1
02:23 +07 Thứ hai, 29/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 300

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 299


Hôm nayHôm nay : 5769

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 395856

Tổng cộngTổng cộng : 27950140

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CÁC THUẬT NGỮ

Tản mạn rượu Tết

Thứ ba - 09/02/2016 21:59-Đã xem: 2165
Rượu là một phần quan trọng trong phong cách ẩm thực của người Việt ta vào mỗi dịp Tết. So với một số nước Đông Nam Á khác như Singapore, Malaisia... thì chưa đâu uống rượu dễ như ở Việt Nam, bởi nó đã thành một nếp sống, một nét văn hóa lâu đời của người Việt. Tính tôn giáo cũng không hạn chế nhiều tới việc uống rượu (khác với trường hợp Malaisia, Indonesia đa phần theo Islam) vì phần lớn người Việt vẫn thờ cúng ông bà
Tản mạn rượu Tết

Tản mạn rượu Tết

Rượu là một phần quan trọng trong phong cách ẩm thực của người Việt ta vào mỗi dịp Tết. So với một số nước Đông Nam Á khác như Singapore, Malaisia... thì chưa đâu uống rượu dễ như ở Việt Nam, bởi nó đã thành một nếp sống, một nét văn hóa lâu đời của người Việt. Tính tôn giáo cũng không hạn chế nhiều tới việc uống rượu (khác với trường hợp Malaisia, Indonesia đa phần theo Islam) vì phần lớn người Việt vẫn thờ cúng ông bà. Trên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết bao giờ con cháu cũng để chai rượu để kính các cụ. Có lẽ họ cũng ít nhiều đều chứng kiến các cụ xưa từng sử dụng rượu khi còn sống, nên có tưởng nhớ đến các cụ thì đồ thờ cúng ngoài xôi, gà, bánh chưng, ngũ quả... mới có thêm rượu. Rượu cúng đa phần là rượu đế (rượu tự nấu), bởi cha ông ta chắc ít có điều kiện thưởng thức rượu Tây. Hơn nữa, dân ta hay uống rượu đế, những loại rượu màu, rượu ngoại chủ yếu dành cho dân công chức chốn huyện lỵ hoặc nơi thị thành, nhóm lưu học sinh nước ngoài, cũng có thể nó được những người giàu mới phất muốn thể hiện đẳng cấp sành điệu, khoe khoang với bạn bè, nên mới dùng rượu ngoại đắt tiền. Thực chất là họ đã hướng tới gu ẩm thực của mình hơn là sự hồn nhiên, nhiệt tâm khi ấn định sử dụng loại rượu nào để cúng Tết.

Vì uống rượu bia dễ như Việt Nam, nên người Việt uống rượu cũng khá mạnh vào các dịp lễ, giỗ, Tết. Cứ nhìn các đại lý bia rượu thì biết, trước Tết cả tháng đã tập kết khối lượng lớn để đáp ứng nhu cầu trong dân. Khi cầu vượt cung thì y như rằng, rượu giả, rượu kém chất lượng sẽ tràn ngập. Nhiều người từ trước đến nay luôn vỗ ngực tự hào với bạn bè về việc dám chi những chai rượu đắt tiền để tiếp khách hay sử dụng, thì đến nay cũng giật mình ngã ngửa. Cũng từ đó dân sành điệu rượu Tây bị xét vào “nhóm hoài nghi”. Một số chỉ dám dùng rượu xách tay từ các ga hàng không do chính họ mua hoặc bạn bè mang về. Số khác tỏ ra chán chường thất vọng, bởi nhiều khi dùng chai rượu mấy triệu bạc mà đầu đau như búa bổ, cuối cùng chỉ còn cách quay về rượu đế cho chắc ăn. Số khác dù đi ôtô bạc tỷ nhưng khi tiếp khách, hay bước vào nhà hàng cao cấp lại cắp nách một vài chai nút lá chuối, xem ra chẳng giống ai, nửa tỉnh nửa quê, nhưng dù gì thì cũng là giải pháp an toàn.

Cũng chẳng phải rượu Tây không ra gì, văn minh của họ thật đáng trân trọng, chỉ có điều do bị lợi dụng để trục lợi thành ra thật giả, đen trắng lẫn lộn. Còn một lý do khác là nhiều người tung hoành ngang dọc trời Nam đất Bắc, hay sống nhiều năm tại xứ người, khi Tết về lại cảm xúc dâng trào, nhớ nơi chôn nhau cắt rốn, nhớ khói bếp rơm rạ, nhớ tiếng gà gáy, chó sủa, ếch kêu..., cuối cùng lại muốn quay về với dưa cà, mắm muối, gạo nếp, củi quê, và đặc biệt là với rượu đế đã từng uống thuở nào. Lúc này rượu gợi ký ức, là tình tự, là nỗi nhớ về nguồn cội...

Nhưng tại sao rượu đế lại được tung hô như thứ “quốc hồn quốc túy” mà từ dân nhậu nhà quê đến đám trí thức thành phố ưu ái đề tặng? Có lẽ cần phải truy tìm về những hằng số văn hóa liên quan và nguyên nhân nội tại : Để làm một mẻ rượu ngon, các cụ bao đời đã phải dùng rất nhiều tri thức kinh nghiệm. Nào là mẻ nếp cái hoa vàng cấy ở ruộng trũng gần nhà. Thứ gạo nếp đó phải được nấu và ủ với men ta. Rượu ngon không thể nấu vào thời tiết quá nóng hoặc lạnh. Khi nấu thì không được rời nửa bước bởi nếu củi cháy to thì coi như hỏng mẻ rượu. Nhìn chung, rượu đế chứa đựng cả hồn quê, tình cảm và sự suy tư của người nấu, uống tuy ngọt nhưng say mềm lúc nào chẳng hay. Đó là thứ men của tình người, của quê hương và hoài niệm, làm cho mọi người vừa vui vẻ quây quần, vừa gợi lại hình ảnh đẹp về người thân và gia đình mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Ngô Quốc Đông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn