1
00:38 +07 Chủ nhật, 28/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 177

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 175


Hôm nayHôm nay : 1277

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 344306

Tổng cộngTổng cộng : 27898590

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH

Lời Giáo Huấn (Giáo Lý 5 Phút GPCT) 2019

Thứ sáu - 30/11/2018 16:54-Đã xem: 1365
Trong hai năm vừa qua, Ban Mục Vụ của Giáo phận Cần Thơ đã chọn lọc các câu Giáo lý trong 3 phần (phần I: Tuyên xưng Đức tin; phần II: Các Bí Tích; và phần IV: Kinh nguyện Kitô giáo) của Bản Hỏi Thưa Giáo Lý Công Giáo vào trong phần Giáo Huấn hàng tuần.

Lời Giáo Huấn (Giáo Lý 5 Phút GPCT) 2019
(Tài liệu GP Cần Thơ)
-----------

 

Anh chị em thân mến.

Giáo lý Hội thánh Công giáo là cuốn sách được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố ngày 11.10.1992. Bản toát yếu sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo được Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI công bố ngày 28.06.2005. Hai bản văn quan trọng này đều đã được Uỷ Ban Giáo lý của Hội đồng Giám mục Việt Nam phiên dịch sang tiếng Việt và phổ biến rộng rãi.

Năm 2013, dựa trên hai văn bản nói trên, Hội đồng Giám mục Việt Nam công bố Bản Hỏi Thưa Giáo Lý Công Giáo để Giáo lý của Hội Thánh Công giáo được phổ biến rộng rãi hơn, gần gũi hơn với người tín hữu Việt Nam.

Trong hai năm vừa qua, Ban Mục Vụ của Giáo phận Cần Thơ đã chọn lọc các câu Giáo lý trong 3 phần (phần I: Tuyên xưng Đức tin;  phần II: Các Bí Tích; và phần IV: Kinh nguyện Kitô giáo) của Bản Hỏi Thưa Giáo Lý Công Giáo vào trong phần Giáo Huấn hàng tuần.

Trong phần Giáo huấn năm 2019 này, chúng ta tiếp tục Học hỏi Giáo Lý, theo Bản Hỏi Thưa Giáo Lý Công Giáo của Hội đồng Giám mục Việt Nam 2013[1], phần thứ ba: Đời sống trong Đức Kitô.

Ước gì những Lời Giáo Huấn trong Năm Phụng Vụ này sẽ giúp chúng ta ôn lại Giáo Lý căn bản để sống theo Đức Kitô và đem Chúa “đến với muôn dân” trong vùng đồng bằng sông Cửu Long này.

 

GIÁO HUẤN SỐ 1

CON NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH CỦA THIÊN CHÚA

  1. 01. Phẩm giá con người bắt nguồn từ đâu? (368)
  2. Phẩm giá bắt nguồn từ việc con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, được ban cho linh hồn thiêng liêng bất tử, có lý trí và ý chí tự do, nên con người luôn hướng về Thiên Chúa và được mời gọi hưởng phúc đòi đời.

 

GIÁO HUẤN SỐ 2

ƠN GỌI ĐƯỢC HẠNH PHÚC

  1. 02. Con người phải làm gì để đạt tới hạnh phúc đời đời? (371)
  2. Con người phải sống các Mối Phúc trong Tin Mừng và sống theo lương tâm ngay thẳng, nhờ ân sủng của Đức Kitô.

 

GIÁO HUẤN SỐ 3

TỰ DO CỦA CON NGƯỜI

  1. 03. Tự do là gì? (376)
  2. Tự do là khả năng Thiên Chúa ban cho con người, để họ có thể cân nhắc, chọn lựa, quyết định và chịu trách nhiệm về các hành vi của mình.

 

GIÁO HUẤN SỐ 4

TỰ DO CỦA CON NGƯỜI (tt)

  1. 04. Khi nào con người được tự do đích thực? (377)
  2. Con người được tự do đích thực khi biết dùng tự do để làm điều thiện. Tự do ấy đạt tới mức hoàn hảo khi quy hướng về Thiên Chúa là sự Thiện Tuyệt Đối.

 

GIÁO HUẤN SỐ 5

TRÁCH NHIỆM LUÂN LÝ

  1. 05. Chúng ta dựa vào đâu mà biết được một hành vi là tốt hay xấu, nặng hay nhẹ? (383)
  2. Chúng ta dựa vào ba điểm này:

– Một là điều chúng ta chọn tốt hay xấu.

– Hai là mục đích chúng ta nhắm tốt hay xấu.

– Ba là hoàn cảnh làm cho hành vi thành tốt hay xấu, nặng hay nhẹ hơn.

 

GIÁO HUẤN SỐ 6

TÍNH LUÂN LÝ CỦA CÁC ĐAM MÊ

  1. 06. Các đam mê là tốt hay xấu? (390)
  2. Các đam mê không tốt cũng không xấu. Chúng được xem là tốt hay xấu, khi được dùng làm điều tốt hay điều xấu. Chúng có thể được thăng hoa thành các nhân đức hay thoái hoá thành các thói hư tật xấu.

 

GIÁO HUẤN SỐ 7

LƯƠNG TÂM

  1. 07. Lương tâm là gì? (391)
  2. Lương tâm là luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã đặt sẵn trong lòng con người, để soi dẫn họ làm lành lánh dữ.

 

GIÁO HUẤN SỐ 8

LƯƠNG TÂM (tt)

  1. 08. Thế nào là một lương tâm ngay thẳng và chân thật? (394)
  2. Lương tâm ngay thẳng và chân thật là lương tâm phù hợp với những gì là đúng và tốt theo lý trí và Lề luật của Thiên Chúa.

 

GIÁO HUẤN SỐ 9

LƯƠNG TÂM (tt)

  1. 09. Làm thế nào để huấn luyện lương tâm ngay thẳng và chân thật? (395)
  2. Phải huấn luyện lương tâm qua việc thấm nhuần Lời Chúa và các giáo huấn của Hội thánh, qua việc cầu nguyện, xét mình và nghe theo lời khuyên của những người đạo đức khôn ngoan.

 

GIÁO HUẤN SỐ 9

LƯƠNG TÂM (tt)

  1. 10. Có những nguyên nhân nào khiến lương tâm đưa ra những phán đoán sai lầm không?
  2. Có ba nguyên nhân này:

– Một là do không chịu học hỏi, khiến lương tâm thiếu hiểu biết.

– Hai là do thói quen phạm tội, khiến lương tâm dần dần trở nên mù quáng.

– Ba là do những hoàn cảnh bên ngoài tác động đến lương tâm.

 

GIÁO HUẤN SỐ 11

NHÂN ĐỨC

  1. 11. Nhân đức là gì? Có mấy thứ nhân đức ? (398-399)
  2. Nhân đức là một xu hướng thường xuyên và bền vững để làm điều thiện.

Có hai thứ nhân đức:

– Một là nhân đức nhân bản.

– Hai là nhân đức đối thần.

 

GIÁO HUẤN SỐ 12

NHÂN ĐỨC (tt)

  1. 12. Nhân đức nhân bản là gì? (400)
  2. Nhân đức nhân bản là nhân đức giúp con người điều chỉnh các hành vi, điều tiết các đam mê, hướng dẫn nếp sống của mình cho phù hợp với lý trí và đức tin.

 

GIÁO HUẤN SỐ 13

NHÂN ĐỨC (tt)

  1. 13. Nhân đức đối thần là gì? (407)
  2. Nhân đức đối thần là nhân đức siêu nhiên mà Thiên Chúa ban cho người Kitô hữu, để giúp họ trực tiếp đến với Thiên Chúa, hành động như con cái Thiên Chúa và đáng hưởng sự sống đời đời.

 

GIÁO HUẤN SỐ 14

NHÂN ĐỨC (tt)

  1. 14. Đức tin là gì? (409)
  2. Đức tin là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta tin vào Thiên Chúa và tất cả những gì Ngài đã mạc khải và Hội thánh truyền dạy, vì Thiên Chúa chính là Chân lý.

 

GIÁO HUẤN SỐ 15

NHÂN ĐỨC (tt)

  1. 15. Đức Cậy là gì? (410)
  2. Đức Cậy là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta dựa vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần, mà vững lòng mong đợi hạnh phúc Nước Trời.

 

GIÁO HUẤN SỐ 16

NHÂN ĐỨC (tt)

  1. 16. Đức Mến là gì? (411)
  2. Đức Mến là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và vì Chúa, mà yêu thương mọi người.

 

GIÁO HUẤN SỐ 17

TỘI LỖI
  1. 17. Tội là gì? Có mấy thứ tội? (418-419)
  2. Tội là lời nói, việc làm hoặc ước muốn trái với luật Chúa dạy, là xúc phạm đến Chúa, làm hại chính mình và người khác. Có hai thứ tội: một là tội trọng, hai là tội nhẹ.

 

GIÁO HUẤN SỐ 18

TỘI LỖI (tt)
  1. 18Thế nào là tội trọng? Tội trọng làm hại chúng ta thế nào? (420-421)
  2. Tội trọng là cố tình phạm luật Thiên Chúa trong những điều quan trọng mà chúng ta đã kịp suy biết.

Tội trọng làm mất tình nghĩa giữa chúng ta với Thiên Chúa và nếu không hoán cải, chúng ta phải xa cách Ngài đời đời.

 

GIÁO HUẤN SỐ 19

TỘI LỖI (tt)
  1. 19. Thế nào là tội nhẹ? Tội nhẹ làm hại chúng ta thế nào? (422-423)
  2. Tội nhẹ là phạm một điều luật nhẹ hoặc một điều quan trọng, nhưng chưa kịp suy biết hay chưa hoàn toàn ưng theo.

Tội nhẹ không làm mất tình nghĩa giữa chúng ta với Thiên Chúa, nhưng làm cho chúng ta giảm bớt lòng yêu mến Chúa, dễ hướng chiều về điều xấu và dễ phạm tội trọng hơn.

 

GIÁO HUẤN SỐ 20

TỘI LỖI (tt)
  1. 20. Khi nào chúng ta có trách nhiệm đối với tội người khác? (427)
  2. Chúng ta có trách nhiệm đối với tội của người khác, khi cộng tác vào các tội ấy bằng những cách này:

– Một là tham gia cách trực tiếp và tự nguyện;

– Hai là ra lệnh, xúi giục hoặc tán thành;

– Ba là không tố cáo hoặc ngăn cản khi có bổn phận phải can ngăn;

– Bốn là bao che cho những người làm điều xấu.

 

GIÁO HUẤN SỐ 21

CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

  1. 21Con người phải sống trong xã hội thế nào? (430)
  2. Con người phải sống liên đới với mọi người trong xã hội, gặp gỡ, đối thoại và phục vụ lẫn nhau.

 

GIÁO HUẤN SỐ 22

THAM GIA VÀO ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

  1. 22. Công ích là gì? (436)
  2. Công ích là toàn thể những điều kiện của đời sống xã hội, giúp tập thể và cá nhân đạt tới sự hoàn hảo của mình.

 

GIÁO HUẤN SỐ 23

THAM GIA VÀO ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (tt)

  1. 23. Chúng ta phải tham gia xây dựng công ích bằng cách nào? (440)
  2. Chúng ta phải tham gia xây dựng công ích bằng những cách này:

– Một là tôn trọng các luật công bằng.

– Hai là chu toàn các trách nhiệm cá nhân trong xã hội.

– Ba là tham gia vào đời sống cộng đồng.

 

GIÁO HUẤN SỐ 24

CÔNG BẰNG XÃ HỘI

  1. 24. Công bằng xã hội là gì? (441)
  2. Công bằng xã hội là những điều kiện thuận lợi, giúp cho cá nhân cũng như tập thể đạt được những gì thuộc quyền lợi của họ.

 

GIÁO HUẤN SỐ 25

LUẬT LUÂN LÝ

  1. 25. Luật luân lý là gì? (446)
  2. Luật luân lý là lời dạy của Thiên Chúa, chỉ cho con người những con đường và quy luật sống, dẫn đến hạnh phúc Thiên Chúa hứa ban, và ngăn cấm những nẻo đường đưa con người xa lìa Thiên Chúa.

 

GIÁO HUẤN SỐ 26

LUẬT LUÂN LÝ (tt)

  1. 26. Luật tự nhiên là luật nào? (448)
  2. Luật tự nhiên là luật được Thiên Chúa khắc ghi trong tâm hồn con người, ở mọi nơi và mọi thời, để giúp họ phân biệt điều tốt và điều xấu.

 

GIÁO HUẤN SỐ 27

LUẬT LUÂN LÝ (tt)

  1. 27. Luật mới hay luật Tin mừng là gì? (454)
  2. Luật mới là luật được Đức Kitô rao giảng và thực hiện, là sự viên mãn và hoàn thành Luật Thiên Chúa. Luật mới tóm kết trong điều răn mến Chúa yêu người và yêu như Đức Kitô đã yêu.

 

GIÁO HUẤN SỐ 28

ÂN SỦNG VÀ CÔNG CHÍNH HÓA

  1. 28. Ơn công chính hoá là gì? (456)
  2. Ơn công chính hoá là hồng ân Chúa ban, giúp chúng ta thông phần vào đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa và có khả năng hành động vì yêu mến Ngài.

 

GIÁO HUẤN SỐ 29

HỘI THÁNH LÀ MẸ VÀ THẦY

  1. 29. Vì sao gọi Hội thánh là Mẹ và Thầy? (463)
  2. Gọi Hội thánh là Mẹ và Thầy, vì Hội thánh sinh thành, dưỡng dục người tín hữu trong đời sống đức tin.

 

GIÁO HUẤN SỐ 30

HỘI THÁNH LÀ MẸ VÀ THẦY (tt)

  1. 30. Các điều răn của Hội thánh có mục đích gì? (467)
  2. các điều răn cũa Hội thánh có mục đích nâng đỡ đời sống luân lý gắn liền với đời sống phụng vụ và được đời sống phụng vụ nuôi dưỡng.

 

GIÁO HUẤN SỐ 31

MƯỜI ĐIỀU RĂN
  1. 31. Vì sao mọi người phải tuân giữ Mười Điều Răn? (475)
  2. Vì Mười Điều Răn trình bày những bổn phận căn bản của con người đối với Thiên Chúa và tha nhân.

 

GIÁO HUẤN SỐ 32

ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT

  1. 32. Có những tội nào nghịch lại đức tin? (481)
  2. Có những tội này:

– Một là thờ ơ không chịu tìm hiểu các chân lý mặc khải.

– Hai là cố ý nghi ngờ hoặc chối bỏ các chân lý ấy, mà trở thành rối đạo, hoặc ly khai khỏi Hội thánh.

 

GIÁO HUẤN SỐ 33

ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT (tt)

  1. 33. Có những tội nào phạm đến đức cậy? (484)
  2. Có ba tội này:

– Một là ỷ vào tình thương của Chúa mà không chịu hoán cải;

– Hai là thất vọng mà buôn theo đàng tội lỗi;

– Ba là chỉ dựa vào sức riêng của mình mà thôi.

 

GIÁO HUẤN SỐ 34

ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT (tt)

  1. 34. Có những tội nghịch lại đức mến? (488)
  2. Có những tội này:

– Một là dửng dưng trước tình yêu Thiên Chúa;

– Hai là vô ơn không đáp lại tình yêu của Ngài;

– Ba là lười biếng không chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa;

– Bốn là thù ghét và chống lại Ngài.

 

GIÁO HUẤN SỐ 35

ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT (tt)

  1. 35Vì sao con người có quyền thờ phượng Thiên Chúa trong chân lý và tự do? (489)
  2. Vì phẩm giá con người cho họ quyền tự do tìm kiếm và gắn bó, đón nhận và trung thành với chân lý, qua việc dâng lên Thiên Chúa một sự thờ phượng đích thực. .

 

GIÁO HUẤN SỐ 36

ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT (tt)

  1. 36. Vì sao chúng ta có thể tôn kính ảnh tượng? (491)
  2. Vì Con Thiên Chúa đã làm người, nên chúng ta có thể dùng ảnh tượng để dễ hướng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, Đức Mẹ và các Thánh mà noi gương các Ngài..

 

GIÁO HUẤN SỐ 37

ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT (tt)

  1. 37. Có những tội nào nghịch lại điều răn thứ nhất? (490)
  2. Có những tội này:

– Một là tôn thờ tà thần và các loài thụ tạo;

– Hai là mê tín dị đoan;

– Ba là thử thách Thiên Chúa, phạm sự thánh hay buôn thần bán thánh;

– Bốn là chối bỏ Thiên Chúa;

– Năm là cho rằng con người không thể biết gì về Thiên Chúa.

 

GIÁO HUẤN SỐ 38

ĐIỀU RĂN THỨ HAI

  1. 38. Có những tội nào nghịch lại điều răn thứ hai? (494)
  2. Có những tội này:

– Một là lấy Danh Chúa làm chứng cho tội ác như thề gian, bội thề;

– Hai là sử dụng Danh Chúa cách bất xứng như kêu tên Chúa vô cớ, lộng ngôn, nguyền rủa và không tuân giữ những lời hứa nhân danh Chúa.

 

GIÁO HUẤN SỐ 39

ĐIỀU RĂN THỨ BA

  1. 39. Chúa Nhật nghĩa là gì? (498)
  2. Chúa Nhật là ngày của Chúa theo hai nghĩa này:

– Một là nhắc nhở việc sáng tạo mới, được thực hiện nhờ cuộc Phục sinh của Đức Kitô;

– Hai là hoàn tất ý nghĩa ngày lễ nghỉ của dân Do Thái và loan báo sự nghỉ ngơi muôn đời nơi Thiên Chúa.

 

GIÁO HUẤN SỐ 40

ĐIỀU RĂN THỨ BA (tt)

  1. 40. Chúng ta phải làm gì để thánh hóa Chúa nhật và các ngày lễ buộc? (499)
  2. Chúng ta phải tham dự Thánh lễ, tránh mọi hoạt động làm ngăn trở việc thờ phượng Thiên Chúa hay làm mất đi niềm vui trong ngày của Chúa, cũng như sự nghỉ ngơi cần thiết cho tinh thần và thể xác.

 

GIÁO HUẤN SỐ 41

ĐIỀU RĂN THỨ BỐN

  1. 41. Gia đình là gì trong kế hoạch của Thiên Chúa? (506)
  2. Gia đình vừa là cộng đoàn yêu thương mà Thiên Chúa đã thiết lập, để cha mẹ và con cái chung sống hạnh phúc, vừa là Hội Thánh tại gia vì là cộng đoàn đức tin, đức cậy và đức mến.

 

GIÁO HUẤN SỐ 42

ĐIỀU RĂN THỨ NĂM

  1. 42Có những tội nào nghịch lại điều răn thứ năm? (520)
  2. Có những tội này:

– Một là cố ý giết người;

– Hai là trực tiếp hay cộng tác vào việc phá thai;

– Ba là làm cho chết êm dịu;

– Bốn là tự sát hay cộng tác vào việc ấy;

– Năm là làm gương xấu khiến người khác phạm tội trọng;

– Sáu là phá hoại hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của mình và của người khác.

 

GIÁO HUẤN SỐ 43

ĐIỀU RĂN THỨ SÁU

  1. 43. Có những tội nào nghịch lại đức khiết tịnh? (541)
  2. Có những tội này:

– Một là nhìn ngắm hoặc nghĩ tưởng những điều dâm ô;

– Hai là nói những lời thô tục hoặc ám chỉ ý xấu và phổ biến phim ảnh sách báo khiêu dâm;

– Ba là tìm thú vui nhục dục một mình hoặc với người khác ngoài cuộc sống hôn nhân;

– Bốn là có hành vi đồng tính luyến ái;

– Năm là lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.

 

GIÁO HUẤN SỐ 44

ĐIỀU RĂN THỨ SÁU (tt)

  1. 44. Những tội nào phạm đến phẩm giá của hôn nhân? (551)
  2. Những tội phạm đến phẩm giá của hôn nhân là ngoại tình, ly dị, đa thê, loạn luân, tự do sống chung ngoài hôn nhân hoặc ăn ở với nhau trước hôn nhân.

 

GIÁO HUẤN SỐ 45

ĐIỀU RĂN THỨ BẢY

  1. 45. Điều răn thứ bảy đòi buộc những gì? (553)
  2. Điều răn thứ bảy đòi buộc những điều này:

– Một là tôn trọng của cải người khác;

– Hai là giữ các lời hứa đã cam kết;

– Ba là đền bù thiệt hại đã gây ra và trả lại cho người khác những gì đã lấy;

– Bốn là sử dụng khôn ngoan và chừng mực những tài nguyên thiên nhiên.

 

GIÁO HUẤN SỐ 46

ĐIỀU RĂN THỨ BẢY (tt)

  1. 46. Điều răn thứ bảy cấm những điều gì? (555)
  2. Điều răn thứ bảy cấm trộm cắp, trả lương không công bằng, đầu cơ tích trữ, giả mạo chi phiếu hay hóa đơn, gian lận, trốn thuế, cho vay nặng lãi, tham nhũng, lạm dụng hoặc lãng phí của công, cố ý phá hoại tài sản của công và làm không tốt công việc bổn phận.

 

GIÁO HUẤN SỐ 47

ĐIỀU RĂN THỨ BẢY (tt)

  1. 47. Hội thánh trình bày những gì trong Học thuyết xã hội? (557)
  2. Hội thánh trình bày có hệ thống các chân lý của Tin Mừng về phẩm giá và chiều kích xã hội của con người, đề ra những nguyên tắc để suy tư, quy định những tiêu chuẩn để phán đoán, trình bày những quy luật và định hướng để hành động.

 

GIÁO HUẤN SỐ 48

ĐIỀU RĂN THỨ TÁM

  1. 48. Có những tội nào nghịch lại điều răn thứ tám? (572)
  2. Có những tội này:

– Một là làm chứng gian, thề gian và nói dối;

– Hai là xét đoán hồ đồ, nói xấu, vu khống và bôi nhọ;

– Ba là nịnh hót, tâng bốc và xu nịnh nhằm thủ lợi bất chính.

 

GIÁO HUẤN SỐ 49

ĐIỀU RĂN THỨ CHÍN

  1. 49Điều răn thứ chín dạy chúng ta sự gì? (576)
  2. Điều răn thứ chín dạy chúng ta phải chiến thắng đam mê xác thịt, trong tư tưởng cũng như trong ước muốn.

 

GIÁO HUẤN SỐ 50

ĐIỀU RĂN THỨ CHÍN (tt)

  1. 50. Sự trong sạch còn đòi buộc những điều nào khác nữa không? (579)
  2. Sự trong sạch còn đòi buộc những điều này:

– Một là sống nết na và đoan trang;

– Hai là ngăn chặn thói khiêu dâm đang lan tràn;

– Ba là thanh tẩy môi trường xã hội bằng cách chống lại sự suy thoái phong hóa, do quan niệm sai lạc về tự do của con người.

 

GIÁO HUẤN SỐ 51

ĐIỀU RĂN THỨ MƯỜI

  1. 51. Điều răn thứ mười dạy chúng ta sự gì? (581)
  2. Điều răn thứ mười dạy chúng ta phải tôn trọng tài sản của người khác, không ganh tị, tham lam và ham muốn của cải một cách bất chính.

 

GIÁO HUẤN SỐ 52

ĐIỀU RĂN THỨ MƯỜI (tt)

  1. 52. Chúa Giêsu đòi buộc chúng ta điều gì khi dạy tinh thần khó nghèo? (582)
  2. Chúa Giêsu đòi buộc chúng ta yêu mến Ngài trên hết mọi sự và biết phó thác vào sự quan phòng của Chúa trong tinh thần khó nghèo của Nước Trời.

[1] Số trong ngoặc đơn ( ) sau câu hỏi diễn tả số tương ứng trong   Bản Hỏi Thưa Giáo Lý Công Giáo của Hội đồng Giám mục Việt Nam 2013.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn