1
19:25 +07 Thứ hai, 29/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 378

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 375


Hôm nayHôm nay : 71674

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 461761

Tổng cộngTổng cộng : 28016045

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » SUY NIỆM CHÚA NHẬT

Suy niệm lễ Chúa Giê-su Lên Trời, lễ Hiện Xuống, lễ ba Ngôi và lễ Mình Máu Thánh

Thứ bảy - 07/05/2016 08:22-Đã xem: 2419
Thánh Phaolô đã vạch ra một loạt các nguyên tắc để giúp người Kitô hữu tiếp tục công việc ở đời này và duy trì một mối liên hệ bình thường với thế gian này. Nhưng phải có chỗ khác biệt là từ nay trở đi, Kitô hữu phải nhìn nhận mọi sự trong ánh sáng, trong bối cảnh là cõi đời đời. Nghĩa là người ấy sẽ không sống dường như đời này là tất cả những gì mình quan tâm, nhưng phải đặt thế gian này trong bối cảnh của cõi sống đời đời.
Suy niệm lễ Chúa Giê-su Lên Trời, lễ Hiện Xuống, lễ ba Ngôi và lễ Mình Máu Thánh

Suy niệm lễ Chúa Giê-su Lên Trời, lễ Hiện Xuống, lễ ba Ngôi và lễ Mình Máu Thánh

LỄ THĂNG THIÊN C
CÁC CON LÀ CHỨNG NHÂN

A. DẪN NHẬP
 
          Hôm nay lễ Chúa Giêsu lên trời kết thúc cuộc đời ở trần gian theo như những gì Kinh Thánh đã tiên báo. Theo cái nhìn của Luca, thì “Thời kỳ Israel” đã nhường chỗ cho “Thời kỳ Đức Kitô”. Giờ đây, “Thời kỳ của Đức Kitô”â lại nhưỡng chỗ cho “Thời kỳ của Giáo hội”.
 
          Bài đọc Tin mừng trích trong tác phẩm cuối của Tin mừng Luca, chứa đựng trình thuật đầu tiên của Luca về biến cố lên trời. Ở đây Thăng thiên được trình bầy như được xẩy ra vào Chúa nhật Phục sinh. Đức Chúa Phục sinh cho các Tông đồ thấy Kinh thánh đã tiên báo về Đức Kitô phải chịu đau khổ và sống lại như thế nào (Lc 24,48).
 
          Khi hiện ra với các Tông đồ, Đức Giêsu đã trao cho các ông sứ vụ rao giảng Tin mừng bắt đầu từ Giêrusalem cho đến tận cùng trái đất (Lc 24,47) và phải làm chứng cho Ngài nơi muôn dân nước (Lc 24,48). Đồng thời Ngài cũng hứa sẽ ban Chúa Thánh Thần đến cùng họ (Lc 24,49). Sau khi đã căn dặn các môn đệ nhiều điều, Đức Giêsu lên trời trước mặt các ông. Họ vui mừng trở về Giêrusalem để chờ đợi Chúa Thánh Thần.
 
          Lễ Thăng thiên được xem như đỉnh điểm của đời sống Đức Giêsu và là khởi điểm sứ vụ của Giáo hội. Do đó, mọi thành viên trong Giáo hội phải tích cực thi hành sứ vụ này bằng đời sống chứng nhân trước mặt mọi người.       
 
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
 
          +  Bài đọc 1 : Cv 1,1-11
 
          Khởi đầu sách Công vụ Tông đồ cho chúng ta biết : sau khi sống lại Đức Giêsu tiếp tục hiện ra với các môn đệ trong 40 ngày và trước khi về trời, Ngài còn ban các ông những lời dạy cuối cùng
- Đức Giêsu dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các môn đệ biết rằng sau khi đã chịu nạn chịu chết, Ngài vẫn còn sống.
- Ngài khuyên các ông hãy chờ đợi Chúa Thánh Thần, Đấng mà Thiên Chúa đã hứa ban.
- Ngài còn trao cho các ông  sứ mạng rao giảng Tin mừng để làm chứng cho Ngài trên khắp cùng thế giới.
 
          Bài đọc 2 : Ep 1,17-23
 
          Trong thư gửi cho tín hữu Eâphêsô, thánh Phaolô chúc cho các tín hữu được ơn khôn ngoan để lòng trí mở ra mà hiểu rõ đâu là niềm hy vọng mà họ đã nhận được.
          Ngài còn cho biết : Chính Chúa Cha đã cho Đức Giêsu sống lại; chính Chúa Cha đã tôn vinh Đức Giêsu; cũng vẫn Chúa Cha đã đặt Đức Giêsu làm Chúa tể muôn loài, làm đầu Hội thánh. Chúng ta có thể đặt trọn niềm tin cậy ở Ngài.
 
          Bài Tin mừng : Lc 24,46-53
 
          Trong sách Công vụ Tông đồ, thánh Phaolô đã nói và trong Tin mừng hôm nay còn nói lại :
- Những lời căn dặn cuối cùng : theo Sách Thánh, Đức Kitô phải qua chịu nạn rồi mới tới Phục sinh. Các môn đệ phải rao giảng và làm chứng cho Đức Giêsu dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần mà Ngài sẽ ban cho.
 
- Đức Giêsu về trời : Luca đã dùng cách viết của loài người để tạm diễn tả việc Đức Giêsu thăng thiên. Ngài về trời có nghĩa là Ngài rời bỏ tình trạng hèn hạ của loài người mà trở về tình trạng vinh quang của một vị Thiên Chúa, nghĩa là Ngài chỉ thay đổi cách hiện diện.
 
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
                                                Chứng nhân của Đức Kitô
I. ĐỨC GIÊSU VỀ CÕI TRỜI.
 
1.    Theo sách Tin mừng và Công vụ Tông đồ.
 
Thánh Luca là tác giả sách Tin mừng và Công vụ Tông đồ. Theo sách Công vụ Tông đồ, chúng ta đọc thấy biến cố lên trời xẩy ra vào ngày thứ 40 sau Phục sinh. Trái lại, trong sách Tin mừng, Luca lại đặt biến cố này vào ngay chiều ngày Phục sinh.  Thực ra, sách Tin mừng có ý viết về sứ mạng của Đức Giêsu bắt đầu từ Galilê đến Giêrusalem, và sách Công vụ Tông đồ viết về sứ mạng của Giáo hội bắt đầu từ Giêrusalem đến toàn thế giới.  Việc Đức Giêsu lên trời là cái bản lề giữa hai sứ mạng đó; hay nói cách khác, lúc Đức Giêsu lên trời là lúc Đức Giêsu bàn giao sứ mạng lại cho Giáo hội để tiếp tục công trình của Ngài.
 
2.    Ý nghĩa việc lên trời.
 
Việc lên trời của Đức Giêsu có hai ý nghĩa, đó là giai đoạn rao giảng của Đức Giêsu đã qua, đã chấm dứt và mở ra một kỷ nguyên mới cho Giáo hội.
 
a)   Một giai đoạn đã qua.
 
Ý nghĩa trọng đại của việc Đức Giêsu lên trời là sự cứu chuộc  mà Ngài đã thực hiện cho loài người qua cái chết đền tội và sống lại của Ngài đã hoàn thành và viên mãn cho đến đời đời.
 
Đức Giêsu đã làm xong công việc cứu chuộc, đã hoàn thành sứ mạng Cha Ngài đã trao phó là cứu chuộc nhân loại tội lỗi, bằng chính cái chết đền tội trên thập giá và đã sống lại  để cho những ai đặt niềm tin nơi Ngài được sự sống đời đời. Sự cứu chuộc ấy đã hoàn toàn đầy đủ cho đến muôn đời. Và như vậy, đã chấm dứt thời kỳ mà niềm tin của các môn đệ đặt vào một Thầy bằng xương bằng thịt, vào sự hiện diện của thân thể Thầy. Từ nay, các môn đệ sẽ liên kết với một Đấng Thầy đời đời vượt thời gian và không gian.
 
b)   Khởi đầu một kỷ nguyên mới.
 
Kế hoạch của Thiên Chúa được ghi trong Sách Thánh không chấm hết cùng với cái chết, phục sinh và lên trời vinh hiển của Đức Giêsu, mà còn tiếp tục trong Hội thánh. Sứ điệp Tin mừng được hoạch định”cho muôn dân”, được rao giảng bắt đầu từ Giêrusalem.
 
Một giai đoạn lịch sử cứu độ được hoàn tất. Mới kỷ nguyên mới được chuẩn bị, kỷ nguyên đi gieo rắc Tin mừng bắt đầu từ Giêrusalem cho đến tận cùng trái đất.
 
Thật là nghịch lý ! Đức Giêsu rời khỏi họ, thế mà họ không buồn phiền. Các môn đệ ra về  trong sự vui mừng  chứ không phải tấm lòng sầu muộn vì họ biết rằng  từ nay không có gì có thể ngăn cách mình với người Thầy của mình. Thánh Phaolô đã phát biểu :”Ai có thể phân cách chúng ta  với tình yêu thương của Chúa Cứu thế” ? Và Ngài khẳng định :”Tôi biết chắc chắn rằng bất kỳ sự sống, sự chết… chẳng có thể phân rẽ chúng ta  ra khỏi sự yêu thương mà Thiên Chúa đã thể hiện nơi Đức Giêsu, Chúa chúng ta”(Rm 8,35-38).
 
II. TRAO SỨ MẠNG RAO GIẢNG TIN MỪNG.
 
1.    Sứ vụ rao giảng Tin mừng.
 
Đức Giêsu về trời vẫn giao sứ mạng cho các môn đệ và Giáo hội phải rao giang Tin mừng :”Có lời Kinh Thánh chép rằng : Đức Messia phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba sẽ từ cõi chết chỗi dậy. Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân bắt đầu từ Giêrusalem”(Lc 24,46-47).
 
Khi  Chúa về trời thì cũng là lúc các Tông đồ phải ra đi. Các ngài đi tuyên xưng niềm tin, tin vào Đấng đã chết nhưng nay đã phục sinh, đã chiến thắng tử thần và nay đang được tôn vinh. Người từ Cha mà đến và lại trở về với Cha.
 
Khi Chúa về trời thì cũng là lúc các Tông đồ phải xuống núi. Đi xây dựng một thế giới đầy tình yêu thương, huynh đệ, công bằng, văn minh; xứng với trời mới dất mới  mà Chúa Con đã cứu chuộc để hiến dâng lên Cha.
 
          Thật là vinh dự cho chúng ta  được tiếp nối các Tông đồ đi rao giảng Lời Chúa, và làm chứng nhân cho Ngài. Nhưng đó cũng là một thách đố nặng nề, vì còn 80% cư dân trên hành tinh này chưa đón nhận Tin mừng.
 
 
Truyện : Hoàn thành tác phẩm
 
          Nhạc sư sáng tác người Ý, Giacomo Puccini,  để lại cho đời một số  những tác phẩm ca nhạc kịch – opera – rất nổi tiếng, chẳng hạn như La Bohême và Madame Butterly. Năm 1922, lúc 64 tuổi, ông bị ung thư ác tính. Mặc dù cơn bệnh hành hạ thân thể, Puccini vẫn nhất định phải hoàn tất vở ca kịch Turandot mà bây giờ nhiều người  đánh giá là vở ca kịch hay nhất của ông.
 
          Ôâng làm việc ngày đêm. Nhiều người khuyên can ông  phải nghỉ ngơi vì nghĩ rằng ông không thể nào hoàn tất  vở ca kịch này được. Khi con bệnh trở nên trầm trọng, Puccini đã viết cho học trò của mình :”Nếu thầy không hoàn tất vở ca kịch Turandot được,  thầy muốn các con tiếp tục công việc ấy cho thầy”.
 
          Năm 1924, ngày số phận đã tới, khi Puccini sang Bỉ giải phẫu, ông qua đời hai ngày sau đó. Trở về Ý, các học trò của ông qui tụ nhau lại, mỗi người một tài năng khác nhau tiếp tục sáng tác vở ca kịch Turandot của thầy để lại. Sau khi nghiên cứu và làm việc với tất cả tâm hồn, họ đã hoàn tất vở ca kịch này.          
 
          Năm 1926, lần đầu tiên trên thế giới, vở ca kịch đã được trình diễn tại nhà hát ca kịch La Scala ở Milan.  Vở này đã được điều khiển  bởi người nhạc trưởng môn sinh rất được Puccini ưa thích, Arturo Toscanini. Tất cả mọi sự diễn tiến tốt đẹp cho đến khi dàn hòa tấu trình diễn tới khúc nhạc mà Puccini đã sáng tác dang dở.  Những giọt nước mắt đã rơi xuống trên khuôn mặt của người điều khiển. Ôâng ngưng dàn nhạc lại, buông cây đũa điều khiển xuốâng, quay ra khán giả và nói lớn :”Nhạc sư đã viết đến đây, rồi ông qua đời”. Cả nhà hát im lặng một hồi lâu. Không ai nhúc nhích ! Không một tiếng động ! Hoàn toàn thinh lặng !
 
          Sau vài phút, người nhạc trưởng cầm cây đũa điều khiển lên, quay ra khán giả, mỉm cười qua những giọt lệ rơi và nói lớn :”Nhưng các môn sinh của ông đã hoàn tất tác phẩm này”. Khi vở ca kịch Turandot kết thúc, cả nhà hát bùng lên tràng pháo tay như sấm nổ vang trời.  Trong rạp hát không còn một con mắt nào khô ráo. Ai cũng rơi lệ và không ai có thể quên được giây phút ấy (Nguyễn văn Thái, Sống Lời Chúa giữa dòng đời, tr 190).
 
          Rao giảng Tin mừng là sứ vụ Đức Giêsu đã trăn trối lại cho các môn đệ Ngài, cho Giáo hội nói chung và cho mỗi người chúng ta nói riêng. Trước khi xa cách con cái, Ngài đã để lại cho mỗi người chúng ta lời di chúc qua các Tông đồ :”Vậy các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con”.
 
          Qua các thời đại, Giáo hội đã, đang và luôn mãi hăng hái, trung kiên thi hành sứ mạng đó. Mặc dầu Giáo hội luôn phải trải qua những giai đoạn khó khăn, bách hại, cấm cách, nhưng dân Chúa vẫn hiên ngang rao giảng và sẵn sàng hy sinh mạng sống vì Tin mừng. Lòng can đảm, chí trung kiên đó đã cho chúng ta nhận ra rằng chúng ta không phải đơn phương chiến đấu, nhưng Chúa luôn đồng hành với mọi người như lời Ngài đã phán :”Thầy ở cùng các con mọi ngày đến tận thế”.
 
 
2.    Rao giảng bằng cuộc sống.
 
Có nhiều cách rao giảng Tin mừng, có người phải từ bỏ gia đình đi đến những miền xa, phải trèo non lặn suối, có khi phải liều mạng để rao giảng Tin mừng. Đây là những người có ơn kêu gọi đặc biệt, còn phần đông chúng ta chỉ có thể rao giảng trong môi trường cụ thể của mình, đó là rao giảng bằng đời sống. Đó chính là sống Lời Chúa Giêsu truyền dạy trong chính cuộc sống riêng của mỗi ngưởi, Để rao giảng Đức Giêsu cho thế gian, chúng ta phải bắt đầu bằng cách tự rao giảng Ngài cho chính chúng ta trước. Có câu ngạn ngữ Trung hoa như sau :
 
                             “Tiên chánh kỳ tâm hậu tu kỳ thân,
                               Tiên tu kỳ thân hậu tề kỳ gia,
                               Tiên tề kỳ gia hậu trị kỳ quốc
                               Tiên trị kỳ quốc hậu bình thiên hạ”.
                   Tâm hồn có chân chính thì bản thân mới tốt đẹp,
                   Bản thân có tốt đẹp thì gia đình mới thuận hòa,
                   Gia đình có thuận hòa thì quốc gia mới thịnh trị,
                   Quốc gia có thịnh trị thì thế giới mới hòa bình.
 
Cũng thế, muốn rao giảng Đức Giêsu cho thế gian, chúng ta phải đưa Ngài vào chính cuộc sống chúng ta trước, sau đó lời rao giảng về Ngài mới tỏa lan khắp cùng thế giới. Nếu có đủ số người Kitô hữu biết đưa Đức Giêsu vào cuộc đời mình thì gợn sóng ấy sẽ biến thành cơn sóng thủy triềâu, rồi cơn thủy triều sẽ thay đổi bộ mặt trái đất thành tuyệt vời đến mức chúng ta chưa bao giờ dám mơ ước.
 
III. SỨ MẠNG LÀM CHỨNG CHO CHÚA.
 
          Đức Giêsu nói với các môn đệ :”Các con làm chứng về những điều ấy”(Lc 24,48) tức là làm chứng cho chính Thầy.
 
          Vậy làm chứng là gì ? Làm chứng là nhận thức một sự kiện mà chính mình đã kinh nghiệm. Nói rõ hơn, làm chứng là chứng nhận bằng lời nói hay bằng hành động một sự việc đã xẩy ra, một sự kiện có thật mà mình đã thấy, đã trải qua.
 
          Còn chứng nhân hay người làm chứng, là kẻ nghe gì thì nói lại y như vậy, thấy sao thì thuật lại như vậy, rất đúng, rất trung thực. Ngược lại thì người ta gọi là phản chứng.  Ở tòa án, chứng nhân hay nhân chứng là người nói sự thật những điều tai nghe mắt thấy. Trong đời sống hằng ngày, chứng nhân là người sinh sống và hành động như mình biết, tin tưởng và xác tín.
 
          Triết học dạy rằng : “Nhất chứng phi chứng, nhị chứng chứng quả”.
          Tất cả những điều kể trên đã có quá hai người làm chứng, cách riêng là mười một môn đệ, cách chung là toàn dân đồng thời với Chúa, sau đó là chúng ta  qua các môn đệ Ngài.
 
          Hiểu như vậy, các Tông đồ là những chứng nhân đầu tiên về cuộc đời của Đức Giêsu, bởi vì các ngài đã đi theo Chúa, sống với Chúa gần ba năm trời, nhất là các ngài là những nhân chứng thấy tận mắt và sờ tận tay cái chết đau thương và sự phục sinh tỏ tường của Chúa.
 
          Vì thế, Chúa muốn các ngài làm chứng cho Chúa. Bởi vì tất cả mọi mầu nhiệm, mọi tín lý, mọi chứng cớ về Đức Giêsu đếu bắt đầu và kết thúc ở mầu nhiệm Phục sinh: phục sinh của Chúa Kitô và phục sinh của nhân loại. Hai việc phục sinh ấy liên kết chặt chẽ với nhau. Bởi vì có Phục sinh tức là có sự tồn tại của con người và sự sống vĩnh cửu. Tất cả những điều đó chỉ có thực khi việc phục sinh của Chúa có thực. Do đó, làm chứng về sự sống lại của Chúa có nghĩa là làm chứng  cho sự chiến thắng và vinh quang của Chúa. Cũng thế, làm chứng về sự sống lại của loài người có nghĩa là làm chứng về ơn cứu độ, sự sống vĩnh cửu và hạnh phúc trường sinh của loài người.
 
          Đến lượt chúng ta hôm nay, mỗi người chúng ta cũng phải là một chứng nhân. Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã nói :”Mỗi ngưởi giáo dân, trong bản chất, là một chứng nhân”. Bởi vì khi chúng ta lãnh nhận bí tích rửa tội, nhất là phép Thêm sức, là chúng ta đã được Chúa Kitô trao sứ mệnh làm chứng cho Ngài. Và tất cả chúng ta đã biết : cách thức làm chứng tốt nhất là đời sống tốt đẹp của chúng ta.
         
Truyện : Những gì tôi biết về Chúa Kitô.
 
          Sau đây là một cuộc đối thoại độc đáo giữa một người tân tòng Công giáo và một người vô thần :
- Anh đã theo đạo Công giáo rồi sao ?
          - Vâng, nói đúng và rõ hơn, tôi đã xin theo Đức Kitô.
          - Thế thì chắc anh biết rất nhiều về ông ta, vậy anh hãy nói cho tôi biết ông ta sinh ra trong quốc gia nào ?
          - Rất tiếc là tôi đã có học những chi tiết này trong một khóa giáo lý, nhưng tôi lại quên mất.
          - Thế khi chết, ông ta được bao nhiêu tuổi ?
          - Tôi không nhớ rõ lắm nên cũng không dám nói.
          - Vậy anh có biết ông ta  đã thuyết giảng bao nhiêu bài, có bao nhiêu tác phẩm ông ta để lại, nói chung, về cuộc đời sự nghiệp của ông  ta ?
          - Như vậy, anh biết quá ít, quá mơ hồ để có thể quả quyết là anh đã thực sự  đi theo ông Kitô.
          - Anh nói đúng một phần. Tôi rất hổ thẹn vì mình đã biết qúa ít về Đức Kitô. Thế nhưng, điều mà tôi biết rất rõ là thế này : ba năm trước, tôi là một tên nghiện rượu, sáng say chiều xỉn, nợ lút đầu lút cổ. Gia đình tôi xuống dốc một cách kinh khủng. Mỗi tối khi trở về nhà, vợ và các con tôi đều tức giận và buồn tủi. Thế mà, bây giờ thì tôi đã dứt khoát bỏ rượu và đã cố gắng trả được hết nợ nần, gia đình tôi đã tìm lại được hạnh phúc, các con tôi ngong ngóng chờ đợi tôi về nhà mỗi tối sau giờ làm ca. Tất cả những điều này, không ai khác  hơn, chính Đức Kitô đã làm cho tôi. Và đó là tất cả những gì tôi biết về Ngài… (Theo Parole de vie).
 
          Trong tông huấn Evangelii nuntiandi, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã nói lên vai trò của chứng nhân trong cuộc sống như sau :”Do đó, chính với phẩm cách và đời sống mình, mà Giáo hội sẽ phúc âm hóa thế giới; nói cách khác, bằng sự “chứng tá” sống động về lòng trung thành của mình với Chúa Giêsu – chứng tá về sự khó nghèo và siêu thoát, về sự tự do khi đối đầu với các quyền lực trần gian – nói tóm lại, là chứng tá của sự thánh thiện” (Evangelii nuntiandi, đoạn 41),
         
IV. HÃY THEO CHÚA VỀ TRỜI.
 
          1. Quê hương chúng ta ở trên trời.
 
          Trước khi ra đi vào cuộc khổ nạn, Đức Giêsu dã khích le äcác Tông đồ :”Lòng các con đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với các con rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho các con. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho các con, thì Thầy lại đến, và đem các con về với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó”(Ga 14, 1-3).
 
          Tin tưởng như thế, thánh Phaolô cũng nói rằng :”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trờ đến cứu chúng ta”(Pl 320).
 
          Nếu chúng ta biết Đức Giêsu của chúng ta đang ở trên trời thì lòng chúng ta  phải hướng về đó. Không có nơi nào đáng yêu bằng nơi đó. Đó là nơi mà các bậc thánh đã yêu mến một quê hương tốt hơn – quê hương ở trần gian – mà các ngài gọi là quê hương trên trời.
 
          Nhưng nhìn vào thực tế, chúng ta phải nhìn nhận rằng : chúng ta đã quá bén rễ sâu vào cuộc sống trần gian, đã quá quyến luyến những thực tại chóng qua. Chúng ta đã chọn trái đất này làm quê hương vĩnh cửu và sẵn sàng bán rẻ linh hồn mình lấy một nắm tro bụi.  Dân Do thái ngày xưa đã thờ lạy con bò vang thế nào thì hôm nay con người cũng đang đi vào con đường ấy.
 
2.  Điều kiện để về trời.
 
Đức Giêsu phán :”Không phải những ai cứ kêu Lạy Chúa ! Lạy Chúa ! mà được vào Nước Trời, mà chỉ những ai làm theo thánh ý của Cha Ta”(Mt 7,21-23; Lc 6,46; 13,26-27).
 
          Nước Trời hay thiên đàng  là phần thưởng cho những ai đã cố gắng thi hành theo thánh ý Chúa. Như thế, Chúa không cho phép chúng ta tự rút mình ra  khỏi các công tác, các hoạt động thuộc về đời này, chẳng làm gì  ngoài việc chiêm ngắm cõi đời mà thôi !
 
          Thánh Phaolô đã vạch ra một loạt các nguyên tắc để giúp người Kitô hữu tiếp tục công việc ở đời này và duy trì một mối liên hệ bình thường với thế gian này. Nhưng phải có chỗ khác biệt là từ nay trở đi, Kitô hữu phải nhìn nhận mọi sự trong ánh sáng, trong bối cảnh là cõi đời đời. Nghĩa là người ấy sẽ không sống dường như  đời này là tất cả những gì mình quan tâm, nhưng phải đặt thế gian này trong bối cảnh của cõi sống đời đời.
 
          Vậy những ai xác tín rằng quê hương đích thực của đời mình là ở trên trời cao thì trước hết và trên hết hãy qui hướng tất cả mọi sự trong cuộc sống, vận dụng mọi hoàn cảnh về nơi đó để cố gắng chiếm đoạt cho bằng được dù phải trả bất cứ giá nào. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là  phải chạy trốn khỏi cuộc sống khốn khổ này, trái lại phải vui tươi, can đảm chu toàn mọi trách nhiệm, bổn  phận mà Chúa đã giao phó cho mỗi ngưởi với điều kiện đừng để cho bản thân, gia đình, của cải, danh lợi làm chủ, điều khiển đến độ quên hết đời sau.
 
          Chúng ta hãy bắt chước các Tông đồ khi chia ly với Thầy mình thay vì buồn sầu, chán nản, các ngài hớn hở vào đời  làm nhiệm vụ được giao phó vì các ngài thâm tín rằng phải sống ở trần gian một ít lâu, nhưng hy vọng chắc chắn đợi ngày tái ngộ với Thầy mình trên quê trời.

 



LỄ HIỆN XUỐNG C
VAI TRÒ CỦA CHÚA THÁNH THẦN

A. DẪN NHẬP
 
          Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ. Theo Tin mừng của Gioan, Đức Giêsu đã ban Thánh Thần cho các Tông đồ ngay chiều ngày Phục sinh :”Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần”(Ga 20,22). Tuy nhiên chúng ta nên tránh xa cảm tưởng có sự xẩy ra hai lần việc Thánh Thần được ban cho  long trọng lúc ban đầu. Luca và Gioan nói về cùng một việc : Chúa sống lại ban ơn Chúa Thánh Thần và khai mạc sứ mạng của Giáo hội. Sự khác nhau của hai ông  về thời điểm  là do quan điểm thần học của mỗi ông. Hay nói khác đi, lễ Hiện xuống là ngày Đức Giêsu đặc biệt giới thiệu Giáo hội cho muôn dân muôn nước.
 
          Trước khi về trời, Đức Giêsu đã căn dặn các môn đệ hãy ở lại trong thành chờ đợi Chúa Thánh Thần. Vâng lệnh Chúa, 120 môn đệ cùng với Đức Maria tụ họp nhau cầu nguyện trong nhà, có lẽ nhà Tiệc ly. Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trên các ông với tiếng gió thổi ào ào và những hình lưỡi lửa đậu trên đầu các ông.  Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, các ông nói được nhiều thứ tiếng lạ, ai cũng có thể hiểu được và sau đó các ông can đảm đi rao giảng Đức Kitô Phục sinh cho mọi người.
 
          Ngày nay, lễ Hiện xuống vẫn còn tiếp diễn trong Giáo hội. Chúa Thánh Thần vẫn còn hoạt động trong Giáo hội vì Ngài là Đấng soi sáng, đổi mới, ban bình an và niềm vui cho mọi người. Ngài là hồn sống của Giáo hội. Nếu không có Ngài thì mọi hoạt động trở nên trống rỗng.  Ngài cũng vẫn hoạt động trong mỗi người chúng ta với Bảy ơn cả của Ngài để soi sáng, hướng dẫn và giúp chúng ta nên thánh.
 
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
 
          Bài đọc 1 : Cv 2,1-11.
 
          Trước khi về trời, Đức Giêsu đã hứa ban Thánh Thần cho các môn đệ. Vâng theo lời căn dặn của Chúa Phục sinh, ngày lễ Ngũ tuần, các môn đệ tụ họp tại nhà Tiệc Ly để chờ đón nhận điều Ngài đã hứa.
 
          Sáng hôm đó, đang khi các môn đệ cầu nguyện cùng Đức Maria, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trên các ông. Mọi người nhận thấy Chúa Thánh Thần hiện xuống với hình lưỡi lửa đậu trên đầu các ông. Và sau đó các ông nói được những thứ tiếng lạ, mọi khách hành hương đều thấy họ nói được tiếng bản xứ của mình một cách thành thạo.
 
          Lưỡi tượng trưng cho lời nói. Lửa tượng trưng cho tình yêu và lòng nhiệt thành. Nhờ Chúa Thánh Thần, các môn đệ đã nhiệt thành rao giảng Tin mừng, làm chứng cho Đức Kitô khắp mọi nơi.
 
          Bài đọc 2 : 1Cr 12,3b-7.12-13.
 
          - Thánh Phaolô nhắc nhở cho tín hữu Côrintô một số điều :
- Nguồn gốc mọi đặc sủng là Chúa Thánh Thần. Ngài ban các đặc sủng ấy cho từng người tùy  nhu cầu, không ai giống ai.
- Tuy nhiên các đặc sủng ấy không phải để phục vụ cho các nhân, nhưng tất cả đều nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đoàn.
- Hội thánh được coi như một thân thể, cần phải có sự hợp nhất các chi thể. Vì thế, mọi tín hữu phải tránh sự chia rẽ để cùng hợp lực xây dựng thân thể Hội thánh.
 
          + Bài Tin mừng : Ga 20,19-23.
 
          Theo Gioan làm chứng, việc trao ban sứ mạng và ban Thánh Thần đã xẩy ra ngay lần đầu tiên Đấng Phục Sinh hiện ra với các môn đệ vào chiều ngày Phục sinh. Như vậy, căn bản mầu nhiệm Chúa Thánh Thần hiện xuống  đã được biểu lộ trọn vẹn.
 
          Tuy nhiên, theo quan điểm của Luca thì Thánh Thần được ban hôm lễ Ngũ tuần.  Theo bài Tin mừng, Chúa Thánh Thần đã ban cho các Tông đồ những ơn :
- Ơn Bình an, đặc trưng của thời Messia.
- Ơn Tha tội, nhờ đó con người được hưởng niềm vui và bình an.
- Ơn Trợ giúp, nhờ đó Giáo hội ra đi để loan báo Tin mừng cứu độ.
 
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
          Thánh Thần biến đổi các môn đệ.
I. BỐI CẢNH NGÀY LỄ HIỆN XUỐNG.
 
1.    Ý nghĩa bài Tin mừng hôm nay.
 
Phụng vụ chọn lựa bài Tin mừng này trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống cho cả ba năm A,B,C là vì trong bài này thánh sử Gioan đã kể lại việc Đức Giêsu ban Thánh Thần cho các Tông đồ “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”.
 
Việc ban Thánh Thần biểu lộ ý nghĩa : Chúa Thánh Thần là căn nguyên sự sống và hoạt động của các Tông đồ. Vì thế qua việc mừng lễ này Giáo hội muốn cho chúng ta xác tin hơn về vai trò của Chúa Thánh Thần  trong đời sống Giáo hội và đời sống của mỗi người chúng ta, để chúng ta tha thiết hơn trong việc cảm tạ và cầu nguyện với Chúa Thánh Thần trong đời sốâng hằng ngày.
 
 
2.    Tại nhà Tiệc Ly.
 
Ngày lễ Phục sinh Đức Giêsu đã ban Thánh Thần cho các Tông đồ (Ga 20,21-23). Nhưng ngày lễ Hiện xuống Chúa Thánh Thần đến một cách long trọng và là ngày khai sinh Giáo hội hay ngày giới thiệu Giáo hội cho muôn dân (Cv 2,1-13). Cũng như qua bí tích Rửa tội, chúng ta nhận Chúa  Thánh Thần rồi, nhưng qua bí tích Thêm sức, chúng ta lãnh nhận Chúa Thánh Thần cách long trọng và dồi dào để trở thành chiến sĩ Chúa Kitô.
 
Lễ Ngũ Tuần là một trong ba đại lễ của người Do thái. Lễ này được mừng 50 ngày sau lễ Vượt qua, là để tạ ơn Chúa vì mùa thu hoạch lúa mì vừa kết thúc và cũng là để kỷ niệm Thiên Chúa ban Lề luật trên núi Sinai.
 
Trước khi về trời Đức Giêsu đã ra lệnh cho môn đệ đi rảo giảng Tin mừng, rồi Ngài thêm :”Nhưng hãy đợi trong thành cho đến khi các con  được mặc lấy quyền năng bởi trời”, và 120 người ấy đã hoàn toàn vâng theo. Dầu phần lớn trong số họ không có nhà cửa gì tại thủ đô, nhưng vẫn trung thành họp nhau cầu nguyện để trông chờ ứng nghiệm điều Đức Giêsu đã hứa.
 
Trong số 120 người tụ họp tại nhà Tiệc Ly, có Đức Maria, các tông đồ và một số người khác. Theo như thánh Phaolô đã kể lại trong thư thứ nhất Côrintô 15,6 thì 500 người đã cùng được gặp  Chúa khi Ngài hiện đến sau Phục sinh, chúng ta không hiểu tại sao họ lại không hiện diện trong dịp họp mặt này. Sách Công vụ Tông đồ cũng ghi đặc điểm của cuộc hội họp này là "Tất cả đều kiên tâm nhất trí cầu nguyện liên tục cùng với Đức Maria”.
          Sách Công vụ Tông đồ còn ghi :”Mọi người đang tề tựu tại một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động,  như tiếng gió ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác lạ, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho”(Cv 2,  1-4).
 
          Trong Kinh Thánh lửa cũng được dùng để chỉ về chức vụ của Chúa Thánh Thần. Như gió thổi và làm cho loài người tươi mát thế nào, thì lửa lại tiêu sạch rơm rác hôi thối chung quanh nhà chúng ta  khiến xóm giềng dễ chịu. Chúa Thánh Thần sẽ tác động để đời sống tốt lành của chúng ta  tỏa hương, gây ảnh hưởng tốt, và Chúa đưa tới vinh quang đời sống tốt đẹp của chúng ta.
 
          Tiếng gió động ào ào tượng trưng sức sống thần khí, khi Thiên Chúa dựng nên con người, Thiên Chúa đã thổi hơi vào thẳng người được dựng nên bằng bùn đất. Hơi thở thần khí đã biến bùn đất thành Adong sống động. Từ đó Adong trở thành người đầy sức sống tốt lành và tràn đầy sinh lực hạnh phúc. Luồâng gió mới của thần khí nay cũng thổi vào khắp các cơ thể xác thịt của Tông đồ biến đổi các ông thành chi thể mới của Đức Kitô chứa đầy những đặc sủng để các ông phục vụ nhiều việc khác nhau vì ích chung  nhờ Thánh Thần đang hoạt động nơi các ông (Vũ khắc Nghiêm).
 
          Qua càc bài đọc trong Thánh lễ hôm nay chúng ta có thể gọi lễ Hiện xuống là ngày khai sinh Giáo hội, hay ngày Đức Giêsu giới thiệu Giáo hội cho muôn dân,  nhưng đồng thời Chúa cũng cho biết lễ Hiện xuống vẫn còn tiếp diễn, nghĩa là Chúa Thánh Thần vẫn còn hoạt động mạnh mẽ bên trong Giáo hội, ví dụ : Công đồng Vatican II là một lễ Hiện xuống mới. Công đồng đã quyết định một cách bất ngờ và đã canh tân Giáo hội cho phù hợp với bước tiến của thế giới ngày nay.
 
II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN.
 
1.    Chúa Thánh Thần, Đấùng soi sáng.
 
Tuy đã ở với Đức Giêsu gần 3 năm trời, các môn đệ cũng chưa hiểu thấu được những lời Ngài dạy, những việc Ngài làm. Chẳng hạn một ngày nọ Đức Giêsu nói với các môn đệ :”Con người sẹ phải bị nộp vào tay người ta, họ sẽ giết Ngài nhưng  ba ngày sau khi chết Ngài sẽ sống lại”. Thánh Marcô liền chú thích thêm :”Nhưng các môn đệ chẳng hiểu điều Ngài muốn nói và họ sợ hãi không dám hỏi Ngài”(Mc 9,31-32).
 
Tương tự như thế, sau khi mô tả Đức Giêsu cỡi lừa tiến vào thành Giêrusalem vào Chúa nhật lễ lá, thánh Gioan nói rằng :”Thoạt tiên các môn đệ Ngài không hiểu được điều này, nhưng sau khi Đức Giêsu được vinh hiển  thì họ nhớ lại những điều này đã được viết về Ngài”(Ga 12,16).  Hoặc dịp khác, có lần Đức Giêsu bảo các nhà cầm quyền ở Giêrusalem :”Hãy tiêu hủy đền thờ này đi, và trong ba ngày Ta sẽ dựng lại”.  Đoạn thánh Gioan chú thích thêm :”Tuy nhiên Đức Giêsu có ý nói  về đền thờ thân xác Ngài. Do đó, khi Ngài từ cõi chết sống lại, các môn đệ nhớ lại Ngài đã nói điều này, và nhờ đó họ tin vào Kinh Thánh và những lời Đức Giêsu đã nói ra”(Ga 2,20-22).
 
          Điều gì đã xẩy ra cho các môn đệ  Đức Giêsu giúp họ thấu hiểu được những điều này ?  Đó chính là điều Đức Giêsu đã từng nói :”Chúa Thánh Thần mà Cha sẽ sai đến  nhân danh Thầy, sẽ dạy cho các con mọi sự và sẽ nhắc nhở cho các con mọi điều Thầy đã nói với các con”(Ga 14,26).
 
          Nói cách khác, điều làm cho các Phúc âm có giá trị dường ấy là vì chúng đã được viết dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần, Đấng ngự đến vào dịp lễ Hiện xuống. Chúa Thánh Thần đã ban cho các môn đệ Đức Giêsu sự thấu hiểu mới mẻ về các lời dạy của Đức Giêsu. Chính sự thấu hiểu này đã được các Phúc âm ghi lại.
 
2.    Chúa Thánh Thần, Đấng đổi mới.
 
Khi được lãnh nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần, các Tông đồ đã được đổi mới hoàn toàn. Được sức lay động và đầy lửa Thánh Thần, các Tông đồ  cùng lên tiếng cao rao những kỳ công của Thiên Chúa. Thánh Phêrô, lòng đầy Thánh Thần, đã hùng hồn thuyết giảng về Đức Giêsu chịu Thương khó và Phục sinh. Có 3000 người xin được rửa tội. Giáo hội được khai sinh từ đó vào ngày lễ Ngũ tuần. Thánh Thần đến, Giáo hội khai sinh.
 
          Tác động của Chúa Thánh Thần trên Giáo hội thật mãnh liệt. Chỉ một nhóm Tông đồ nhỏ, sợ hãi, co cụm, hoang mang, lúc nào cũng cửa đóng then cài. Thế mà giờ đây khi được tràn đầy Thánh Thần họ đã trở nên mạnh mẽ phi thường, hiên ngang, can trường làm chứng và loan báo Tin mừng Phục sinh. Các ngài được trang bị bằng quyền năng Chúa Thánh Thần để bẻ gẫy sức mạnh của sự dữ, tội lỗi.
 
          Dù bị đe dọa đòn vọt, dù gông cùm tù tội, các ngài vẫn trung kiên một lòng tin vào Chúa. Các ngài đã lấy máu đào minh chứng cho lời rao giảng. Dù bị đàn áp, bách hại, Giáo hội vẫn lớn mạnh không ngừng. Hai mươi thế kỷ qua, con thuyền Giáo hội do người dân chài Galilê cầm lái  vẫn lướt qua mọi thăng trầm của lịch sử với muôn vàn thử thách giông tố để luôn đi tới.
 
          Vậy bí quyết ẩn tàng trong đó và lý do tồn tại của Giáo hội là gì nếu không phải chính là sức mạnh , là quyền năng của Chúa Thánh Thần.
 
Truyện : Các nữ tu tại Vendée.
 
          Các chị dòng tại tu viện Vendée nước Pháp không quên rằng Chúa Thánh Thần là quan trọng. Trong thời kỳ cách mạng Pháp, nhiều linh mục và nữ tu bị giết. Toàn thể các chị ở tu viện Vendée bị kết án lên máy chém.  Chị nào cũng hiểu  lên máy chém ghê sợ chừng nào, nhưng không một chị nào tỏ ra sợ sệt chút gì hết. Trái lại, đứng sát bên nhau, các chị cất tiếng hát bài  thực du dương. Đứng trước cái chết, các chị vẫn ca hát, và bài hát các chị hát là bài thánh ca “Xin Chúa Thánh Thần ngự đến” (Diamond, Đồng cỏ non, tr 93).
 
3.    Chúa Thánh Thần, Đấng ban bình an.
 
Khi Đức Giêsu đi vào cuộc Khổ nạn, các môn đệ buồn sầu lo lắng, tâm trạng hoang mang không biết tương lai sẽ ra sao, nhưng khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, các ông được bình an và niềm vui, không còn sợ sệt gì nữa, nhưng lòng rất thanh thản. Đức Giêsu đứng giữa các ông và nói :”Bình an cho các con”. Còn một niềm vui nữa là đem bình an và tha thứ cho những người khác :”Các con hãy nhận lấy Thánh Thần. Các con tha tội cho ai thì tội người ấy được tha”.
 
          Nhiều khi chúng ta rơi vào tâm trạng sợ sệt, bất an, mặc cảm tội lỗi. Khi đó chúng  ta co cụm lại, rút lui vào nỗi cô đơn của mình và không muốn gặp ai cả. Tình trạng này thật là buồn chán. Phải sống trong tình trạng này thì chẳng khác nào như đã chết. Do đó cần phải có ai đó giúp chúng ta  thoát khỏi tâm trạng bất thường ấy.  Người ấy là ai ? Thưa chính là Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là Đấùng tái tạo những gì suy sụp và hư mất.
 
Truyện : Nhà biên  kịch Henri Ghéon.
 
          Henri Ghéon là một nhà biên kịch nổi tiếng của Pháp, cũng là một người tội lỗi trong đệ nhị thế chiến, ông ở trong một tâm trạng bất an, đã quay trở lại với Chúa. Ôâng đến xin lãnh bí tích Giải tội và ông đã kể lại tâm trạng của mình lúc xưng tội như sau :”Hai tay tôi ôm đầu, miệng bập bẹ run run, tôi đổ dòng tội tuôn ra như thác…. Tôi cảm thấy một thứ cặn đắng, từng ngụm, từng ngụm trào ra khỏi các thớ thịt con tim tôi với tất cả khối nặng đó, với tất cả chất độc đó đã đè nén tôi suốt hai mươi năm nay. Tôi cố cựa quậy đổ dốc nó ra cho linh mục giải tội. Và Thiên Chúa đã nghe lời tôi :”Hãy về Bình an. Thánh Thần đã ngự trong con” ! Tôi trẻ lại hai mươi tuổi; hai mươi năm tôi lỗi. Một niềm vui sướng mới lạ tràn ngập tâm hồn tôi. Tôi chạy, tôi nhảy, tôi bay, tôi không còn cảm thấy xác thịt nặng nề của tôi nữa”…
 
III. CHÚA THÁNH THẦN HOẠT ĐỘNG TRONG GIÁO HỘI.
 
1.    Phải hiểu biết về Chúa Thánh Thần.
 
Chúng ta có thể nói khi Đức Giêsu lên trời là chấm dứt thời kỳ của Ngài ở trần gian và nhường chỗ cho thời kỳ của Chúa Thánh Thần. Đức Giêsu đã thực hiện và hoàn tất chương trình cứu độ nhưng Chúa Thánh Thần mới là Đấng ban phát công nghiệp ấy cho chúng ta qua bí tích.
 
Chúa Thánh Thần vẫn còn tiếp tục những công việc của Đức Giêsu trong Giáo hội, không những Ngài hoạt động một cách chung chung, mà Ngài còn hoạt động trong từng người, soi sáng, thúc đẩy mỗi khi chúng ta cầu nguyện, khi chúng ta hành động.
 
          Khi học giáo lý chúng ta học và biết nhiều về Chúa Cha cũng như về Chúa Con. Thế nhưng nếu có ai hỏi chúng ta về Chúa Thánh Thần, về những việc Ngài đã làm cũng như về vai trò của Ngài trong cuộc sống, thì rất có thể chúng ta sẽ trả lời không hơn gì những tín hữu Eâphêsô thưở trước. Thực vậy, thánh Phaolô đã hỏi họ :”Các ngươi đã nhận Chúa Thánh Thần chưa” ? Và họ đã trả lời :”Chúng tôi chưa hề hay biết  có một Chúa Thánh Thần”. Phải, Thánh Thần là Thiên đã bị quên lãng trong đời sống.
 
          Sách giáo lý đã cho biết : Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, cùng một bản tính, cùng một quyền năng như hai Ngôi cực trọng ấy. Làm sao chúng ta biết được Thiên Chúa có Ba Ngôi và Ngôi thứ Ba lại là Chúa Thánh Thần ? Sở dĩ chúng ta biết được là vì Đức Giêsu đã mạc khải cho chúng ta.
 
Thực vậy, khi Đức Giêsu chịu phép rửa ở sống Giorđan, thì Tin mừng đã ghi nhận : Bấy giờ trời mở ra, Thánh Thần lấy hình chim bồ câu mà ngự xuống, rồi từ trời có tiếng phán :”Này là Con Ta yêu dấu đẹp lòng Ta mọi đàng”. Hoặc trước khi về trời, Đức Giêsu đã truyền cho các môn đệ:”Các con hãy đi giảng cho muôn dân, rửa tội cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
 
          Rất may công đồng Vatican II đã dành cho Chúa Thánh Thần một chỗ quan trọng khiến chúng ta tìm hiểu vai trò quan trọng của Ngài trong đời sống Giáo hội và trong từng người.
 
          Trong mạch sống Giáo hội, tác động của Chúa Thánh Thần thật vô cùng quan trọng cho Giáo hội cũng như mỗi người chúng ta. Không những cần cho những thừa tác viên của Giáo hội  để chu toàn phận sự mà còn cần cho mọi người để sống đức tin và bác ái. Mọi cố gắng của Giáo hội và của mỗi người đều cần có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, nếu không sẽ trở nên lố bịch và vô vọng, như Đức Thượng phụ Athenagoras, Giáo chủ Constantinople đã nói :”Nếu cuộc sống thiếu vắng Chúa Thánh Thần thì Thiên Chúa sẽ nghìn trùng xa cách. Đức Kitô chỉ là một nhân vật quá khứ.  Tin mừng chỉ là một mớ chữ không hồn. Giáo hội khác nào một cơ cấu cứng nhắc, biến quyền bính thành thống trị điêu ngoa, và giảng dạy chỉ là tuyên truyền láo khoét, việc thờ phượng chỉ là phù phép, và luân lý sẽ thành xiềng xích vong nô”(Phạm văn Phượng).
 
2.    Những ân ban của Chúa Thánh Thần.
 
Chúa Thánh Thần hoạt động trong chúng ta bằøng những ân ban của Ngài mà chúng ta gọi là Bảy ơn cả của Chúa Thánh Thần với mục đích soi sáng, hướng dẫn và giúp ta nên thánh.Thiết tưởng chúng ta cần tìm hiểu từng ơn của Ngài.
Ơn Khôn ngoan là ơn giúp chúng ta nâng cao tâm hồn lên trên mọi sự vật mau qua trên mặt đất, để hướng về những sự không mau qua, những sự vĩnh cửu.
Ơn thông hiểu ; như một đèn pha thần thánh, chiếu tỏa sáng làn chân lý Chúa tỏ ra cho chúng ta, giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa các chân lý ấy.
Ơn lo liệu : như một địa bàn ơn thần thánh, trong những khó khăn, bối rối trong đời sống. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta  biết phải làm gì để vinh danh Chúa và cứu vớt linh hồn chúng ta  cũng như anh em chúng ta.
Ơn sức mạnh : nghĩa là can đảm. Chúa Thánh Thần cho chúng ta sự can đảm thiêng liêng cần thiết  để giữ luật Chúa và luật của Giáo hội. Tử đạo là điển hình cao nhất của ơn sức mạnh.
Ơn hiểu biết : là giúp ta phán đoán đúng đắn các tạo vật, giúp biết sử dụng kiến thức đúng đắn. Ơn hiểu biết không phải chỉ  để thâu thập các sự kiện về thế gian, nhưng là đặt chúng ta  trong liên quan và trật tự.
Ơn đạo đức : là tình yêu và lòng nhiệt thành của con người đối với Cha mình, là ước muốn của người con mong làm đẹp ý Cha mình. Như một ân huệ của Chúa Thánh Thần, ơn đạo đức giúp ta  tôn kính và yêu mến Chúa là Cha chúng ta. Nó giúp ta thi hành những gì đẹp lòng Chúa, yêu giúp đỡ anh em, yêu cầu nguyện và yêu Lời Chúa.
Ơn kính sợ Chúa : là ơn giúp ta sợ làm mất lòng Chúa. Không phải sợ hãi như nô lệ sợ chủ, nhưng sợ làm phiền lòng Đấng yêu thương chúng ta. Đấng chúng ta yêu mến. Như Kinh Thánh nói :”Kính sợ Chúa  là khởi đầu sự khôn ngoan” (Arthur Tonne).
 
Đây là mầu nhiệm của lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống : Chúa Thánh Thần soi sáng tâm trí con người, và qua việc soi sáng cho họ biết về Chúa Kitô chịu đóng đinh chết và đã sống lại. Chúa Thánh Thần chỉ cho biết con đường để trở nên giống Chúa hơn, nghĩa là trở nên “sự biểu lộ và phương thế” của tình yêu, một tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa (x. TĐ Deus caritas est, số 33). Được qui tụ lại với Mẹ Maria lúc Giáo hội mới được khai sinh, giờ đây Giáo hội cầu nguyện như sau :”Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến !  Xin hãy đổ tràn xuống tâm hồân các tín hữu, và đốt lên trong họ  ngọn lửa Tình Yêu Chúa”. Amen.

 




LỄ CHÚA BA NGÔI, C
TIN NHẬN MẦU NHIỆM CAO CẢ

A. DẪN NHẬP
 
          Trong các nghi lễ Phụng vụ chúng ta mừng một mầu nhiệm, nhưng trong Thánh lễ hôm nay chúng ta mừng kính một mầu nhiệm cao cả và thâm sâu nhất trong đạo, đó là mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Đây là một mầu nhiệm không là điều nghịch lý nhưng chỉ nghịch thường hay siêu lý. Với lý trí con người, không ai có thể hiểu thấu được, nhưng vì là mầu nhiệm do Đức Giêsu đã mạc khải cho loài người, nên chúng ta chỉ biết cúi đầu tin nhận với lòng tôn kính và mến yêu.
 
          Trong Thánh kinh Cựu ước, loài người chỉ được mạc khải về Một Thiên Chúa duy nhất. Còn trong Thánh kinh Tân ước, Đức Giêsu đã mạc khải cho chúng ta về Thiên Chúa Ba Ngôi. Thực ra, Đức Giêsu không nói rõ về Chúa Ba Ngôi, Ngài chỉ nói lên tương quan mật thiết của Ngài với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Nhưng nhờ Chúa Thánh Thần Đấng mà Đức Giêsu  sai đến cho chúng tqa, Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta  hiểu thêm về ý nghĩa những lời Đức Giêsu dạy và những việc Ngài làm.  Cho đến muôn đời không ai hiểu thấu được mầu nhiệm này dù là những bậc thông minh thượng trí. Tuy nhiên, Chúa sẽ mở trí mở lòng cho những kẻ bé mọn, tức là cho những ai khiêm tốn cầu xin và đón nhận, để có thể cảm nghiệm được mầu nhiệm này trong cuộc sống.
 
          Nhân ngày lễ kính Chúa Ba Ngôi, chúng ta hãy tăng cường lòng tôn sùng và yêu mến Chúa Ba Ngôi trong đời sống cá nhân, trong gia đình cũng như trong cộng đồng. Dấu Thánh giá cũng là dấu hiệu nhắc nhở cho chúng ta về sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi trong đời sống hằng ngày. Hãy  thành kính tuyên xưng Chúa Ba Ngôi mỗi khi làm dấu Thánh giá.
 
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA  
 
          Bài đọc 1 : Cv 8,22-31.
 
          Bài đọc này ca ngợi Đức Khôn ngoan của Thiên Chúa, có thể được xem là một sự mò mẫm hướng về sự mạc khải của mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
 
          Chúng ta có thể coi Đức Khôn ngoan trong trích đoạn này ám chỉ Ngôi Hai Thiên Chúa.
-          Ngài hiện hữu từ muôn đời.
-          Ngài đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo dựng. 
-          Ngài vừa ở bên cạnh Thiên Chúa, vừa gần gũi với loài người.  
 
Bài đọc 2 : Rm 5,1-5.
 
          Thánh Phaolô nói với tín hữu Rôma về vai trò của Ba Ngôi trong cuộc sống người tín hữu.
          Đức Kitô làm cho mối quan hệ yêu thương giữa chúng ta  với Thiên Chúa trở nên hiện thực.
          Quan hệ này mang lại cho chúng ta niềm hy vọng và nâng đỡ chúng ta trong lúc gian khổ. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta  nhận ra tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta.
          Từ nay, nhờ đức tin, chúng ta có thể “được bình an với Thiên Chúa” và nhờ đức ái, sống bởi tình yêu của Ngài.
 
          Bài Tin mừøng : Ga 16,12-15.  
 
          Trong đoạn Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu có ý tỏ bày cho các môn đệ mối liên hệ của Ngài đối với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, nhưng đặc biệt về vai trò của Chúa Thánh Thần :
           - Những gì Chúa Con mạc khải đều nhận lãnh từ nơi Chúa Cha.
           - Sẽ không còn mạc khải nào mới nữa.  
           - Chính Chúa Thánh Thần giúp các ông tiếp thu trọn vẹn ý nghĩa mọi điều Đức Giêsu nói, đặc biệt về Chúa Cha.
 
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA  
                                                Chúa Ba Ngôi trong đời sống ta
I. MẠC KHẢI VỀ CHÚA BA NGÔI    
 
1.    Về bài Tin mừng hôm nay.   
 
Bài Tin mừng hôm nay là một đoạn trích trong bài tường thuật  về cuộc đàm đạo giữa Đức Giêsu và các môn đệ trước khi Thầy trò sắp biệt ly (x. Ga 13,17).  Trong đoạn này, Đức Giêsu không hề nói về Chúa Ba Ngôi vì chưa bao giờ Ngài nói tới từ ngữ đó. Ngài chỉ có ý tỏ bầy cho các môn đệ thấy rõ mối tương quan của Ngài với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.
 
2.    Mạc khải của Cựu ước.   
 
Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi không được mạc khải trong Kinh thánh Cựu ước, bởi vì dân riêng của Chúa trong Cựu ước chưa sẵn sàng đón nhận mầu nhiệm này. Mạc khải Cựu ước chủ yếu là mầu nhiệm Thiên Chúa duy nhất. Niềm tin độc thần là tín điều lớn nhất trong Cựu ước (Đnl 6, 4-5). Điều này cần thiết cho bối cảnh đa thần ở Trung đông thời bấy giờ.
 
Thế nên, Thánh kinh Cựu ước không nói gì về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Đôi khi Thánh kinh Cựu ước ám chỉ – ám chỉ chứ không nói rõ – về Ba Ngôi Thiên Chúa mà thôi. Chẳng hạn như trong sách Sáng thế, Thiên Chúa dùng số nhiều để nói về mình :”Chúng ta hãy tạo dựng con người theo hình ảnh chúng ta”(St 1,26). Đại danh từ Ngôi Thứ Nhất số nhiều ở đây là “chúng ta” ám chỉ rằng có hơn một Ngôi vị trong Thiên Chúa.
 
3Mạc khải của Tân ước.  
 
          Chỉ khi Đức Giêsu xuống thế làm người chứng tỏ Ngài là Con Thiên Chúa và hứa sai Thánh Thần xuống để hướng dẫn thì tín điều Ba Ngôi Thiên Chúa mới được tỏ hiện.
 
          Hình ảnh đặc trưng nhất là khi Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giorđan : Chim bồ câu  ngự xuống đậu trên Ngài (Ga 1,32-34). Tiếng Chúa Cha tuyên phán :”Con là Con Ta yêu dấu”(Mt 1,11). Trong bữa Tiệc ly, Đức Giêsu còn bầy tỏ cho các môn đệ về Chúa Thánh Thần :”Thầy ra đi thì có lợi cho các con hơn. Nếu Thầy không đi, Đấng Phù trợ  sẽ không đến với các con”(Ga 16,7) Tiếng nói, chim câu, Đức Giêsu, ba hình ảnh này tạo nên chân dung sống động về Chúa Ba Ngôi.
 
          Trong Tin mừng thánh Matthêu có câu nói nổi tiếng về Ba Ngôi :”Các con  hãy đi giảng dạy cho muôn dân, làm phép rửa cho họ  nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”(Mt 28,19).
 
          Thánh Phaolô luôn cầu chúc cho các tín hữu : “Aân sủng của Đức Kitô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em”.
 
II. TÌM HIỂU VỀ CHÚA BA NGÔI
 
1.    Tam vị nhất thể Thiên Chúa giả. 
 
Nếu ai đọc kinh cầu chữ của Giáo phận Bùi chu do ông cử Thiện dịch thì khi nói tới Chúa Ba Ngôi chúng ta có câu :”Tam vị nhất thể Thiên Chúa gia” nghĩa là Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời.
Theo giáo lý Công giáo, chúng ta biết chỉ có một Thiên Chúa có Ba Ngôi và Ba Ngôi là : Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi Ngôi Vị đều là Thiên Chúa, dù vậy vẫn chỉ có một Thiên Chúa mà thôi. Mỗi Ngôi Vị đều bằng nhau về thần tính và uy quyền, nhưng không có ba Thiên Chúa ngang nhau mà chỉ có một Thiên Chúa. Mỗi Ngôi Vị đều có trọn vẹn sự sống thần linh trong mình dù chỉ có một sự sống thần linh duy nhất. Thiên Chúa duy nhất nhưng không phải là Thiên Chúa đơn độc mà là cộng đồng Ba Ngôi yêu thương nhau hướng về nhau.
 
2.    Sinh họat của Ba Ngôi.
 
Vì Ba Ngôi là một Thiên Chúa, nên mọi hành động trong Ba Ngôi đều chung với nhau. Nhưng theo thần học thì những hành động trong Ba Ngôi chia ra thành hai loại :
Opus ad intra : hành động hướng nội.
Opus ad extra : hành động xuất ngoại.
 
Hành động hướng nội của Ba Ngôi như sự sống và tình yêu… thì Ba Ngôi như nhau, nghĩa là Ngôi nào cũng sống động và cũng yêu thương, không những thương yêu mình mà còn thương yêu nhau để phát sinh mọi tạo vật, để mọi tạo vật yêu lại mình. Vì thế, thánh Gioan Tông đồ đã gọi :”Thiên Chúa là Tình yêu”(1Ga 4,16).
Hành động xuất ngoại cũng là hành động chung cho cả Ba Ngôi Vị, nhưng thần học thường chỉ riêng cho Ngôi Vị này ngôi khác hành động này hành động nọ, với mục tiêu làm sáng tỏ của từng Ngôi Vị. Ví dụ : việc tác thành vũ trụ thì chỉ cho Chúa Cha – việc cứu chuộc thì chỉ cho Chúa Con – và việc thánh hóa thì chỉ cho Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần, mặc dầu tác thành cũng là Thiên Chúa tác thanh – cứu chuộc cũng là Thiên Chúa cứu chuộc – và thánh hóa cũng là Thiên Chúa thánh hóa, tại vì Ba Ngôi cũng là một Thiên Chúa mà thôi.
 
Ở đây nghe có vẻ lủng củng, nhưng học thần học thì phải nói như thế. Nói như thế nhưng cũng chẳng hiểu gì !!! Tuy thế, chúng ta vẫn phải tìm hiểu theo khả năng của chúng ta, còn bao nhiêu Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn và bổ túc cho như lời Đức Hồng y Henri de Lubac đã nói :
 
“Con người tìm Chúa là một người bơi lội giữa đại dương. Mỗi lần tiến tới là đẩy lui một đợt sóng. Bơi lội giữa đại dương làm cho con người khiếp đảm lo sợ không tới bến. Nhưng Thiên Chúa vừa là bên bờ vừa là đại dương. Ai bơi lội trong đại dương là bơi lội trong Thiên Chúa. Hướng tới Chúa đã là ở trong Chúa, tìm Chúa gặp Chúa là hướng về Chúa. Không có sự tìm kiếm nào mà không phải phấn đấu, không gặp mâu thuẫn đau khổ. Nhưng chúng ta tin vào Thiên Chúa đang ở với chúng ta trong Đức Kitô và lôi kéo chúng ta  với sức mạnh Chúa Thánh Thần”.
 
3.    Mấy hình ảnh diễn tả Chúa Ba Ngôi.
 
Trong cuộc đời trần thế này, nơi chúng ta còn bước đi trong đức tin, chúng ta không thể hiểu được hết được nhiều về một mầu nhiệm nào cả và thâm sâu như vậy. Chúng ta chỉ hiểu phần nào trong giới hạn chật hẹp của trí tuệ con người và qua những hình ảnh tương đối, bất toàn, mượn nơi thế giớùi loài người  Ví dụ : hình tam giác đều có ba cạnh ba góc bằng nhau;  thời gian có ba giai đoạn  : quá khứ, hiện tại, tương lai;  nước  ở thể hơi, thể lỏng, thể đặc;  điện có sức làm chuyển động, đốt nóng và soi sáng… Chúng ta dùng kiểu nói nào hay hình ảnh nào để diễn tả cũng chỉ là tương đối, chứ không thể nào diễn tả hết được.
 
III. THÁI ĐỘ CỦA CHÚNG TA ĐỐI VỚI CHÚA BA NGÔI  
 
1.    Sự hiểu biết còn rất hạn hẹp
 
Đức Giêsu sắp sửa về trời, nơi mà từ đó Ngài được sai đến trần gian, Ngài đến trần gian để bầy tỏ cho loài người biết Thiên Chúa. Sứ mạng của Ngài đã hoàn thành, nhưng sự hiểu biết về Thiên Chúa của loài người mới chỉ bắt đầu :”Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không có sức chịu nổi”(Ga 16,12).
 
Cũng như các Tông đồ, chúng ta mới chỉ ở bước đầu của một cuộc khám phá, một cuộc mạo hiểm. Có nhiều điều chúng ta chưa chịu nổi, Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn cho chúng ta sau này. Chớ gì đừng bao giờ chúng ta tự mãn, coi mình là hiểu biết tất cả, vênh vang trước những mảnh vụn đức tin tầm thường mà chúng ta đang sống.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và duy nhất là một mầu nhiệm vĩ đại thâm sâu mà trí tuệ con người  không thể nào hiểu hết, chỉ có thể đón nhận bằng đức tin. Thực tại Ba Ngôi không là một điều nghịch lý nhưng là nghịch thường và siêu lý.  Mầu nhiệm Ba Ngôi là ánh sáng chói lòa rực rỡ, ánh sáng ban sự sống  cho những ai khiêm nhường đón nhận và sẽ là bóng tối dầy đặc mâu thuẫn đối với những kẻ kiêu căng muốn dùng lý trí làm thước đo siêu việt.
 
Truyện : Augustinô và mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi
 
          Thánh Augustinô một hôm đi bách bộ trên bãi biển và tâm trí thì luôn suy nghĩ về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi  :  Làm sao chỉ có một Thiên Chúa và Ngài lại có Ba Ngôi khác nhau : Ngôi thứ nhất là Cha, Ngôi thứ Hai là Con và Ngôi thứ Ba là Thánh Thần.  Như vậy lẽ ra phải có Ba thay vì chỉ có Một Thiên Chúa mới hợp lý ?  Augustinô không sao lý giải được mầu nhiệm này : Một mà lại là Ba, và Ba chỉ ở trong Một ?
 
          Bấy giờ Augustinô trông thấy em bé trai đang ngồi trên bãi biển, tay cầm một cái vỏ sò múc nước biển rồi đổ vào một cái lỗ nhỏ hang còng ở trên bãi cát. Vị Giám mục hỏi cậu bé :
- Này em, em đang làm gì vậy ?
Cậu bé trả lời :
- Cháu đang cố gắng múc tất cả nước của đại dương này để đổ vào lỗ hang của con còng này
Vị Giám mục nói :
- Sao em lại làm một điều vô lý như thế ? Em hãy nhìn xem : nước biển bao la như vậy thì làm sao cái lỗ hang còng nhỏ bé kia có thể chứa hết nước của nó được ?
Nhưng Augustinô thật bất ngờ, khi nghe cậu bé đáp  :
- Việc cháu làm đây cũng không vô lý bằng việc Ngài đang làm : làm sao ngài có thể dùng trí khôn nhỏ bé của ngài mà hiểu thấu được mầu nhiệm lớn lao vô cùng của Thiên Chúa ?
Nói xong cậu bé biến mất.
Bấy giờ Giám mục Augustinô hiểu rằng Chúa đã sai thiên thần đến để giúp mình ý thức về sự giới hạn và bất lực khi phải đối diện với  những mầu nhiệm cao cả vô cùng của Thiên Chúa.
 
          2. Phải khiêm nhường tin nhận.
 
          Chúa Ba Ngôi không phải là một thứ ẩn ngữ, một thứ siêu phương trình toán học dành cho những nhà trí thứ ưu hạng… Đó chỉ là một thực tại hoàn toàn đơn giản “bị che giấu đối với các bậc khôn ngoan thông thái”, nhưng lại được  mạc khải cho những người bé mọn”(Mt 11,25).
 
          Khi Chúa Thánh Thần đến, Ngài sẽ giãi bầy những điều thuộc về Đức Giêsu, về ý nghĩa lời giáo huấn cũng như những việc Ngài làm cho chúng ta. Không ai lãnh hội được tất cả những gì Đức Giêsu đã phán, không ai nắm được hết mọi giá trị những lời giáo huấn của Ngài cho cuộc sống, cho đức tin từng cá nhân, cho xã hội, cho thế giới. Chúa Thánh Thần soi sáng liên tục để khai mở ý nghĩa về Đức Giêsu.
 
          Theo lời Đức Giêsu dạy, chúng ta hãy khiêm tốn xin Chúa Thánh Thần đến soi dẫn chúng ta  để tiếp tục hiểu thêm lời Chúa. Về vấn đề này, Linh muc X. Léon-Dufour giải thích thêm :
Nếu Đức Giêsu ngừng nói bên tai, thì việc Ngài nói trong tim (đồng nghĩa với “mạc khải”) vẫn còn tiếp tục nhờ trung gian của Chúa Thánh Thần. Quả vậy, Thánh Thần không nói nhân danh quyền năng của mình, cũng giống như Đức Giêsu đã không nói tự ý mình; Thánh Thần sẽ nhận từ Đức Giêsu cũng giống như Đức Giêsu nhận từ Chúa Cha (8, 26). Tiếng nói của Thánh Thần chắc chắn không đập vào lỗ tai, nhưng thấm sâu tự tâm hồn. Như vậy, Chúa Con tiếp tục mạc khải của mình bằng cách thế khác trước, cách thế “thần linh”… Chúa Thánh Thần sẽ là người biểu lộ Đức Giêsu vậy”.
 
          3. Hãy yêu mến và tôn sùng Chúa Ba Ngôi
 
* Trong đời sống cá nhân.
 
Mừng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, chúng ta cùng nhau nhắc lại lời thánh Phaolô :”Chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa hằng sống như chính lời Chúa phán :”Ta sẽ cư ngụ và đi lại giữa họ, sẽ là Thiên Chúa của họ và họ sẽ là dân riêng của Ta”(2Cr 6,15).  Dựa vào lời Chúa hứa như thế, nên thánh Tông đồ khuyên nhủ mọi người chúng ta :”Anh chị em yêu dấu, hãy thanh tẩy chính mình cho sạch những điều ô uế về phần thân thể lẫn tâm linh, hãy hoàn thành sự thánh hóa trong niềm kính sợ Thiên Chúa”(2Cr 7,1).
 
          Sống thánh thiện để lòng mỗi người chúng ta xứng đáng là đền thờ của Chúa. Đàng khác, vì biết Thiên Chúa đang ngự nơi lòng mình, hãy tập thưa chuyện với Ngài. Chân phước Eùlizabeth Chúa Ba Ngôi là một nữ tu dòng kín ở Dijon, được tôn phong ngày 24/02/1984, đã sống mầu nhiệm tôn thờ Chúa Ba Ngôi trong tâm hồn. Chị viết :”Chớ gì tôi được sống mãi trong căn phòng nhỏ bé mà Chúa đã xây dựng từ lâu trong đáy hồn tôi. Ở đó tôi được nhìn thấy Chúa, được cảm nghiệm có Chúa ở bên”. Chị đã cầu nguyện :
 
                             “Lạy Chúa Ba Ngôi lòng con thờ phượng
                             Xin cho con quên mãi chính mình đi
                             Để chìm trong Chúa, rồi không biệt ly
                             Bất động và êm như  đi vào vĩnh viễn…
                             Cho hồn con an bình, nơi lưu luyến
                             Thành thiên đàng chỗ an nghỉ tình yêu…”
 
          Cũng hơi lạ, nhưng cũng tâm tình tương tự của sĩ quan trẻ tên Charles de Foucauld, chàng đã từng sống một cuộc đời bê bối, sau này được cải hóa, chàng trở thành một nhà khổ tu tại sa mạc Sahara, Phi châu, và trong một lá thư  gửi về cho bà chị, chàng viết :”Thiên Chúa ở trong chúng ta, tận cung lòng chúng ta. Ngài luôn luôn ở đó, nghe  chúng ta và yêu cầu chúng ta  nói chuyện với vị Thượng khách tối cao của tâm hồn của chị. Yếu hèn như em, đời em như chị đã biết, em còn có thể làm được, thì chị cũng thế. Việc này không làm chị bận rộn đến quên lãng việc khác của chị đâu. Chỉ một phút thôi, thay vì chỉ nhìn mình, thì nay chị thành hai người chu toàn các bổn phận của chị. Dần dà, chị tập được thói quen và sau này chị không ngớt cảm thấy Đấng ngự nơi tâm hồn thật ngọt ngào biết bao”.
          * Trong đời sống gia đình
         
          Mẫu gương đầu tiên, các gia đình chúng ta học được nơi mầu nhiệm Ba Ngôi là mẫu gương về hiệp nhất. Đây là sự hiệp nhất trong tình yêu, khiếân cho Ba Ngôi nên một. Nếu mỗi thành viên trong gia đình chúng ta cũng biết yêu thương nhau theo mẫu gương của Ba Ngôi, nghĩa là người này luôn nghĩ đến ý muốn, hạnh phúc của người kia, và luôn làm vui lòng người kia, thì gia đình chúng ta  cho dù có nhiều người cũng sẽ trở nên một.
 
          Mẫu gương thứ hai là tuy chỉ có một Chúa nhưng lại là Ba Ngôi riêng biệt. Sự riêng biệt này nhắc nhở chúng ta : trong gia đình, mỗi người có một chỗ đứng và một bổn phận riêng. Do đó, mỗi người cần chu toàn bổn phận của mình trong gia đình cách chu đáo. Mỗi người phải sống theo câu châm ngôn “Chính danh”, nghĩa là  sống đúng với địa vị và vai trò của mình. Vợ chồng biết tôn trọng lẫn nhau. Cha mẹ sống đúng với vai trò của cha mẹ, luôn làm gương sáng cho con cái bằng chính đời sống tiết độ, công chính của mình. Con cái phải biết vâng phục cha mẹ trong tâm tình yêu mến và thảo hiếu, như Đức Giêsu luôn vâng phục Chúa Cha (x. Ga 4,34; Dt 5,8-9).
 
          Nếu mỗi gia đình trong giáo xứ chúng ta biết sống “Chinh danh”, nghĩa là, từng người trong gia đình luôn sống đúng vai trò của mình và chu toàn nhiệm vụ của mình trong tình yêu, gia đình chúng ta dù đông cũng trở nên một. Chúng ta trở nên một, nhưng mỗi người vẫn còn là chính mình. Nhờ đó, gia đình của chúng ta sẽ không tẻ nhạt, nhưng ngày càng trở nên sung mãn, phong phú và thật sự hạnh phúc (Internet).
 
Trong đời sống hằng ngày.
 
          Một trong những điều Giáo hội muốn nhắc nhở cho chúng ta về Chúa Ba Ngôi là dấu Thánh giá. Dấu thánh giá nhắc nhở cho ta về lòng tin  vào hai mầu nhiệm quan trọng trong đức tin Công giáo là mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm Cứu chuộc..
 
          Ta thấy Linh mục rửa tội nhân danh Chúa Ba Ngôi như lời Chúa dạy :”Các con hãy làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”(Mt 28,20). Các bí tích khác cũng được cử hành nhân danh Chúa Ba Ngôi. Linh mục kêu cầu Chúa Ba Ngôi khi cử hành bí tích Giải tội. Linh mục xức dầu bệnh nhân, nhân danh Ba Ngôi. Đức Giám mục cử hành bí tích Thêm sức trong dấu Chúa Ba Ngôi. Ta bắt đầu và kết thúc kinh đọc bằng dấu thánh giá tuyên xưng đức tin vào Chúa Ba Ngôi. Trước khi ăn ta cũng làm dấu thánh giá tạ ơn Chúa Ba Ngôi cho ta của ăn hằng ngày. Ước gì chúng ta cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi trên cuộc đời và trong cuộc sống hằng ngày.

 




LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ
(Năm C)
CÁC CON HÃY CHO HỌ ĂN

A. DẪN NHẬP 
 
          Trong ngày thứ Năm Tuần thánh, chúng ta đã cử hành Thánh lễ Tiệc ly để kỷ niệm việc Đức Giêsu lập phép Thánh Thể và chức Linh mục. Nhưng trong dịp này, chúng ta không thể suy niệm riêng về phép Thánh Thể  mà còn phải suy niệm về những mầu nhiệm khác như việc Đức Giêsu chịu chết và sống lại. Hôm nay Giáo hội muốn dành riêng một ngày để có nhiều thời giờ suy niệm về phép Thánh Thể để khuyến khích mọi người hãy tỏ lòng tôn sung, yêu mến phép Thánh Thể, siêng năng rước lể, năng đến viếng thăm Chúa nhự trong nhà tạm…
 
          Bí tích Thánh Thể không phải tình cờ mà có nhưng đã được tiên báo bằng những hình ảnh trong Thánh Kinh như manna trong sa mạc (Xh 16), việc hóa bánh ra nhiều (Lc 9,11b-17)… Sau cùng, trong bữa Tiệc ly, Đức Giêsu đã chính thức thiết lập Bí tích Thánh Thể để làm của ăn của uống nuôi linh hồn loài người, để con người được tham dự vào đời sống thần linh của Chúa và được sống đời đời.
 
          Nhân dịp này chúng ta hãy suy tư về mầu nhiệm Thánh Thể dưới một số khía cạnh như Thánh Thể có liên quan tới bữa ăn, sự giao hòa, hiệp nhất, phục vụ và tạ ơn. Đồng thời chúng ta hãy cộng tác với Chúa trong việc cử hành Thánh lể để Chúa được hiện diện với loài người cho đến tận thế; ngoài ra, chúng ta cũng cần cộng tác với Chúa để đưa “bánh của Thiên Chúa” hướng tới anh chị em mình tức là “bánh của con người”, biết chia sẻ với người khác bằng chính những cái mà Chúa đã ban cho mình như tiền bạc, của cải, sức khỏe, thời giờ, viếng thăm … trong cuộc sống hằng ngày.
 
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA 
 
          Bài đọc 1 : St 14,18-20   
 
          Ôâng Abraham vừa chiến thắng trở về, ông Melkisêđê, vừa là vua vừa là tư  tế thành Salem, đã đem bánh và rượu đến  chúc mừng ông Abraham; đồng thời Melkisêđê cũng nhân danh Thiên Chúa tới chúc lành cho ông Abraham.
 
          Truyền thống đã coi ông Melkisêđê là hình ảnh của Đức Giêsu Thượng Tế, và bánh rượu xem như là hình ảnh báo trước Thánh Thể.
 
          Bài đọc 2 : 1Cr 11,23-26
 
          Thánh Phaolô dạy giáo lý cho tín hữu Côrintô về Bí tích Thánh Thể. Ngài trích dẫn một bản văn Phụng vụ về việc Chúa lập Bí tích Thánh Thể. Theo đó, khi chúng ta cử hành Thánh lễ, chúng ta không chỉ làm cho Đức Kitô hiện diện, mà còn làm tái hiện  cái chết  mà Ngài đã dùng để cứu chuộc chúng ta.
 
          Vì thế, phải cử hành cho xứng đáng trong sự kết hợp với Chúa  và trong sự chia sẻ rộng rãi với anh em mình.
 
          Bài Tin mừng : Lc 9,11-17 
 
          Thánh Luca thuật lại cho chúng ta  phép lạ Đức Giêsu biến bánh ra nhiều để cho 5000 người đàn ông ăn no nê và thu lại được 12 thúng đầy miếng bánh vụn. Qua phép lạ này, thánh Luca có ngụ ý nói với chúng ta :
- Phép lạ này tái diễn phép lạ manna trong sa mạc ngày xưa và còn trổi vượt hơn phép lạ ngày xưa nữa. 
- Phép lạ này ám chỉ Bí tích Thánh Thể mà Đức Giêsu sẽ thiết lập sau này.
Như vậy,  phép lạ hóa bánh ra nhiều nhắc lại phép lạ manna ngày xưa và là hình ảnh tiên báo về Bí tích Thánh Thể. 
 
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA. 
                                                Chia sẻ bàn tiệc Thánh Thể  
I. ĐỨC GIÊSU LẬP BÍ TÍCH THANH THỂ 
 
          1. Những hình ảnh tiên báo.  
 
          Trong Kinh thánh có nhiều hình ảnh báo trước Bí tích Thánh Thể mà Đức Giêsu sẽ lập ra sau nay, ví dụ manna được ban cho người dân Israel trong  sa mạc (Xh 16), lời tiên báo của tiên tri Isaia (Is 25,6), phép lạ của tiên tri Eâlisê (2V 4,43-44), tiệc cưới tại Cana (Ga 2,1-11) và phép lạ hóa bánh ra nhiều trong bài Tin mừng hôm nay.
 
          Tác giả các sách Tin mừng đều đề cập đến phép lạ này (Mt 14,18; Mc 8,1t; Ga 6,5t; Lc 9,11b-17). Phép là hóa bánh ra nhiều  để nuôi dân chúng là một trong những phép lạ quen thuộc của Tin mừng. Phụng vụ Thánh lễ đã trích đoản văn Lc 9,11b-17 dùng cho lễ Minh Máu Thánh Chúa hôm nay.
 
          Thánh Luca cho biết : trời đã về chiều, các Tông đồ muốn Đức Giêsu giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn vì đây là nơi hoang địa.  Bất ngờ Đức Giêsu bảo các ông hãy cho họ ăn. Các ông hoàn toàn bó tay vì làm sao kiếm đủ số bánh cho 5000 người đàn ông ăn no được, các ông chỉ vỏn vẹn có 5 chiếc bánh và 2 con cá. Nhưng Đức Giêsu bảo các ông cứ cho họ ngồi xuống từng nhóm 50 người một. Ngài cầm lấy 5 chiếc bánh và 2 con cá, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông phân phát cho dân chúng. Tất cả đều ăn no nê và còn thu lại được 12 thúng đầy miếng bánh vụn.
 
          Đây chỉ là phép lạ Đức Giêsu làm để thỏa mãn cơn đói khát phần xác của dân chúng. Qua phép lạ này, Ngài còn hướng dân chúng  thèm khát của ăn khác còn cao trọng hơn mà Ngài sẽ ban cho họ sau này, đó là Bí tích Thánh Thể.
 
          2. Đức Giêsu lập Bí tích Thánh Thể
 
          Cả bốn sách Tin mừng đều thuật lại việc Đức Giêsu lập Bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc ly.
          Đến chiều ngày thứ năm, Đức Giêsu cùng đoàn Tông đồ tới dự tiệc mừng lễ Vượt qua, gồm những tuần rượu, những món ăn cổ truyền, xen lẫn với việc đọc các Thánh vịnh. Sau khi nhắn nhủ các môn đệ nhiều điều  xoay quanh vấn đề chính là hãy yêu thương nhau, Đức Giêsu cầm lấy bánh và nói trước mặt các môn đệ rằng :”Tất cả các con cầm lấy mà ăn, này là Minh Thầy”. Chúa trao cho các môn đệ cùng ăn. Rồi Chúa cầm lấy chén rượu và nói :”Tất cả các con cầm lấy mà uống : này là chén máu Thầy”.  Chúa trao cho các môn đệ cùng uống. Với những lời nói và những cử chỉ trịnh trọng đó, Đức Giêsu đã lập Phép Thánh Thể.
 
          Chúa còn truyền cho các môn đệ :”Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, tức là Chúa ban quyền cho các môn đệ được làm việc cao quí này để tưởng niệm đến Ngài. Như thế, trong bữa tiệc lịch sử này và cũng là Thánh lễ đầu tiên do Đức Giêsu cử hành, Chúa đã lập Bí tích Thánh Thể và thiết lập chức linh mục cho các Tông đồ.
 
          Sau này, để củng có đức tin của chúng ta vào bí tích kỳ diệu và cực thánh này, Thiên Chúa đã làm nhiều phép lạ tỏ tường  trước mặt nhiều người.
 
Truyện : Phép lạ ở nhà thờ thánh Christiana.
 
          Vào năm 1263, có một linh mục người Đức đang cử hành thánh lễ tại nhà thờ kính thánh Christiana, thì lúc bẻ bánh trước khi rước lễ, vị linh mục này đã trông thấy Mình thánh hình bánh đã biến thành Thân xác Đức Giêsu tử nạn.  Trên thân mình Chúa, máu đang rịn ra qua các vết thương ở tay chân và cạnh sườn Người. Máu chảy ra làm ướt tấm khăn thánh và mấy lớp khăn phủ bàn thờ. Vị linh mục vội gấp các tấm khăn kia lại. Nhưng gấp tới đâu thì máu lại thấm ra tới đó. Cuối cùng máu thấm qua 25 lần vải khăn. Vừa cảm động lại vừa sợ hãi đến nỗi vị linh mục  không thể tiếp tục dâng hết Thánh lễ được.
 
          Sau đó, vị linh mục đến xin yết kiến Đức Giáo hoàng Urbanô và tường trình sự kiện lạ lùng ấy. Đức Giáo hoàng liền sai một phái đoàn, đứng đầu là một vị Giám mục đến điều tra thực hư. Sau khi xác định là phép lạ, vị Giám mục đã cho rước Mình Thánh Chúa về Rôma và đặt tại một nhà thờ dâng kính phép Thánh Thể, và mời giáo dân đến chầu Mình Thánh liên tục. Sau đó, vào ngày mồng 8 tháng 9 năm 1264, Đức Giáo hoàng Urbanô đã ra sắc dụ truyền thiết lập lễ kính Mình Máu thánh Chúa Giêsu và truyền mừng lễ trong toàn thể Hội thánh.
 
II. SUY TƯ VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ  
 
          1. Thánh Thể và bữa tiệc
          Ai trong chúng ta cũng có dịp mời bạn bè đến tham dự một bữa tiệc để chia tay ra đi vĩnh viễn hay một thời gian… Trong bữa tiệc này nếu chúng ta có điều gì tâm huyết giữ kín từ lâu thì đây là lúc thuận lợi nhất để nói ra cho mọi người trước khi giã biệt. Hơn thế nữa, một người mẹ hiền hay một người cha trong gia đình trước khi từ giã cõi đời muốn trăn trối với con cháu những điều thật quan trọng, những điều thiết yếu nhất và các con cháu họ cũng thề hứa không bao giờ dám quên những điều tâm huyết ấy.
 
          Đức Giêsu đã dùng bữa Tiệc ly để nhắn nhủ các môn đệ hãy thương yêu nhau, đồng thời nhắc nhở các ông :”Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Đức Giêsu muốn các môn đệ luôn tổ chức các bữa tiệc như vậy để nhớ đến Ngài, tức là dâng Thánh lễ để biến bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa Kitô để Ngài hiện diện ở trần gian này cho đến tận thế. Thánh Lễ chính là bữa tiệc mà Chúa mời gọi mọi người  đến dự trong dụ ngôn ông chủ dọn tiệc và sai các đầy tớ đi mời khách đến dự tiệc hoàn toàn miễn phí (x. Lc 14,17t)
 
          2. Thánh Thể và giao hòa
 
          Trong bài đọc 1, Kinh thánh kể lại việc ông Maisen làm nghi lễ giao hòa bằng cách lấy máu bò tơ  tưới lên bàn thờ.  Người xưa coi máu là sự sống, cấm đổ máu người ta  là cấm hại mạng sống người ta vì mạng sống thuộc quyền của Chúa; người xưa lấy máu để tỏ tình đoàn kết giao hòa. Hai bộ lạc để tỏ tình đoàn kết thì cho hai vĩ thủ lĩnh gặp nhau, lấy dao rạch máu ở tay, và đôi bên uống máu nhau. Bằng nghi thức ấy, họ cho rằng hai bên đã uống nguồn sống của nhau và đã trở nên anh em, đã giao hòa mãi mãi với nhau. Maisen đã làm nghi lễ ấy khi lấy máu bò tơ, đại diện cho toàn dân để tưới lên bàn thờ Thiên Chúa : giữa Thiên Chúa và dân đã có một cuộc giao hòa vĩnh viễn.
 
          Khi lập nên phép Thánh Thể, Đức Giêsu đã hoàn tất việc giao hòa ấy giữa ta với Thiên Chúa. Máu thánh của Ngài chảy trong huyết quản của ta, làm cho ta giao hòa với Thiên Chúa, Ngài ở trong ta như ta ở trong Ngài. “Này là chén máu Ta, máu tân ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội”. “Nếu các con không ăn thịt và uống máu Ta, các con không có sự sống đời đời” (Hồng Phúc,  Suy niệm Lời Chúa, năm C, tr 82).
 
          3. Thánh Thể và hiệp nhất
 
          Đức Giêsu truyền cho các môn đệ tổ chức dân thành từng nhóm 50 người (giống như dân Israel trong sa mạc (Xh 18,21-25; Ds 31,14; Đnl 1,15). Phân tích chữ từng nhóm. “Từng nhóm” ở đây ngoài ý nghĩa trật tự giúp cho việc phục vụ bẻ bánh được dễ dàng, còn mang ý nghĩa tình huynh đệ hiệp nhất của cộng đoàn trong bữa ăn, thay vì phân tán từng cá nhân thì qui tụ thành cộng đoàn để ăn tiệc.
 
          Bí tích Thánh Thể là một dấu chỉ : “Dấu chỉ của sự hiệp thông”. Hiệp thông có nghĩa là nên một. Nói cách khác : bí tích Thánh Thể là dấu chỉ  của sự nên một, như Hội thánh luôn tuyên xưng và cầu nguyện rằng :”Chúng con cúi xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Đức Kitô”(Kinh Tạ ơn II).  Hay : “Và khi chúng con được Mình Máu Con Cha bổ dưỡng, được đầy tràn Thánh Thần của Người, xin cho chúng con trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô”(Kinh Tạ Ơn III). Chính Đức Giêsu đã từng nói :”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta  thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy”(Ga 6,56). Động từ “ở trong” mà Chúa nói, diễn tả mạnh mẽ ơn hiệp thông.
 
          Trong bí tích Thánh Thể, ta không chỉ nên một với Chúa mà thôi, nhưng còn với anh chị em của mình nữa.  Vì khi cùng chia sẻ một tấm bánh là chính thân mình Chúa Kitô, tất cả mọi người sẽ nên những chi thể của Ngài.  Thánh Phaolô đã từng nói :”Tất cả chúng ta tuy nhiều nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh, vì thế chúng ta làm nên một thân mình. Thân mình mầu nhiệm này sẽ được sống  nhờ sức sống của Chúa Kitô là chính Thánh Thần của Chúa Kitô mà Người ban cho ta”.
 
          4. Thánh Thể và phục vụ.  
 
          Bí tích Thánh Thể là bí tích của sự hiệp thông. Với bí tích Thánh Thể Đức Giêsu đã trao ban trọn vẹn và hoàn toàn con người của Ngài cho chúng ta, để nhờ Ngài chúng ta được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, và được sống đời đời như lời Ngài quả quyết :”Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời, Và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết”(Ga 6,54).  Ngài yêu chúng ta bằng một tình yêu hoàn toàn vị tha. Ngài yêu thương chúng ta  đến nỗi Ngài đã tự hủy mình  để trở nên tấm bánh, và ao ước được chúng ta ăn, để chúng ta được nên một với Ngài. Vì thế, trong một đoạn Tin mừng ngắn hôm nay, động từ “ăn” đã được lặp lại tới 9 lần.
 
          Không chỉ khi hiến thân trên thập giá, trong suốt cuộc đời trần thế của mình, Đức Giêsu đã liên tục chấp nhận trở nên “tấm bánh bẻ ra” cho nhiều người. Ngài chấp nhận “tấm bánh bị ăn”, Ngài tự nguyện trở thành của ăn cho nhiều người chúng ta.  Đó là một hành vi tự nguyện  tiêu tan đi  để cho chúng ta nhờ đó mà được sống. Cuộc sống của Ngài hoàn toàn là vì chúng ta, Ngài không kể gì đến bản thân mình, đến nỗi có lần người nhà của Ngài đã muốn đến bắt Ngài về, vì nghĩ là Ngài bị mất trí (x. Mc 3,20-21).
 
          5. Thánh Thể và tạ ơn.          
 
          Theo nguyên ngữ, Eucharistia, Thánh lễ là một lễ Tạ ơn. Trong bài 2, thánh Phaolô kể lại cho tín hữu Côrintô biết khi lập phép Thánh Thể “Đức Giêsu cầm lấy bánh “dâng lời tạ ơn”, rồi bẻ ra và nói :Đây là Mình Thầy, hiến dâng vì các con”.
 
          Và trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca thuật lại khi Đức Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, hình ảnh tiên bao bí tích Thánh Thể, Ngài cũng “cầâm lấy, ngước mắt lên trời và chúc tụng”. Chúng ta có thể cho việc chúc tụng cũng là một hành vi tạ ơn.
 
          Nếu Thánh lễ là một hành vi tạ ơn, tại sao chúng ta không biết đi dự Thánh lễ để tạ ơn Chúa vì bao nhiêu hồng ân Chúa đã ban cho chúng ta trong cuộc sống, những ơn phần hồn cũng như phần xác. Và nhiều khi đi dự Thánh lễ, chúng ta chỉ biết xin ơn mà lại quên tạ ơn.
 
III. BÍ TÍCH THÁNH THỂ VÀ CHÚNG TA          
 
          1. Thánh Thể là bí tích Chúa lập ra. 
 
          Thánh lễ và bí tích Thánh Thể không do Hội thánh, không do bất cứ ai bịa ra, nhưng là do chính Chúa Kitô thiết lập. Thánh lễ ngày nay tái diễn và làm sống lại Thánh lễ Chúa Kitô đã dâng khi xưa trên thánh giá để tiếp tục chuyển ơn cứu rỗi cho mọi người, mọi thời và mọi nơi.
 
          Và Thánh Thể chính là lương thực nuôi sống linh hồn ta  trong hành trình làm người, cũng là hành trình đi về quê hương trên trời. Chính Đức Giêsu đã nói đi nói lại nhiều lần :”Thịt Ta thật là của ăn, máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta  thì sẽ được sống đời đời”(Ga 6,54-55).  Ngay cả khi Ngài biết rõ ràng rằng : Khi Ngài nói ra những điều ấy, người ta sẽ không tin, sẽ nhạo cười và sẽ bỏ đi. Ngài vẫn cứ nói. Điều đó cho thấy vấn đề Đức Giêsu nói ra quan trọng và cần thiết như thế nào.
 
          Ước mong rằng việc rước Mình và Máu thánh Chúa vào lòng sẽ làm cho chúng ta trở nên giống Chúa để có thể nói như thanh Phaolô :”Tôi sống nhưng không con phải là tôi, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Chúng ta hãy dâng lời nguyện xin Chúa :
 
“Lạy Cha, con muốn “ăn thịt và uống máu” Đức Giêsu bằng cách mỗi ngày nhìn vào đời sống của Ngài để biến một phần rất nhỏ “chất tôi” trong con thành “chất Giêsu”.  Nếu mỗi ngày con chỉ biến 1%o (một phần ngàn) “chất tôi”thành “chất Giêsu” một cách thật nghiêm túc và thành công, thì trên nguyên tắc chỉ cần 1.000 ngày sau – tức khoảng 3 năm – con đã được biến đổi hoàn toàn nên giống Đức Giêsu. Đó là tính theo kiểu toán học, thực tế không đơn sơ, dễ dàng và thành công như vậy. Xin cho con biết “ăn thịt và uống máu Ngài” theo kiểu ấy, để nhờ đó con có sự sống đời đời”(JKN).
 
          2. Hãy cử hành Thánh Thể mà nhớ đến Ngài.     
 
          Đức Giêsu lìa bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Ngài không còn hiện diện như khi còn ở vói các môn đệ nữa, Ngài muốn chúng ta “cách mặt nhưng gần lòng”, Ngài muốn chúng ta luôn nhớ đến Ngài. Vì thế trong đêm trước khi chịu chết, Ngài đã ngồi xuống cùng ăn với các môn đệ, rồi cầm lấy bánh và 2 nói :”Này là Mình Thầy được ban cho các con”. Rồi Ngài cầm lấy chén rượu và nói :”Này là chén máu Thầy… Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
 
          Dĩ nhiên Chúa muốn các môn đệ nhớ đến Ngài không phải chỉ vì ích lợi cho Ngài mà vì ích lợi cho chính họ. Họ cũng cần nhớ đến Ngài nữa.  Vì yêu thương họ nên Ngài đã để lại một cách đặc biệt để nhớ đến Ngài, đó là bí tích Thánh Thể.
 
          Nhớ là một khả năng quí giá. Nó nối kết chúng ta lại với những người và những sự việc không còn nữa. Khi chúng ta nhớ đến những người thân yêu thì họ trở thành hiện diện đối với chúng ta. Họ không chỉ là một ký ức mà là một sự hiện diện thực sự. Khi nhớ tới họ là chúng ta tiếp tục gặt hái những hoa trái mà họ đã gieo khi còn sống với chúng ta.
 
          Huống chi là khi chúng ta nhớ đến Đức Giêsu, hoa trái của chúng ta gặt hái còn nhiều hơn đến mức nào nữa. Nhất là nhớ đến Ngài bằng cách thức Ngài chỉ dạy, đó là cử hành bí tích Thánh Thể (Theo McCarthy).
 
          3. Chúa cần chúng ta cộng tác
 
          Trong việc làm phép lạ cho bánh hóa nhiều, chúng ta thấy Đức Giêsu không làm một mình. Ngài muốn cho môn đệ cộng tác vào, tuy chỉ là công việc nhỏ và dễ dàng. Thực ra, những công việc làm ở đây mang một ý nghĩa biểu trưng. Chúng ta thử phân tích mấy động tác :
- Đức Giêsu cho các môn đệ cộng tác cụ thể với sự nghiệp của Ngài :”Các con hãy cho họ ăn”.
          - Chia công tác cho các ông, truyền cho các ông tổ chức dân chúng :”Các con hãy bảo họ ngồi xuống từng nhóm 50 người”. 
          - Phân phát bánh đã hóa nhiều cách rộng rãi :”Đức Giêsu đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ để các ông phân phát cho mọi người”
 
          Theo đó,  Francois Bovon kết luận :”Nhìn theo quan điểm Giáo hội học, Đức Giêsu mời gọi sự cộng tác của các môn đệ, dù rằng, trước phục sinh, các ông chưa hoàn toàn hiểu được điều đang xẩy ra. Việc làm trung gian mà Ngài trao cho nhóm Mười Hai báo trước tác vụ và trách nhiệm tương lai của các ông sau phục sinh. Như vậy đã rõ, Đức tin thiết lập tác vụ như một sự phục vụ chứ không phải  như một sự thống trị.  Căn nguyên của tác vụ này và những thiện ích phát sinh từ đó ra, không hệ tại bản thân thừa tác viện, nhưng hệ tại Thiên Chúa, Đấng tuyển chọn và bổ nhiệm…”
 
          4. Từ bàn tiệc Thánh Thể đến bàn tiệc ngoài đời
 
          Có lẽ chúng ta cần nhận ra rằng :”Bánh của Thiên Chúa” đòi ta phải hướng tới anh em mình, tới “bánh của con người”… hoa quả và ruộng đất công lao của con người.
 
          Chia sẻ Mình Máu Chúa Kitô và chia sẻ lương thực với nhau trong tình huynh đệ, là ý nghĩa đầy đủ của bàn tiệc Thánh Thể. Qua bàn tiệc Thánh Thể con người kết hợp với Thiên Chúa và liên kết với nhau, để cuối cùng Thiên Chúa trở nên mọi sự trong mọi người (Sacrosanctum Concilium đoạn 48). Vì thế, việc cử hành bàn tiệc Thánh Thể là một dấu chỉ của sự loan báo Vương quốc Tình yêu, Bữa Tiệc Thiên quốc (Lc 22,16; GLCG  số 1344).
 
          Nếu Đức Giêsu đã sinh ra một lần nơi trần thế, Ngài sẽ còn sinh ra mãi. Nếu Đức Giêsu đã một lần hóa bánh ra nhiều, Ngài sẽ còn tiếp tục hóa bánh ra nhiều mãi. Phép lạ đã xẩy ra ngày xưa, vẫn tiếp tục xẩy ra hôm nay cho những ai tin cậy nơi Ngài. Đã có lần nào trong chúng ta  cảm nghiệm, chính chúng ta làm phép lạ hóa bánh ra nhiều chưa.
 
Truyện : Ta đã dựng nên ngươi.
 
          Tại góc đường của một thành phố lớn, có một người đàn bà quần áo rách tả tơi đứng xa ăn xin với đứa con trai nhỏ gầy ốm xanh xao của bà. Trong số những người đi qua đường phố, có một người đàn ông triệu phú bước qua, nhìn họ không nói tiếng nào, cũng chẳng giúp đỡ gì. Nhưng khi trở về biệt thự sang trọng của mình rồi, nhìn vào bàn ăn  với đủ mọi thứ cao lương mỹ vị, ông liên tưởng đến thằng bé còm kĩnh và người mẹ khốn khổ của nó. Càng nghĩ về họ ông càng tức giận Thiên Chúa.  Rồi ông nắm tay lại đưa quả đấm lên trời la to với Thiên Chúa :”Làm sao Ngài lại có thể để cho sự khốn khổ như thế này xẩy ra cho được ? Tại sao Ngài lại không làm gì để giúp đỡ những con người bất hạnh đó” ? Và từ một nơi nào đó, rất sâu tự bên trong tâm hồn của ông, có tiếng Thiên Chúa trả lời :”Ta đã làm. Ta đã dựng nên ngươi” (Nguyễn văn Thái, Sống Lời Chúa giữa dòng đời, tr 216).
 
          Ta đã tạo nên con để con giúp đỡ họ, để con làm phép lạ hóa bánh ra nhiều ! Thế nào cũng đã có lần chúng ta chứng kiến và cảm nghiệm sự bác ái yêu thương của những người con cái Chúa. Mỗi lần như thế là mỗi lần bánh tình yêu được biến hóa ra nhiều.
 
          Khi chúng ta rước Mình Máu thánh Chúa, chúng ta cũng cử hành mầu nhiệm làm gia tăng đức bác ái thương người, hóa bánh ra nhiều (Cv 2,42-46; 1Ga 3,17-18). Đức Giêsu dùng chính những lễ vật chúng ta dâng hiến : tiền bạc, của cải vật chất, tài năng, công sức, lòng quảng đại, lời cầu nguyện, sự hy sinh đóng góp để mưu ích cho toàn thể dân Chúa.
 
          Mừng lễ Mình Máu Chúa Kitô là dịp chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân cao trọng Ngài ban tặng cho loài người, vốn mỏng giòn yếu đuối và bất xứng. Hồng ân đó, Thiên Chúa vẫn hằng ngày ban tặng cho chúng ta trong bất cứ giờ cử hành Thánh lễ nào diễn ra trên toàn thế giới. Bí tích Thánh Thể mời gọi chúng ta  đến kín múc lương thực Thần linh qua việc lãnh nhận Mình Máu Chúa Kitô để chúng ta được kết hợp mật thiết với Ngài, đồng thời giúp chúng ta  thông phần vao đời sống vĩnh hằng của Thiên Chúa ngay tại thế này.

 
Sưu tầm
 
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn