1
10:31 +07 Thứ hai, 29/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 307

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 306


Hôm nayHôm nay : 36086

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 426173

Tổng cộngTổng cộng : 27980457

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

Độc quyền và tham nhũng là loại vi trùng ha-san trong xã hội

Thứ hai - 10/12/2012 16:25-Đã xem: 1533
GXTNO-Dân có giàu thì nước mới mạnh. Thế mà đó đây đang xảy ra một thứ vi-trùng 'Ha-san' trong xã hội mà chưa có thước chữa trị. Có lẽ đến lúc cộng đồng phải hợp sức để loại trừ nó để con người được hạnh phúc, dân tộc được giàu mạnh hơn.
Bạc Hy Lai

Bạc Hy Lai

 
Trong những ngày gần đây rùm beng trên một số tờ báo nói đến nạn tham nhũng, sống dựa quyền lực khá nhiều. Điều người ta cứ nói đi nói lại nhiều lần mà chưa tìm ra được con đường giải cứu. Một số bộ phận cán bộ đã thoái hoá biến chất, sống theo chủ nghĩa cá nhân, làm giàu cách bất chính. Họ không tìm lợi ích cho nhân dân, cho dân tộc. Hàng ngày họ tìm cách gia cố quyền lực, thi hành công việc theo chính sách quân phiệt, lấy quyền hành để trấn át người dân.

Mới đây một số bà con ở xóm (A) có phán ảnh ở tại địa bàn của họ sinh sống rất bình an vô sự, từ trước tới nay không có chuyện gì xảy ra. Người dân tại đây sống đúng pháp luật, làm ăn chân chính, đóng thuế đầy đủ không thiếu một đồng. Thế mà đột ngột chính quyền địa phương quyết định tách chia họ ra và cho nhập vào một xóm khác mà không có sự thống nhất trước của những chủ hộ này. Được biết, trước đó có cuộc họp có đưa ra ý tưởng nhưng người dân chưa đồng ý và phán đối quyết liệt. Sau đó cuộc họp vẫn giữ đúng ý nguyện ban đầu như các gia đình này và kết thúc. Vắng lặng một thời gian, m
ãi cho tới những ngày gần đây, vị chủ tịch của xã này đã bác bỏ coi thường ý kiến của nhân dân. Ông ta ký quyết định hết sức độc quyền, độc đoàn, phiệt dân, sai nguyên tắc, thiếu những yếu tố cần thiết cho một quyết định có hiệu lực. Người dân ở địa phương này đã có đơn kiến nghị lên cấp trên và đang chờ giải quyết một cách công bằng, dân chủ để dân làng được an vui hạnh phúc, mà mãi tới hôm nay vẫn chưa có cách giải quyết thoả đáng nào.
 
Đã đến lúc chúng ta nên phân nhóm người nào được gọi là "Độc quyền và tham nhũng", ai là người có cơ hội để tham nhũng, bởi một cậu học sinh không thế tham nhũng được, một người nông dân lại càng không có cơ hội để làm chuyện đó. Thiết nghĩ những người thuộc nhóm tham nhũng phải là những người có chức quyền địa vị trong xã hội.


Để làm sáng tỏ điều này, tại Trung Quốc, sau đại hội đảng lần thứ 18, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước ông Tập Cận Bình là nhà tân lãnh đạo cao nhất của một đất nước đông dân nhất thế giới này, đã làm một cuộc cách mạng mạnh mẽ và dứt khoát với những cán bộ quan liêu, tham nhũng hầu mong lấy lại niềm tin cho người dân. Một loạt quan chức Trung Quốc bị mất chức do tham nhũng được đăng tải trên nhiều tờ báo, cụ thể như :

- Bí thư đảng ủy, giám đốc công anh thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Lý Á Lực, vừa bị cách chức hôm 6/12 để điều tra hành vi tham nhũng. Con trai ông này cũng bị tố cáo uống rượu say và chống lại cảnh sát, gây bất bình trong dân chúng.

-
 Lý Xuân Thành, phó bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, cũng vừa bị Ủy ban kỷ luật trung ương banh hành lệnh điều tra vì nghi ngờ tham nhũng trong tuần qua.

- Lương Đạo Hành, cựu phó thị trưởng Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, đang bị điều tra vì vi phạm kỷ luật. Ông là phó thị trưởng từ năm 2002, đến năm 2011 xin từ chức vì lý do tuổi tác và giữ chức vụ cục trưởng phụ trách đại hội thể thao Thâm Quyến từ năm 2011. Người dân địa phương cho biết ông Lương bòn rút quỹ của đại hội thể thao, nâng mức dự toán lên cao gấp 4 lần

- Phó chủ tịch Sở Nông nghiệp Sơn Đông Đan Tăng Đức 
bị lộ thư gửi bồ nhí, hứa sẽ ly dị vợ. Ủy ban kiểm tra kỷ luật tỉnh đã lập tổ điều tra về lối sống của ông Đan

- Vương Hữu Minh, cựu phó giám đốc sở Tài nguyên quốc gia tỉnh Sơn Tây bị điều tra vì lợi dụng chức quyền, nhận hối lộ trong thời gian tại vi. Ông Vương đã bị khai trừ đảng, cắt chế độ đãi ngộ hưu trí và bàn giao cho cơ quan tư pháp điều tra.

Sơn Tây là tỉnh có trữ lượng than lớn ở Trung Quốc, được gọi là vựa than của nước này. Nhiều quan chức của tỉnh đã nhận hối lộ của các doanh nghiệp kinh doanh than trong quá trình phát triển. Từ năm 2008 đến nay đã có hàng nghìn quan chức các cấp "ngã ngựa" vì tham nhũng

- Cựu bí thư đảng ủy thành phố Yết Dương, tỉnh Quảng Đông, hiện là chủ tịch Ủy ban nông nghiệp nông thôn của Hội đồng nhân dân tỉnh, Trần Hồng Bình, cũng bị điều tra vì tham nhũng.

- Trịnh Bắc Tuyền, cựu phó chủ tịch, giám đốc công an thành phố Đức Anh, tỉnh Quảng Đông, bị điều tra về tội lạm quyền, vi phạm các vấn đề kinh tế

- Lã Anh Minh, vừa được bổ nhiệm làm phó giám đốc sở Tài nguyên quốc gia tỉnh Quảng Đông hồi tháng 10. Đến ngày 8/11, Lã nhận được lệnh điều tra vì vi phạm kỷ luật, sau ngày nhậm chức chỉ một tháng

Lôi Chính Phú, bị cách chức bí thư quận ủy Bắc Bội, thành phố Trùng Khánh, vì bị phát hiện có video giường chiếu với cô gái được cho là do doanh nghiệp "cống nạp" khi cô này mới 18 tuổi. Lôi đang bị Ủy ban Kỷ luật đảng của thành phố điều tra

- Chu Vị Bình, bí thư quận ủy Tân Hồ, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, bị phát hiện có những tài khoản ngân hàng và tài sản đất đai, nhà cửa từ việc nhận hối lộ lên đến hàng chục triệu USD và có lối sống buông thả, nhiều nhân tình. Tỉnh Giang Tô đang quyết tâm loại trừ nạn tham nhũng và loại bỏ những quan chức như Chu...
 
Tại Việt Nam chúng ta, trong các năm 2011 và 2012 đã có động thái khá mạnh với những kẻ làm sai trái và tham nhũng như vụ: Tiên Lãng, TP Hải Phòng, những việc làm sai trái, thiếu hiểu biết của một bộ phận cán bộ có chức quyền, đã được chính phủ chỉ đạo và chỉ thị cho địa phương giải quyết, làm rõ những vụ viêc 'oan sai' để trả lại công bằng cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Vậy mà hơn cả năm nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm cho phù hợp với lòng mong mỏi của người dân. Gần đây một loạt đại gia nổi tiếng bị bắt cũng chưa được làm rõ nguyên nhân để ngăn chặn và răn dạy những kẻ lạm quyền tham nhũng.

Theo tờ báo "Người Yên Thành" (nguoiyenthanh.com), các số ra ngày 4/ 5 và 28/ 11/ 2012 cho thấy một vị thẩm phán phiên toà đòi tiền đương sự để giảm án... Theo bài báo cho biết: 
muốn giảm án, bị cáo phải đưa đủ cho vị thẩm phán này 60 triệu đồng. Đó là ông Bùi Anh Đức thẩm phán toà an huyện Yên Thành đã có thái độ gắt gỏng với người nhà bị cáo là ông Thảo. “Muốn giảm nhẹ tội xuống 3-4 năm thì phải đưa 60 triệu. Đây là ba-rem rồi, không mặc cả. Phải đưa tiền trước 7h30' sáng ngày 24/4, trước khi hội đồng xét xử họp để tôi còn “làm việc” với các vị ấy” - Đức ra giá. Đồng thời, vị thẩm phán này còn lộng ngôn khi tuyên bố với gia đình bị cáo Ngô Xuân Thảo: “Xét xử phiên tòa này tôi là chủ, chánh án chỉ quản lý hành chính thôi. Tất cả mọi việc đều phải thông qua tôi, không nên nhờ người khác”.

Chiều 27-11, TAND tỉnh Nghệ An xét xử phúc thẩm vụ án “nhận tiền hối lộ” đối với thẩm phán Bùi Anh Đức trong vụ nhận tiền chạy án của người nhà đương sự. 

Tờ báo cho biết: Thẩm phán Bùi Anh Đức, SN 1975, ở xã Đức An, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, thẩm phán TAND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, được Chánh án TA huyện Yên Thành giao nhiệm vụ chủ tọa xét xử phiên tòa hình sự vụ án Ngô Xuân Thảo với tội danh “Tham ô tài sản”. Trước ngày vụ án đưa ra xét xử, Đức nhắn tin cho ông Ngô Xuân Thảo đến trụ sở TAND huyện Yên Thành để nhận quyết định xét xử. Trước thời gian xét xử vụ án trên Đức đã nhận của gia đình bị cáo 19 triệu đồng với lời hứa giảm án cho bị cáo. Hành vi của Đức bị CQCA phát giác. Ngày 29-8-2012, tại phiên tòa sơ thẩm TAND huyện Yên Thành đã tuyên phạt bị cáo Bùi Anh Đức với mức án 5 năm tù giam vì tội “Nhận hối lộ”. Sau đó, Bùi Anh Đức đã có đơn kháng cáo lên TAND tỉnh Nghệ An với nội dung xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên phúc thẩm, Bùi Anh Đức tỏ ra ăn năn, trước những hành vi của mình. Kết thúc phiên xét xử, TAND tỉnh Nghệ An đã quyết định tuyên giảm án cho bị cáo Bùi Anh Đức từ mức án 5 năm tù xuống còn 3 năm 6 tháng tù giam.


Để làm được điều này, thiết nghĩ phải có sự cộng tác của toàn xã hội, đồng lòng, góp sức triệt cho được “kẻ thù số 1”đầy tinh vi nguy hiểm này, chính là tham nhũng. Chúng ta nên có những giải thưởng cao cho những ai phát hiện, tố cáo chính xác những kẻ tham nhũng. Bên cạnh đó chúng ta cũng nêu cao nhiều tấm gương liêm khiết trong cán bộ.

Đọc câu chuyện ca ngợi về tấm gương liêm khiết của vị tổng thống nghèo nhất thế giới dưới đây chắc ai cũng mũi lòng thầm mong một đội ngũ cán bộ của chính quyền sống được phần nào những việc tốt như vị tổng thống này thì mọi sự sẽ trở nên một màu hồng đầy sức sống. Ô
ng chính là Jose Mujica, tổng thống của Uruguay. Lối sống của ông tương phản rõ rệt so với phần lớn các nguyên thủ trên hành tinh. Mujica tránh xa ngôi nhà sang trọng mà chính phủ Uruguay dành cho nguyên thủ quốc gia và chuyển tới nông trại của vợ trên một con đường bụi bặm bên ngoài thủ đô Montevideo. Tuy ông vẫn còn vài vấn đề sai lầm dẫn đến sự độc quyền mà một số người đang chỉ trích ông. Xin trích dẫn một số chi tiết cụ thể : 
 
Lối sống khắc khổ này, cộng với việc Mujica tặng khoảng 90% lương hàng tháng của tổng thống – tương đương 12.000 USD – cho các tổ chức từ thiện, khiến giới truyền thông gọi ông là “tổng thống nghèo nhất thế giới”, BBC cho biết.“Tôi đã sống như thế trong phần lớn cuộc đời và tôi có thể sống tốt với những thứ mà tôi có”, ông nói khi ngồi trên một chiếc ghế cũ trong vườn. Chiếc đệm trên ghế là chỗ nằm mà chó Manuela rất thích.

Phần lương mà ông giữ lại chỉ tương đương với mức thu nhập trung bình hàng tháng của người dân Uruguay, tức là 775 USD.
Vào năm 2010, Mujica tuyên bố trị giá tài sản cá nhân của ông là 1.800 USD, giá trị của chiếc xe hơi Volkswagen Beetle 1987. Tại Uruguay, một quan chức đều phải kê khai tài sản cá nhân.

Trong bản kê khai tài sản cá nhân năm nay, ông bổ sung một nửa tài sản của vợ - bao gồm đất, máy kéo và một ngôi nhà – vào danh sách. Vì thế giá trị tài sản của ông tăng lên 215.000 USD, bằng khoảng 2/3 tài sản của Phó tổng thống Danilo Astori và 1/3 tài sản của Tabare Vasquez, người tiền nhiệm của ông.

Tổng thống Mujica từng tham gia lực lượng du kích Tupamaros chống chính phủ trong thập niên 60 và 70. Ông hứng chịu 6 viên đạn và bị giam 14 lần. Mãi tới năm 1985, khi nền dân chủ quay trở về Uruguay, ông mới được thả. Trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2009, ông tranh cử và giành chiến thắng. Công dân số một của Uruguay nói rằng khoảng thời gian sống trong tù đã giúp ông tạo dựng quan điểm sống.

“Người ta gọi tôi là tổng thốngnghèo nhất, nhưng tôi không cảm thấy nghèo. Người nghèo là người chỉ cố gắng làm việc để duy trì một lối sống tốn kém và họ luôn muốn nhiều tiền hơn. Đây là vấn đề tự do. Nếu bạn không có nhiều tài sản, bạn sẽ không phải làm việc cả đời như nô lệ để giữ đống tài sản. Vì thế bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho bản thân”, Mujica lập luận.


Ước mong một ngày nào đó nạn tham những được đẩy lùi, những người cầm cân lèo lái của dân tộc từ dân quê đến thành thị được sáng suốt và lấy phương châm phục vụ làm đầu. Đồng thời cũng phải thấy cho được cái giá phải trả của những đồng tiền nhơ bẩn không đổ mồ hôi. Người cán bộ phải khiêm tốn, dễ gần dân, không quan liêu hách dịch, làm việc có trước sau, có bàn bạc với dân tạo sự dân chủ, không độc đoán, phải hiểu thấu và luôn lấy dân làm gốc hầu mới mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người.
 
Bình Minh
-------------------------------------------------------------

 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn