1
07:45 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 54

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 51


Hôm nayHôm nay : 7466

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 311588

Tổng cộngTổng cộng : 27865872

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » LỜI NGUYỆN TÍN HỮU

Chọn bài hát trong Thánh Lễ

Thứ ba - 30/04/2013 15:46-Đã xem: 1989
Thánh Lễ là Hy Tế Chúa Giêsu nhờ tay Linh mục hợp cùng toàn thể dân Chúa mà dâng mình cho Đức Chúa Cha như xưa chính Người đã dâng mình trên thánh giá.
Chọn bài hát trong Thánh Lễ

Chọn bài hát trong Thánh Lễ

 CHỌN BÀI HÁT TRONG THÁNH LỄ

Tất cả các bài hát trong thánh lễ đều phải phụ thuộc vào thánh lễ được chọn cử hành, vì vậy nguyên tắc đầu tiên khi chọn bài hát không phải là bài quen hay hợp thị hiếu mà là bài hát theo chủ đề của ngày lễ hay mùa phụng vụ. Các bài hát này phải được thẩm quyền phụng vụ cho phép dùng trong phụng vụ, chứ không phải các bài hát tự sáng tác rồi hát lấy (RM 26).

Các loại bài hát dùng để sinh hoạt vui chơi không bao giờ được phép đem vào trong các cử hành phụng vụ.

Các bài hát nhạc ngoại quốc lồng lời Việt phải rất thận trọng; điều kiện tối quan trọng là phải biết bài hát đó tác giả viết cho ai, nhắm mục đích nào, nội dung nói về điều gì… không biết yếu tố căn bản này, có thể bài nhạc ngoại quốc nói về một mối tình dang dở mà lời Việt lại là ca ngợi ông Thánh Giuse ! Đó là một điều ngớ ngẩn, và càng phải thận trọng khi lồng lời ca tôn giáo vào những bản nhạc ngoại quốc đã trở nên quen thuộc đối với đa số dân chúng, vì có thể gây ngộ nhận hay trở nên bất kính. Trong cách chọn bài hát hiện nay, người ta chú ý đến hai cử hành đặc biệt là Thánh lễ và chầu Thánh Thể.

* Trong Thánh lễ

Trong Thánh lễ, các bài hát chia thành hai loại: loại bài hát thuộc về thành phần của Thánh lễ và loại bài hát đi kèm theo một nghi thức nào đó (RM 17).
+ Loại bài hát thuộc về thành phần của Thánh lễ tức là những bản văn phụng vụ thay vì được đọc thì người ta hát, chẳng hạn: Kinh Vinh danh, Thánh Vịnh, đáp ca, Alleluia, câu tung hô TinMừng, Kinh Tin Kính, kinh Thánh Thánh Thánh, Lời tung hô sau truyền phép, Vinh tụng ca, Kinh Lạy Cha. (vd: Cuốn sách hát của Thầy Hier sắp ra đời…). Vì là thành phần cấu tạo nên cử hànhphụng vụ nên khi hát các bài này, người ta phải tôn trọng bản văn đã được phê chuẩn. Không được phép hát những bài chỉ lấy ý tổng quát, hay các bài tự sáng tác mà chưa được phê chuẩn. (vd: có nhiều nhạc sĩ phổ nhạc TV 22 “Chúa chăn nuôi tôi” nhưng chỉ ghi là: Ý TV thì không được phép đưa vào để thay thế TV, hoặc lễ về Đức Mẹ thì hát bài “Linh hồn tôi” để thay thế cho đáp ca của ngày hôm đó)
+ Loại đi kèm theo một nghi thức: nghĩa là bài hát này không đứng biệt lập như một thành phần cấu tạo nên cử hành phụng vụ, nhưng chỉ đi kèm theo một nghi thức để diễn nghĩa hay làm gia tăng sự long trọng của nghi lễ. Vd: Ca nhập lễ, ca tiến lễ, ca bẻ bánh (Chiên Thiên Chúa), ca hiệp lễ (lúc đang rước lễ), và ca kết thúc. Các bài ca này không buộc phải theo một bản văn có sẵn, nên có nội dung tương đối dồi dào để chọn lựa. Tuy nhiên khi chọn các bản văn này phải lưu ý chúng sẽ được hát vào lúc nào để chọn cho đúng. Chẳng hạn:

1. Ca nhập lễ
Có mục đích mở đầu cử hành thánh lễ, giúp giáo dân thêm hiệp nhất, hướng tâm hồn họ vào mầu nhiệm mùa phụng vụ hay ngày lễ mừng (RM 25) (lấy ví dụ). Vì đây là bài ca mở đầu nên cần chọn bài ca giúp cho mọi người phấn khởi vui tươi tham dự thánh lễ; do đó, một bài hát lê thê, buồn rầu chán nản không thể khởi động cho cộng đoàn bước vào thánh lễ cách hân hoan tích cực được. Nội dung bài hát phải phù hợp với mùa phụng vụ hay ngày lễ mừng. Chẳng hạn vào Chúa nhật là ngày của Chúa thì không được chọn bài hát về Đức Mẹ khởi đầu Thánh lễ; còn đang trong mùa vọng thì đừng vội vã hát những bài giáng sinh, cũng như trong mùa Chay thì không chọn những bài có Alleluia.
Bài ca nhập lễ mang tính hân hoan, ca ngợi, chúc tụng, mời gọi… nó khác với bài ca sau khi rước lễ, do đó cần tránh những bài mang dáng vẻ suy niệm, trầm tư… cũng cần phải lưu ý nội dung bài ca với nghi thức đi kèm. Vd: đang khi linh mục bước ra bàn thờ thì đừng hát bài: “Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông…”.

Mục đích chính của Ca  nhập lễ là đi kèm cuộc rước đầu lễ, chứ không phải là bài ca được hát biệt lập mà không có nghi thức đi kèm (RM 25). Do đó, ca nhập lễ phải được hát đang khi chủ tế tiến ra bàn thờ, chứ không phải chủ tế tiến ra bàn thờ rồi mới hát CNL. Đàng khác, vì là bài ca đi kèm cuộc rước, nên một khi chủ tế tiến ra bàn thờ, bái chào và xông hương xong, thì bài ca nhập lễ cũng phải được kết thúc. Người ta không được phép kéo dài bài ca nhập lễ như thể yêu cầu mọi người phải nghe cho hết bài ca vì bao công sức tập rượt của ca đoàn hay vì các tiểu khúc còn lại rất đáng được nghe. 

2. Ca tiến lễ

Cũng có mục đích đi kèm cuộc rước lễ vật, do đó khi việc chuẩn bị lễ vật trên bàn thờ đã xong thì bài ca tiến lễ cũng phải chấm dứt. Ca tiến lễ phải phù hợp với cử chỉ dâng lễ vật (với ý nghĩa là công sức, mồ hôi nước mắt của con người làm nên tấm bánh và ly rượu nho sẽ hợp với của lễ là sự hy sinh của Chúa Kitô trên bàn thờ để dâng lên Thiên Chúa Cha). Vì vậy, không nên chọn các bài ý nghĩa không phù hợp với nghi thức này.

3. Ca hiệp lễ
Cần phân biệt có hai loại bài ca khác nhau khi rước lễ: một bài đang khi mọi người rước lễ và một bài khác khi đã rước lễ xong.
-  Bài ca đang khi mọi người rước lễ có mục đích cũng giống bài ca nhập lễ và tiến lễ tức là đi kèm cuộc rước, cuộc rước đây chính là cộng đoàn tiến lên rước lễ. Bài ca này diễn tả sự đồng tâm hiệp nhất thiêng liêng giữa những người rước Chúa, họ hân hoan tiến lên bàn thánh để rước Mình Thánh Chúa. Vì thế Giáo Hội yêu cầu mỗi khi cộng đoàn rước lễ thì nên có các bài hát đi kèm, có thể là những bài ca ngợi, chúc tụng thông dụng mà mọi người đều có thể hát, hoặc có thể là bài hát do ca đoàn đảm nhận.
-  Bài ca sau khi rước lễ: bài ca này thực ra không bắt buộc vì cộng đoàn có thể giữ thinh lặng sau khi rước lễ để cầu nguyện, thờ lạy, chúc tụng Chúa Giêsu Thánh Thể. Nếu người ta hát vào lúc này thì đó chỉ là một cách chọn lựa trong hai cách được Giáo Hội đề nghị: thinh lặng hoặc hát. Vì vậy nếu hát sau khi rước lễ nên chọn các Thánh Vịnh mang tính ngợi khen, chúc tụng hay các bài ca giúp cầu nguyện, suy niệm… Thực vậy bài ca sau khi rước lễ không quan trọng như bài ca đang khi rước lễ, và người ta có thể bỏ để giữ thinh lặng cầu nguyện.
-   Thế nhưng trong thực tế có nhiều nhà thờ lại làm ngược lại: người ta không hát lúc đang rước lễ, nhưng hát rất dài sau khi rước lễ; các bài ca này có vẻ trình diễn một tác phẩm nghệ thuật để giáo dân thưởng lãm, hơn là bài ca cầu nguyện và suy niệm. Đôi khi người ta lại chọn các bài hát theo chủ đề thánh lễ để hát vào lúc này: ví dụ: tình cha mẹ, ngày thành hôn, ngày cầu hồn,  thánh bổn mạng… Đây là một lệch lạc trong cách chọn bài hát, bởi vì đối tượng của bài ca sau khi rước lễ là Bí Tích Thánh Thể chứ không phải bất cứ ai cho dù là Đức Mẹ, các thánh hay một dịp kỷ niệm nào đó. 

4. Ca kết thúc

Trong số các bài hát được sử dụng khi cử hành thánh lễ thì bài ca kết thúc được phép chọn lựa khá rộng rãi; người ta có thể hát các bài ca này theo chủ đề ngày lễ hay mùa phụng vụ như: tình cha mẹ, mừng thánh bổn mạng… vào lúc kết lễ. Hay chỉ đơn giản là diễn tả niềm vui hân hoan khi tham dự thánh lễ và sẽ đem niềm vui đó để chia sẻ cho mọi người. Lời chúc và cũng là lời mời gọi của linh mục: “Lễ xong, chúc ACE ra đi bình an” nhắc nhở chúng ta hãy ra đi để thực thi sứ mạng ngôn sứ của mình là đem Tin mừng đến cho muôn dân, nên ngoài những dịp có tính chất riêng như đã kể trên, thì khi chọn bài hát phải diễn tả được ý nghĩa sâu xa đó.
 
Sưu tầm
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn