1
03:23 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 86

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 83


Hôm nayHôm nay : 2782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 306904

Tổng cộngTổng cộng : 27861188

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CHẦU THÁNH THỂ

Học hỏi 5 phút cho mỗi Chúa nhật 9/ 2015

Chủ nhật - 23/08/2015 12:03-Đã xem: 2066
Nhờ loan báo Tin Mừng, Giáo Hội tự kiến thiết và hình thành như một cộng đồng đức tin, chính xác hơn, như cộng đồng của một đức tin được tuyên xưng qua việc gắn bó với Lời Chúa, được cử hành trong các bí tích, và được sống trong đức ái là linh hồn của đời sống luân lý Kitô-giáo. Thực vậy, “Tin Mừng” nhằm thức tỉnh nơi tâm hồn và đời sống con người sự hoán cải và gắn bó cá nhân với Đức Giêsu-Kitô, Đấng Cứu Độ và là Chúa; Tin Mừng chuẩn bị cho người ta đón nhận bí tích Thánh Tẩy và Thánh Thể, và được củng cố trong quyết tâm và thực hiện đời sống mới theo Thần Khí.
Học hỏi 5 phút cho mỗi Chúa nhật 9/ 2015

Học hỏi 5 phút cho mỗi Chúa nhật 9/ 2015

HỌC HỎI 5 PHÚT MỖI CHÚA NHẬT 
MÙA THƯỜNG NIÊN - THÁNG 9.2015
 
CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN - NGÀY 06.9.2015
GIÁO HUẤN SỐ 41
MỘT CUỘC PHÚC-ÂM-HÓA MỚI (tt)

 
Công cuộc Phúc-âm-hóa mới này không những nhắm tới từng cá nhân, nhưng còn nhắm tới toàn bộ các dân tộc trong sự khác biệt về những hoàn cảnh, môi trường, văn hóa của họ, công cuộc ấy nhằm đào tạo những sự hiệp thông trưởng thành trong Giáo Hội, nghĩa là ở đó đức tin gieo rắc và thực hiện hết ý nghĩa nguyên thủy của nó là gắn bó với bản thân Đức Kitô và với Tin Mừng của Ngài, là gặp gỡ và hiệp thông với Ngài qua Bí Tích, là sống trong tình bác ái và phục vụ.
Giáo dân có vai trò của mình trong việc hình thành những cộng đồng giáo hội, không những bằng việc tham gia tích cực và có trách nhiệm vào đời sống cộng đồng, và như vậy, bằng chứng từ không thể thay thế của họ, nhưng còn bằng sự nhiệt tình và hoạt động truyền giáo cho tất cả những ai chưa tin hay không sống đức tin đã lãnh nhận khi chịu phép Thánh Tẩy.
(Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, Chương III, số 3)
 
H. Công cuộc Phúc-Âm-Hoá-mới hướng đến những ai?
T. Công cuộc Phúc-âm-hóa mới hướng đến những người chưa tin và cả những ai đã lãnh nhận Bí tích Rửa Tội nhưng không sống niềm tin của mình.
 
 

CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN - NGÀY 13.9.2015
GIÁO HUẤN SỐ 42
ĐỨC ÁI, LINH HỒN VÀ SỰ NÂNG ĐỠ CỦA TÌNH LIÊN ĐỚI

 
Đức ái đối với người thân cận, dưới hình thức cổ xưa và luôn mới mẻ của các công việc từ thiện nhằm giúp đỡ thể xác lẫn tinh thần, đức ái ấy luôn bày tỏ nội dung trực tiếp nhất, phổ biến và thông thường nhất của việc đem đạo vào đời, là hoạt động tạo nên sự dấn thân chuyên biệt của giáo dân.
Khi bác ái với người thân cận, giáo dân sống và bày tỏ sự quan tâm của mình vào vương quyền của Đức Giêsu-Kitô, tức là vào quyền năng của Con Người, Đấng “đã đến không phải để được kẻ hầu người hạ, nhưng là để hầu hạ” (Mc 10,45): họ sống và bày tỏ vương quyền này theo cách thức đơn giản nhất, trong tầm tay của mọi người cũng như của mọi thời đại, đồng thời cũng theo cách thức đáng biểu dương nhất, bởi vì đức ái là ân huệ cao trọng nhất do Thánh Thần ban để xây dựng Giáo Hội (x. 1Cr13,13) và vì thiện ích của nhân loại: Đức ái làm sinh động và nâng đỡ một mối liên đới tích cực, đầy quan tâm tới mọi nhu cầu của con người.
(Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, Chương III, số 10)
 
H. Tại sao đức ái lại là hoạt động chuyên biệt của giáo dân luôn được Giáo hội khích lệ?
T. Vì đức ái với tha nhân luôn bày tỏ nội dung trực tiếp nhất, phổ biến và thông thường nhất của việc đem đạo vào đời.
 
 

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN - NGÀY 20.9.2015
GIÁO HUẤN SỐ 43
SỨ VỤ TRONG GIÁO HỘI VÀ TRONG THẾ GIỚI
 

Về việc tham dự vào sứ vụ tông đồ của Giáo Hội, chắc chắn rằng nhờ bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, phụ nữ -cũng như người nam- được tham dự vào ba chức vụ của Đức Giêsu-Kitô Tư Tế, Ngôn Sứ và Vương Giả, do đó, họ có tư cách và được tham gia vào sứ vụ nền tảng của Giáo Hội : Phúc-âm-hóa. Mặt khác, chính qua việc chu toàn sứ mạng tông đồ đó mà người phụ nữ được mời gọi sử dụng “các ân huệ” riêng của mình : trước tiên, ân huệ đó là chính nhân phẩm của họ, lời nói, chứng tá đời sống, rồi đến những ân huệ gắn liền với ơn gọi của nữ giới.
Trong lãnh vực đặc biệt hơn của việc phúc-âm-hóa và huấn giáo, cần phải cổ võ mạnh mẽ hơn trách vụ bổ túc của nữ giới trong việc truyền đạt đức tin, không chỉ trong gia đình, nhưng cả trong những môi trường giáo dục khác nhau và, một cách tổng quát hơn, ở bất cứ nơi nào đón nhận, hiểu biết và thông truyền Lời Chúa, kể cả bằng phương tiện nghiên cứu, tìm tòi và giảng dạy thần học.
(Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, Chương IV, số 7)
 
H. Người giáo dân được mời gọi sử dụng những “ân huệ riêng” của mình thế nào?
T. Người giáo dân được mời gọi sử dụng những “ân huệ riêng” như nhân phẩm, lời nói, đời sống, nghề nghiệp... để tham gia vào sứ vụ nền tảng của Giáo Hội là Phúc-âm-hóa.
 
 

CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN - NGÀY 27.9.2015
GIÁO HUẤN SỐ 44
KHÁM PHÁ VÀ SỐNG ƠN GỌI CŨNG NHƯ SỨ VỤ CÁ NHÂN CỦA MÌNH
 

Để có thể khám phá ra ý định cụ thể của Chúa về đời sống chúng ta, cần phải có các điều kiện: mau mắn và ngoan ngõan lắng nghe Lời Chúa, trung thành và kiêm tâm cầu nguyện, tiếp xúc với vị hướng dẫn thiêng liêng khôn ngoan và từ ái, nhìn ra, trong niềm tin, những ân điển và những tài năng mình đã nhận được, đồng thời cũng nhìn ra những hoàn cảnh xã hội và lịch sử khác nhau mà mình đang sống.
Ngoài ra, trong cuộc sống của mỗi người giáo dân, còn có những thời điểm đặc biệt có ý nghĩa và có tính cách quyết định để biện phân lời mời gọi của Chúa và đón nhận sứ vụ Ngài giao phó : trong số đó, có thời thiếu niên và thời tuổi trẻ. Tuy thế, đừng ai quên rằng Chúa, như người chủ vườn trong dụ ngôn, kêu gọi vào mọi lúc trong cuộc đời, kêu gọi hiểu theo nghĩa Ngài tỏ cho biết thánh ý của Ngài một cách cụ thể và chính xác ; đó là lý do vì sao tỉnh thức, hiểu theo nghĩa ân cần chăm chú nghe tiếng Chúa, là thái độ nền tảng và kiên trì của người môn đệ.
(Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, Chương V, số 2)
 
H. Làm sao có thể khám phá được ý định của Thiên Chúa dành riêng cho mình?
T. Cần phải:
- Mau mắn và ngoan ngoãn lắng nghe Lời Chúa
- Trung thành và kiên tâm cầu nguyện
- Bàn hỏi với vị hướng dẫn thiêng liêng khôn ngoan
- Nhìn ra những khả năng mình đã nhận được và hoàn cảnh xã hội mà mình đang sống


 
HỌC HỎI 5 PHÚT MỖI CHÚA NHẬT
MÙA THƯỜNG NIÊN - THÁNG 8.2015
 
CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN - NGÀY 02.8.2015
GIÁO HUẤN SỐ 36
NHỮNG HOA TRÁI CỤ THỂ
 
Những hoa trái cụ thể đi kèm với đời sống và những công trình của các hình thức hiệp hội khác nhau, đặc biệt là sự ưa thích cầu nguyện, chiêm niệm, đời sống phụng vụ và bí tích; giúp ý thức về ơn gọi hôn nhân Kitô-giáo, ơn gọi làm linh mục thừa tác hay đời sống thánh hiến; sẵn sàng tham gia vào các chương trình và hoạt động trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế; dấn thân vào việc giảng dạy giáo lý và khả năng sư phạm trong việc huấn luyện các kitô-hữu; thúc đẩy sự hiện diện của người kitô-hữu trong môi trường khác nhau của đời sống xã hội; thành lập và linh hoạt các công tác từ thiện, văn hóa và thiêng liêng; tinh thần siêu thoát và thanh bần phúc âm để thực hiện tình bác ái đại lượng hơn với mọi người; hoán cải trở về với đời sống kitô-hữu hay đối với những người đã rửa tội nhưng “lìa xa” được hiệp thông trở lại với Giáo Hội.
(Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, Chương II, số 13)
 
H. Những hoa trái đặc biệt của các hiệp hội Giáo dân là gì?
T. Đó là:
- Sự ưa thích cầu nguyện và tham dự cử hành phụng vụ
- Nâng đỡ ơn thiên triệu và ơn gọi hôn nhân Kitô giáo
- Tích cực tham gia vào công tác bác ái xã hội
- Giúp những người “nguội lạnh” hoán cải.
 
 
CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN - NGÀY 09.8.2015
GIÁO HUẤN SỐ 37
PHỤC VỤ CHO VIỆC HIỆP THÔNG
 
Mọi người chúng ta, Chủ Chăn cũng như tín hữu, phải cổ võ và không ngừng giữ gìn những mối dây và những tương quan huynh đệ của sự kính trọng, thân ái, cộng tác giữa các hình thức hiệp hội giáo dân khác nhau. Chỉ như thế, nguồn ân huệ và đoàn sủng dồi dào mà Thiên Chúa ban cho ta mới có thể góp phần phong phú và có trật tự vào việc xây dựng ngôi nhà tập thể : “Để chung xây ngôi nhà tập thể, còn phải từ bỏ đầu óc kình chống và tranh chấp nhau, đúng hơn, cần đua tranh trong sự kính trọng lẫn nhau (x. Rm 12,10), trong sự quan tâm bày tỏ tình cảm cũng như thiện chí cộng tác, với sự kiên nhẫn, sáng suốt, sẵn sàng hy sinh có thể hàm chứa trong tất cả những việc đó”.
(Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, Chương II, số 14)
H. Người tín hữu phải làm gì để phục vụ cho sự hiệp thông trong giáo xứ?
T. Mọi người cần phải kính trọng, cộng tác với sự kiên nhẫn và sáng suốt. Cần phải loại trừ chống đối và tranh chấp. Và nhất là phải biết chấp nhận hy sinh cho nhau và vì nhau.
 
 
CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN - NGÀY 16.8.2015
GIÁO HUẤN SỐ 38
SỰ HIỆP THÔNG TRUYỀN GIÁO
 
Sự hiệp thông làm phát sinh sự hiệp thông và được coi chủ yếu như một sự hiệp thông truyền giáo. Thật thế, Đức Giêsu đã nói với các môn đệ : “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15,16).
Hiệp thông và truyền giáo liên kết mật thiết với nhau, cả hai thâm nhập và bao hàm nhau, đến độ sự hiệp thông vừa là nguồn mạch vừa là kết quả của việc truyền giáohiệp thông mang tính truyền giáo và truyền giáo nhằm mục đích hiệp thông. Luôn luôn cùng một Thánh Thần duy nhất kêu gọi và hiệp nhất Giáo Hội, sai Giáo Hội đi rao giảng Tin Mừng “cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
(Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, Chương III, số 1)
 
H. Sự hiệp thông trong giáo xứ và công tác truyền giáo liên hệ với nhau thế nào?
T. Hiệp thông và truyền giáo liên kết mật thiết với nhau. Nghĩa là hiệp thông mang tính truyền giáo và truyền giáo nhằm mục đích hiệp thông..
 
 
CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN - NGÀY 23.8.2015
GIÁO HUẤN SỐ 39
LOAN BÁO TIN MỪNG
 
Nhờ loan báo Tin Mừng, Giáo Hội tự kiến thiết và hình thành như một cộng đồng đức tin, chính xác hơn, như cộng đồng của một đức tin được tuyên xưng qua việc gắn bó với Lời Chúa, được cử hành trong các bí tích, và được sống trong đức ái là linh hồn của đời sống luân lý Kitô-giáo. Thực vậy, “Tin Mừng” nhằm thức tỉnh nơi tâm hồn và đời sống con người sự hoán cải và gắn bó cá nhân với Đức Giêsu-Kitô, Đấng Cứu Độ và là Chúa; Tin Mừng chuẩn bị cho người ta đón nhận bí tích Thánh Tẩy và Thánh Thể, và được củng cố trong quyết tâm và thực hiện đời sống mới theo Thần Khí.
(Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, Chương III, số 2)
 
H. Đâu là đặc điểm của một giáo xứ truyền giáo?
T. Giáo xứ truyền giáo phải là một cộng đồng đức tin:
- được tuyên xưng qua việc gắn bó với Lời Chúa,
- được cử hành trong các bí tích
- được sống trong đức ái là linh hồn của đời sống luân lý Kitô giáo.
 
 
CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN - NGÀY 30.8.2015
GIÁO HUẤN SỐ 40
MỘT CUỘC PHÚC-ÂM-HÓA MỚI
 
Chắc chắn tổ chức lại cơ cấu Kitô-giáo trong xã hội con người là việc cấp bách ở mọi nơi, với điều kiện là phải tổ chức lại cơ cấu Kitô-giáo trong chính các cộng đồng giáo hội tại các nước hay các quốc gia này.
Thế nên, giáo dân hôm nay, do được tham gia vào nhiệm vụ tiên tri của Đức Kitô, phải hoàn toàn dấn thân vào công tác này của Giáo Hội. Đặc biệt họ phải làm chứng rằng niềm tin là câu trả lời duy nhất và hoàn toàn, mà với ít nhiều ý thức, họ thoáng nhận ra và viện dẫn, để giải đáp cho những vấn đề và những niềm hy vọng do cuộc sống của mỗi người cũng như của cả xã hội đang gợi lên. Có thể thực hiện được điều đó một khi người giáo dân biết vượt thắng nơi chính mình sự phân cách giữa Tin Mừng và cuộc sống, bằng cách biết tạo nên trong sinh hoạt thường nhật, trong gia đình, khi làm việc, trong xã hội, sự thống nhất của một đời sống được Tin Mừng gợi hứng và giúp sức thể hiện đầy đủ.
(Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, Chương III, số 3)
 
H. Người tín hữu góp phần vào công cuộc Phúc-Âm-Hoá-mới thế nào?
T. Người tín hữu cần phải làm chứng về niềm tin của mình trong cuộc sống thường ngày, nghĩa là phải sống một đời sống phù hợp với Tin Mừng của Chúa Kitô trong môi trường xã hội hôm nay

 
Sưu tầm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn