi người, trong những thời đại tiếp sau, sẽ tin vào Người: Người cầu nguyện cho tôi, ngay chiều hôm đó.
Đó là lời cầu nguyện được thực hiện vào một buổi chiều, lời cầu nguyện của một con người cụ thể. Thánh Phaolô quả quyết, lời cầu nguyện đó sẽ không khi nào chấm dứt, bởi vì giờ đây Người đang ngự bên hữu Thiên Chúa để cầu nguyện giúp cho chúng ta (Rm 8,34). “Ngài hằng sống để chuyển cầu cho họ”. (Dt 7,25).
Vậy nội dung của lời cầu nguyện đó là gì? Đức Giêsu có cầu xin Chúa Cha cho các tín hữu không?
Xin cho tất cả nên một...
Lời nguyện chúc cơ bản mà Đức Giêsu muốn dành cho Giáo hội của Người: đó là sự Hiệp nhất!
Một lần nữa, qua lời cầu nguyện này, Đức Giêsu xuất hiện trước chúng ta như một người sáng suốt phi thường. Người đã cảm thấy trước biết bao đám đông dân chúng, từng tỷ con người sẽ tin vào Người (điều đó đã trở nên hiện thực)! Người dũng cảm thấy rằng, thảm kịch to lớn của các tín hữu là sự “chia rẽ” (điều đó cúng đã xảy ra)!. Tư tưởng tôn giáo đúng nghĩa, vẫn thường mang trong mình nguy cơ ly giáo, vì những điều tuyệt đối mà nó chuyển tải, vì những thái độ cao thượng mà nó gợi lên: đáng buồn thay, các bè phái lại rất gần với sở thích kiếm tìm chân lý. Các ý thức hệ hiện đại, với đặc tính thường quá triệt để của chúng, luôn dẫn đến sự cuồng tín, và do đó đến những ly cách và sai lầm.
Vâng, sự hiệp nhất là một trong những đề tài bi thiết hiện đại. Biết bao sự hiệp nhất đã bị gẫy đổ, biết bao thái độ chống đối, biết bao mối hận thù trong thế giới, cũng như trong Giáo hội.
Lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha
Đó không chỉ là một sự thông cảm bình thường giữa hai người bạn. Còn có một điều gì khác hơn là một sự khoan nhượng chân thành với nhau. Đó không chỉ là “sự đồng hiện hữu,bình ổn” của các khối, mà trên thực tế họ tìm hết cách để kịch hệt tiêu diệt lẫn nhau.
Mô hình tiêu biểu được Đức Giêsu đưa ra cho các Kitô hữu, đó là Chúa Ba Ngôi. Dù là nhiều nhưng chỉ làm nên một. Thực sự, chúng ta luôn nghĩ đến một thứ hiệp nhất quá dễ dãi, đó là những người không suy tư như chúng ta; con phải liên kết lại với chúng ta! Khi hai người chia rẽ nhau vì sở thích, chọn lựa, tập quán, thì không phải là sự hiệp nhất đích thực. Khi đơn thuần, ta triệt hạ một trong hai người tương quan: lúc đó, sự hiệp nhất chỉ là loại bỏ một trong hai; một thứ đồng hóa mà thôi! Trái lại trong Thiên Chúa, các ngôi vị hoàn toàn tách biệt nhau, nhưng lại tôn trọng nhau, luôn sống trong mối hiệp thông trọn vẹn mà không lẫn lộn; đó là sự hiệp nhất của nhiều ngôi vị. Theo Thiên Chúa, sự hiệp nhất không ở chỗ chỉ nhằm tẩy xóa những tiềm năng khác nhau của mỗi nhóm người, mỗi cá nhân trong một thứ phối hợp mà không để ý đến nét nổi bật và thi vị. Giáo hội cần phải xây dựng một sự hiệp nhất trong thái độ tôn trọng những khác biệt chính đáng.
Tại sao mọi chủng tộc, mọi nền văn hóa lại phải làm mất đi nét độc sáng, đã được Thiên Chúa trao ban cho họ như một yếu tố của sự hòa hợp phổ quát? Tại sao một kiểu đạo đức lại có thể buộc những người cầu nguyện cách khác phải tuân theo? Cần phải chân thành thú nhận rằng, Giáo hội Công giáo từ lâu vẫn lẫn lộn “sự hiệp nhất” với “Âu Châu” hay “La tinh” của mình. Những nhà thần học có tầm cỡ của các xứ truyền giáo thường nghĩ rằng, những mầu nhiệm quan trọng của Kitô giáo (Chúa Ba Ngôi, Nhập thể, Cứu chuộc ...) chỉ thực sự bày tỏ tất cả sự phong phú thần học, khi chúng được chuyển dịch lại nhờ các bộ óc của những người An Độ, những người Châu Phi, chịu ảnh hưởng của Phật giáo hay thuyết Vật Linh; cũng như các mầu nhiệm đó đã bắt đầu bày tỏ ánh sáng đầu tiên qua tư tưởng Hi Lạp của Platon và Aristote.
Nhưng chúng ta sẵn sàng sống “sự hiệp nhất” thâm sâu đó giữa những “người khác biệt” không?
Ngày nay, mọi Người đều nói đến “tính đa dạng” và hiệp nhất”. Thực sự, chúng ta có hướng tới một thái độ chân thành lắng nghe những khác biệt, một trao đổi những khả năng riêng tư một chia sẻ văn hóa, “những hệ kín”, một sự tôn trọng kẻ khác không?
Để họ được hoàn toàn nên một, như vậy thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con.
Đức Giêsu đã nói với chúng ta hãy “yêu thương như Người”. Ở đây, Người nói hãy trở nên “một” như Ba Ngôi Thiên Chúa! Nhưng trong câu này, Người còn thêm rằng, chính sự giống nhau đó làm nên Giáo hội mang tính “thừa sai”. Công đồng Vatican II, Công đồng đầu tiên trong lịch sử đề cập tín điều về Giáo hội một cách trực diện, trong Hiến chế tín lý quan trọng “Lumen Gentium” (Anh sáng muôn dân), đã đặt trọn vẹn suy tư'của mình trên một kiểu nói của thánh Xy-pri-anô, giám mục thành Các-ta-gô vào khoảng năm 250: “Giáo hội là một dân tộc rút ra sự hiệp nhất cho mình, từ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần”. Giáo hội là sự mở rộng cho nhân loại, kiểu tương quan liên vị hoạt động trong Thiên Chúa Giáo hội là “bí tích hữu hình” của Thiên Chúa, là “dấu chỉ” của Người: “Giáo hội, ở trong Đức Kitô, như là bí tích, nghĩa là dấu chỉ và phương tiện để kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, và để hiệp nhất với toàn thể nhân loại” (LG số 1).
Thỉnh thoảng ta tiếp tục tìm kiếm xem đâu là những kỹ thuật những cách thức làm tông đồ tốt hơn, những công trình cần phải thiết lập hay nuôi dưỡng, để “Phúc âm hóa” thế giới, để thế gian tin; để trao lại đức tin cho người trẻ, những người trưởng thành đã đánh mất nó. Từ lâu, Đức Giêsu đã trả lời, đã đưa ra quan điểm của Người: chính sự “hiệp nhất” có sức loan báo Tin Mừng! “Hãy nhìn xem, họ yêu thương biết bao”, hẳn là người ta có thể nói về các Kitô hữu như thế, về những con người sống đức tin thế nào để đức tin có sức hấp dẫn kẻ khác. Lạy Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, xin làm cho chúng con nên một như Chúa.
“Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một, như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con”.
Đó là lời cầu nguyện của Đức Giêsu dâng lên Chúa Cha, dành cho chúng ta. Đó là cách Đức Giêsu thông truyền tất cả những gì Người đã sống trọn vẹn nhất. Người chia sẻ cho ta “bí quyết riêng” của Người, bí quyết giúp Người thành công vô song, giúp Người được vinh quang, phấn khởi, tươi vui: đó là sự kết hiệp mật thiết của Người với Chúa Cha, được bày tỏ trong hình ảnh thân mật “cư ngụ trong nhau”: Cha ở trong con. Đức Giêsu là con người hoàn toàn thoát khỏi cái tôi, để trọn vẹn “ở trong Chúa Cha”.
Lời nói của Người ư? Đó là những lời của Chúa Cha (Ga 3,2; 7,16; 8,26.38.40...): Yêu thương.
Ý muốn của Người ư? Đó là ý muốn của Chúa Cha (Ga 4, 34; 5,30; 6,38 ...): Yêu thương.
Hành động của Người ư? Đó là hành động của Chúa Cha (Ga 5,17. 20.30.36; 8,28 ...): Yêu thương.
Con người của Người ư? Đó là con người của Chúa Cha (Ga 10,30) “Cha và con, chúng ta là một”: yêu thương.
Hình tượng của Chúa Ba Ngôi đó là “mô hình” cho chúng ta, là chương trình hành động của chúng ta trong phạm vi gia đình, thành phố, nghề nghiệp, đoàn nhóm, Giáo hội và mọi tương quan yêu thương!
Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cứng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành.
Lời nói “Con muốn” trên đây của Đức Giêsu là lời nói duy nhất trong toàn bộ Tin Mừng: một kiểu nói đòi hỏi ít gặp thấy trên môi miệng rất “tùng phục” của Người đối với Chúa Cha; thế nhưng lại mang đầy ý nghĩa. Vậy ý muốn duy nhất của Đức Giêsu là gì, khiến Người đã mạnh dạn nài xin Chúa Cha như thế? Biết bao người đã chia sẻ “số phận diệu kỳ của Người con yêu dấu, là thứ hạnh phúc mà chính Người đã cảm mến trước khi thế gian được tạo thành. Chúng ta không nên lướt nhanh trên những kiểu nói thực sự đã làm ta choáng váng: Thực sự đó là “bản tính Thiên Chúa”, hiện hữu trước khi thế giới lộ hình, mà Đức Giêsu muốn khai mở cho chúng ta thấy.
Lạy Cha là Đấng công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng Con, Con đã biết Cha, và những người này đã biết là chính Cha đã sai Con. Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa.
Đó là thảm kịch của Đức Giêsu. Là cuộc thương khó là nỗi đau khổ luôn ám ảnh suốt đời Ngài. Đó là từ chối của con người trước “đề nghị” của Thiên Chúa. Là sự khước từ tình yêu Khước từ giao ước. “Bạn có muốn chung sống” với tôi không? - Không. Chúng ta có thuộc vào số những người mà Đức Giêsu nói đến, những người “nhận biết” món quà tặng phi thường được trao hiến cho họ không? Chúng ta có trở nên “Hiền thê” của sách Khải huyền hoàn toàn sung sướng không?
Để tình Cha đã yêu thương Con ở trong họ, và Con cũng ở trong họ nữa.
Lời nguyện của Đức Giêsu đã kết thúc bằng những lời trên đây. Sang câu kế tiếp, ta sẽ bước vào vườn Ôliu, để chứng kiến cuộc nộp bắt do Giuđa dẫn đầu.
Ta có thể nghĩ rằng, Đức Giêsu vẫn tiếp tục những tư tưởng cầu nguyện như thế, trong những giờ phút cuối cùng của đời Người. Ta cũng có thể nghĩ rằng, ở trên trời, Người vẫn tiếp tục chuyển cầu như trên. Chóp đỉnh thực sự quan trọng của Tin Mừng, “Tin vui” lớn lao: đó là chính Tình yêu của Thiên Chúa, Tình yêu Ba Ngôi, Tình yêu Chúa Cha đã yêu Chúa con, Tình yêu tuyệt đối và vô biên của Thiên Chúa, được chia sẻ cho mọi người muốn đón nhận.
Điều đang hoạt động giữa lòng nhân loại, trong những toan tính yêu thương bé nhỏ đáng thương của ta, cho dù có bất toàn đi nữa, thì thực sự đó là “mối tương quan hoàn hảo, kết hợp các ngôi vị trong Thiên Chúa Ba Ngôi tình yêu” mà một ngày nào đó, chúng ta sẽ được nối lại!

 

CHÚA LÊN TRỜI

1. Bàn tay Chúa.

Người ta kể rằng: sau thế chiến thứ hai, một toán lính đồng minh đi giúp các người dân xây dựng lại cuộc sống trên đống gạch hoang tàn đổ nát. Họ làm lại nhà cửa, sửa chữa ngôi nhà thờ trong làng. Nhưng đến khi dựng tượng Chúa, thì toán lính không tìm đâu ra hai bàn tay của pho tượng đã bị bọm đạn cắt cụt. Tìm kiếm suốt ngày trong đám xà bần mà cũng chẳng thấy. Toán lính bèn chịu thua. Viên sĩ quan viết vào pho tượng câu này: Dân làng sẽ thay Chúa làm những công việc mà đáng lẽ hai bàn tay Chúa sẽ làm.
Một người khốn khổ nằm chờ chết bên vệ đường. Chúa xót thương người ấy, nhưng Chúa lại không thể gởi chén cơm manh áo cho người ấy. Nhưng may quá, tôi không phải là Chúa, tôi có thể đem cho người ấy một ly nước, một chén cơm. Đó là chỗ duy nhất tôi hơn Chúa.
Trong Phúc Âm chính Chúa cũng đã phán: Ta đói, các ngươi đã cho ăn, Ta khát, các ngươi đã cho uống, Ta mình trần các ngươi đã cho mặc, Ta bị đau yếu và bị cầm tù, các ngươi đã viếng thăm. Chúa có thể làm nên cơm gạo cho người nghèo nhưng Chúa lại không thể đưa cơm gạo ấy cho họ được. Ngài phải nhờ đến đôi bàn tay của chúng ta.
Đó là những suy tư tôi đọc thấy trong một cuốn sách. Nghe qua thì rất táo bạo, nhưng đã nói lên một sự thật rất sâu xa, đó là Chúa dùng bàn tay chúng ta để ban phát những quà tặng, để xoa dịu những nỗi khổ đau cũng như để nâng đỡ và khích lệ cho những người chung quanh.
Trong chương trình cứu độ của Chúa, phần đóng góp của con người cũng thật là quan trọng như lời thánh Augustinô đã nói: Chúa sẽ không thế nào cứu chuộc được chúng ta nếu như chính bản thân chúng ta lại không muốn. Chúa đã chịu chết một lần trên cây thập giá và đã làm nên kho tàng ơn cứu độ. Thế nhưng Chúa muốn chúng ta cộng tác với Ngài, để phân phát nguồn ơn sủng ấy cho anh em đồng loại. Hay nói một cách khác cuộc sống của người Kitô hữu, phải là một sự nối tiếp công trình cứu độ của Đức Kitô. Bản thân chúng ta phải kéo dài sự hiện diện của Chúa cho đến tận cùng thời gian.
Cũng chính vì thế, trước khi về trời, Chúa đã truyền cho các môn đệ: Đức Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Ngài mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê rusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này. Và như vậy, Chúa muốn chúng ta cộng tác với Ngài đễ đem Tin Mừng cứu độ đến cho mọi người. Bởi đó, chúng ta phải sống thế nào để người khác khi nhìn vào chúng ta sẽ nhận ra sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa.
 

2. Chúa lên trời
Chiều thứ năm tuần thánh, sau khi rời phòng tiệc ly, Chúa Giêsu đã dẫn các môn đệ theo con đường Bêtania để lên núi Cây Dầu. Và tại đây, Ngài đã phải trải qua một cơn hấp hối đầy cay đắng, đến nỗi mồ hôi máu chảy xuống…
Rồi ngày hôm nay, Ngài đã đi lại con đường ấy, cũng để tiến đến núi Cây Dầu. Và tại đây, Ngài đã gặp gỡ, đã vĩnh biệt các môn đệ, trước khi Ngài được đưa lên trời dưới mắt các ông.
Từ đó, chúng ta nhận thấy: Cùng một địa điểm, nhưng có những khác biệt và tương phản. Thực vậy, lần trước Ngài đến để thực hiện thánh ý Chúa Cha, đó là chịu chết trên thập giá để cứu chuộc nhân loại. Lần sau Ngài đến trong vinh quang như một Đấng đã chiến thắng.
Tôi nghĩ rằng đó chính là hình ảnh, là con đường, mà mỗi cá nhân chúng ta cũng như toàn thể Giáo Hội, sẽ phải dấn thân vào trong thời điểm hiện nay.
Đúng thế, có những lúc Giáo Hội phải lên núi Cây Dầu để làm quen với thập giá, nếu muốn được chiêm ngưỡng vinh quang phục sinh. Đọc lại Phúc Âm chúng ta sẽ thấy rõ được điều ấy.
Thực vậy, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ điều gì trước khi vĩnh biệt họ? Tôi xin thưa: Ngài đã nhắc tới cái chết và sự sống lại của Ngài nhằm tha thứ tội lỗi. Rồi Ngài phán: Từ nay họ sẽ là chứng nhân của mầu nhiệm vượt qua, bằng các loan báo Tin mừng hoán cải ở mọi nơi, trong mọi lúc và trên mọi nẻo đường trần gian. Và một điều quan trọng khác nữa, đó là họ sẽ phải sống mầu nhiệm thập giá để làm chứng cho Đức Kitô.
Vì thế, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy thiên thần đã nhắc khéo các môn đệ:
- Này các bạn xứ Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời làm chi.
Hay nói cách khác:
- Các bạn hãy về đi. Về với sứ mạng vừa mới được trao phó.
Đúng thế, con người chúng ta tiến bước, đôi mắt ngước nhìn trời, nhưng bàn chân thì lại đạp đất. Đó là một hình ảnh trung thực nhất về Giáo Hội nói chung và về mỗi người chúng ta nói riêng. Tuy nhiên, nhiều lúc chúng ta lại có khuynh hướng ly khai, tách biệt hai yếu tố căn bản ấy và chúng ta đã tạo nên một nếp sống chông chênh, không vui lòng Chúa, mà cũng chẳng đem lại lợi ích gì cụ thể cho bản thân mình.
Nếu ngày xưa Đức Kitô đã phải vác thập giá để tiến tới Phục sinh, thì hôm nay cá nhân chúng ta cũng như toàn thể Giáo Hội cũng phải bước đi trên con đường ấy, bởi vì đau thương là đường lên ánh sáng, gian khổ là đương về vinh quan và thập giá là đương dẫn tới phục sinh.
Vì thế, hãy chập nhận thập giá đời thường là những hy sinh gian khổ chúng ta gặp phải trong cuộc sống, để rồi trong ngày sau hết, chúng ta cũng sẽ được Chúa đưa lên quê hương Nước trời, chia sẻ niềm hạnh phúc vinh quang với Ngài.
 
BBT. GXTN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn