1
12:39 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 218

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 216


Hôm nayHôm nay : 11637

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 315759

Tổng cộngTổng cộng : 27870043

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CÁC THUẬT NGỮ

Biệt Phái từ ngữ công giáo

Thứ sáu - 23/09/2016 08:17-Đã xem: 1653
Luật nhà Thanh của Trung Quốc cũng như Thọ Mai gia lễ[3] của người Việt đã phân biệt “tam phụ, bát mẫu” để quy định tang phục, tang chế cho người con hoặc người được coi là con. Trong đó “bát mẫu” (tám bà mẹ) là: (1) Đích mẫu (嫡母): Vợ cả (vợ chính thất) của cha (nếu mình không phải là con của người ấy, thì gọi người ấy là “đích mẫu” (Hán Việt) hay “mẹ già” (Nôm). (2) Nhũ mẫu (乳母): Mẹ cho bú, bà vú nuôi mình từ bé. (3) Dưỡng mẫu (養母): Mẹ nuôi. (4) Thứ mẫu (庶母): Vợ lẽ của cha (ngay cả khi mẹ ruột còn sống hoặc còn ở với cha). Theo tục xưa, mẹ đẻ ra mình, nếu là vợ lẽ của cha, không được gọi là “mẹ”, mà gọi là “đẻ”. (5) Kế mẫu (繼母): Mẹ kế, do cha cưới về sau khi vợ cả đã qua đời hoặc không còn ở với cha.
Biệt Phái từ ngữ công giáo

Biệt Phái từ ngữ công giáo



Biệt Phái, Pharisaei, Pharisee, Pharisien


Biệt: tách riêng; phái: phe. Biệt phái: phe được tách riêng. Biệt phái: có gốc tiếng Hipri là perushim, nghĩa là những người sống tách biệt.


Biệt phái là một nhóm tín đồ Do Thái giáo, thông thạo Lề Luật, giữ luật cách nhiệm nhặt theo mặt chữ, tự cho mình là thánh thiện, sống tách biệt với dân nghèo và dân ngoại. Biệt phái xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ II trước CN, kế thừa phái Hashidim – những người bảo vệ luật Môisen và dòng họ Macabê.  Biệt phái đề cao hội đường như nơi cầu nguyện và học hỏi Lề Luật, khác với nhóm Sadducaeo, họ chấp nhận những Sách Thánh khác ngoài bộ Ngũ Thư, tin có đời sau, có thiên thần.


Trong các sách Phúc Âm, biệt phái thường được trình bày như những kẻ đối nghịch với Chúa Giêsu (x. Mc7,5; 8,11; 10,2; 12,13). Họ bị coi là có óc nệ luật (x. Lc 6,1-5), chi ly (x. Mt 23,23-24), tự cao tự đại (x. Mt 18, 11-12), và nhất là giả hình (x. Mt 23,3-6). Chúa Giêsu đã nặng lời chỉ trích thói xấu của họ (x. Mt 23).

Tuy nhiên, Chúa Giêsu cũng dùng bữa nơi nhà người biệt phái (x. Lc 7,36; 14,1). Cũng có những người biệt phái có cảm tình với Người hay với các Tông Đồ như ông Nicodemo (x. Ga,1-21; 7,45-50; 19,39), ông Camaliel (x. Cv 5,34-39).


Sau khi Đền thờ Giêrusalem bị người Rôma phá hủy năm 70 sau CN, nhóm biệt phái đã có công duy trì và gầy dựng lại truyền thống Do Thái giáo.

Tiểu ban Từ vựng – UBGLĐT/HĐGMVN

Từ vựng Công Giáo: An nghỉ trong Chúa

WGPSG -- Ngày nay, trong các bản cáo phó ta thấy có rất nhiều kiểu báo tin về người quá cố, văn ngôn có thể nói thiên hình vạn trạng. Bên Lương có cách nói, như: An giấc nghìn thu; mãn phần; (an nhiên) thu (thâu) thần thị tịch (viên tịch, tịch diệt), viên tịch;nhập cõi niết bàn; thuận lý vô thường; tiêu diêu nơi miền cực lạc; về nơi chín suối…

Riêng về phía Công Giáo, cách thường thấy là: An nghỉ (nghỉ yên) trong Chúa; được (Thiên) Chúa (thương) gọi về; (vĩnh viễn) ra đi về với Chúa (nhà Chúa); (trở) về nhà Cha (nước Chúa), qua đời, tạ thế, từ trần, vừa (đã) hoàn tất hành trình trần thế (hành trình Đức Tin Công Giáo, cuộc đời thánh hiến), đã mãn phần trong tay Chúa và Mẹ Maria…Vậy, cách nói nào thích hợp. Thiết tưởng cần tìm về truyền thống của Hội Thánh.

1. Truyền thống.

Các mộ bia Công Giáo thường có ghi những chữ R.I.P., viết tắt của “Requiescat in pace” (Rest In Peace: Hãy an nghỉ). Câu này đến từ lời nguyện lễ an táng: “Anima eius et animae omnium fidelium defunctorum per Dei misericordiam requiescant in pace: Nhờ lượng từ bi Chúa, xin cho linh hồn ấy và linh hồn các tín hữu đã qua đời được nghỉ ngơi bình an”.

Trong Sách Isaia cũng tìm thấy câu có nghĩa tương tự: “The just man enters into peace; There is rest on his couch for the sincere, straightforward man: Người công chính bước vào cõi phúc bình an; Kẻ dõi theo đường ngay nẻo chính sẽ nghỉ ngơi trên giường của mình” (Is 57, 2). Câu này đã được tìm thấy trong tiếng Do Thái, trên bia mộ có niên đại từ thế kỷ I trước Công Nguyên, trong nghĩa trang của Beit She’arim, nói về người công chính đã chết, bởi vì anh ta không thể chịu được cái ác xung quanh mình. Câu tắt là “đến và nghỉ bình an”đã được chuyển thành lời cầu nguyện trong tiếng Talmudic cổ đại của thế kỷ III. Nhưng trước thế kỷ VIII, người ta chưa thấy câu “Requiescat in pace” trên mộ bia, sau thế kỷ XVIII thì rất phổ biến.

Thánh lễ an táng trong tiếng Anh thường được gọi là A requiem hay Requiem Mass, vì câu đầu tiên trong ca nhập lễ là: “Requiem æternam dona eis, Domine, et lux perpetua luceat eis: Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy”. Như vậy, truyền thống Hội Thánh luôn nhấn mạnh đến requiem: an nghỉ.

2. Thử tìm câu thích hợp.

Những lời báo tử cách chung chỉ nói là “qua đời”, “tạ thế”, “từ trần”. Trong các tôn giáo thường dùng cách nói thích ứng với niềm tin của mình. Riêng với Công Giáo lại càng cần thiết có cách nói thích hợp hơn, nhằm diễn tả đúng đắn giáo lý của Hội Thánh về mầu nhiệm sự chết và sự sống lại.

Trong những câu thường dùng, chúng tôi thấy câu “an nghỉ trong Chúa” có lẽ tốt hơn. Bởi vì Chúa là cùng đích của con người. Con người được tạo dựng theo hình ảnh Chúa, và phải trở về với Chúa, Chúa là niềm hoan lạc đời đời. Ngoài Chúa ra, không có gì tồn tại mãi mãi. Có Chúa mới có hạnh phúc thật. Chính Thiên Chúa đã phán: “Đích thân Ta sẽ đi, và Ta sẽ cho ngươi được nghỉ ngơi.” (Xh 33, 14) . Chúa Giêsu cũng nói tương tự: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28). Thánh Phêrô khuyên chúng ta: “Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em”(1Pr 5,7).

“Requiescat in pace” chỉ có nghĩa là “Nghỉ ngơi trong an bình”, và bài ca nhập lễ của lễ an táng: “Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời” cũng chỉ là nghỉ yên muôn đời. Nhưng câu “An nghỉ trong Chúa” không những giữ được truyền thống của Hội Thánh, mà còn nhấn mạnh được sự bình an nơi Thiên Chúa. Bài ca “An nghỉ trong Chúa” của Thanh Đan nói: “Khi tấm khăn phủ che thân xác con, con an nghỉ trong Chúa Tình Yêu”.

3. Cách hành văn.

Trong cáo phó, người ta thường viết: “Trong niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh, gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc (đau đớn) báo tin (T.) đã được Chúa gọi về (an nghỉ trong Chúa)…“. Cách hành văn như thế xem ra có sự mâu thuẫn trong niềm tin. Đã có “niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh”, đã “được Chúa thương gọi về” (hay an nghỉ), thì tại sao lại còn “vô cùng thương tiếc” hay “đau đớn” được? Thật ra chỉ cần viết “trân trọng kính báo” thì thích hợp hơn: “gia đình chúng tôi trân trọng kính báo (T.) đã được Chúa gọi về…”

Kết luận

Các bản cáo phó từ sau năm 1975 có nhiều thay đổi, lồng vào ý nghĩa tôn giáo rất hay, nhưng cũng cần chú ý đến tính tổng thể. Nếu thấy người khác dùng một câu nào hay, rồi cứ thế mà đưa vào, vô tình làm sai lệch ý nghĩa.


GIA ĐÌNH, GIA THẤT

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ấn định đường hướng mục vụ cho Giáo Hội tại Việt Nam trong năm 2014 là năm Tân Phúc-Âm-Hoá đời sống gia đình. Logo năm gia đình được Tổng Giáo Phận Tp.HCM chọn là một hình tròn, ở giữa có hình Thánh Gia, ý muốn lấy Gia đình Thánh làm gương mẫu cho các gia đình Công Giáo. Thánh Gia có người gọi là Thánh Gia Thất. Vậy Thánh Gia hay Thánh Gia Thất đúng? Cụ thể hơn, gia đình và gia thất có khác biệt không?

1. Nghĩa của các chữ: gia, đình, thất.

1.1. Nghĩa của chữ gia.

Gia có 26 chữ :
琊, 加, 咱, 哿, 捓, 嗧, 嘉, 家, 揶, 枷, 椰, 傢, 珈, 鴐, 痂, 耞, 耶, 茄, 葭, 诸, 豭, 跏, 迦, 鎵, 镓, 爺.
Gia trong từ gia đình là chữ 家, thuộc loại chữ hội ý, diễn tiến như sau:


Hình này cho thấy, từ giáp cốt văn đến kim văn, đại triện đều là dưới mái nhà có hình con heo. Tiểu triện và lệ thư có bộ宀 (miên, nghĩa là mái nhà), và chữ thỉ豕 (thỉ, nghĩa là con heo). Theo Thuyết Văn Giải Tự (説文解字), chữ 豕(thỉ) trong chữ家(gia), vốn viết đầy đủ là豭(gia, cũng có nghĩa là con heo, con heo đực, con heo nọc), về sau viết nhầm hoặc tỉnh lược thành 豕(thỉ), tuy nhiên ý nghĩa vẫn không thay đổi. Thời xưa, nhiều dân tộc thuộc các nước vùng Á Đông thường nuôi heo trong nhà hoặc xây chuồng nuôi heo bên cạnh nhà, tạo nên nét đặc trưng về nơi cư trú. Heo tượng trưng cho tiền của, nên dưới mái nhà có con heo, nhà có nuôi heo trở thành biểu tượng của gia đình, đó cũng chính là nguồn gốc cho sự ra đời của chữ gia (nhà). Cũng có giải thích khác[1]: Ngày xưa, vương công quí tộc sau khi chết, đều có xây miếu để thường xuyên thờ cúng; thường dân không có miếu, thường bày con heo hay một số loài gia súc khác, thường là trâu, bò, dê... dưới hiên nhà để cúng bái, đó là gia (nhà, dt.). Sau đó, nghĩa được mở rộng là trú sở (nhà ở, đt.).

Chữ gia 家nghĩa là: (dt.) (1) Nhà, chỗ để ở: Tại gia (ở nhà). (2) Người hay nhóm người trong một nhà hay trong một trường phái nào đó: Đại gia (nhà giàu có, người giàu có); sui gia, thông gia; danh gia (gia đình có danh tiếng, người có danh tiếng, hay chỉ một trường phái triết học thời xưa bên Trung Quốc chủ trương lấy chính danh định nghĩa sự vật); nông gia: (nhà nông) “Điền viên vui thú nông gia” (Nhị độ mai). (4) Dòng họ: Thế gia (dòng dõi quyền quý); gia phong (tập quán, giáo dục trong dòng họ, nền nếp gia đình); gia thanh(danh dự, tiếng tăm của cha ông đã tạo ra và để lại cho dòng họ). (5) Quê hương: Gia hương (quê nhà): “Chạnh niềm nhớ cảnh gia hương, Nhớ quê chàng lại tìm đường thăm quê” (Kiều) (6) Tự xưng mình hay gọi người khác: Tự gia (nhà tôi), phụ đạo nhân gia (người đàn bà). (7) Vợ gọi chồng là gia, cũng như chồng gọi vợ là thất (室). (8) Tiệm: Tửu gia (tiệm rượu). (9) Người có học vấn giỏi riêng về một môn: Khoa học gia, chính trị gia. (10) Khu vực chính trị do Khanh đại phu cai trị, thời nhà Chu. (11) Họ Gia. (tt.) (12) Khiêm xưng thân nhân của mình đối với người khác: Gia tổ (ông tổ tôi); gia phụ (= gia quân, gia nghiêm, gia tôn: cha tôi); gia mẫu (= gia nương, gia từ: mẹ tôi); gia thúc (chú tôi); gia huynh (anh tôi); gia đệ (em trai tôi); gia tẩu (chị dâu tôi); gia tiểu (vợ con tôi). (13) Thuộc về gia đình: Gia chủ (= gia trưởng: người chủ trong nhà); gia thuộc (= gia quyến, gia nhân: người trong nhà); gia nô (= gia bộc, gia nhân: đầy tớ trong nhà); gia đinh (đầy tớ trai trong nhà); gia đồng (đứa trẻ hầu hạ trong nhà); gia vụ (việc trong nhà). (đt.) (14) Nuôi thuần: Gia cầm; gia súc. (15) Cư trú: Thiếp gia Hà Dương (em cư trú ở Hà Dương). (loại từ) (16) Căn, gian, từ giúp đếm nhà: Tam gia thương điếm (ba cửa tiệm).

1.2. Nghĩa của chữ đình.

Đình có 13 chữ: 亭, 停, 廷, 庭, 霆, 筳, 蜓, 鼮, 婷, 渟, 莛, 葶, 聤. Đình trong từ gia đình là chữ庭, có gốc là từ chữ đình 廷, nghĩa gốc là sân nhà[2], diễn tiến như sau:

Hình chữ giống như một người đang lom khom mang đất đá làm việc trước sân nhà. Sau đó, nghĩa mở rộng thành triều đình (dinh quan).

Chữ đình 庭 nghĩa là (dt.) (1) Sân nhà: Tiền đình (sân trước). (2) Nhà: Đình tiền (trước cửa nhà), gia đình (chỉ chung mọi người trong nhà). (3) Toà nhà lớn trong cung vua: Nội đình, cung đình. (4) Ngôi nhà lớn để làm việc công, chỗ quan làm việc: Phủ đình. (5) Toà án: Pháp đình, khai đình (mở phiên toà). (6) Sảnh, nơi công cộng: Đại đình quảng chúng(nơi công cộng). (7) Trán: Thiên đình bão mãn (trán đầy tròn). (8) Thẳng tuột.

1.3. Nghĩa của chữ thất.

Thất có 7 chữ: 七, 失, 室, 匹, 柒, 〧, 軼 (cũng đọc là dật, điệt). Thất trong từ gia thất là chữ室, thuộc loại chữ hội ý, gồm bộ 宀 (miên) và chữ 至 (chí) tạo thành.

Chữ thất 室 vốn có nghĩa là “cái nhà có chứa nhiều yếu tố: người, đồ đạc, của cải”, như nói nhà của vua chúa là cung thất[3]. Ngoài ra, chữ thất còn được dùng với một số nghĩa như sau: (dt.) (1) Nhà nói chung: Tư thất (nhà riêng, như tư gia), bần thất (nhà nghèo). (2) Phòng ốc, buồng (chỉ những nơi để ở nhưng nhỏ hơn nhà, hoặc một phần của căn nhà): Giáp thất (nhà để cất thần chủ ở hai bên chánh đường trong miếu); ngục thất (nhà giam); hội khách thất (phòng khách); giáo thất (phòng học). (3) Từ đây, phát sinh nghĩa: “Một ngăn của một bộ phận cơ thể”: tâm thất (buồng dưới của tim). (4) Người thân: Hoàng thất, tông thất (dòng họ của vua). (5) Vợ: Chính thất (vợ lớn); kế thất (vợ kế). *Con trai tới tuổi trưởng thành cưới vợ gọi là thụ thất. *Con gái còn ở nhà cha mẹ, chưa theo chồng, ý nói con gái còn trinh, gọi là thất nữ. (6) Người phụ nữ nói chung: Thất nhân (những người phụ nữ đồng trang lứa bên chồng). “Phụ thuận giả, thuận vu cữu phụ, hoà vu thất nhân: Người phụ nữ biết thuận tòng là hiếu thuận với cha mẹ chồng, ôn hoà với thất nhân” (Kinh Lễ). (7) Phòng, văn phòng(đơn vị hành chính của cơ quan): Nhân sự thất (phòng nhân sự), bí thư thất (văn phòng thư ký). (8) Cung điện: Thái thất (điện trong nội cung). (9) Ngôi mộ: “Bách tuế chi hậu, quy vu kỳ thất: Sau cuộc sống trăm năm, về cùng mộ với chàng” (Kinh Thi). (10) Túi đựng dao. (11) Sao thất (tên một ngôi sao trong nhị thập bát tú). (12) Họ Thất.

2. Nghĩa của gia đình, gia thất.

2.1. Gia đình.

Thông thường chúng ta hiểu gia đình là: Tập hợp những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống cùng sống trong một nhà[4]. Ngày nay, người ta còn mở rộng định nghĩagia đình đến với những quan hệ tình cảm, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục.[5]

Nhưng tại sao gọi tập hợp đó là gia đình? Như đã nói trên, chữ đình vốn có nghĩa (4) và (5) là ngôi nhà lớn để làm việc công, tức là làm việc quan, việc nhà nước. Nơi đó nhất định phải có vẻ uy nghiêm và có một người đứng đầu, như nơi quan làm việc (phủ đình); nơi xử án (pháp đình, tụng đình) có người đứng đầu là quan toà. Vì vậy, gia đình ngoài nghĩa là “một tập hợp…” còn có ý nói là trong tập hợp đó phải có một người uy nghiêm nhất và có quyền lớn nhất, đó chính là người đàn ông hay người chồng, tức là người chủ gia đình. Điều đáng chú ý là nhiều khi những người không cùng huyết thống cũng được xem là người trong gia đình, như dâu, rể hoặc con nuôi…, đương nhiên những người đó cũng phải đối xử và được đối xử giống như những người khác trong gia đình.

Gia đình là tế bào và cũng là định chế cơ bản của xã hội[6]. Thánh Kinh nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng và tính trung tâm của gia đình. Gia đình được thiết lập trên nền tảng hôn nhân, tức là sự kết hợp giữa người nam và người nữ, những con người ngang bằng về phẩm giá, khác nhau về nhiều mặt nhưng bổ sung cho nhau. Từ sự bổ sung này, phát xuất việc truyền sinh, một chức năng “làm cho đôi vợ chồng trở nên những người cộng sự của Đấng Tạo Hoá”[7]. Như vậy, gia đình hiểu đúng nghĩa phải được xác lập trên hôn nhân, tất cả các hình thức sống chung khác, tự bản chất, không xứng đáng được hưởng danh xưng và địa vị của gia đình.[8]

Vì là tế bào của xã hội, gia đình có những nghĩa vụ phải thực hiện như: kiến tạo cộng đoàn tình yêu, phục vụ sự sống (nuôi dưỡng con trẻ, chăm sóc người lớn tuổi), giáo dục con cái và truyền thông những giá trị nhân bản. Đồng thời cũng có những quyền lợi mà xã hội phải tôn trọng[9]. Thêm vào đó, gia đình Kitô Giáo còn được mời gọi nên thánh, nghĩa là phản ánh sự hợp thông của Thiên Chúa Ba ngôi, (gia đình là) nơi truyền giảng Phúc Âm sự sống, giúp cho con người được tăng trưởng về nhân bản và tín ngưỡng. Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn trong Kinh cầu cho Gia đình cũng nêu rõ: “Cho gia đình trở nên cái nôi của sự sống, mái ấm của tình thương bao dung và hợp nhất, ngôi trường giáo dục nên người tốt và hữu ích, thành trì che chở phẩm giá của mọi người”. Nói tóm lại, gia đình có một ý nghĩa rộng lớn, bao gồm những thành viên, gồm nhiều thành phần khác nhau, muốn gắn bó với nhau.

2.2. Gia thất

Có người hiểu chữ gia thất là “gia đình” hay “vợ chồng con cái trong nhà”, như có thể thấy trong 3 quyển từ điển sau đây:

- ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ (Paulus Của, 1895): Gia thất: Nhà riêng; vợ con đôi bạn, vợ chồng con cái trong nhà: Định bề gia thất là định bề đôi bạn cho con.

- TỰ ĐIỂN VIỆT NAM (Thanh Nghị, 1958): Gia thất: dt. Gia đình: Lập gia thất. Famille, ménage.

- TỰ ĐIỂN VIỆT NAM (Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ, 1970): Gia thất: dt. c/g Gia đình, việc vợ chồng: Lập gia thất; Chẳng nên gia thất thì về; Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười(cd.)

Nhưng cũng có người cho rằng gia thất có nghĩa là “nhà cửa” và “vợ chồng” (việc vợ chồng hay tình nghĩa vợ chồng), đó là nghĩa trong các từ điển sau đây:

- VIỆT NAM TỪ ĐIỂN (Khai Trí Tiến Đức, 1931): Gia thất: Chồng vợ: Con cái đã thành gia thất.

- HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN (Đào Duy Anh, 1957): Gia thất: Nhà cửa, vợ chồng

- ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT (Bộ Giáo Dục Đào Tạo, 1999): Gia thất: dt. 1. Nhà cửa: Mọi việc gia thất đã có vợ lo. 2. Tình nghĩa vợ chồng: Đã thành gia thất thì thôi, Đèo bồng chi lắm tội trời ai mang (cd.).

- TỪ ĐIỂN TỪ VÀ NGỮ VIỆT NAM (Nguyễn Lân, 2000): Gia thất: dt. (H. Gia: nhà; thất: nhà ở) 1. Nhà cửa: Còn như việc gia thất đã có thiếp trông lo (PBChâu). 2. Tình nghĩa vợ chồng: Đã thành gia thất thì thôi, Đèo bồng chi lắm, tội trời ai mang (cd.).

2.3. Vậy gia thất có đồng nghĩa với gia đình hay không?

Ngày xưa, sau khi kết hôn cô dâu thường phải về ở nhà chồng, nên mới có tục làm dâu, nhưng người vợ chỉ được ở “nhà dưới” hay “nhà nhỏ” chứ không được tự do đi lại những nơi khác trong nhà (như nhà trên, từ đường,...). Từ đó mới phân biệt thành “gia” là nhà lớn, chỉ người chồng và “thất” là phòng của người vợ, chỉ người vợ (xem nghĩa (7) của gia và nghĩa (5) của thất ở trên). Tả Truyện có câu: “Nam hữu thất, nữ hữu gia: Nam thì có thất, nữ thì có gia”. Lời sớ giải thích: “Thất gia ý nói là vợ chồng”[10].

Về sau, “gia thất” hay “thất gia” được dùng để chỉ hai người cưới nhau về ở chung một nhà, tức đã là vợ chồng. “Tới đây thì ở lại đây, Cùng con gái lão sum vầy thất gia”. (Lục Vân Tiên). Người Việt thì nói người phối ngẫu (vợ hay chồng) của mình với người khác là “nhà tôi”, “nhà em”. Bậc làm cha mẹ, muốn cho con mình sớm cưới vợ hay lấy chồng, thì nói là:Mong cho nó sớm được yên bề gia thất. Khi lo việc dựng vợ gả chồng cho con cái, chúng ta cũng nói là: Lo bề gia thất hay thành gia lập thất.

Vậy, theo chúng tôi gia thất (từ đồng nghĩa: thất gia) có nghĩa hẹp là “nhà cửa” và nghĩa rộng là “vợ chồng” (chỉ việc vợ chồng hay tình nghĩa vợ chồng). Theo nghĩa “vợ chồng”, thì gia thất có nội hàm hạn hẹp hơn so với gia đình, gia thất chỉ giới hạn trong quan hệ giữa hai vợ chồng mà thôi. Khi nói: Anh A có gia thất, nghĩa là anh A đã kết hôn. Người ta có thể nói: Gia đình em học sinh B rất tốt, mà không thể nói: Gia thất em học sinh B rất tốt. Gia thất có thể hiểu là “gia đình”, trong trường hợp muốn nói về gia đình mới hợp thành mà thôi, như khi nói: Anh ấy mới lập gia đình hoặc: Các con tôi đã yên bề gia thất, chẳng hạn. Có thể nói ba từ gia thất (nhà-phòng), gia đình (nhà-sân) và gia môn (nhà-cửa) đều có nghĩa “nhà”, nhưng gia thất chỉ về vợ chồng; gia đình rộng hơn, chỉ về vợ chồng con cái; gia môn rộng hơn nữa, chỉ cả dòng họ, còn gọi là gia tộc!

3. Kết luận.

Sau khi tìm hiểu những khác biệt của hai thuật từ gia đình và gia thất cho thấy: Gia đình và gia thất ở một vài phương diện có vẻ hơi giống nhau, nhưng thật ra gia đình có ý nghĩa rộng lớn và bao quát hơn nhiều. Còn gia thất chỉ có ý nghĩa hạn hẹp giữa chồng và vợ.

Lễ Thánh Gia không thể nói là Lễ Thánh Gia Thất. Gia có thể hiểu là gia đình, nhưng không thể hiểu là gia thất. Khi nói Thánh Gia Thất, chỉ có thể hiểu là đơn thuần gồm có Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse. Người ta không thể nói gia thất của Chúa Giêsu.

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
 




HIỀN MẪU, TỪ MẪU

“Từ mẫu thủ trung tuyến,
Du tử thân thượng y”

(Du tử ngâm)

 

Có người hỏi tôi “hiền mẫu” có đồng nghĩa với “từ mẫu” hay không, và để diễn tả tình mẹ thương con, nên nói “tình hiền mẫu” hay “tình mẫu tử”?

 

Thắc mắc này bao gồm hai câu hỏi, chúng tôi xin lần lượt trình bày như sau:

 

1. “Hiền mẫu” có đồng nghĩa với “từ mẫu” hay không?

 

1.1 Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu nghĩa của các mục từ hiền, từ và mẫu:

 

1.1.1. Hiền. Có bốn chữ: 賢, 贒 (贤), 痃. Trong trường hợp này là chữ賢, nghĩa là: (dt.) (1) Người có đức hạnh tài năng cao, trung hiếu vẹn toàn: Thánh hiền; hiền lương (đàn ông đức độ); hiền huệ (đàn bà đức độ); nhậm nhân duy hiền (dùng người theo đức); kiến hiền tư tề (Thấy người có tài đức thì muốn theo gương[1]). (2) (Họ) Hiền. (tt.) (3) Lành, hoà thuận, không ưa đánh đập gây gổ (trái với dữ): Đứa trẻ hiền; tánh hiền. (4) Tốt, ăn ở phải đạo: Mẹ hiền; dâu hiền rể thảo. (5) Tốt, có đức hạnh tài năng cao, trung hiếu vẹn toàn: Hiền nhân quân tử; hiền sĩ. (6) Tốt, không có độc, không gây nguy hại cho con người, có nhiều chất bổ béo: Trái hiền; đất hiền. (7) Tiếng gọi cách tôn kính để tỏ lòng mến: Hiền huynh; hiền đệ; hiền tẩu. (đt.) (8) Tôn sùng: Hiền hiền dịch sắc[2] (Đổi lòng yêu sắc đẹp mà thân yêu người hiền). (9) Hơn: Bỉ hiền ư ngô viễn hỹ (Họ hiền hơn ta nhiều lắm vậy). (10) Nhọc nhằn. (đại từ) (11) Tiếng kính xưng (ngôi thứ hai): Ông, ngài, cũng như công 公, quân 君.

 

“Hiền” nói chung là có nghĩa tốt, nhưng “hiền quá” thường có nghĩa ngược lại, chỉ sự khiếm khuyết tài đức cần thiết, dùng để nhận định hay phê phán cách nhẹ nhàng, lịch sự, vì tôn trọng người bị phê phán, thay vì nói một cách sổ sàng là “nhút nhát” “ngu quá”, “dỡ tệ” hay “cù lần”. Ví dụ: “Bà ấy hiền quá nên bị ông chồng đánh đập mãi” (Ngụ ý nói: Bà ấy thiếu can đảm, nhu nhược!); “Ông ấy làm ăn mà hiền quá nên bị bạn bè lừa gạt” (Ông ấy thiếu sáng suốt, ngu!); “Thầy ấy hiền quá nên các học sinh ngày càng vô kỷ luật” (Thầy ấy thiếu trách nhiệm, cù lần!).

 

1.1.2. Từ: Có 12 chữ: 詞 (词), 徐, 祠, 慈, 辭 (辞), 辤, 磁, 瓷, 甆, 糍, 茲, 兹. Trường hợp từ mẫu là chữ慈, nghĩa là: (dt.) (1) Hiền lành, thương yêu rất mực: Hiền từ; nhân từ; từ bi; phụ mẫu uy nghiêm nhi hữu từ (Cha mẹ nghiêm nghị nhưng có lòng thương). (2) Mẹ, tiếng tôn xưng mẹ: Gia từ (mẹ tôi). (3) Vui mừng của chúng sinh (Phật giáo): Đại từ. (4) (Họ) Từ. (đt.) (5) Yêu thương, người trên yêu kẻ dưới cũng gọi là từ: Từ ái (có lòng thương yêu); từ ấu (thương trẻ nhỏ). (6) Hiếu thảo: Từ hiếu. (7) Chu cấp cứu giúp cho kẻ túng thiếu khốn cùng gọi là từ thiện sự nghiệp.

 

1.1.3. Mẫu. Có 9 chữ này: 母, 畝, 畆, 畞, 畮, 亩, 牡, 拇, 鉧, trường hợp hiền mẫu là chữ母, nghĩa là: (dt.) (1) Mẹ: Mẫu thân. (2) Người đàn bà bằng vai với mẹ trong thân thuộc: Cô mẫu (cô); cữu mẫu (mợ); thẩm mẫu (thím); bá mẫu (bác gái). (3) Tiếng tôn xưng các bà trưởng bối hay bậc nữ thánh: Lão mẫu; thánh mẫu; mẫu nghi; mẫu hệ. (4) Phàm vật gì làm cốt để sinh ra các cái đều gọi là mẫu hay mẹ (chỉ căn nguyên): Mẫu tài (tiền vốn); thất bại thị thành công chi mẫu (thất bại là mẹ thành công). (5) Lỗ ốc vít, bộ phận có khía đường xoắn ốc để vặn đinh ốc: Loa ti mẫu (đai ốc). (6) (Họ) Mẫu. (tt.) (7) Mẹ, cái, gốc: Mẫu thuyền (tàu mẹ); mẫu hiệu (trường mẹ); cơ mẫu (máy cái); mẫu giáo; mẫu âm; mẫu số. (8) Mái, cái, chỉ giống cái: Mẫu kê (gà mái); mẫu ngưu (bò cái); mẫu trệ (lợn sề).

 

1.2 Nghĩa của hiền mẫu và từ mẫu.

 

1.2.1. Hiền mẫu: Đơn giản có nghĩa là “mẹ hiền”, chữ hiền ở đây vừa có thể hiểu theo nghĩa (7) của mục từ mẫu, tức là “tiếng gọi cách tôn kính để tỏ lòng mến” vừa có thể hiểu theo nghĩa (4) của mục từ mẫu, tức là bà mẹ “tốt, ăn ở phải đạo”. Xa hơn nữa, có thể hiểu theo nghĩa (5) của mục từ mẫu, tức là người mẹ “tốt, có đức hạnh tài năng cao, trung hiếu vẹn toàn”, như trong trường hợp người Công Giáo dùng tôn xưng Đức Mẹ Maria.

 

1.2.2. Từ mẫu: Nhiều người lầm tưởng “từ mẫu” đương nhiên là người mẹ hiền, mẹ nhân từ. Nhưng thời xưa “từ mẫu” có nghĩa khác, hoàn toàn không có liên hệ gì với hiền lành hay nhân từ gì cả.

 

Luật nhà Thanh của Trung Quốc cũng như Thọ Mai gia lễ[3] của người Việt đã phân biệt “tam phụ, bát mẫu” để quy định tang phục, tang chế cho người con hoặc người được coi là con. Trong đó “bát mẫu” (tám bà mẹ) là: (1) Đích mẫu (嫡母): Vợ cả (vợ chính thất) của cha (nếu mình không phải là con của người ấy, thì gọi người ấy là “đích mẫu” (Hán Việt) hay “mẹ già” (Nôm). (2) Nhũ mẫu (乳母): Mẹ cho bú, bà vú nuôi mình từ bé. (3) Dưỡng mẫu (養母): Mẹ nuôi. (4) Thứ mẫu (庶母): Vợ lẽ của cha (ngay cả khi mẹ ruột còn sống hoặc còn ở với cha). Theo tục xưa, mẹ đẻ ra mình, nếu là vợ lẽ của cha, không được gọi là “mẹ”, mà gọi là “đẻ”. (5) Kế mẫu (繼母): Mẹ kế, do cha cưới về sau khi vợ cả đã qua đời hoặc không còn ở với cha. Ngày nay người ta vẫn nói kế mẫu thay vì thứ mẫu. (6) Từ mẫu (慈母): Vợ lẽ của cha, có công thay người mẹ quá cố, nhận nuôi mình từ bé như con ruột theo ý cha; (đây không phải là “mẹ hiền”). (7) Giá mẫu (嫁母): Mẹ ruột, nhưng đã lấy chồng khác sau khi cha mất. (8) Xuất mẫu (出母): Mẹ ruột, nhưng đã ly hôn với cha (mẹ bỏ nhà đi hoặc bị đuổi ra khỏi nhà).

 

Theo sách Nghi lễ[4]: “Truyện viết: Từ mẫu giả hà dã? Truyện viết: Thiếp chi vô tử giả, thiếp tử chi vô mẫu giả, phụ mệnh thiếp viết: Nhữ dĩ vi tử; mệnh tử viết: Nhữ dĩ vi mẫu: Truyện kể: Từ mẫu là người thế nào? Truyện kể: Người vợ lẽ không có con, con của (một) người vợ lẽ (khác) không (còn) mẹ, người chồng dặn người vợ lẽ (rằng): Nàng hãy nhận đứa bé này làm con; lại dặn đứa con (rằng): Con hãy nhận (người đó) làm mẹ”.

 

Vậy “từ mẫu” không phải là bà mẹ ruột mà là mẹ nuôi, và điều kiện bắt buộc phải có để được gọi là “từ mẫu” (mẹ nuôi) ở đây là: (1) Phải là vợ lẽ; (2) Người vợ lẽ này không có con hoặc không có khả năng sinh con, ít nhất cũng là không sinh được con trai; (3) Quan trọng hơn nữa là người chồng còn phải có một người vợ lẽ khác mà người vợ lẽ này khi qua đời có để lại một đứa con trai. Khi đã đủ những điều kiện đó rồi, lại còn cần (4) người chồng giao trách nhiệm nuôi con cho người vợ lẽ kia và (5) bảo đứa con nhận người đó làm mẹ.

 

Như vậy “từ mẫu” có nghĩa là mẹ nuôi. Trải qua thời gian lâu đời, bên Trung Hoa, thuật từ “từ mẫu” đã mất đi ý nghĩa ban đầu, hiện giờ người Hoa hiểu là người mẹ “hiền lành, rất mực thương yêu con cái”, đó là nghĩa phổ biến hiện nay trong cách hiểu cũng như trong các từ điển của người Việt và Trung Quốc.

 

Bên người Hoa khi nói mẹ hiền thường dùng chữ từ mẫu, ít khi dùng hiền mẫu, điều này khác với người Việt. Người Việt thường dùng chữ hiền mẫu hay mẹ hiền, ít khi nói từ mẫu, càng không ai nói “mẹ từ”, khi người ta nói “lương y như từ mẫu” rõ ràng là chịu ảnh hưởng của người Hoa rồi.

 

2. Để diễn tả tình mẹ thương con, nên nói “tình hiền mẫu” hay “tình mẫu tử”?

 

2.1 Tình hiền mẫu.

 

“Tình” là danh từ chính; “hiền” là tĩnh từ, “mẫu” là danh từ. “Hiền” dùng để diễn tả “mẫu”, nghĩa là người mẹ hiền lành. Tình hiền mẫu là lòng thương của mẹ hiền.

 

Tình hiền mẫu chỉ nói về lòng mẹ, tình thương của mẹ, dành cho con cái, mà không màng đến tình cảm con cái đối với mẹ. Đây là thuật từ ngợi khen người mẹ.

 

Một trong những bài thơ mà tôi ưa thích là bài “Du tử ngâm”[5]: “Từ mẫu thủ trung tuyến, Du tử thân thượng y. Lâm hành mật mật phùng, Ý khủng trì trì quy. Thuỳ ngôn thốn thảo tâm, Báo đắc tam xuân huy[6]: Sợi chỉ trong tay mẹ hiền, nay đang ở trên áo người đi xa. Lúc sắp lên đường, mẹ khâu kỹ càng, có ý sợ con chậm trễ trở về. Ai dám nói rằng tấm lòng của con chỉ như tấc cỏ lại có thể báo đáp được ánh nắng ấm áp của ba tháng mùa xuân?” Đây chính là ý nghĩa của tình hiền mẫu. Người mẹ chín tháng cưu mang, chịu đựng biết bao khó nhọc, nhưng vẫn phải giữ gìn sức khoẻ chỉ vì con. Tình thương mẹ dành cho con không có giới hạn. Điều ước mong của mẹ là con được trưởng thành cách mạnh khoẻ, bình an và hạnh phúc. Dù bị con chê ghét, mẹ vẫn hết lòng che chở con. Người mẹ như ngọn nến thiêu đốt chính mình để soi đường cho con đi. Vậy người mẹ muốn con mình gặp điều tốt nhất, đó chính là tình hiền mẫu.

 

2.2 Tình mẫu tử. “Tình” là danh từ chính; “mẫu” và “tử” là hai danh từ bình đẳng nhau. Mẫu là mẹ, tử là con, mẫu tử là mẹ và con.

 

Tình mẫu tử nghĩa là tình thương giữa mẹ và con. Đây là một tình cảm hỗ tương, tình cảm giữa hai bên, có qua có lại. Mẹ thương yêu con và con hiếu thảo với mẹ. Nên không có nghĩa chỉ nói về mẹ, không phải là thuật từ chỉ ngợi khen mẹ.

 

Kết luận.

 

Cả hai từ hiền mẫu và từ mẫu đều chỉ về người mẹ tốt lành đáng tôn kính và quý trọng. Nhưng từ hiền mẫu có tính thụ động, nói lên tài năng và đức hạnh của mẹ; còn từ mẫu có tính tích cực hơn, diễn tả lòng nhân từ, yêu thương của mẹ dành cho con cái.

 

Tình hiền mẫu và tình mẫu tử có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Tình hiền mẫu là lòng mẹ yêu thương con. Khi dâng lời kinh với Đức Mẹ Maria, muốn ngợi khen Đức Mẹ, thì phải dùng từ tình hiền mẫu. Còn khi nói về tình càm giữa mẹ và con thì dùng từ tình mẫu tử. Tương tự, khi diễn tả lòng cha thương con thì dùng tình hiền phụ, muốn nói đến tình cảm giữa cha và con thì dùng tình phụ tử.

 

[1] Nhà thờ Tư Tề lấy từ thành ngữ này.

 

[2] Luận ngữ論語

 

[3] Thọ Mai gia lễ của Hồ Sỹ Tân (1690-1760) có dựa theo Chu Công gia lễ tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc và có trích dẫn một phần của Hồ Thượng thư gia lễ của Hồ Sỹ Dương (1621-1681).

 

[4] Viết ở thời nhà Tần (221-207 TCN).

 

[5] Của thi sĩ Mạnh Giao (751-814) nhà thơ ưu tú trong số nhà thơ thời Trung Đường

 

[6] Bản dịch của Trần Minh Tú: “Mẹ hiền sợi chỉ trong tay, Đi xa hãy mặc áo này mẹ khâu. Đường kim mãi miết âu sầu, Sợ con chậm trễ kịp đâu ngày về. Tấc lòng ngọn cỏ bờ đê, Báo sao ân nghĩa nắng về ba xuân”.

 

Nguồn: WĐH

“Từ mẫu thủ trung tuyến,
Du tử thân thượng y”

(Du tử ngâm)

 

Có người hỏi tôi “hiền mẫu” có đồng nghĩa với “từ mẫu” hay không, và để diễn tả tình mẹ thương con, nên nói “tình hiền mẫu” hay “tình mẫu tử”?

 

Thắc mắc này bao gồm hai câu hỏi, chúng tôi xin lần lượt trình bày như sau:

 

1. “Hiền mẫu” có đồng nghĩa với “từ mẫu” hay không?

 

1.1 Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu nghĩa của các mục từ hiền, từ và mẫu:

 

1.1.1. Hiền. Có bốn chữ: 賢, 贒 (贤), 痃. Trong trường hợp này là chữ賢, nghĩa là: (dt.) (1) Người có đức hạnh tài năng cao, trung hiếu vẹn toàn: Thánh hiền; hiền lương (đàn ông đức độ); hiền huệ (đàn bà đức độ); nhậm nhân duy hiền (dùng người theo đức); kiến hiền tư tề (Thấy người có tài đức thì muốn theo gương[1]). (2) (Họ) Hiền. (tt.) (3) Lành, hoà thuận, không ưa đánh đập gây gổ (trái với dữ): Đứa trẻ hiền; tánh hiền. (4) Tốt, ăn ở phải đạo: Mẹ hiền; dâu hiền rể thảo. (5) Tốt, có đức hạnh tài năng cao, trung hiếu vẹn toàn: Hiền nhân quân tử; hiền sĩ. (6) Tốt, không có độc, không gây nguy hại cho con người, có nhiều chất bổ béo: Trái hiền; đất hiền. (7) Tiếng gọi cách tôn kính để tỏ lòng mến: Hiền huynh; hiền đệ; hiền tẩu. (đt.) (8) Tôn sùng: Hiền hiền dịch sắc[2] (Đổi lòng yêu sắc đẹp mà thân yêu người hiền). (9) Hơn: Bỉ hiền ư ngô viễn hỹ (Họ hiền hơn ta nhiều lắm vậy). (10) Nhọc nhằn. (đại từ) (11) Tiếng kính xưng (ngôi thứ hai): Ông, ngài, cũng như công 公, quân 君.

 

“Hiền” nói chung là có nghĩa tốt, nhưng “hiền quá” thường có nghĩa ngược lại, chỉ sự khiếm khuyết tài đức cần thiết, dùng để nhận định hay phê phán cách nhẹ nhàng, lịch sự, vì tôn trọng người bị phê phán, thay vì nói một cách sổ sàng là “nhút nhát” “ngu quá”, “dỡ tệ” hay “cù lần”. Ví dụ: “Bà ấy hiền quá nên bị ông chồng đánh đập mãi” (Ngụ ý nói: Bà ấy thiếu can đảm, nhu nhược!); “Ông ấy làm ăn mà hiền quá nên bị bạn bè lừa gạt” (Ông ấy thiếu sáng suốt, ngu!); “Thầy ấy hiền quá nên các học sinh ngày càng vô kỷ luật” (Thầy ấy thiếu trách nhiệm, cù lần!).

 

1.1.2. Từ: Có 12 chữ: 詞 (词), 徐, 祠, 慈, 辭 (辞), 辤, 磁, 瓷, 甆, 糍, 茲, 兹. Trường hợp từ mẫu là chữ慈, nghĩa là: (dt.) (1) Hiền lành, thương yêu rất mực: Hiền từ; nhân từ; từ bi; phụ mẫu uy nghiêm nhi hữu từ (Cha mẹ nghiêm nghị nhưng có lòng thương). (2) Mẹ, tiếng tôn xưng mẹ: Gia từ (mẹ tôi). (3) Vui mừng của chúng sinh (Phật giáo): Đại từ. (4) (Họ) Từ. (đt.) (5) Yêu thương, người trên yêu kẻ dưới cũng gọi là từ: Từ ái (có lòng thương yêu); từ ấu (thương trẻ nhỏ). (6) Hiếu thảo: Từ hiếu. (7) Chu cấp cứu giúp cho kẻ túng thiếu khốn cùng gọi là từ thiện sự nghiệp.

 

1.1.3. Mẫu. Có 9 chữ này: 母, 畝, 畆, 畞, 畮, 亩, 牡, 拇, 鉧, trường hợp hiền mẫu là chữ母, nghĩa là: (dt.) (1) Mẹ: Mẫu thân. (2) Người đàn bà bằng vai với mẹ trong thân thuộc: Cô mẫu (cô); cữu mẫu (mợ); thẩm mẫu (thím); bá mẫu (bác gái). (3) Tiếng tôn xưng các bà trưởng bối hay bậc nữ thánh: Lão mẫu; thánh mẫu; mẫu nghi; mẫu hệ. (4) Phàm vật gì làm cốt để sinh ra các cái đều gọi là mẫu hay mẹ (chỉ căn nguyên): Mẫu tài (tiền vốn); thất bại thị thành công chi mẫu (thất bại là mẹ thành công). (5) Lỗ ốc vít, bộ phận có khía đường xoắn ốc để vặn đinh ốc: Loa ti mẫu (đai ốc). (6) (Họ) Mẫu. (tt.) (7) Mẹ, cái, gốc: Mẫu thuyền (tàu mẹ); mẫu hiệu (trường mẹ); cơ mẫu (máy cái); mẫu giáo; mẫu âm; mẫu số. (8) Mái, cái, chỉ giống cái: Mẫu kê (gà mái); mẫu ngưu (bò cái); mẫu trệ (lợn sề).

 

1.2 Nghĩa của hiền mẫu và từ mẫu.

 

1.2.1. Hiền mẫu: Đơn giản có nghĩa là “mẹ hiền”, chữ hiền ở đây vừa có thể hiểu theo nghĩa (7) của mục từ mẫu, tức là “tiếng gọi cách tôn kính để tỏ lòng mến” vừa có thể hiểu theo nghĩa (4) của mục từ mẫu, tức là bà mẹ “tốt, ăn ở phải đạo”. Xa hơn nữa, có thể hiểu theo nghĩa (5) của mục từ mẫu, tức là người mẹ “tốt, có đức hạnh tài năng cao, trung hiếu vẹn toàn”, như trong trường hợp người Công Giáo dùng tôn xưng Đức Mẹ Maria.

 

1.2.2. Từ mẫu: Nhiều người lầm tưởng “từ mẫu” đương nhiên là người mẹ hiền, mẹ nhân từ. Nhưng thời xưa “từ mẫu” có nghĩa khác, hoàn toàn không có liên hệ gì với hiền lành hay nhân từ gì cả.

 

Luật nhà Thanh của Trung Quốc cũng như Thọ Mai gia lễ[3] của người Việt đã phân biệt “tam phụ, bát mẫu” để quy định tang phục, tang chế cho người con hoặc người được coi là con. Trong đó “bát mẫu” (tám bà mẹ) là: (1) Đích mẫu (嫡母): Vợ cả (vợ chính thất) của cha (nếu mình không phải là con của người ấy, thì gọi người ấy là “đích mẫu” (Hán Việt) hay “mẹ già” (Nôm). (2) Nhũ mẫu (乳母): Mẹ cho bú, bà vú nuôi mình từ bé. (3) Dưỡng mẫu (養母): Mẹ nuôi. (4) Thứ mẫu (庶母): Vợ lẽ của cha (ngay cả khi mẹ ruột còn sống hoặc còn ở với cha). Theo tục xưa, mẹ đẻ ra mình, nếu là vợ lẽ của cha, không được gọi là “mẹ”, mà gọi là “đẻ”. (5) Kế mẫu (繼母): Mẹ kế, do cha cưới về sau khi vợ cả đã qua đời hoặc không còn ở với cha. Ngày nay người ta vẫn nói kế mẫu thay vì thứ mẫu. (6) Từ mẫu (慈母): Vợ lẽ của cha, có công thay người mẹ quá cố, nhận nuôi mình từ bé như con ruột theo ý cha; (đây không phải là “mẹ hiền”). (7) Giá mẫu (嫁母): Mẹ ruột, nhưng đã lấy chồng khác sau khi cha mất. (8) Xuất mẫu (出母): Mẹ ruột, nhưng đã ly hôn với cha (mẹ bỏ nhà đi hoặc bị đuổi ra khỏi nhà).

 

Theo sách Nghi lễ[4]: “Truyện viết: Từ mẫu giả hà dã? Truyện viết: Thiếp chi vô tử giả, thiếp tử chi vô mẫu giả, phụ mệnh thiếp viết: Nhữ dĩ vi tử; mệnh tử viết: Nhữ dĩ vi mẫu: Truyện kể: Từ mẫu là người thế nào? Truyện kể: Người vợ lẽ không có con, con của (một) người vợ lẽ (khác) không (còn) mẹ, người chồng dặn người vợ lẽ (rằng): Nàng hãy nhận đứa bé này làm con; lại dặn đứa con (rằng): Con hãy nhận (người đó) làm mẹ”.

 

Vậy “từ mẫu” không phải là bà mẹ ruột mà là mẹ nuôi, và điều kiện bắt buộc phải có để được gọi là “từ mẫu” (mẹ nuôi) ở đây là: (1) Phải là vợ lẽ; (2) Người vợ lẽ này không có con hoặc không có khả năng sinh con, ít nhất cũng là không sinh được con trai; (3) Quan trọng hơn nữa là người chồng còn phải có một người vợ lẽ khác mà người vợ lẽ này khi qua đời có để lại một đứa con trai. Khi đã đủ những điều kiện đó rồi, lại còn cần (4) người chồng giao trách nhiệm nuôi con cho người vợ lẽ kia và (5) bảo đứa con nhận người đó làm mẹ.

 

Như vậy “từ mẫu” có nghĩa là mẹ nuôi. Trải qua thời gian lâu đời, bên Trung Hoa, thuật từ “từ mẫu” đã mất đi ý nghĩa ban đầu, hiện giờ người Hoa hiểu là người mẹ “hiền lành, rất mực thương yêu con cái”, đó là nghĩa phổ biến hiện nay trong cách hiểu cũng như trong các từ điển của người Việt và Trung Quốc.

 

Bên người Hoa khi nói mẹ hiền thường dùng chữ từ mẫu, ít khi dùng hiền mẫu, điều này khác với người Việt. Người Việt thường dùng chữ hiền mẫu hay mẹ hiền, ít khi nói từ mẫu, càng không ai nói “mẹ từ”, khi người ta nói “lương y như từ mẫu” rõ ràng là chịu ảnh hưởng của người Hoa rồi.

 

2. Để diễn tả tình mẹ thương con, nên nói “tình hiền mẫu” hay “tình mẫu tử”?

 

2.1 Tình hiền mẫu.

 

“Tình” là danh từ chính; “hiền” là tĩnh từ, “mẫu” là danh từ. “Hiền” dùng để diễn tả “mẫu”, nghĩa là người mẹ hiền lành. Tình hiền mẫu là lòng thương của mẹ hiền.

 

Tình hiền mẫu chỉ nói về lòng mẹ, tình thương của mẹ, dành cho con cái, mà không màng đến tình cảm con cái đối với mẹ. Đây là thuật từ ngợi khen người mẹ.

 

Một trong những bài thơ mà tôi ưa thích là bài “Du tử ngâm”[5]: “Từ mẫu thủ trung tuyến, Du tử thân thượng y. Lâm hành mật mật phùng, Ý khủng trì trì quy. Thuỳ ngôn thốn thảo tâm, Báo đắc tam xuân huy[6]: Sợi chỉ trong tay mẹ hiền, nay đang ở trên áo người đi xa. Lúc sắp lên đường, mẹ khâu kỹ càng, có ý sợ con chậm trễ trở về. Ai dám nói rằng tấm lòng của con chỉ như tấc cỏ lại có thể báo đáp được ánh nắng ấm áp của ba tháng mùa xuân?” Đây chính là ý nghĩa của tình hiền mẫu. Người mẹ chín tháng cưu mang, chịu đựng biết bao khó nhọc, nhưng vẫn phải giữ gìn sức khoẻ chỉ vì con. Tình thương mẹ dành cho con không có giới hạn. Điều ước mong của mẹ là con được trưởng thành cách mạnh khoẻ, bình an và hạnh phúc. Dù bị con chê ghét, mẹ vẫn hết lòng che chở con. Người mẹ như ngọn nến thiêu đốt chính mình để soi đường cho con đi. Vậy người mẹ muốn con mình gặp điều tốt nhất, đó chính là tình hiền mẫu.

 

2.2 Tình mẫu tử. “Tình” là danh từ chính; “mẫu” và “tử” là hai danh từ bình đẳng nhau. Mẫu là mẹ, tử là con, mẫu tử là mẹ và con.

 

Tình mẫu tử nghĩa là tình thương giữa mẹ và con. Đây là một tình cảm hỗ tương, tình cảm giữa hai bên, có qua có lại. Mẹ thương yêu con và con hiếu thảo với mẹ. Nên không có nghĩa chỉ nói về mẹ, không phải là thuật từ chỉ ngợi khen mẹ.

 

Kết luận.

 

Cả hai từ hiền mẫu và từ mẫu đều chỉ về người mẹ tốt lành đáng tôn kính và quý trọng. Nhưng từ hiền mẫu có tính thụ động, nói lên tài năng và đức hạnh của mẹ; còn từ mẫu có tính tích cực hơn, diễn tả lòng nhân từ, yêu thương của mẹ dành cho con cái.

 

Tình hiền mẫu và tình mẫu tử có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Tình hiền mẫu là lòng mẹ yêu thương con. Khi dâng lời kinh với Đức Mẹ Maria, muốn ngợi khen Đức Mẹ, thì phải dùng từ tình hiền mẫu. Còn khi nói về tình càm giữa mẹ và con thì dùng từ tình mẫu tử. Tương tự, khi diễn tả lòng cha thương con thì dùng tình hiền phụ, muốn nói đến tình cảm giữa cha và con thì dùng tình phụ tử.

 

[1] Nhà thờ Tư Tề lấy từ thành ngữ này.

 

[2] Luận ngữ論語

 

[3] Thọ Mai gia lễ của Hồ Sỹ Tân (1690-1760) có dựa theo Chu Công gia lễ tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc và có trích dẫn một phần của Hồ Thượng thư gia lễ của Hồ Sỹ Dương (1621-1681).

 

[4] Viết ở thời nhà Tần (221-207 TCN).

 

[5] Của thi sĩ Mạnh Giao (751-814) nhà thơ ưu tú trong số nhà thơ thời Trung Đường

 

[6] Bản dịch của Trần Minh Tú: “Mẹ hiền sợi chỉ trong tay, Đi xa hãy mặc áo này mẹ khâu. Đường kim mãi miết âu sầu, Sợ con chậm trễ kịp đâu ngày về. Tấc lòng ngọn cỏ bờ đê, Báo sao ân nghĩa nắng về ba xuân”.

 

Nguồn: WĐH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn