1
16:06 +07 Thứ sáu, 26/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 73

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 69


Hôm nayHôm nay : 14359

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 297396

Tổng cộngTổng cộng : 27851680

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CHẦU THÁNH THỂ

Học hỏi 5 phút mỗi Chúa nhật

Thứ sáu - 03/07/2015 08:47-Đã xem: 1456
Tất cả chúng ta phải lấy lòng tin khám phá lại dung mạo đích thực của giáo xứ, tức là chính “mầu nhiệm” Giáo Hội đang hiện diện và hoạt động trong giáo xứ. Mặc dù đôi khi có những giáo xứ thiếu nhân sự và phương tiện, hoặc tản mác trong những khu vực mênh mông, hay hầu như mất hút trong những khu phố hiện đại đông đúc và hỗn độn, thì giáo xứ tiên vàn không phải là một cơ cấu, một lãnh địa, một tòa nhà ; nhưng trước hết, “giáo xứ là gia đình của Thiên Chúa, là cộng đoàn huynh đệ chỉ có một tâm hồn”. Giáo xứ là “mái ấm gia đình, huynh đệ và niềm nở”, là “cộng đoàn các tín hữu”.
Học hỏi 5 phút mỗi Chúa nhật

Học hỏi 5 phút mỗi Chúa nhật

HỌC HỎI 5 PHÚT MỖI CHÚA NHẬT
 MÙA THƯỜNG NIÊN - THÁNG 7.2015

 
CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN - NGÀY 05.7.2015
GIÁO HUẤN SỐ 32
GIÁO XỨ (tt)
 
Ngày nay, giáo xứ đang sống trong một giai đoạn mới và đầy hứa hẹn. Đức Phaolô VI, khi bắt đầu sứ vụ Giáo Hoàng của ngài, đã ngỏ lời với hàng giáo sĩ Rôma nhu sau: “Chúng tôi tin tưởng một cách rất đơn giản rằng, cơ chế cổ truyền và đáng kính là giáo xứ có một sứ vụ cần thiết rất hiện đại. Chính giáo xứ phải tạo ra một cộng đồng đầu tiên của dân kitô-hữu ; chính giáo xứ phải dướng dẫn bước đầu cho Dân Chúa làm quen với cách diễn tả bình thường của đời sống phụng vụ và tập họp để cử hành phụng vụ; chính giáo xứ phải duy trì và làm tươi trẻ niềm tin nơi con người ngày hôm nay; chính giáo xứ còn phải dạy cho họ giáo lý của Đức Kitô; chính giáo xứ cũng phải hăng say và tận tụy thực thi đức ái khiêm tốn trong các công cuộc từ thiện và huynh đệ”.
(Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, Chương II, số 9)
 
H. Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nói về Giáo xứ thế nào?
T. Đức Thánh Cha Phaolô VI nói các giáo xứ phải:
- Tạo ra cộng đồng dân Kitô hữu
- Tập họp để cử hành Phụng vụ
- Duy trì và làm tươi trẻ niềm tin
- Dạy Giáo lý
- Và thi hành việc bác ái.
 
 
CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN - NGÀY 12.7.2015
GIÁO HUẤN SỐ 33
GIÁO XỨ (tt)
 
Các giáo xứ phải tự canh tân một cách dứt khoát hơn: “Có nhiều giáo xứ, ở đô thị cũng như ở các miền truyền giáo, hiện không thể hoạt động hữu hiệu vì phương tiện vật chất eo hẹp hay thiếu những thừa tác viên có chức thánh, hoặc vì lý do địa lý quá rộng lớn hay điều kiện sống đặc thù của một số kitô-hữu (chẳng hạn những người phải sống lưu đày hay những di dân). Để các giáo xứ này trở thành những cộng đồng kitô-hữu thực sự, các vị lãnh đạo tại địa phương phải cổ võ: a/ việc thích nghi các cơ cấu trong giáo xứ một cách uyển chuyển và linh động như đã được Giáo Luật chấp thuận, nhất là bằng cách khuyến khích giáo dân tham gia vào các trách nhiệm mục vụ của giáo xứ; b/ những cộng đồng cơ bản nhỏ, còn được gọi là cộng đồng sinh hoạt, ở đó các tín hữu có thể chia sẻ Lời Chúa và sống phục vụ yêu thương; những cộng đồng này là hình thức diễn tả đích thực sự hiệp thông giáo hội và là trung tâm loan truyền Phúc Âm, trong sự hiệp thông với các vị Chủ Chăn”. Để canh tân các giáo xứ và để hoạt động giáo xứ đạt được thành quả tốt đẹp hơn, phải khuyến khích các hình thức hợp tác giữa các giáo xứ khác nhau trong cùng một vùng, ngay cả những hình thức thuộc thể chế.
(Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, Chương II, số 9)
 
H. Giáo xứ phải “tự canh tân” thế nào để thành một cộng đồng Kitô hữu thực sự?
T. Các giáo xứ phải:
- Khuyến khích giáo dân tham gia vào các công việc của giáo xứ
- Có những “cộng đoàn cơ bản” để sống Lời Chúa, phục vụ trong tình yêu và hiệp thông
- Hợp tác giữa các giáo xứ với nhau.
 
 
CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN - NGÀY 19.7.2015
GIÁO HUẤN SỐ 34
CÁC TIÊU CHUẨN CÓ TÍNH GIÁO HỘI ĐỐI VỚI CÁC HIỆP HỘI GIÁO DÂN
 
- Ơn gọi nên thánh của mọi người kitô-hữu, được biểu lộ “qua những hoa trái ân sủng mà Thánh Thần đã kết sinh nơi các tín hữu”, như là sự tăng trưởng đến sự viên mãn của đời sống kitô-hữu và đến sự trọn lành của đức ái.
Theo nghĩa này, mọi hiệp hội giáo dân đều được mời gọi ngày càng trở nên phương tiện thánh hóa trong Giáo Hội, một phương tiện cổ võ và khuyến khích “sự phối hợp chặt chẽ giữa đời sống thực tế của hội viên và đức tin của họ”.
- Dấn thân tuyên xưng đức tin công giáo qua việc chấp nhận và công bố chân lý về Đức Kitô, về Giáo Hội và về con người, theo đúng giáo huấn của Giáo Hội, vì Giáo Hội giải thích chân lý đó cách chính thức. Mọi hiệp hội giáo dân đều phải là môi trường loan báo và trình bày đức tin, cũng là nơi để giáo dục đức tin đó trong nội dung toàn vẹn của nó.
(Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, Chương II, số 13)
 
H. Hai tiêu chuẩn đầu tiên của các Hiệp hội giáo dân là gì?
T. Đó là:
- Ơn gọi nên thánh của mọi người Kitô hữu
- Dấn thân tuyên xưng Đức tin Công giáo.
 
 
CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN - NGÀY 26.7.2015
GIÁO HUẤN SỐ 35
CÁC TIÊU CHUẨN CÓ TÍNH GIÁO HỘI ĐỐI VỚI CÁC HIỆP HỘI GIÁO DÂN (tt)
 
- Bằng sự xác tín của mình, làm chứng về sự hiệp thông vững chắc và mãnh liệt, trong tình con thảo với đức Giáo hoàng là trung tâm hiệp nhất vĩnh cửu và hữu hình của Giáo Hội phổ quát, và với đức Giám mục là “nguyên lý hữu hình và nền tảng của sự hiệp nhất” trong Giáo Hội địa phương, và trong “sự tôn trọng lẫn nhau giữa các tổ chức tông đồ trong Giáo Hội”.
- Hòa hợp và cộng tác vào mục đích tông đồ của Giáo Hội, là “loan truyền Phúc Âm và thánh hóa nhân loại, đào tạo cho họ một lương tâm Kitô-giáo, để họ có thể dần dần đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập vào các cộng đoàn cũng như các môi trường khác nhau”.
- Dấn thân hiện diện trong xã hội nhân loại để phục vụ cho phẩm giá toàn vẹn của con người, phù hợp với học thuyết xã hội của Giáo Hội.
(Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, Chương II, số 13)
 
H. Ba tiêu chuẩn tiếp theo của các Hiệp hội giáo dân là gì?
T. Đó là:
- Làm chứng cho sự hiệp thông vững chắc và mãnh liệt trong Giáo Hội
- Hoà hợp và cộng tác vào mục đích tông đồ của Giáo hội
- Dấn thân hiện diện trong xã hội để phục vụ cho phẩm giá con người.
 

 


HỌC HỎI 5 PHÚT MỖI CHÚA NHẬT
MÙA THƯỜNG NIÊN - THÁNG 6.2015
 
 
CHÚA NHẬT IX THƯỜNG NIÊN - NGÀY 31.5.2015
LỄ CHÚA BA NGÔI
 
GIÁO HUẤN SỐ 27
CẦN HUẤN LUYỆN ĐỂ LÀM VIỆC TÔNG ĐỒ
 
Việc tông đồ chỉ đạt tới kết quả mỹ mãn nhờ việc huấn luyện đầy đủ và chuyên biệt. Sở dĩ đòi hỏi phải được huấn luyện chu đáo như thế không những vì người giáo dân phải tiến bộ liên tục về đời sống thiêng liêng và về giáo lý, mà họ còn phải thích nghi trong khi hoạt động với những hoàn cảnh khác biệt tùy theo thực tại, nhân sự cũng như tùy theo nhiệm vụ. Việc huấn luyện này phải dựa trên những nền tảng đã được Thánh Công Ðồng đề xướng và công bố trong nhiều văn kiện khác. Ngoài việc huấn luyện chung cho mọi tín hữu, còn phải có thêm lớp huấn luyện chuyên biệt cho một vài đoàn thể tông đồ có nhiều đoàn viên và hoàn cảnh khác nhau.
(Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, số 28).
 
H. Tại sao người giáo dân cần được huấn luyện để làm việc tông đồ?
T. Bởi vì:
- Người giáo dân phải tiến bộ liên tục về đời sống thiêng liêng và về Giáo lý
- Người giáo dân cần thích nghi với những hoàn cảnh khác nhau tuỳ theo nhiệm vụ mà họ lãnh nhận.
 
 
CHÚA NHẬT X THƯỜNG NIÊN - NGÀY 07.6.2015
LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ
 
GIÁO HUẤN SỐ 28
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC HUẤN LUYỆN
 
Việc huấn luyện để làm tông đồ cũng bao hàm việc huấn luyện toàn diện con người cho phù hợp với nhân cách và hoàn cảnh của mỗi người.
Tiên vàn, người giáo dân phải học sao cho biết chu toàn sứ mệnh của Chúa Kitô và của Giáo Hội bằng sống đức tin vào mầu nhiệm Thiên Chúa sáng tạo và cứu chuộc dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần, vì Thánh Thần là Ðấng làm cho Dân Chúa được sống, Ðấng thôi thúc mọi người yêu mến Thiên Chúa Cha cũng như mến yêu thế giới và nhân loại trong Ngài. Việc huấn luyện như thế phải được coi là căn bản và là điều kiện cho mọi hoạt động tông đồ có hiệu quả.
Ngoài việc huấn luyện về đời sống thiêng liêng, còn phải huấn luyện vững chắc về giáo lý, ngay cả về thần học, luân lý, triết học tùy theo tuổi tác, hoàn cảnh và khả năng. Cũng không thể coi thường việc giáo dục văn hóa tổng quát cũng như đào tạo về kỹ thuật và thực hành.
(Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, số 29).
 
H. Đâu là những nguyên tắc của việc huấn luyện tông đồ?
T. Đó là:
- Có niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa Ba Ngôi và công trình cứu độ của Người
- Đời sống thiêng liêng vững chắc và hiểu biết Giáo lý sâu rộng
- Am hiểu về kiến thức phổ thông trong các lĩnh vực văn hoá, kỹ thuật và thực hành
 
 
CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN - NGÀY 14.6.2015
 
GIÁO HUẤN SỐ 29
CÁC TÁC VỤ, CHỨC VỤ VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DÂN
 
Sứ vụ cứu độ của Giáo Hội trong thế giới được thực hiện không những nhờ các thừa tác viên đã lãnh bí tích Truyền Chức Thánh, nhưng còn nhờ tất cả mọi giáo dân: thực vậy, nhờ đã được chịu phép thánh tẩy và nhờ ơn gọi chuyên biệt của mình, các giáo dân, mỗi người theo mức độ của mình, tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Đức Kitô.
Vì thế, các vị chủ chăn có bổn phận phải nhìn nhận và cổ võ các tác vụ, chức vụ và nhiệm vụ của giáo dân, những chức vụ và nhiệm vụ này đặt nền tảng trên bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, hơn nữa, đối với phần đông trong số họ, còn thêm bí tích Hôn Phối.
(Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, Chương II, số 6).
 
H. Các nhiệm vụ của người giáo dân dựa trên nền tảng nào?
T. Các nhiệm vụ của người giáo dân đặt nền tảng trên Bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức; và đa phần còn thêm Bí tích Hôn Phối nữa.
 
 
CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN - NGÀY 21.6.2015
 
GIÁO HUẤN SỐ 30
CÁC TÁC VỤ, CHỨC VỤ VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DÂN (tt)
 
Tiếp theo sau cuộc canh tân phụng vụ do Công Đồng cổ võ, chính giáo dân, vì đã ý thức rõ ràng hơn về các công việc thuộc về họ trong cộng đoàn phụng vụ hoặc trong việc chuẩn bị cộng đoàn này, nên rất sẵn sàng cho cử hành của họ: quả thực, cử hành phụng vụ là một hành động thánh của toàn thể cộng đoàn, chứ không của riêng hàng giáo sĩ mà thôi. Vì thế, hoàn toàn hợp lý khi những hoạt động không thuộc riêng các thừa tác viên có chức thánh lại được các giáo dân thi hành. Một khi có được sự tham dự hữu hiệu của giáo dân vào trong họat động phụng vụ, thì đương nhiên ta cũng chấp nhận sự tham gia của họ vào việc loan báo Lời Chúa và công tác mục vụ.
(Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, Chương II, số 6)
 
H. Những lãnh vực cụ thể mà người giáo dân có thể cộng tác là gì?
T. Người giáo dân có thể cộng tác hữu hiệu trong hoạt động phụng vụ, trong việc loan báo Tin Mừng và trong công tác mục vụ.
 
CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN - NGÀY 28.6.2015
 
GIÁO HUẤN SỐ 31
GIÁO XỨ
 
Tất cả chúng ta phải lấy lòng tin khám phá lại dung mạo đích thực của giáo xứ, tức là chính “mầu nhiệm” Giáo Hội đang hiện diện và hoạt động trong giáo xứ. Mặc dù đôi khi có những giáo xứ thiếu nhân sự và phương tiện, hoặc tản mác trong những khu vực mênh mông, hay hầu như mất hút trong những khu phố hiện đại đông đúc và hỗn độn, thì giáo xứ tiên vàn không phải là một cơ cấu, một lãnh địa, một tòa nhà ; nhưng trước hết, “giáo xứ là gia đình của Thiên Chúa, là cộng đoàn huynh đệ chỉ có một tâm hồn”. Giáo xứ là “mái ấm gia đình, huynh đệ và niềm nở”, là “cộng đoàn các tín hữu”. Tóm lại, giáo xứ được xây dựng trên một thực tại thần học, vì đó là một cộng đồng Thánh Thể. Thánh Thể là nguồn gốc sống động cho sự thiết lập và phát triển của giáo xứ, và là mối dây bí tích để giáo xứ hiệp thông hoàn toàn với toàn thể Giáo Hội. Tư cách đó đặt nền tảng trên sự kiện giáo xứ là một cộng đồng đức tin và là một cộng đồng hữu cơ, nghĩa là được cấu thành do những thừa tác viên có chức thánh, cùng với các kitô-hữu khác, dưới quyền hữu trách của một cha xứ, vừa thay mặt Giám mục giáo phận, vừa là mối dây phẩm trật để liên kết với toàn Giáo Hội địa phương.
(Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, Chương II, số 9)
 
H. “Tông huấn Kitô hữu Giáo dân” đã gọi Giáo xứ là gì?
T. Theo Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, thì Giáo xứ là:
- Một gia đình của Thiên Chúa
- Một cộng đoàn các tín hữu làm thành mái ấm gia đình huynh đệ và hiệp nhất
- Một cộng đồng Thánh Thể và một cộng đồng đức tin.

 
Sưu tầm
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn