1
00:55 +07 Thứ sáu, 26/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 102

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 101


Hôm nayHôm nay : 791

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 283828

Tổng cộngTổng cộng : 27838112

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » LỜI NGUYỆN TÍN HỮU

Lịch sử và ý nghĩa thần học phụng vụ về lễ Chúa Ba Ngôi

Thứ bảy - 25/05/2013 10:52-Đã xem: 1504
Lợi ích của lễ Chúa Ba Ngôi là giúp Kitô hữu hiểu rằng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, trong sự phong phú và sự khác biệt về ngôi vị, luôn luôn hiện diện và hoạt động đồng thời trong đời sống của Hội Thánh, trong đời sống bí tích và trong đời sống thường nhật của mọi tín hữu. Là người mộn đệ Đức Kitô, người tín hữu là con yêu dấu của Chúa Cha và họ không thể làm gì nếu không có Chúa Thánh Thần tác động.
Lịch sử và ý nghĩa thần học phụng vụ về lễ Chúa Ba Ngôi

Lịch sử và ý nghĩa thần học phụng vụ về lễ Chúa Ba Ngôi

1.      Lịch sử[1]
Nếu Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm bí nhiệm nhất trong các mầu nhiệm đức tin thì việc tìm hiểu lịch sử hình thành lễ Chúa Ba Ngôi cũng không kém phần phức tạp.

Lịch sử ghi nhận rằng vào khoảng cuối thế kỷ IV, ở vùng Provence, nước Pháp, xuất hiện việc đọc Vinh Tụng Ca: “Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần” sau mỗi thánh vịnh. Việc thực hành này mau chóng trở thành Luật buộc được áp dụng cho tất cả mọi đan viện Tây Phương khi đọc Kinh Thần Vụ. Luật của Thánh Bênêdicto chương 9 ghi rõ rằng khi hát Gloria Patricác tu sĩ “đứng lên để ca tụng và cúi chào tước hiệu Chúa Ba Ngôi”.

Vào thế kỷ VII, trong sách cử hành bí tích của Đức giáo hoàng Gélase I (Sacramentaire gélasien), sau Chúa nhật lễ Hiện Xuống, xuất hiện Kinh Tiền Tụng về Chúa Ba Ngôi Chúa và vẫn được lưu giữ lại trong Sách lễ Roma hiện hành. Kinh này nêu bật ý nghĩa thần học khi khẳng định đức tin chân thật của Hội Thánh đối nghịch lại với các nhóm dị giáo chối bỏ Thần tính của Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Vào thời vua Charlemagne
[2], Alcuin (chuyên viên phụng vụ của vương quốc) đã soạn và phổ biến quyển sách lễ dành cho các tuần. Sách lễ này được bắt đầu với lễ Kính Chúa Ba Ngôi. Nhờ đó, lễ này được phổ biến cách nhanh chóng. Tiếp đến, trong các sách lễ khác, lễ Chúa Ba Ngôi được chỉ định cử hành vào Chúa nhật sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

Nhưng ở Roma thì lại dè dặt khi thiết định lễ Chúa Ba Ngôi. Đức giáo hoàng Alexandre II (+1073) tuyên bố rằng “Roma không dành riêng một lễ đặc biệt để tôn kính Mầu nhiệm cực trọng Ba Ngôi Thiên Chúa, bởi vì mầu nhiệm này được tôn kính mỗi ngày trong khi hát thánh vịnh cùng với Vinh Tụng Ca”
[3]. Một thế kỷ sau, Đức Alexandre III (+1181) cũng lập lại cùng một tư tưởng của vị tiền nhiệm.

Vào năm 1030 cha Cluny thuộc Dòng Bênêdicto ở Cluny (Pháp), rồi đến năm 1271 Dòng Xitô,  chính thức đưa lễ Chúa Ba Ngôi vào trong lịch phụng vụ riêng của Dòng. Nhưng ngày mừng lễ không cố định mà thay đổi, hoặc vào Chúa nhật sau lễ Chúa Hiện Xuống, hoặc vào Chúa nhật trước Mùa Vọng. Cuối cùng, vào năm 1334, Đức giáo hoàng Gioan XXII buộc phải cử hành lễ Chúa Ba Ngôi trong toàn Giáo Hội Tây Phương. Ngài ấn định lễ này được cử hành vào ngày Chúa nhật sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống như sự kết thúc việc cử hành toàn bộ mầu nhiệm phục sinh.

Các Giáo Hội Chính Thống không mừng lễ Chúa Ba Ngôi cách riêng biệt, nhưng trong phụng vụ, họ luôn cầu xin với Ba Ngôi Thiên Chúa. Trong khi đó, các Giáo Hội Cải Cách thì mừng lễ này vào Chúa nhật đầu tiên sau lễ Hiện Xuống.

Năm 1969, cải cách phụng vụ của Công Đồng Vatican II, không sửa đổi gì đối với việc cử hành lễ Chúa Ba Ngôi đã có trong lịch sử.
 
2.      Ý nghĩa thần học phụng vụ

Phụng vụ đích thực luôn cử hành về một biến cố: giáng sinh, tử nạn, phục sinh…Trong từng biến cố này, phụng vụ thấy và sống một mầu nhiệm. Nhưng Lễ Chúa Ba Ngôi không liên kết với một mầu nhiệm đặc biệt. Nhất là khi trình bày mầu nhiệm đức tin này, phụng vụ phải sử dụng những thuật ngữ “cao siêu” thần học, điểm này lại không phải là vai trò của lễ nghi phụng vụ. Có thể vì lý do này mà vào thế kỷ XI-XII, hai Đức giáo hoàng Alexandre III và III đã lưỡng lự không thiết lập một lễ riêng biệt để cử hành Mầu Nhiệm Ba Ngôi.

Tuy nhiên, lễ Chúa Ba Ngôi vẫn hiện hữu trong phụng vụ. Hơn thế nữa, chính khi cải cách, phụng vụ, Công Đồng Vatican II đã đề nghị 9 bài đọc (chọn lựa) dành cho lễ Chúa Ba Ngôi trích từ sách Cựu Ước và Tân Ước
[4]. Các bài đọc này chứng minh sự hiện diện của Thiên Chúa duy nhất, Đấng tự mặc khải trong lịch sử và sự hiện diện của Thiên Chúa trong ba ngôi vị, Đấng luôn tác động trong lịch sử và trong cuộc sống con người.

Lợi ích của lễ Chúa Ba Ngôi là giúp Kitô hữu hiểu rằng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, trong sự phong phú và sự khác biệt về ngôi vị, luôn luôn hiện diện và hoạt động đồng thời trong đời sống của Hội Thánh, trong đời sống bí tích và trong đời sống thường nhật của mọi tín hữu. Là người mộn đệ Đức Kitô, người tín hữu là con yêu dấu của Chúa Cha và họ không thể làm gì nếu không có Chúa Thánh Thần tác động.

Với lý do đó, Kinh Tiền Tụng Chúa nhật thường niên VIII cho thấy Hội Thánh được hiêp nhất là bởi liên kết với mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, nhờ đó mà đoàn dân Chúa mới có thể ca tụngthượng trí vô biên của Chúa Cha và nhận biết mình là Thân Thể Chúa Kitô và Đền Thờ của Chúa Thánh Thần. Toàn bộ phụng vụ có mục đích là giúp người tín hữu ca tụng  nhận biết Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, khi cùng nhau đọc lại những biến cố lịch sử. Chính Ba Ngôi đã thiết lập Hội Thánh với sự kiên nhẫn theo dòng thời gian. Chính phụng vụ, và nhất là nhờ được rửa tội “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” người Kitô được đưa vào hoặc dẫn vào trong Hội Thánh, cũng chính trong phụng vụ qua muôn thế hệ, mọi tín hữu cùng tung hô: “Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh” để hưởng cứu độ. Đây chính là mục đích của phụng vụ Kitô giáo.
 
Lm. Gs. Lê Ngọc Ngà
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn