1
08:36 +07 Thứ năm, 25/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 65

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 62


Hôm nayHôm nay : 8383

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 271069

Tổng cộngTổng cộng : 27825353

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TƯ VẤN & GIẢI ĐÁP

Bịa đặt, xuyên tạc, loan truyền thông tin sai sự thật có phạm tội vu khống không ?

Thứ ba - 14/09/2021 07:52-Đã xem: 641
Trong xã hội mạng xã hội phủ sóng toàn cầu, hành vi xuyên tạc, loang tin, bịa đặt sai lệch về người khác ngày càng phổ biến. Với tiêu chí không bỏ lọt tội phạm, nhận thấy sự bất cập đó các nhà lập pháp đã đưa hành vi này cấu thành tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Đây được xem là một bước tiến mới trong quá trình lập pháp của Việt Nam.
Cây thẹn biết rầy, kẻ nói xấu người cần biết xấu hổ

Cây thẹn biết rầy, kẻ nói xấu người cần biết xấu hổ

 



1. Bịa đặt thông tin sai sự thật có phạm tội gì ?
Thưa luật sư, Tôi bị một người bạn lên mạng xã hội bịa đặt những thông tin về đời tư của tôi. Tất cả các thông tin này đều do bạn ấy suy diễn và hoàn toàn sai sự thực. Điều này khiến tôi bị tổn thương, vậy: Tôi phải làm gì để giải quyết dứt điểm vấn đề này ? Hành vi của người đó phạm tội gì ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 156 "Tội vu khống" Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 được quy định cụ thể như sau:

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các yếu tố cấu thành "Tội vu khống" theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Mặt khách quan của tội phạm:

Về hành vi, có một trong ba dạng hành vi sau đây:

Hành vi thứ nhất: Có hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này thể hiện qua việc người phạm tội đã tự đặt ra và loan truyền những điều không đúng với sự thật và có nội dung xuyên tạc để xúc phạm đến danh dự của người khác hoặc để gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.Người phạm tội thực hiện hành vi này có thể bằng cách nói trực tiếp hoặc thông qua các phương thức khác như qua phương tiện thông tin đại chúng, nhắn tin qua điện thoại di động…

Hành vi thứ hai: Có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này được thể hiện qua việc ngưòi phạm tội tuy không đặt ra những điều không đúng sự thật về người khác và biết rõ điều đó là bịa đặt (việc biết rõ điều mình loan truyền là bịa đặt là dấu hiệu bắt buộc) nhưng vẫn loan truyền điều bịa đặt đó (như nói cho những người khác biết, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng…) cho người khác.

Hành vi thứ ba: Có hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Được thể hiện qua việc tự mình bịa ra rằng người khác có hành vi thực hiện Ịnột tội phạm nào đó và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước như: Công an, Viện kiểm sát… mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện những hành vi phạm tội đó.

Về hậu quả. Trong trường vì hành vi nêu trên dẫn đến gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì đây là dấu hiệu cơ bản cấu thành của tội này.

Khách thể của tội phạm

Hành vi nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.

Mặt chủ quan của tội phạm

Động cơ, mục đích xúc phạm danh dự của người khác là dấu hiêu cấu thành cơ bản của tội này.

Lỗi của người thực hiện hành vi theo dạng thứ nhất của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết những thông tin mình đưa ra không đúng sự thật nhưng đã thực hiện nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Lỗi của người phạm tội trong dạng hành vi thứ hai là lỗi cố ý. Người phạm tội biết thông tin mà mình loan truyền là sai sự thật nhưng đã loan truyền nhằm mục đích xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Nếu người phạm tội nhầm tưởng thông tin mình loan truyền là đúng sự thật thì hành vi này không cấu thành tội này.

Lỗi của người phạm tội trong dạng hành vi thứ ba là lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ người mình tố giác không có hành vi phạm tội nhưng vẫn tố giác họ.

Chủ thể của tội phạm

Là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được chia như sau:

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ các quy định khác.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304. (Điều 12 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Do đó, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này có hai khoản nhưng không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng và điều 12 BLHS cũng không liệt kê đây là tội phạm mà người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với tội vu khống thì người phạm tội phải đặt từ đủ 16 tuổi trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về hình phạt

Đối với tội phạm này mức hình phạt được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

Khung hình phạt cơ bả

Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.

Khung hình phạt tăng nặng

Có mức phạt tù từ một năm đến bảy năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

Có tổ chức (xem giải thích tương tự ở tội giết người);

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn (xem giải thích tương tự ở tội làm nhục người khác);

Đối với nhiều người (từ hai người bị hại trở lên).

Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho chính người phạm tội (cho mình).

Đối với người thi hành công vụ (xem giải thích tương tự ở tội đe doạ giết người).

Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (tội rất nghiêm trọng là tội nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối vói tội đó là đến mười lăm năm tù. Tội đặc biệt nghiêm trọng là tội gây nguy hại đặc biệt cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình)

Hình phạt bổ sung (khoản 3)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị:

Phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng.

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

2. Bị người khác vu khống có khởi kiện được không ?

Thưa luật sư, tôi và anh H có cãi nhau qua lại và dẫn đến đánh nhau. Anh H có cầm một cây gậy đánh vào tôi, tôi vội cúi xuống nhặt một cục đá để tự vệ. Sau đó anh H viết đơn lên kiện tôi và vu khống tôi là vào nhà đánh đập anh ấy.
Xin Luật sư cho tôi biết tôi nên làm gì và xin Luật sư cho tôi mẫu đơn để kiện lại anh H ?
Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì anh H đã vu khống bạn vào nhà đánh đập anh ấy và viết đơn khởi kiện bạn. Trong trường hợp này bạn có thể khởi kiện anh H về Tội vu khống theo quy định tại Điều 156 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017. Cụ thể Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:

"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Bạn có thể làm đơn tố cáo và gửi lên cơ quan công an sau để yêu cầu giải quyết:

"Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền."

Ngoài ra trong trường hợp này anh hoàn toàn có quyền tố cáo anh H về hành vi cố ý gây thương tích theo quy định tại điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 như sau:

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân...."

3. Vu khống người khác sẽ bị xử lý như thế nào ?

Luật Minh Khuê giải đáp các thắc mắc về việc xử lý khi bị vu khống theo quy định của pháp luật hình sư, hành chính và bồi thường dân sự:

Luật sư tư vấn:

1. Xử lý vi phạm hành chính:

Nếu hành vi của nhóm phụ nữa đó không đủ để cấu thành tội phạm thì theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì những người đó sẽ bị xử phạt hành chính. Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định như sau:

"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;"

2. Trách nhiệm dân sự:

Căn cứ vào Điều 37 Bộ luật dân sự quy định:

"Điều 37. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ."

Thì người yêu bạn có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Khi đó, những người nói xấu người yêu bạn có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật:

"Điều 307. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
3.Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại."

"Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Căn cứ vào Điều 156 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội vu khống

4. Tư vấn về hành vi làm nhục người khác trên facebook ?

Xin chào Luật Minh Khuê, cháu có câu hỏi sau xin được giải đáp: Cho cháu hỏi nếu mình không biết chủ nhân của nick facebook mà hay làm nhục, bôi xấu mình trên mạng là ai thì có tố cáo được không? Và nếu được thì thủ tục như thế nào?
Người gửi: T.K

 

Trả lời

Để cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết vụ việc, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi này. Bạn có thể gởi đơn đến cơ quan công an cấp xã, công an cấp huyện, tòa án nhân dân cấp huyện, viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để tố giác tội phạm.

Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

5. Đổ lỗi cho người khác lấy cắp có phạm tội vu khống không ?

Thưa luật sư. Tôi xin tư vấn nội dung cụ thể như sau: Ngày 21/8/2016 vợ tôi là Giáo viên trường Tiểu học trong huyện có cho con đi cắt tóc trên đường về có vào mua hàng tại quầy bán quần áo. Sau khi mua hàng xong hai me con về nhà và làm các công việc bình thường. Đến 19 giờ cùng ngày chủ cửa hàng có xuống gia đình tôi hỏi xem con trai tôi 7 tuổi đang học lớp 2 tại trường tiểu học là có câm nhầm điện thoại của một khách hàng.
Ngày 24/8/2016 người mất điện thoại đến trình báo tại đơn vị công tác của Tôi và vợ tôi về sự việc trên và yêu cầu làm rõ sự việc và kỷ luật tôi và vợ tôi tội bao che trộm cắp. Hiên nay, tôi đang lưu trữ lại dữ liệu Camera an ninh nhà, ghi âm các cuộc gọi đến đòi trả điện thoại.
Vậy với những hành vi và bằng chứng tôi có được trên tôi có thể tố cáo người đó tội vu khống bôi nhọ danh dự nhân phẩm của tôi được hay không?
Xin chân thành cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Theo thông tin mà bạn cung cấp, con trai bạn không lấy điện thoại của người khác và những người này không hề có bất cứ chứng cứ, tài liệu nào về việc con trai bạn lấy điện thoại của họ, nhưng lại cứ một mực cho rằng con bạn là người lấy điện thoại là không có căn cứ pháp lý, đây đưuọc coi là hành vi bịa đặt thông tin không đúng sự thật, hơn nữa người này còn tố cáo với cơ quan nơi vợ chồng bạn đang công tác không đúng thẩm quyền giải quyết để nhằm xúc phạm danh dự vợ chồng bạn, yêu cầu kỷ luật vợ chồng bạn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình bạn mà không có bất cứ chứng cứ nào, thì hành vi của người này đã cấu thành tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017

Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp này, gia đình bạn có thể làm đơn tố cáo gửi tới cơ quan công an để được giải quyết. Hãy tham khảo: Mẫu đơn tố cáomới nhất

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê
******************

Nhân quả – quả báo
của người hay nói xấu người khác

Vậy nếu những người mà hằng ngày hay thích nói xấu, và chê cười người khác thì bị quả báo gì ?

Những tác hại chính, những quả báo sẽ trổ ra với những người hay nói xấu người khác:

  •  Người hay nói xấu thường làm người thấp hèn, tội lỗi
    • Thường làm người thấp hèn, người hướng hạ, không hướng thượng được.
      Khó trở thành Bậc quân tử.
    • Vì lời nói xấu sau lưng mà cộng với tâm không từ bi thì chính là đang mong muốn người lầm lỗi.
      Và vì chỉ chê bai nói xấu, nên dễ bị quả báo ngược lại là thường bị người cười chê.
    • Dần dần sẽ trở thành người tội lỗi, sẽ phạm đúng những lỗi năm xưa mình từng đã nói xấu người khác.
  •  Miệng mồm dần dần trở nên hôi thối :
    • Nói lời xấu, lời chê với ác tâm, chính là đang huân tập rác thối, tanh, ôi, thiu, nơi miệng, nơi bao tử.
    • Do đó, dần dần miệng sẽ bị hôi thối, cơ thể dần phát mùi hôi, hôi hám, nên làm người khác ít dám dần gũi .
  •  Không được phước làm người nổi tiếng :
    • Người mà có phước nổi tiếng thì có rất nhiều nhân, trong đó có một nhân là họ hay khen người khác, hoặc hay ca ngợi về người khác.
  •  Dễ rơi vào vòng thị phi, lao lý, kiện tụng, tranh chấp và hiềm khích :
  •  Làm mất duyên lành, thiện duyên với người khác :
    •  Mất tâm từ bi, xa dần chánh đạo, người trí, Thiện Thần ít muốn gần.
    • Khi Quí Vị nói xấu người, dù người ấy không biết đi nữa, nhưng dần dần họ sẽ không có thương Quí Vị .
    • Về già dễ bị bị quả báo cô đơn, ít bạn.
  •  Đang trồng nhân vô ơn :
    • Tất cả các chúng sinh trên cuộc đời này, dù ít hay nhiều gì cũng có ơn nghĩa với Quí Vị, ít nhiều gì họ cũng đã từng giúp đỡ cho Quí Vị đó.
    • Như chính quyền thì giúp cho dân, ít nhất là giữ yên, bình yên được cái xã hội.
      Chủ thì trả lương, lo cuộc sống cho nhân viên.
      Bạn bè thì họ cũng từng nói chuyện hay giúp đỡ cho Quí Vị. Ít nhiều gì cũng có một câu nói làm Quí Vị vui, hay có người tâm sự, bầu bạn.
      Hoặc người bất kì như người thợ sửa xe trong xóm.Dù Quí Vị nói xấu anh ấy, nhưng anh vẫn sửa xe cho Quí Vị.
  •  Nếu tái sinh thường không có nhân tái sinh tốt đẹp
    • Người hay thích nói xấu, thích nhiều chuyện, bà tám,..
      sẽ là nhân để sẽ tái sinh làm phái yếu, đánh mất tướng trượng phu.
    • Thân thể, khuôn mặt khi sinh ra thường xấu, mặt dễ bị có bớt, nám, nốt ruồi, thậm chí mụt ghẻ,…
      Như tướng con ếch chẳng hạn. Để rồi ai thấy cũng né xa.
    • Nếu nói xấu nhầm Bậc Chân Tu, người tu chân chính thì sẽ chiêu cảm quả báo rất nặng, có thể đủ sức đọa địa ngục, quả báo sẽ nhân lên gấp trăm ngàn lần.

Trên đây tôi đã trình bày tác hại to hớn, và như là một hiểm họa của người hay thích nói xấu sau lưng người khác, do đó Quí Vị phải nên hết sức cẩn cận khi bàn luận, hay nói chuyện về một ai đó.

Nếu không cẩn thận kiểm soát khẩu nghiệp, thì những lời nói ấy vô tình trở thành lời nói xấu sau lưng người khác, và sẽ có quả báo xấu đi kèm.

Do vậy, Quí Vị chú ý, phải rất chú ý :

Là mỗi khi mở miệng ra nói về một ai đó, nếu ta không khen, không nói tốt thì thôi.

Chứ tuyệt nhiên đừng nói xấu người khác sau lưng.

Nếu đủ bản lĩnh, thì ta nên nói xấu trước mặt người ấy, vì những lời góp ý chân thành và với tâm từ ái, thì sẽ giúp người sửa sai và giúp họ tự biết lỗi để hoàn thiện mình.

Chứ Quí Vị đừng nên nói xấu sau lưng.

Chúc Quí Vị miệng luôn như đóa hoa sen thơm ngát.

Nam Mô Chiên Đàn Hương Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).

 

Cư sĩ Nhuận Hòa
+++++++++++++

 

MỤC SUY 

Điều Răn thứ 8: từ Tin Giả đến Tin Mừng

Điều răn thứ 8 dạy: “Ngươi không được làm chứng dối.” Để tránh sự giả dối, chúng ta cần phục vụ cho sự thật. Và để phục vụ cho sự thật, chúng ta cần nỗ lực kiểm tra các sự kiện, nghiên cứu độ tin cậy các nguồn tin, tuân theo các nguyên tắc logic và chỉnh sửa lại thành kiến của chúng ta. Khi chúng ta không cố gắng đủ để thực hiện các việc đó, chúng ta rất có thể bị lừa để tin tưởng vào sự giả dối và thậm chí là lặp lại nó. Và điều này thể hiện sự lười biếng và không trung thực của chúng ta.

Do đó, tội về điều răn thứ 8 không chỉ bao gồm sự giả dối mà còn bao gồm việc phục vụ cho sự giả dối qua những hành động khiến người khác nghi ngờ sai về lý trí con người hoặc về sự tồn tại của sự thật khách quan, cũng như lặp lại sự giả dối thay vì cố gắng điều tra các tuyên bố gây tổn hại đến danh tiếng của người khác.

Cho nên, việc tham dự hay khuyến khích những hành động xét đoán thiếu suy nghĩ, cũng như vội vã lặp lại những gì chúng ta không biết chắc chắn, đều là những tội thiếu sót chống lại sự thật. Còn sự vu khống là cố tình nói sai sự thật về một người để phỉ báng cả quyền tự nhiên căn bản lẫn danh tiếng tốt của người đó. Vu khống là một tội cố tình chống lại sự thật. Những tội thiếu sót hoặc cố tình này khuyến khích sự không trung thực hơn là sự trung thực; cũng như làm mất lòng tin vào sự thật.

Bên cạnh những việc làm chứng dối do thiếu sót hoặc cố tình, thì việc chia sẻ những sự thật không thích hợp cũng là tội. Ví dụ, bạn phá vỡ tính bí mật riêng tư của một người và tung tin bí mật đó cách công khai, thì cho dù điều đó là sự thật, chẳng lẽ nó không phải là một tội sao? Phàn nàn cũng có thể là một tội, trong trường hợp vì yêu bản thân quá mức, chúng ta than phiền và phóng đại những tổn thương của mình hoặc làm xáo trộn sự bình yên của mọi người. Tuy nhiên, ngồi lê mách lẻo và tin đồn thì có mức độ thường xuyên và nguy hiểm hơn.

Việc ngồi lê mách lẻo là việc nói chuyện những lúc nhàn rỗi, nhưng nó tồi tệ ở chỗ là thường chia sẻ thông tin một cách không cần thiết ở mức độ riêng tư; còn tin đồn cũng vậy, nhưng ở mức độ công khai thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Cả hai đều là tội, nặng hay nhẹ tùy vào mức độ chúng gây bất lợi đối với người bị liên quan. Những tội phổ biến như ngồi lê mách lẻo và tin đồn đáng để khám phá thêm.

Mọi người đều yêu thích một câu chuyện hay, và một cách dễ dàng để trở thành trung tâm của sự chú ý là xây dựng một câu chuyện. Do đó, những câu chuyện ngồi lê mách lẻo như Băng Vải Dính (Velcro), luôn cuốn hút mọi người, nhưng nó cũng thường luôn phóng đại những chi tiết gốc của câu chuyện. Và nạn nhân của việc ngồi lê mách lẻo không bao giờ có cơ hội để tự bảo vệ mình hoặc thậm chí là để làm rõ sự việc.

Hơn nữa, sau khi bạn rời khỏi một căn phòng đầy những lời mách lẻo nói xấu, làm sao bạn biết những người trong phòng không mách lẻo với bạn? Xét cho cùng, những người đó thường thích nói về người khác hơn là nói về họ. Việc ngồi lê mách lẻo tạo ra sự chia rẽ và làm mất lòng tin vì nó thúc đẩy sự không trung thực hơn là sự trung thực minh bạch.

Cả ngồi lê mách lẻo và tin đồn đều giống như những kẻ xâm lược; một khi được phát ra, chúng ta không thể biết hết được chúng tàn phá thế nào. Cũng như không có cách nào để thu hồi chúng. Mách lẻo và tin đồn gieo rắc sự mất đoàn kết, bởi vì vòng luẩn quẩn chia rẽ và nghi ngờ mà chúng gây ra chỉ dẫn đến sự chia rẽ và phân cực nhiều hơn, đó là điều làm suy yếu lòng tin. Phục vụ sự thật trong tình yêu thúc đẩy lòng tin.

Và chẳng phải lòng tin là một điều quý hiếm hơn bao giờ hết hay sao? Tại sao lại phung phí nó, dù chỉ một chút, với những đôi môi mách lẻo?

Chúng ta lên án sự giả dối là đúng. Nhưng chúng ta có kiểm tra lương tâm để xem chúng ta cũng đã góp phần vào sự giả dối và nghi ngờ đó như thế nào không?

Những lỗi nhỏ chống lại sự trung thực sẽ từ từ phát triển thành vụ bê bối lớn về sự không trung thực. Nếu chúng ta muốn sống trong một cộng đồng trung thực, chân thành và tin tưởng, chúng ta phải tránh nói dối, cũng như tránh loan truyền bất kỳ thông tin: thiếu suy xét, bất lợi cho người khác, bôi nhọ danh tiếng của họ, tiết lộ bí mật riêng tư chính đáng của họ, hay than phiền quá mức. Thay vào đó, chúng ta nên khuyến khích sự trung thực trí tuệ, giá trị của sự chân thành và thiện chí, giữ những bí mật riêng tư và khuyến khích lẫn nhau.

Trong thời đại các sự kiện bị thay thế và tin tức bị giả mạo, chúng ta phục vụ cho Tin Mừng khi chúng ta cần thi hành trách nhiệm giải trình và lòng trung thực từ việc kiểm tra lương tâm cá nhân đến việc kiểm tra chéo ở tòa án. Thế giới của chúng ta sẽ tốt hơn khi chúng ta tuân thủ tất cả các điều răn; nhưng chúng ta không thể tuân giữ, thậm chí là biết bất kỳ điều răn nào, nếu chúng ta thi hành điều răn đó mà thiếu sự trung thực vốn có trong điều răn thứ 8.

Văn Việt trích dịch từ 
catholic-link.org
Nguồn: HĐGMVN

 

Bài giảng của ĐTC

VỀ TỘI NÓI HÀNH NÓI XẤU

 Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng chúa nhật thứ 8 thường niên năm C và mời gọi các tín hữu hãy xét những khuyết điểm của mình trước và đừng tìm kiếm những sai lỗi của người khác trước, và nhất là đừng nói hành nói xấu tha nhân. Đó là thái độ của những kẻ giả hình mà Chúa lên án.

 Lên án tật nói xấu người khác

 ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Kẻ ngồi lê mách lẻo không kết thúc với hành động của mình, nhưng đi xa hơn, họ gieo rắc bất hòa, gieo vãi thù hận và sự ác. Xin anh chị em hãy nghe điều này, tôi không nói quá: các cuộc chiến tranh bắt đầu bằng miệng lưỡi. Khi bạn nói xấu người khác, tức là bạn bắt đầu một cuộc chiến. Một bước tiến đến gần chiến tranh, một cuộc tàn phá. Hủy diệt người khác bằng miệng lưỡi hoặc bằng một quả bom nguyên tử cũng giống như nhau. Cả hai đều là tàn phá. Miệng lưỡi có sức tàn phá như một quả bom nguyên tử. Nó rất mạnh.. có sức tàn phá.. Bao nhiêu chiến tranh bắt đầu bằng những lăng mạ, bằng những lời nói xấu người khác: chiến tranh trong gia đình bắt đầu bằng những la lối -, chiến tranh trong khu phố, tại nơi làm việc, trong trường học, trong giáo xứ.. Vì thế, Chúa Giêsu nói: ”Trước khi nói xấu người khác, ngươi hãy lấy tấm gương và soi chính mình; hãy nhìn những khuyết điểm của mình và xấu hổ vì những lỗi lầm đó. Như thế ngươi sẽ câm nín về những khuyết điểm của người khác”.

 Cầm hãm miệng lưỡi trong mùa chay

 Và ĐTC kết luận rằng: ”Chúng ta sắp bắt đầu mùa chay, thật là đẹp nếu mỗi người chúng ta, trong Mùa Chay, suy tư về điều này: Tôi đã cư xử thế nào với người khác? Tâm hồn tôi thế nào trước dân chúng? Tôi là một kẻ giả hình, tôi tươi cười, nhưng rồi đằng sau lưng tôi phê bình, phá hủy bằng miệng lưỡi của tôi? Và nếu vào cuối mùa chay này, chúng ta có khả năng sửa chữa một chút về những điều ấy, và không phê bình sau lưng người khác, vì tôi bảo đảm với anh chị em rằng Lễ Phục Sinh của Chúa Giêsu sẽ đẹp hơn, sẽ cao trọng hơn giữa chúng ta”.

 Hai phương dược trị tật nói xấu người khác

 ĐTC nhìn nhận đó không phải là điều dễ dàng vì đây là một thói xấu ma quỉ đặt trong chúng ta. Nhưng - ngài nói - có hai thứ thuốc giúp chúng ta rất nhiều. Trước tiên là cầu nguyện. Nếu bạn muốn chỉ trích người khác, thì hãy cầu nguyện cho họ, xin Chúa giải quyết vấn đề ấy, phần bạn thì hãy khép miệng lại. Nếu không cầu nguyện, chúng ta không thể làm được gì.”

 ”Phương dược thứ hai là khi bạn cảm thấy muốn nói xấu người khác, thì hãy cắn lưỡi mình, cắn thật mạnh. Như thế lưỡi của bạn sẽ sưng phồng lên và bạn không thể nói được nữa. Đó là phương thuốc rất thực tế”.

 Thánh lễ ĐTC cử hành kết thúc khoảng 6 giờ rưỡi chiều với phép lành của ngài dành cho mọi người (Rei 4-3-2019)

_______VATICANEWS_______


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn