1
23:10 +07 Thứ năm, 25/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 56


Hôm nayHôm nay : 19691

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 282377

Tổng cộngTổng cộng : 27836661

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » AVE MARIA

Đức chân phước Gioan Phaolô II: Vị Giáo hoàng của Đức Mẹ

Thứ ba - 30/10/2012 15:46-Đã xem: 2231
Đức Gioan Phaolô II, thì tới nay người ta vẫn chỉ tạm gọi ngài là “Giáo hoàng của những kỷ lục”: kỷ lục đi xa, kỷ lục phong thánh, kỷ lục gặp gỡ, kỷ lục diễn văn… Hôm nay kính mừng Ngân Khánh Giáo hoàng của ngài, giữa lòng tháng Mân Côi, xin được cùng với Giáo phận, cũng tạm thôi, nhìn ngài là ‘Giáo hoàng của Đức Mẹ’.
Đức chân phước Gioan Phaolô II: Vị Giáo hoàng của Đức Mẹ

Đức chân phước Gioan Phaolô II: Vị Giáo hoàng của Đức Mẹ

 văn… Hôm nay kính mừng Ngân Khánh Giáo hoàng của ngài, giữa lòng tháng Mân Côi, xin được cùng với Giáo phận, cũng tạm thôi, nhìn ngài là ‘Giáo hoàng của Đức Mẹ’
 
 1. Vì khẩu hiệu của Đức Gioan Phaolô là “Totus Tuus”.
 
 Đây là những chữ trong lời kinh dâng mình cho Đức Mẹ, khởi xướng từ phong trào tận hiến do thánh Louis Marie Grignion de Montfort, mà Đức Gioan Phaolô đã đọc và đã sống từ những ngày còn rất trẻ. ‘Tất cả của con là của Mẹ, con hoàn toàn thuộc về Mẹ’. Âm điệu lời kinh ấy đã đi vào nhịp điệu cuộc đời của ngài và cứ thế làm nên sức sống không ngừng tươi trẻ của mùa dâng hiến. Tiểu sử kể lại rằng: thời trung học ngài đã tích cực tham gia phong trào ‘chuỗi kinh Mân Côi sống’ để cổ võ lòng yêu mến Đức Mẹ, xây dựng tình hiệp thông và thêm tinh thần can đảm kinh qua những gian khó dưới thời Đức quốc xã. Với chúng ta, cái tên Auschwit có chăng chỉ là những hình ảnh tĩnh mang tính sử liệu của một thời đã qua, nhưng với Đức Gioan Phaolô, đó vẫn mãi còn là chuỗi sự kiện sống động kinh hoàng của ‘văn hoá sự chết’, mà sống còn qua những năm tháng “khói lửa” ấy là nhờ vào sự gìn giữ của Mẹ Maria. Chính vì thế, khi được chọn làm Giám mục phụ tá Giáo phận Krakow, ngài đã không lưỡng lự ghi tên Mẹ Maria vào trong huy hiệu và chọn lời kinh dâng hiến cho Đức Mẹ làm châm ngôn mục vụ. ‘Totus tuus: trọn đời con thuộc về Mẹ’
 
 Ngày 2/10/03 mới đây, người ta thấy xuất hiện trên các quầy sách đạo một cuốn sách tựa đề ‘50 ngày đáng nhớ dưới triều đại Đức Gioan Phaolô II’ của cha Joseph Vendrisse, linh mục thừa sai châu Phi, Pères Blancs, làm thông tín viên của tờ Figaro tại Vatican. Cuốn sách kể lại 50 biến cố quan trọng, lồng trong 50 ngày làm việc, cũng là minh hoạ 50 hạt kinh trong chuỗi Mân Côi sống mà Đức Gioan Phaolô II đã ngày từng ngày thực thi không mỏi mệt trên hành trình sứ vụ. Đời ngài là chuỗi kinh Mân Côi, nên đích thực ngài là ‘Giáo hoàng của Đức Mẹ’.
 
 2. Vì việc ngài nêu gương lòng yêu mến Đức Maria
 
 Ngay từ những năm đầu của triều đại Giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô đã cho thế giới biết ngài quan tâm thế nào đến việc nêu gương tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria. Nếu Thông điệp Redemptor Hominis (1979) là xác quyết lòng tin và là đề cương cho việc phục vụ Dân Chúa, thì Thông điệp Redemptoris Mater (1987) chính là đối xứng không chỉ về phương diện từ ngữ mà còn về tấm lòng noi gương Đức Maria mà phục vụ Đấng Cứu Thế.
 
 Và không chỉ là quyết chí trên bình diện lý thuyết mà còn rất cụ thể hơn bất cứ Giáo hoàng nào, Đức Gioan Phaolô vô cùng gắn bó với những truyền thống tôn vinh Đức Maria và luôn nêu cao tấm gương hiệp thông, nhất là đích thân đến kính viếng Đức Mẹ tại những nơi được truyền thống mỗi dân tộc nâng niu tôn kính. Tại Quê hương Balan, ngài bộc lộ lòng yêu mến Đức Mẹ mầu đen; tại Lộ Đức, ngài tôn sùng Đức Maria Vô nhiễm; tại Fatima, ngài lần hạt cầu cho cả thế giới; tại châu Mỹ latinh, ngài cùng với người dân bản xứ cầu kinh cùng Đức Mẹ Guadalupe; và khi ngỏ lời với con dân Việt Nam, ngài không bao giờ quên nhắc đến Đức Mẹ La Vang.
 
 Tháng 10 năm ngoái, chuẩn bị mừng 25 năm Giáo hoàng, ngài gửi đến mọi thành phần Dân Chúa bức Tông thư Rosarium Virginis Mariae về Kinh Mân Côi, lặp lại xác tín và lòng yêu mến Đức Mẹ. Và dịp khánh nhật truyền giáo năm nay, tức là còn ba ngày nữa, ngài chỉ muốn nhắc lại xác tín này là ‘hãy cùng với Đức Maria mà chiêm ngắm, bước theo và sinh Chúa Giêsu cho những người đồng thời với mình’. Vẫn chỉ là làm chứng và nêu gương yêu mến Đức Mẹ. Xin bật mí: có hai xuất phẩm bán chạy nhất trong giới công giáo thời gian qua, đó là sách Giáo Lý Công Giáo và cuốn băng ghi hình Đức Gioan Phaolô lần hạt trên nền nhạc hoà tấu của Bach và Handel. Đúng là ‘lời nói lung lay gương bày lôi kéo’ của Đấng mến yêu Đức Mẹ Maria.
 
 3. Vì biến cố xảy ra ngày 13/05/1981
 
 Nói về Đức Gioan Phaolô, người ta không thể bỏ quên biến cố xảy ra ngày 13/05/1981 tại Quảng Trường thánh Phêrô. Hôm ấy trên xe dành riêng đang ban phép lành cho dân chúng, ngài đã bị mưu sát bằng hai phát súng, do tên Agca, người Thổ làm theo đơn đặt hàng, đứng cách ngài 20 mét. Nhưng viên đạn chỉ đi xuyên qua ổ ruột, cách động mạch vài ly, rồi rớt ngay trong xe, khiến ngài dù bị mất đến 2/3 số máu trong cơ thể, vẫn được cứu sống kịp thời. Bác sĩ bảo: nếu viên đạn cắt ngang động mạch, ngài sẽ chết tại chỗ hoặc trên đường cấp cứu. Còn Đức Gioan Phaolô lại xem đó như một sự can thiệp lạ lùng của Đức Maria, ngài bảo: viên đạn là của con người, còn đường đi của viên đạn lại thuộc về một người khác. Người ta bắn, nhưng Đức Maria đã cứu ngài. Bởi vì hôm đó là ngày 13/05, kỷ niệm Mẹ hiện ra lần đầu tại Fatima.
 
 Sau đó, khi đã bình phục, Đức Gioan Phaolô đã đến nhà tù thăm hỏi kẻ mưu sát mình, tha thứ cho hắn và đề nghị khép lại vụ án trong kín đáo của lòng thương xót. Đầu đạn định mệnh đó hiện nay, theo ý Đức Giáo hoàng, được gắn trên triều thiên Đức Mẹ tại Fatima, như một nét đẹp cụ thể xương máu của tình yêu dâng hiến. Totus tuus là sẵn sàng dâng cho Mẹ ngay cả mạng sống; Totus tuus cũng là chấp nhận hiến cho Mẹ cả đến danh dự thắng thua. Và bước vào Quảng trường thánh Phêrô, ngước lên phía bên phải, trên bức đá cẩn mosaique tựa đề Mater Ecclesiae, người ta còn nhìn thấy cảnh tượng ngày lịch sử này. Việc được chữa lành và việc tha thứ cho kẻ mưu sát mình, đó là những dấu ngoại phạm của điều mà người ta gọi là ‘bí mật thứ ba của Fatima’, tức là sứ điệp tin nhắn Đức Mẹ gửi riêng cho Đức Giáo hoàng.
 
 Tóm lại, dựa trên đời sống xuyên suốt từ khi còn trẻ cho đến lúc trên toà thánh Phêrô, nhất là vào dịp 25 năm Giáo hoàng hôm nay, người ta thấy Đức Gioan Phaolô II quả thật là người con của Đức Mẹ, là tông đồ của Đức Mẹ và cũng là Giáo hoàng của Đức Mẹ. Tháng 10 năm nay trở về cho đẹp lên 25 năm hiến dâng và phục vụ của vị Cha chung, mỗi người chúng ta cũng được mời gọi hợp lòng. Hợp lòng tạ ơn Chúa đã ban cho Hội thánh vị chủ chăn tuyệt vời như lòng Chúa mong ước trong bài Phúc âm là ‘vì Chúa mà quên thân và vì dân Chúa mà hết lòng phục vu’, hoặc như lời dẫn khởi của thư Phêrô là ‘tự nguyện, nhiệt thành và đầy gương sáng’. Nhưng cũng là hợp lòng xin ơn cho Đức thánh cha, dù tuổi già sức yếu, luôn được bền lòng trong lời kinh Totus tuus yêu thương dâng hiến đến cùng. 
 
 Không biết khi đề nghị với dân Chúa thêm vào tràng hạt Mân Côi 5 sự sáng, Đức Giáo hoàng có vui hơn không, chỉ biết là có thêm 5 sự sáng, dân Chúa đã vui thêm nhiều lắm, không phải vì được vừa lần hạt vừa xem diễn nguyện, như một số nhà dòng đã làm, mà vì được soi sáng trên đường thánh đức, được thêm gần với đời Đức Mẹ và cũng thấy Đức Mẹ gần với đời mình hơn. Hãy đọc kinh Mân Côi tháng 10 để hợp lòng với Đức Gioan Phaolô mà tạ ơn và xin ơn cho Hội thánh. Và cũng để thấy: 
 
 “Đời mình một chuỗi Mân Côi, 
 
 hạt thương hạt sáng hạt vui hạt mừng. 
 
 Đôi môi tụng niệm không ngừng, 
 
 nghe ơn thánh trải lên từng lời kinh
”.

Gm. Giuse Vũ Duy Thống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn