1
19:29 +07 Thứ hai, 29/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 387

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 384


Hôm nayHôm nay : 71988

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 462075

Tổng cộngTổng cộng : 28016359

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

Năm điều cần biết về Giáo hoàng Francis

Thứ bảy - 16/03/2013 21:56-Đã xem: 1382
(TNO) Từ Vatican đến Buenos Aires (Argentina), người Công giáo trên toàn thế giới hân hoan vui sướng khi Hồng y Jorge Bergoglio trở thành Giáo hoàng Francis. Ngài là tu sĩ dòng Tên và là người châu Mỹ Latin đầu tiên trong thế giới hiện đại lãnh đạo Giáo hội Công giáo.
Năm điều cần biết về Giáo hoàng Francis

Năm điều cần biết về Giáo hoàng Francis

Dưới đây là năm điều cần biết về Giáo hoàng Francis, theo CNN:


1. Tông hiệu của ngài có nhiều ý nghĩa

Không giống những giáo hoàng gần đây như John Paul II, Benedict XVI, Giáo hoàng Francis không có chữ số La Mã đằng sau tên hiệu. Đó là vì ngài là người đầu tiên chọn tên hiệu Francis.

Theo CNN, Giáo hoàng muốn vinh danh Thánh Francis xứ Assisi, một tôi tớ của người nghèo khó và cơ cực.

Những người gần gũi với Giáo hoàng Francis nhận thấy nhiều điểm giống nhau giữa hai người.

“Thánh Francis xứ Assisi là người quay lưng lại với sự giàu có của gia đình và cuộc sống mà ngài có, và gắn kết với những người bị bệnh phong, người nghèo khó. Đây là vị giáo hoàng nổi tiếng nhờ việc chăm sóc các bệnh nhân AIDS và những người ốm nặng. Ngài nổi tiếng vì sự quan tâm đến những bà mẹ đơn thân có con cái bị các linh mục trong giáo phận của ngài từ chối rửa tội. Ngài đã trách mắng các linh mục đó và nói: Làm sao anh em quay lưng lại với những người thuộc bổn phận của chúng ta”, linh mục Thomas Rosica, phó phát ngôn viên Tòa thánh, nói.

2. Ngài không thật sự là vị giáo hoàng đầu tiên ở ngoài châu Âu

 

Giáo hoàng Francis là giáo hoàng ngoài châu Âu đầu tiên trong thời hiện đại. Song vào thế kỷ thứ 8, một người Syria, Giáo hoàng Gregory III, đã lãnh đạo Giáo hội từ năm 731 đến 741.

Có nhiều giáo hoàng từ Bethlehem (Giáo hoàng Evaristus, từ năm 97 đến 105), Jerusalem (Giáo hoàng Theodore, từ năm 642 đến 649), và tại Libya ngày nay (Victor, từ năm 189 đến 199).

Dĩ nhiên, phần đông các giáo hoàng là người Ý. Song với việc Giáo hoàng Francis đăng quang, làn sóng có thể dịch chuyển ra ngoài châu Âu.

3. Vị giáo hoàng của mọi người

Theo một cách nào đó, Giáo hoàng Francis chỉ là một người bình thường. “Giáo hoàng là một người khiêm cung. Ngài sử dụng phương tiện giao thông công cộng mỗi ngày”, linh mục người Argentina Eduardo Mangiarotti nói.

Ngài cũng chọn sống tại một căn hộ thay vì tòa tổng giám mục, không sử dụng xe Limousine có tài xế và tự mình nấu ăn, theo chuyên gia về Vatican của CNN John Allen.

Trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng trên cương vị giáo hoàng, Giáo hoàng Francis đã phá vỡ truyền thống bằng cách xin đám đông 15.000 người cầu nguyện cho ngài, thay vì ngài ban phước cho đám đông trước hết.

“Ngài là một người rất đơn giản. Điều này thể hiện rõ ràng qua cách ngài tiếp cận mọi người và xin họ chúc phúc và cầu nguyện cho ngài. Đó là biểu hiện đẹp đẽ của sự gần gũi và khiêm cung”, Giám mục phụ tá giáo phận Atlanta Luis R. Zarama nói.

Giáo hoàng còn phá vỡ một truyền thống khác bằng cách từ chối sử dụng bục để đứng cao hơn các hồng y khi ông được giới thiệu với thế giới như là Giáo hoàng Francis, theo Tổng giám mục New York Timothy Dolan.

4. Quá khứ gây tranh cãi

Giáo hoàng Francis chống đối hôn nhân đồng tính và phá thai, điều này không ngạc nhiên với tư cách lãnh đạo của Giáo hội Công giáo.

Song với tư cách một hồng y, Giáo hoàng Francis từng va chạm với chính phủ của Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner về hôn nhân đồng tính và việc phân phát miễn phí thuốc ngừa thai.

Thời điểm Giáo hoàng Francis làm linh mục ở Argentina trùng với cái gọi là Cuộc chiến bẩn thỉu ở Argentina, và theo một cách nào đó, Giáo hội đã không làm đủ để "kiểm soát" nền độc tài quân sự, theo CNN.

Có đến 30.000 người chết hoặc biến mất trong giai đoạn bảy năm đó, bắt đầu bằng một cuộc đảo chính năm 1976.

Đặc biệt, có một đơn kiện cáo buộc Giáo hoàng Francis thông đồng với vụ bắt cóc hai tu sĩ dòng Tên, theo ông Allen. Giáo hoàng Francis đã phủ nhận cáo buộc.

“Bằng chứng tốt nhất mà tôi biết là tất cả là một lời nói dối và một loạt các cuộc tấn công ô uế mà Tổ chức Ân xá Thế giới đã điều tra và kết luận rằng chúng không đúng. Đó là một cáo buộc không công bằng với vị linh mục trong sáng này”, cựu Đại sứ Mỹ tại Tòa thánh Jim Nicholson nói.

5. Ngài sẽ đối mặt với một loạt thử thách

Giáo hoàng Francis lãnh đạo một Giáo hội bị phủ bóng bởi các cáo buộc về tội ấu dâm của các tu sĩ, các cáo buộc tham nhũng và đấu đá nội bộ trong Tòa thánh.

Và ngài cũng cần phải tìm cách xoa dịu những "quan điểm dịch chuyển" của các giáo dân. Ví dụ, tại Mỹ, 90% số người Công giáo đang sử dụng thuốc ngừa thai và có 82% cho rằng điều này có thể chấp nhận về mặt đạo đức.

Sơn Duân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn