1
16:29 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 186

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 185


Hôm nayHôm nay : 21380

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 325502

Tổng cộngTổng cộng : 27879786

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CÁC THUẬT NGỮ

Bí quyết chống cảm lạnh vào mùa đông

Thứ bảy - 05/12/2015 16:14-Đã xem: 2114
Chìa khóa giúp tránh cảm lạnh có thể đơn giản chỉ là dùng khăn giữ ấm cho mũi của bạn khi bạn ra ngoài vào mùa đông. Bệnh cảm lạnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, cơ thể bạn không kịp phản ứng với sự thay đổi này và dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, sổ mũi, nhức đầu và những dấu hiệu khó chịu khác. Bạn có thể thoát khỏi bệnh cảm lạnh bằng những cách đơn giản sau.
Bí quyết chống cảm lạnh vào mùa đông

Bí quyết chống cảm lạnh vào mùa đông

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, nhiệt độ thấp khiến cơ thể khó chống lại vi trùng gây ra nửa số ca cảm lạnh ở người trưởng thành và gần như tất cả các trường hợp cảm lạnh ở trẻ em hơn. Khám phá này xác thực quan niệm phổ biến lâu nay rằng mọi người nhiều khả năng sẽ bị cảm lạnh nếu bị ớn lạnh do mặc không đủ ấm hoặc đi ra ngoài với mái tóc ướt vào mùa đông.

Mặc dù việc ăn mặc ấm là lời khuyên phổ biến của đa số các bà mẹ dành cho con cái mình, nhưng nhiều khoa học lại lên tiếng bác bỏ nó và tuyên bố, ho cũng như chảy nước mũi không bắt nguồn từ việc giảm nhiệt độ. Thay vào đó, họ đổ lỗi cho phản ứng của cơ thể chúng ta trước thời tiết lạnh, viện dẫn lí do rằng, virus gây cảm lạnh sẽ dễ dàng lây lan hơn khi mọi người nhất quyết nhốt mình trong những căn phòng không thoáng khí.

Để tìm ra câu trả lời cuối cùng cho tranh cãi trên, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Yale (Mỹ) đã xem xét cách rhinovirus, thủ phạm lớn nhất gây bệnh cảm lạnh thông thường, phát triển và nhân lên như thế nào ở những tế bào được lưu giữ trong các mức nhiệt độ khác nhau. Họ phát hiện, mầm bệnh này dễ sinh sôi phát triển ở 33 độ C - mức nhiệt độ đặc trưng ở bên trong mũi, hơn so với ỏ 37 độ - mức nhiệt độ thường ở sâu bên trong cơ thể.

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu nhận thấy, phản ứng miễn dịch ban đầu của cơ thể trước cái lạnh không hiệu quả ở 33 độ C (cùng mức nhiệt độ như trong mũi), đồng nghĩa virus có điều kiện hoành hành.

Theo báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, các chuyên gia đã tiến hành thí nghiệm đối với các tế bào trích lấy từ chuột. Dẫu vậy, họ nhấn mạnh, kết quả thu được có thể tương tự ở người.

Các chuyên gia nói, khoảng 1/5 số người trong chúng ta mang rhinovirus trong mũi ở bất kỳ thời điểm nào đó. Hệ miễn dịch của những người này kiểm soát được virus trong các tháng mùa hè, nhưng khi nhiệt độ giảm xuống, hệ miễn dịch của họ suy yếu và chứng cảm lạnh xuất hiện.

Ron Eccles, chuyên gia hàng đầu Anh về bệnh cảm lạnh, khuyến nghị mọi người tránh cảm lạnh bằng cách dùng khăn che kín mũi khi đi ra ngoài và đây đó trong mùa đông. Ông cũng khuyên những người muốn phòng ngừa cảm lạnh hãy thử bổ sung vitamin D, vì lượng vitamin này trong cơ thể chúng ta có xu hướng thấp vào mùa đông.

Và mặc dù nhiều người tin rằng vitamin C sẽ giúp họ tránh xa cảm lạnh, giáo sư Eccles quả quyết, hầu hết chúng ta đó có đủ lượng vitamin này trong cơ thể. Theo chuyên gia Anh, đối với những người đã bị cảm lạnh, uống một ly rượu mạnh có đường pha với nước nóng cũng là một giải pháp hữu hiệu.

Tuấn Anh(Theo Daily Mail)
 

Xì mũi đúng cách

Khi bị cảm lạnh, điều quan trọng là xì mũi của bạn thường xuyên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng xì mũi sai, chẳng hạn xì mũi mạnh có thể gây đau tai và tăng áp lực xoang. Để xì mũi một cách chính xác, hãy che một bên lỗ mũi một lúc và xì mũi ra một cách nhẹ nhàng.

Súc miệng đúng cách

Súc miệng làm ẩm vùng họng bị đau và có thể tăng tốc độ chữa bệnh. Một biện pháp khắc phục đúng đắn là bạn hãy súc miệng bằng nước nóng, có pha với muối, chanh, hoặc giấm.

 
Dùng nhiều chất lỏng được làm nóng

Khi bạn bị cảm cúm, bạn có thể không có tâm trạng để ăn hoặc uống nhiều, nhưng điều quan trọng là bạn phải bổ sung lượng chất lỏng mà bạn đã bị mất, chẳng hạn như chất nhầy thoát ra qua việc xì mũi. 

Súp nóng, trà thảo dược, hoặc thậm chí cả nước lọc đã đun nóng không chỉ bù lượng nước bị mất, nó còn giúp tăng tốc độ phục hồi, và cung cấp cho bạn năng lượng để chống lại nhiễm trùng.

Hãy cố gắng nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi và ngủ là cách giúp bạn có thể mau phục hồi và sớm thoát khỏi tình trạng cảm cúm, tránh được việc uống thuốc dài ngày mà vẫn không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Hãy tắm nước nóng

Tắm dưới vòi sen nước nóng hoặc tắm hơi thực sự giúp bạn giảm đau nhức, cung cấp độ ẩm cho làn da của bạn. Hơn nữa, mùi hương thơm nồng từ phòng tắm hơi có thể giúp bạn thông mũi. Hãy dành thời gian hấp thụ hơi nóng dưới vòi sen khi bị cảm lạnh để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn