1
13:43 +07 Chủ nhật, 28/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 191


Hôm nayHôm nay : 26054

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 369083

Tổng cộngTổng cộng : 27923367

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CÁC THUẬT NGỮ

Tại sao nên giặt quần áo mới trước khi mặc

Chủ nhật - 10/04/2016 10:49-Đã xem: 2479
Thời tiết nắng nóng, cơ thể ra mồ hôi nhiều hơn nên dĩ nhiên bạn cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. Kể cả ngồi điều hòa thì bạn vẫn cần uống nhiều nước vì điều hòa khiến da khô, cơ thể háo nước.
Tại sao nên giặt quần áo mới trước khi mặc

Tại sao nên giặt quần áo mới trước khi mặc

Thói quen giặt đồ mới mua dường như chưa được nhiều người quan tâm và áp dụng. Thường thì khi mua đồ mới về thì sẽ mang liền vì nghĩ rằng sản phẩm không bị dính mồ hôi, không có mùi khó chịu. Nhưng đây là quan niệm sai lầm. Cần phải giặt quần áo mới mua trước khi mang là để các hóa chất còn bám trên quần áo sẽ được loại bỏ, an toàn cho người sử dụng. Trong đó đa phần quần áo đều có formaldehyde được sử dụng trong quá trình xử lý chống nhăn cho vải.

Lượng formaldehyde cho phép phải tùy thuộc vào từng nhóm vải. Theo tiêu chuẩn Ecotech 100 về an toàn sinh thái dệt may được áp dụng ở các nước châu Âu thì vải dệt may được chia thành 4 nhóm, với lượng formaldehyde tồn dư được chấp nhận ở mức sau:

  • Nhóm vải dành cho trẻ em: Dư lượng formaldehyde cho phép là 20 ppm (tỷ lệ phần triệu).
  • Nhóm vải mặc ngoài: 300 ppm.
  • Nhóm vải mặc trực tiếp với da (chẳng hạn như đồ lót): 75 ppm
  • Nhóm vải trang trí nội thất (rèm cửa, thảm, bọc đệm….) 300 ppm.

may-giat-thong-minh

Formaldehyde là một chất khí không màu, có mùi hăng rất mạnh, ở dạng dung dịch được gọi là formone, có tác dụng chống nấm mốc và diệt vi khuẩn. Thực tế, chúng ta không dễ dàng nhận biết sự có mặt của formaldehyde trong vải vóc do mùi hắc đặc trưng của nó vẫn có thể bị lẫn với các loại hóa chất hồ vải, nhuộm màu vải hay giữa các loại chất liệu vải khác nhau. Việc nhận biết dư lượng hóa chất này chỉ có thể thực hiện nhờ các phương pháp kiểm tra qua dung dịch. Dư lượng formaldehyde trong vải dệt may có thể sẽ mất dần do quá trình phân hủy trong không khí bởi đây là chất khí dễ bay hơi. Ngoài ra, formaldehyde còn có đặc tính hòa tan trong nước, nên tốt nhất quần áo, chăn ga, rèm cửa hay vải bọc ghế… mới mua về nên giặt sạch trước khi dùng. Các dung môi như cồn hay giấm cũng có thể giúp hòa tan formaldehyde dễ dàng hơn nhưng lại có thể làm nhạt màu hoặc làm hỏng chất liệu vải. Do vậy, trong quá trình sử dụng, chỉ cần giặt với nước và phơi nắng nhiều lần cũng sẽ làm giảm dần lượng tồn dư hóa chất này.

Không phải các nhà sản xuất đều thực hiện đúng theo nguyên tắc an toàn cho người tiêu dùng. Chính vì vậy mà không được chủ quan. Nhất là với quần áo của trẻ nhỏ. Thị trường Việt Nam rất phong phú và đa dạng các thương hiệu thời gian từ cao cấp đến bình dân. Chính vì vậy người tiêu dùng cần thông minh hơn trong cách sử dụng để bảo đảm sự an toàn cho bản thân và những người thân.
 

Tại sao không nên để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh

Thói quen dự trữ nhiều thực phẩm trong tủ lạnh thường rất phổ biến với các gia đình bận rộn. Khi không có thời gian mua thực phẩm thường xuyên. Thức ăn thường được dự trữ trong một tuần, một tháng có khi lại nhiều hơn. Những nguy hại khi để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh.
Thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ càng lạnh thì càng ngăn được hoạt động phá hoại của vi khuẩn và làm chậm quá trình thay đổi về mặt hoá học. Tuy nhiên, ngay cả khi dự trữ trong tủ lạnh nhiệt độ thấp nhất thì thực phẩm vẫn có thể bị hư hỏng, đặc biệt là thịt, bởi vi khuẩn vẫn âm thầm hoạt động bên trong, các chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi. Thực phẩm bảo quản trong các loại tủ lạnh gia đình cách nhiệt tốt có dung tích 130L. Thường sẽ không bị hư hỏng trong ba ngày. Đối với tủ lạnh có dung tích lớn hơn, thời hạn này có thể đến một tuần.
Nhưng điều đáng lo là việc dự trữ thực phẩm, trong đó có lẫn lộn với thực phẩm sắp bị hư, ôi, thiu trong tủ lạnh gây ra nhiều ẩn họa. Nhất là những thực phẩm được gói bằng lá. Vì thường thì lớp ngoài lá sẽ có nấm, bốc xuất hiện. Aflatoxin là một mycotoxin được tiết ra từ nấm aspergillus và A.parasiyicus. Các chủng nấm này phát triển mạnh ở các loại thực phẩm trong các điều kiện thuận lợi nóng và ẩm, nhất là điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Nhiễm độc aflatoxin là nguy cơ chính gây ung thư gan. Đặc biệt là bánh, giò chả, thịt cá bị mốc, sẽ sản sinh ra rất nhiều vi khuẩn và độc tố aflatoxin. Những chất độc này một khi bị hấp thụ vào cơ thể, nhẹ sẽ dẫn tới một loạt các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu, hoa mắt, khó chịu, viêm ruột, mất thính lực và toàn thân mất hết sức lực, nặng sẽ dẫn tới ung thư, dị tật thai nhi và lão hóa da. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng ghi nhận chủng nấm Aspergillus flavus gây mốc ở lạc, chủng nấm mốc Penicillium gây mốc ở gạo, cơm. Các chủng nấm này đều có nguy cơ gây bệnh.  Trong điều kiện gia đình, khi sử dụng lương thực, thực phẩm cần kiểm tra kỹ, nếu nghi ngờ mốc, chớm mốc đều phải kiên quyết hủy bỏ, không được tiếc mà để lại sử dụng.

 

Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn