1
08:32 +07 Thứ ba, 30/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 293

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 292


Hôm nayHôm nay : 33279

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 517651

Tổng cộngTổng cộng : 28071935

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CÁC THUẬT NGỮ

Lươn: Thức ăn và vị thuốc

Thứ hai - 23/11/2015 17:40-Đã xem: 2271
Lươn đồng. Lươn là món ăn đặc sản của người việt nam. Ở nam bộ có nhiều phương thức chế biến từ đơn giản đến cầu kỳ như lươn xào lăn, lươn xé phay, lẩu lươn... tại miền bắc, món ăn nổi tiếng nhất có lẽ là miến lươn. Lươn biển. Trên thế giới, lươn cũng được xếp vào hạng “sơn hào hải vị” dành riêng cho thượng khách, cho các vị nguyên thủ quốc gia… nhưng lươn còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền
Lươn: Thức ăn và vị thuốc

Lươn: Thức ăn và vị thuốc

Lươn đồng. Lươn là món ăn đặc sản của người việt nam. Ở nam bộ có nhiều phương thức chế biến từ đơn giản đến cầu kỳ như lươn xào lăn, lươn xé phay, lẩu lươn... tại miền bắc, món ăn nổi tiếng nhất có lẽ là miến lươn. Lươn biển. Trên thế giới, lươn cũng được xếp vào hạng “sơn hào hải vị” dành riêng cho thượng khách, cho các vị nguyên thủ quốc gia… nhưng lươn còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Đặc điểm sinh thái của lươn Lươn thuộc họ Anguillidae. Lươn đồng hay lươn nước ngọt có tên khoa học là Fluta alba; lươn biển hay cá chình tên khoa học là Anguilla anguilla (Việt Nam, châu Âu) và Anguilla Rostrata (Bắc Mỹ). Lươn đồng Rất phổ biến tại Việt Nam, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu long. Lươn sống ở mương, lạch, nơi đồng lầy, ruộng lúa. Trước nay lươn được đánh bắt trong thiên nhiên nhưng không đủ để cung cấp cho thị trường tiêu thụ, hiện nay lươn đã được nuôi với quy mô lớn. Lươn đồng thường được xếp vào loài cá, hình dạng như rắn, thân tròn, đường kính từ 2-3cm, thân dài từ 30-60cm, da trơn không có vẩy, thường sống dưới bùn. Lươn thuộc loài sinh sản lưỡng tính: trong tuyến sinh dục có cả tinh nang lẫn noãn sào. Ở Việt Nam, lươn nhỏ hơn 20cm thường là lươn cái; dài khoảng 35-45cm thuộc loại lưỡng tính và dài hơn 55cm là lươn đực. Lươn sinh sản rất nhanh và rất mạnh, thường đẻ trứng vào khoảng tháng 5-6. Lươn đực có nhiệm vụ làm hang tại bờ ruộng, bờ mương để cho lươn cái đến sinh đẻ. Trước khi lươn cái đẻ trứng, lươn đực phun bọt đầy ổ. Lươn cái đẻ trứng trên đám bọt này. Mỗi lần lươn cái có thể đẻ từ 100-600 trứng và trứng nở sau 7 ngày ở nhiệt độ khoảng 300C. Lươn tăng trưởng khá nhanh, sau khi trứng nở chừng 10 ngày, lươn có thể dài đến 2cm. Sau một năm, lươn đã trưởng thành, dài khoảng 25cm, nặng chừng 40-60g. Lươn tại miền Tây Nam bộ có thể nặng đến 1,5kg. Lươn biển hay cá chình Thuộc họ Anguillidae, là loài cá có thân như rắn nhưng có vi ở lưng, ngực và phần dưới. Lươn biển dài khoảng 1,5m, thường có màu nâu sậm hoặc màu xanh trên lưng, còn phần dưới bụng lại có màu vàng nhạt. Lươn biển thường sống ở vùng nước lợ ven biển. Có khoảng 15 loại lươn biển, trong đó có 2 loại quý nhất là Anguilla Rostrata (lươn Bắc Mỹ) và Anguilla anguilla (lươn châu Âu). Lươn trưởng thành sau 8-10 năm, lúc đó tuyến sinh dục đã phát triển đầy đủ. Lươn sẽ di chuyển đến vùng biển có độ sâu khoảng 2.000m để đẻ trứng. Mỗi con lươn cái có thể đẻ khoảng 10 triệu trứng. Trứng nở ra ấu trùng rồi ấu trùng sẽ nổi lên mặt nước để ăn các phiêu sinh vật để trở thành lươn biển. Có lẽ chỉ có lươn cái sẽ bơi ngược về lại đất liền, sống gần cửa biển và mất thêm 2-3 năm để trở về vùng sông hồ. Lươn cái sống từ 10-15 năm trong vùng nước ngọt. Thành phần dinh dưỡng và dược tính Lươn đồng và lươn biển đều thuộc loài cá với thành phần dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt lươn chứa: * Chất đạm: 12,7g. * Chất béo tổng cộng: 25,6g trong đó cholesterol: 0,05g. * Năng lượng: 285 calo. * Vitamin: Vitamin A và betacaroten: 2000 IU, Vitamin B1: 0,15mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31mg, Biotin: 5mcg, Vitamin B6: 0,28mg. * Khoáng chất: Sắt: 0,7mg, Natri: 78mg, Kali: 247mg, Calci: 18mg, Magie: 18mg, Photpho: 160mg. Lươn trong Y Học cổ truyền Theo Đông y, lươn hay thiện ngư có tác dụng bồi bổ khí huyết, trừ được phong thấp. Theo y dược Trung Hoa, lươn có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp, trĩ nội, bệnh huyết trắng của phụ nữ. Phụ nữ có thai không nên dùng lươn. Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn (thiện ngư huyết) có khả năng tăng cường “dương khí”, giúp máu huyết lưu thông, trị được chứng khô miệng, đau nhức trong tai và tăng cường khả năng tình dục. Theo dinh dưỡng của y học Trung Quốc hiện đại, lươn cũng được chia làm 2 loại: - Lươn có vi hay lươn biển (Anguilla Japonica) sống tại các con sông Dương Tử Giang, Minh Giang, đảo Hải Nam: có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh mạch thuộc can và thận, có khả năng bổ dương, chữa được các chứng phong thấp. - Lươn không vi hay lươn nước ngọt (Monopterus Albus): vị ngọt, tính ấm, tác dụng vào kinh mạch thuộc tỳ và thận, có khả năng tăng cường khí huyết, bổ gan, bổ xương và trị được phong thấp. Một vài ứng dụng trong điều trị Để chữa tiêu chảy với phân có đàm nhớt và máu: nướng một con lươn nước ngọt sau khi mổ bỏ ruột gan và tạng phủ. Sau đó rang với 10g đường vàng, tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày 3-4 lần, mỗi lần 1-2 muỗng cà phê. Để chữa bệnh trĩ: ăn thịt lươn (lươn biển hay lươn nước ngọt) để giúp cầm máu và trị búi trĩ. Khi nấu lươn nên dùng nồi đất vì lươn kỵ kim khí và nồi đất làm bớt mùi tanh của lươn. Mổ lươn theo cách cổ truyền là không dùng dao mà dùng cật tre vót mỏng để tránh sự tương khắc giữa máu lươn với kim loại. Để trị chứng suy nhược do lạm dụng tình dục: đun lươn (lươn biển) với rượu chát đỏ đến khi cạn (1 con dùng 250ml rượu). Sau đó nướng lươn đã nấu chín (cả da lẫn xương), xong tán thành bột. Uống mỗi ngày từ 7-10g với rượu tùy theo tình trạng suy nhược. Để chữa trị phong thấp: nên dùng lươn um (hầm) chung với sả và rau ngổ. Cũng có thể nấu cháo lươn với đỗ trọng, lá dâu tằm và ngũ gia bì. Để chữa trị chứng bất lực: Lươn được hầm chung với hà thủ ô, hạt sen, mộc nhĩ (nấm mèo) hay nấm linh chi. Có thể thêm lá lốt. Thuộc họ Anguillidae, là loài cá có thân như rắn nhưng có vi ở lưng, ngực và phần dưới. Lươn biển dài khoảng 1,5m, thường có màu nâu sậm hoặc màu xanh trên lưng, còn phần dưới bụng lại có màu vàng nhạt. Lươn biển thường sống ở vùng nước lợ ven biển. Có khoảng 15 loại lươn biển, trong đó có 2 loại quý nhất là Anguilla Rostrata (lươn Bắc Mỹ) và Anguilla anguilla (lươn châu Âu). Lươn trưởng thành sau 8-10 năm, lúc đó tuyến sinh dục đã phát triển đầy đủ. Lươn sẽ di chuyển đến vùng biển có độ sâu khoảng 2.000m để đẻ trứng. Mỗi con lươn cái có thể đẻ khoảng 10 triệu trứng. Trứng nở ra ấu trùng rồi ấu trùng sẽ nổi lên mặt nước để ăn các phiêu sinh vật để trở thành lươn biển. Có lẽ chỉ có lươn cái sẽ bơi ngược về lại đất liền, sống gần cửa biển và mất thêm 2-3 năm để trở về vùng sông hồ. Lươn cái sống từ 10-15 năm trong vùng nước ngọt.
(Theo SK&ĐS) Việt Báo (Theo_24h ) 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn