1
15:07 +07 Thứ tư, 24/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 57

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 53


Hôm nayHôm nay : 9246

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 255045

Tổng cộngTổng cộng : 27809329

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH

Tranh luận về Ngôi sao Bethlehem

Chủ nhật - 27/11/2016 20:00-Đã xem: 1883
Những lối sống trên đây luôn nằm trong tình trạng nguy hiểm. Nhưng hiểm nguy lớn nhất là tôi không nhận ra mình đang trong tình trạng nguy hiểm. Sống tỉnh thức là nhận thấy nguy hiểm do sự thiếu quân bình và cân đối trong đời sống mình về mọi mặt. Chỉ một chút quá đà sẽ gây ra hư hại khó lường. Chỉ một chút hụt hẫng sẽ rơi vào cảnh trống vắng nội tâm, dễ bị ma quỷ khống chế và thống trị.
Tranh luận về Ngôi sao Bethlehem

Tranh luận về Ngôi sao Bethlehem

 

Tranh luận về Ngôi sao Bethlehem
Ngôi sao Bethlehem là đề tài thu hút sự chú ý của giới thiên văn học,
thần học và sử gia qua nhiều thế kỷ,
và có những công trình nghiên cứu
nhằm nỗ lực giải thích hiện tượng xảy ra vào ngày Chúa giáng thế.


Trong hơn 400 năm qua, các nhà thiên văn học nỗ lực giải thích hiện tượng thiên văn đã thu hút Ba vua đến nơi hạ sinh Chúa Hài đồng. Theo báo Christianity Today, Johannes Kepler - nhà tiên phong trong lĩnh vực thiên văn hiện đại - là người đầu tiên phân tích hiện tượng này vào năm 1614. Giờ đây, giới học giả đa phần đều cho rằng ông Michael Molnar - nhà thiên văn học từng công tác tại Đại học Rutgers (Mỹ) và có sở thích sưu tầm tiền xu - có thể đã tìm ra câu trả lời.

 

Michael Molnar - Ảnh: jsonline

Manh mối từ đồng xu cổ

Công trình nghiên cứu của chuyên gia Molnar cách đây 2 năm đã được thảo luận tại hội nghị chuyên đề về Ngôi sao Bethlehem, được tổ chức tại Đại học Groningen (Hà Lan), với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, thần học và sử gia. Hội nghị trên cũng nhằm đánh dấu kỷ niệm 400 năm kể từ khi nhà tiên phong Kepler công bố luận án nổi tiếng về ngôi sao trên. Ban đầu, chính học giả Molnar thú nhận không hề có mối quan tâm đặc biệt nào về đề tài này, dù ông cũng từng đưa ra nhiều giả thuyết về Ngôi sao Bethlehem cho các sinh viên nhân dịp Giáng sinh. Thế nhưng, mọi sự đều thay đổi vào ngày ông mua được một đồng tiền cổ, và thông qua đó, ông cho rằng manh mối mới đã xuất hiện.

Đồng tiền, được đúc tại Antioch (thành phố cổ La Mã nằm trên bờ đông của sông Orontes) vào đầu thế kỷ thứ nhất, mô phỏng hình ảnh một con cừu nhìn về hướng một ngôi sao. Trong khi nghiên cứu ý nghĩa của hình tượng này, chuyên gia Mỹ tìm được chứng cứ cho thấy chòm Bạch Dương, chứ không phải Song Ngư như mọi người vẫn nghĩ, là biểu tượng hoàng đạo của Judea - tức Do Thái. “Cái mà tôi nắm trong tay chính là chứng cứ mà các nhà nghiên cứu hiện đại cần phải tư duy lại cách giải thích về ngôi sao nổi tiếng”, trang adsabs.harvard.edu dẫn lại lời chuyên gia Molnar như vậy.

 

 

Khi tìm kiếm những tài liệu thiên văn cổ khác, ông phát hiện Ngôi sao Bethlehem không phải là một vật thể sáng chói đơn lẻ mà là một hiện tượng thiên văn hiếm gặp mới có thể thu hút sự chú ý của Ba vua. Các nhà chiêm tinh học gọi sao Mộc là biểu tượng của hoàng gia. Do vậy, nếu mặt trăng đứng trước sao Mộc trong lúc ở vị trí của chòm Bạch Dương trên bầu trời đêm, ý nghĩa của nó vô cùng quan trọng và có liên quan đến hoàng tộc. Chuyên gia Molnar tìm thấy 2 ngày vào năm thứ 6 trước CN khi hiện tượng che khuất trên diễn ra. Và khi đọc Phúc Âm Matthêu, ông nhận ra rằng từ Hy Lạp cho cụm từ “ở phương Đông” chính là thuật ngữ chỉ một hành tinh trở thành sao Mai. “Tôi hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ngày 17.4 của năm thứ 6 trước CN là thời điểm sao Mộc “ở phương Đông”, hiện diện với vai trò của sao Mai”, Molnar diễn giải. “Và thế là tôi đã có câu trả lời về Ngôi sao Bethlehem”, ông nói.

Vẫn còn tranh luận

Nhà thiên văn học của Đại học Harvard, Owen Gingerich, người khai mạc hội nghị, ủng hộ cách giải thích của ông Molnar nhưng lưu ý rằng những người tham gia cũng đã nêu lên những câu hỏi về kiến thức. “Hầu như giả thuyết trên được chấp nhận rộng rãi, nhưng không phải chi tiết nào cũng được đồng thuận”, nhà thiên văn học Gingerich cho biết. Ví dụ, nhiều nhà thiên văn học vẫn không được thuyết phục rằng chòm Bạch Dương là biểu tượng của Do Thái. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người cho rằng Ngôi sao Bethlehem không phải là một vật thể duy nhất, như sao chổi hoặc siêu tân tinh như từng tranh luận trước đây.

 

“...Khi tìm kiếm những tài liệu thiên văn cổ khác, ông phát hiện Ngôi sao Bethlehem không phải là một vật thể sáng chói đơn lẻ mà là một hiện tượng thiên văn hiếm gặp mới có thể thu hút sự chú ý của Ba vua...”
 

Trong một bài viết thú vị trên tạp chí National Geographic vào cuối năm 2011, giáo sư Robert J.Vanderbei của Đại học Princeton (Mỹ) cho hay, một giả thuyết phổ biến về Ngôi sao Bethlehem là nó là kết quả của sự giao nhau giữa sao Mộc và sao Kim, diễn ra vào ngày 17.6 của năm thứ 2 trước CN. Hay nói cách khác, vào chiều tối muộn của ngày đó, sao Mộc và sao Kim xuất hiện sát nhau đến nỗi những người ở Trung Đông khi nhìn lên bầu trời chỉ thấy một vật thể duy nhất, sáng hơn cả sao Kim lẫn sao Mộc. Bản thân sao Kim là vật thể sáng thứ 2 chỉ sau mặt trăng trên bầu trời đêm. Sao Mộc cũng sáng, nhưng không bằng sao Kim, hay có thể nói sao Kim sáng gấp 6 lần sao Mộc. Do vậy, một sự kết hợp giữa sao Kim/sao Mộc chỉ sáng hơn bản thân sao Mộc khoảng 16%.

Dựa trên phần mềm do giáo sư Vanderbei thiết lập, có đến 849 lần sao Mộc/sao Kim tụ hội từ năm 100 trước CN đến năm 2011. Nếu tính trung bình, cứ mỗi 60 năm hiện tượng trên lại xuất hiện một lần, dù tần suất không nhất thiết là phải chắc chắn như thế. Ông cũng nhắc đến luận điểm của chuyên gia Roger Sinnott, người đầu tiên đưa ra giả thuyết về ngày 17.6 của năm thứ hai trước CN. Chuyên gia Sinnott đã công bố phát hiện của mình vào tháng 12.1968 trên chuyên san Sky&Telescope. Đến năm 1986, Sinnott tiếp tục trình bày nghiên cứu đó, và lần này hai chuyên gia James DeYoung và James Hilton của Đài thiên văn Hải quân Mỹ đã xác nhận giả thuyết này sau khi thực hiện các thử nghiệm riêng lẻ.

Dù giới chuyên gia vẫn chưa thống nhất về giả thuyết xung quanh Ngôi sao Bethlehem, một điều chắc chắn là đây là sự kiện có thật, và đã xuất hiện vào thời điểm Chúa giáng thế.

 

LING LANG



XÉT MÌNH MÙA VỌNG:
TỈNH THỨC TRƯỚC NHIẾU LỐI SỐNG NGUY HIỂM

 

Để sống niềm hy vọng vào Thiên Chúa và gieo niềm hy vọng cho mọi người, đòi tôi phải luôn tỉnh thức trước cuộc sống của mình. Khi xét mình trong Mùa Vọng, tôi thấy mình có khi tỉnh mà không thức, có lúc thức mà không tỉnh; hoặc tỉnh thức về những điều này nhưng lại mê muội về những điều kia… Do đó, có thể tôi đang rơi vào nhiều lối sống nguy hiểm:
Nguy hiểm cơ bản là lối sống không trưởng thành về nhân bản.

- Nguy hiểm đáng sợ là lối sống không trưởng thành về tâm linh.
- Nguy hiểm thường xuyên là lối sống không trưởng thành về tri thức. 

I. Nguy hiểm cơ bản là lối sống không trưởng thành về nhân bản.

1. Quá chú trọng đến bản thân mình mà ít quan tâm đến tha nhân. 
2. Coi trọng việc riêng mà coi nhẹ việc chung.
3. Chỉ làm những điều mình muốn làm mà không làm những điều mình phải làm.
4. Đòi hỏi người khác mà không hề đòi hỏi mình. 
5. Góp phần xây dựng thì ít mà chê bai phê phán thì nhiều. 
6. Ham quyền hành chức vụ mà không khiêm tốn phục vụ. 
7. Phục vụ theo ý mình mà không theo nhu cầu của người khác. 
8. Ưa chuộng và quí mến người này nhưng ghét bỏ và khinh thường người kia. 
9. Cởi mở và vui vẻ với anh em này nhưng đóng kín và lạnh lùng với anh em khác. 
10. Đặt nặng công việc mà coi nhẹ con người. (lấy con người làm phương tiện).
11. Đặt nặng hiệu năng mà coi thường tính cách và ý hướng. (Bệnh thành tích). 
12. Đòi hỏi có tự do mà không có khả năng sống tự chủ. 
13. Khôn nhưng không ngoan, thẳng nhưng không khéo. 
14. Phán đoán bên ngoài mà không tìm hiểu bên trong. (Nông cạn, hình thức)
15. Đánh giá mình và người khác dựa vào công việc, mà không dựa vào phẩm cách. 
16. Biết lỗi mà không nhận lỗi; nhận lỗi mà không sửa lỗi. (Cố chấp)
17. Làm theo những gì mình nghĩ, mà không nghĩ về những gì mình làm. 
18. Nhiệt thành mà thiếu khôn ngoan. (Chủ quan, nhẹ dạ).
19. Ham nghe người khác tâng bốc mà không muốn nghe sự thật. (tự lừa dối mình).
20. Muốn mọi người phải giúp mình nhưng mình chẳng giúp ai. (ích kỷ).

II. Nguy hiểm đáng sợ là lối sống không trưởng thành về tâm linh. 

1. Đặt nặng hình thức, tổ chức bề ngoài, mà coi thường nội dung và đời sống bên trong.
2. Ưu tiên cho các phương tiện vật chất, còn ơn thánh thì lại chẳng quan tâm.
3. Lao mình vào sự hiếu động ồn ào, còn nội tâm thì lạnh lùng, trống vắng.
4. Đặt nặng việc hưởng thụ, coi thường việc khổ chế.
5. Bám vào những công việc của Chúa, còn chính Chúa thì phớt lờ.
6. Lo được lòng mọi người mà không lo được lòng Chúa. 
7. Chuyên chăm việc đời mà lười biếng việc đạo.
8. Phản ứng tự nhiên mà thiếu tinh thần siêu nhiên
9. Lo bồi dưỡng thân xác mà không lo bồi dưỡng tâm hồn. 
10. Sống bác ái mà thiếu chân thật, sống chân thật mà thiếu bác ái. 
11. Làm việc vì danh thơm tiếng tốt hơn là vì lòng yêu mến.
12. Tìm cách thay đổi mọi người mà không thay đổi chính mình.
13. Lo xây đắp tương lai mà không sống trọn giây phút hiện tại. 
14. Muốn thành quả mà không muốn hy sinh.
15. Thực thi bác ái mà lại không sống công bằng. 
16. Yêu mến Chúa mà không yêu mến anh em.
17. Theo đuổi ơn gọi mà không sống ơn gọi: lo tiến thân mà không hiến thân.
18. Nỗ lực sống trung thành nhưng lại thiếu trung thực.
19. Cầu nguyện một đàng, sống một nẻo.
20. Nhiều thiện chí mà không có hành động. 

III. Nguy hiểm thường xuyên là lối sống không trưởng thành về tri thức. 

1. Biết nhiều thứ mà không biết mình.
2. Biết thì nhiều mà sống không bao nhiêu.
3. Biết chẳng bao nhiêu mà tự kiêu tự mãn. 
4. Trí thức uyên thâm mà lại thiếu đức độ.
5. Chỉ đạt lý mà không thấu tình.
6. Làm việc mà không xem tình hình, không xét hậu quả.
7. Thông minh tài trí nhưng lại sống ích kỷ, hẹp hòi.
8. Học nhiều, đọc nhiều mà thiếu suy tư nghiền ngẫm. 
9. Chỉ nghe biết mà không truy tìm, tra cứu, điều nghiên.
10. Nhai lại tư tưởng người khác mà không khai sáng tư tưởng mình. 
11. Chỉ dựa vào sách vở và lý thuyết mà không có kinh nghiệm thực tế. 
12. Thấy chi tiết mà không thấy tổng quát.
13. Muốn động tay động chân mà không muốn động não.
14. Hiểu biết nhiều nhưng không biết điều chính yếu. 
15. Hiểu biết nhiều nhưng không sát, không sâu.
16. Hiểu biết mau nhưng không nguồn, không ngọn.
17. Hiểu biết nhiều mà không biết những điều mình phải biết. 
18. Hiểu biết nhiều mà không biết những điều mình không được phép biết.
19. Hiểu biết nhiều mà không biết sống yêu thương.
20. Hiểu biết sâu xa về nhiều thứ nhưng lại hiểu biết cạn cợt về Thiên Chúa.

Những lối sống trên đây luôn nằm trong tình trạng nguy hiểm. Nhưng hiểm nguy lớn nhất là tôi không nhận ra mình đang trong tình trạng nguy hiểm. Sống tỉnh thức là nhận thấy nguy hiểm do sự thiếu quân bình và cân đối trong đời sống mình về mọi mặt. Chỉ một chút quá đà sẽ gây ra hư hại khó lường. Chỉ một chút hụt hẫng sẽ rơi vào cảnh trống vắng nội tâm, dễ bị ma quỷ khống chế và thống trị. 

Thật vậy: “Quỷ thấy nhà bỏ trống, lại được quét tước trang hoàng hẳn hoi. Nó liền đi kéo thêm bảy thần khác dữ hơn nó, và chúng vào ở đó. Rốt cuộc tình trạng của người ấy còn tệ hơn trước” (Mt 12,44-45). 

Lm. Thái Nguyên


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn