1
03:35 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 111

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 108


Hôm nayHôm nay : 3023

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 307145

Tổng cộngTổng cộng : 27861429

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » VĂN HOÁ & NGHỆ THUẬT

Trung Thu Việt Nam cũng là Tết Thiếu nhi

Thứ năm - 19/09/2013 17:39-Đã xem: 2000
Vào thời cổ Trung Quốc, các đế vương thuộc các triều đại khác nhau đều có chế độ mùa xuân cúng mặt trời, mùa thu cúng mặt trăng, về sau các văn nhân mặc khách cũng mô phỏng theo chế độ như vậy.
Trung Thu Việt Nam cũng là Tết Thiếu nhi

Trung Thu Việt Nam cũng là Tết Thiếu nhi

Bài viết "Trung Thu Việt Nam cũng là Tết Thiếu nhi" của bạn Vũ Hoàng Thanh Loan viết bằng chữ Trung Quốc, vì tác giả đã học xong về nước, cho nên Ngọc Ánh chỉ có thể dịch sang tiếng Việt để chia sẻ với các bạn, rất mong tác giả Thanh Loan cũng nghe chương trình trên sóng và theo dõi qua mạng rồi viết thư cho Chương trình để chúng ra trao đổi với nhau.

                      1

 Trung Thu Việt Nam cũng là Tết Thiếu nhi

Tác giả: Vũ Hoàng Thanh Loan

Ký ức là khoảng không gian mà chúng ta không thể chạm đến được nhưng lại không bao giờ bị mất đi, theo đà chúng ta lớn lên, ký ức cũng dần dần trở nên càng phong phú...

Mỗi độ thu về, trong lòng mỗi chúng ta không khỏi chứa đựng một tâm trạng khó có thể mô tả được bằng lời nói, đó là: có tâm trạng như cọng lá vàng rơi theo chiều gió, có sự cảm động chỉ bởi một làn gió thu nhè nhẹ thổi tới, còn nữa, đó là những ký ức về Tết Trung Thu mang chúng ta trở về với quãng đời tuổi thơ... ký ức này cũng quá ư tuyệt diệu một cách khó tả, chúng như ẩn náu ở một nơi nào đó, chờ đến khi chủ nhân của chúng không còn bị những tương cà mắm muối của đời thường quấy nhiễu rồi thì chúng bèn xuất hiện ngay trong tích tắc. Tết Trung Thu Trung Quốc đang đến bên thềm, tôi, một lưu học sinh Việt Nam đang du học trên đất khách quê người, đã như được về với tuổi thơ ăn Tết Trung thu trên quê hương Việt Nam.

Năm nay là lần thứ tư tôi ăn Tết Trung Thu tại Bắc Kinh rồi, mỗi lần ngắm nhìn vầng Trăng Trung thu tròn trịa, đều dâng lên một thứ cảm giác như nhau, đó là : Nhớ nhungKhi mà ánh Trăng sáng tỏ soi sáng đất trời, ký ức của tôi lại trở về với tuổi thơ- Tết Trung Thu hớn hở nhất của lũ trẻ nhí. Tết Trung Thu Việt Nam khác với Tết Trung Thu Trung Quốc, bởi nó còn có một tên gọi khác là – Tết Thiếu nhi, bởi vì "Chủ nhân" của ngày Tết này đều là trẻ em.

1

Ở Việt Nam, cứ bắt đầu bước vào tháng 8 hàng năm, là cha mẹ các gia đình trong khu phố lại bắt đầu chuẩn bị mua sắm đèn lồng, một trong những đồ chơi quan trọng nhất của lũ trẻ nhỏ. Loại đèn lồng truyền thống của Việt Nam được làm bằng những lát tre chẻ mỏng, tạo thành những chiếc khung có hình thù khác nhau, sau đó dùng đủ thứ giấy bóng màu dán ở bên ngoài, có lỗ hổng, bên trong đặt cây nến, hình thù của đèn được làm theo theo sở thích của con cái và tài khéo tay của cha mẹ chúng, cho nên phong phú đa dạng. Bình thường nhất là chiếc đèn lồng ông sao, loại đèn lồng này dễ làm dễ dán, nếu như đứa trẻ nào nghịch ngợm mà làm rách đèn thì cũng không bị cha mẹ trách móc. Còn nữa là những chú thỏ đế, những chú mèo con, những con bươm bướm, đủ thứ hình khác nhau. Khó làm nhất là đèn kéo quân, loại đèn này có hai lớp khung bên trong và bên ngoài, kết cấu rất phức tạp, vừa phải làm thật đẹp, lại không được quá nặng, rất khó làm. Cho nên, chỉ cần đứa trẻ nào cầm chiếc đèn kéo quân, thì nó sẽ được đám bạn nhìn với ánh mắt thèm thuồng, trở thành đầu sỏ giỏi nhất trong đám bạn. Bọn trẻ nhí nhận đèn lồng từ tay cha mẹ là giây phút xúc động nhất, đứa nào cũng mong mình có được chiếc đèn lồng đẹp nhất, rồi nhảy tâng tâng xung quanh cha mẹ. Thế nhưng ngày nay, theo đà kinh tế phát triển, nhịp độ cuộc sống cũng ngày càng trở nên gấp gáp, phần lớn những người làm cha làm mẹ của trẻ nhí không còn mấy thời gian để làm đèn lồng đồ chơi như vậy cho con cái mình nữa. Mỗi độ Tết Trung Thu sắp đến, trên các đường phố lại bày bán la liệt những đồ chơi đèn lồng. Đồ chơi cũng ngày một trở nên phong phú đa dạng, thế nhưng thứ tình cảm trong trắng nhất của bọn trẻ nhí lại giảm dần đi, đây có lẽ là hiện tượng tất yếu của quá trình phát triển chăng...

Rằm tháng tám âm lịch, giờ phút mà bọn trẻ nhỏ mong chờ nhất đã đến!Đây là giờ phút náo nhiệt nhất, nhà nào nấy cha mẹ con cái xum vầy bên nhau, uống trà ngắm Trăng. Trẻ con nghe người lớn kể truyện cội nguồn của Tết Trung Thu, kể chuyện nàng Hằng Nga lên cung Trăng, thưởng thức mâm ngũ quả và bánh nướng bánh dẻo Trung Thu. Trong ký ức tuổi thơ của tôi, bề mặt chiếc bánh nướng đều như nhau cả, đó là những chú lợn ỉn nấp dưới bụng bú tí mẹ, lúc bấy giờ tôi chỉ biết tranh lấy những chú lợn ỉn cấu xuống mà ăn, không hiểu hàm ý đó lắm. Về sau tôi mới vỡ lẽ, thì ra những chú lợn ỉn in trên bề mặt chiếc bánh nướng mang ngụ ý là để con nhỏ khôn lớn khỏe mạnh.

Ăn xong những chiếc bánh nướng lợn ỉn rồi, là đến lúc vui nhộn nhất trong đêm Trung Thu, nhà nào nhà nấy cha mẹ dắt con cái mình đi dạo ngoài phố, đi xuyên từ đầu đường đến cuối phố. Trước đoàn người còn có một người đội đầu sư tử to không ngừng nhảy múa, sánh đôi với sư tử là người đội đầu "Thần Đất" trông rất giống Phật Di Lặc của Trung Quốc. Trong truyền thuyết Việt Nam, sư tử là linh vật không ai có thể thuần phục được, chỉ duy Thần Đất mới có thể chinh phục được nó, cho nên nơi nào có sư tử nhảy múa thì bao giờ cũng có Thần Đất múa theo. Trong đêm Trung Thu, sư tử và Thần Đất là hai vai chính quan trọng tạo nên bầu không khí xung quanh vui nhộn hẳn lên. Ánh Trăng sáng chiếu rọi đất trời, ánh sáng hoà vào ánh nến le lói trong chiếc đèn lồng trên tay đám trẻ thơ, từ xa trông lại, thật như một con rồng khổng lồ uốn lượn trên dãy phố...

Bầu không khí Tết Trung Thu như vậy, cho dù đã trải qua biết bao năm tháng đi nữa, thì vẫn cứ khắc sâu trong ký ức của mỗi người dân Việt Nam. Cho dù có đi xa đến mấy, đi đến bất cứ nơi đâu, mỗi khi ngắm nhìn vầng Trăng rằm tháng 8, trong lòng đều có chung một cảm giác, đó là: Cử đầu vọng minh nguyệt, đê đầu tư cố hương.

Qua bài viết của bạn Vũ Hoàng Thanh Loan chúng tôi cũng dường như được chứng kiến và cảm nhận quang cảnh bầu không khí đêm Trung Thu của các cháu thiếu nhi Việt Nam, tay xách đèn lồng đi rước suốt đầu đường cuối phố, và cả cảnh múa sư tử, cảnh ăn bánh Trung thu và nâm hoa quả.

Tập tục ăn bánh nướng Trung Thu trong đêm rằm tháng 8 của hai nước Trung-Việt giống nhau. Nhưng ngụ ý lại hơi khang khác. Ở Trung Quốc, Trung Thu có nghĩa là "Trăng tròn người đoàn viên", mọi người trong gia đình xum họp bên nhau cùng ngắm Trăng, cùng ăn bánh trung thu, ăn trái quả thơm ngon.

1

Ngoài tập quán chung ăn bánh Trung thu ra, vì Trung Quốc đất rộng người đông, cho nên phong tục tết Trung Thu tại các địa phương Trung Quốc cũng có những nét đặc trưng của địa phương mình. Ví dụ như: Những người sống ở ven biển thích đi ngắm sóng biển dưới ánh Trăng, ăn cua biển cua sông, những người sống gần miền núi thì thích đi leo núi, mang theo đồ cúng lên núi cúng Trăng. Ở Trung Quốc trong dịp Tết Trung Thu cũng là mùa hoa Quế đưa hương, cho nên nhiều nơi còn có tập tục đi ngắm hoa Quế vào Tết Trung Thu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn