1
15:36 +07 Chủ nhật, 28/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 156

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 155


Hôm nayHôm nay : 30169

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 373198

Tổng cộngTổng cộng : 27927482

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TIẾNG VIỆT

Số liệu thuyền nhân Việt Nam chạy trốn chế độ và sự đói nghèo 40 năm sau chiến tranh

Thứ tư - 22/05/2013 14:50-Đã xem: 1750
EMTY-Gần 40 năm kể từ khi cuộc di cư của hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam chạy trốn khỏi đất nước "thống nhất" sau cuộc chiến với Hoa Kỳ, hàng trăm người một lần nữa lại vượt biển từ bỏ chế độ cộng sản. Một hiện tượng đến mức đáng báo động, đặc biệt cho nước Úc, đích điểm chính của cuộc vượt biển này.
Số liệu thuyền nhân Việt Nam chạy trốn chế độ và sự đói nghèo 40 năm sau chiến tranh

Số liệu thuyền nhân Việt Nam chạy trốn chế độ và sự đói nghèo 40 năm sau chiến tranh

Ngày 1/11, Đại sứ Australia Hugh Borrowman đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Nghệ An nhằm tăng cường và thúc đẩy hợp tác chống đưa người di cư bất hợp pháp giữa Chính phủ Australia và tỉnh này. 

Bà Phạm Thị Thu Hà, Cán bộ văn phòng Cảnh sát Liên bang Australia (AFP) thuộc Đại sứ quán Australia tại Hà Nội, cho biết: Từ năm 2009 đến nay, các đối tượng đưa người di cư bất hợp pháp của Việt Nam đã tổ chức 11 thuyền chở gần 270 người vượt biển tới Australia trực tiếp hoặc đi qua Indonesia. Hai trong số những thuyền này đã bị chặn và không đến được Australia. Hầu hết hành khách trên những thuyền này là người Nghệ An.
 

Nạn nhân của hoạt động kinh doanh bất hợp pháp và cực kỳ nguy hiểm này thường bị các đối tượng đưa người di cư bất hợp pháp dụ dỗ bằng những viễn cảnh hão huyền về việc nhập cư nhanh chóng và dễ dàng cũng những cơ hội kiếm được việc làm với thu nhập cao ở Australia. Những nạn nhân này phải trả hàng ngàn đô la cho các đối tượng đưa người di cư bất hợp pháp đồng thời phải đặt cược cả mạng sống của mình trong chuyến vượt biển đầy nguy hiểm sang Australia. 

Australia đưa trở lại Việt Nam nhiều thuyền nhân đến Australia bằng con đường bất hợp pháp này. Trong quá trình chờ đợi xét duyệt đưa trở về nước, các nạn nhân này bị tạm giữ bắt buộc trong các trung tâm tạm giữ xuất nhập cảnh.

Đại sứ Borrowman cho biết, trong thời gian tới, tất cả những ai đến Australia bằng con đường sử dụng dịch vụ đưa người di cư bất hợp pháp bằng tàu thuyền gần như chắc chắn sẽ bị trả về Việt Nam trước khi đặt chân tới Australia. Họ sẽ mất toàn bộ số tiền họ đã trả cho chuyến đi và việc họ rời Việt Nam không có hộ chiếu hoặc thị thực sẽ bị ghi lại trong lý lịch tư pháp.

Chính phủ Australia đánh giá cao việc Việt Nam truy tố những đối tượng đưa người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là việc kết án tù 7 đối tượng hồi tháng 6 và việc bắt giữ 3 đối tượng khác ngay sau đó tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

 
Một chiếc tàu đưa người di cư bất hợp pháp đến Úc. (Nguồn: Adelaide)

1

1

 
Bùi Hương
Theo Kienthuc.net
 
 ---------------------------------------------------------------------------------

Số liệu thuyền nhân Việt Nam chạy trốn chế độ
và sự đói nghèo 40 năm sau chiến tranh

Theo số liệu, trong những tháng đầu năm 2013, ít nhất 460 người, cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em, đã đến bờ biển nước Úc, con số này lớn hơn số người được ghi nhận trong 5 năm qua. Đằng sau những cuộc xuất hành mới này chính là sự suy giảm rõ rệt về nhân quyền trong nước và những khó khăn ngày càng tăng trong việc kiếm sống.

Nhiều người Việt Nam đã đến bờ biển nước Úc trong những tuần gần đây bị giữ trong trại biệt giam; Canberra từ chối cung cấp những chi tiết về tôn giáo cũng như quê quán Việt Nam của họ. Nhiều người nói rằng họ sẽ thà chết còn hơn bị buộc phải "quay trở lại Việt Nam". Một trong những người tị nạn cho biết: "Nếu chúng tôi sống trong nghèo đói, bị buộc phải chịu áp bức và các mối đe doạ từ nhà cầm quyền, thì chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác là phải bỏ chạy."

Các thuyền nhân phải đối mặt với một cuộc hành trình dài và đầy nguy hiểm, một số người phải đi qua Indonesia trước khi đến điểm dừng cuối cùng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, Úc không sẵn sàng chấp nhận họ và con số này tiếp tục tăng lên - trong thời gian gần đây - tạo nên một chiến dịch mang tầm vóc quốc gia về chính sách chống nhập cư.

Ngược lại, vấn đề người tị nạn là một điểm thời sự chính trị nóng cho Hà Nội vì việc chạy trốn của những người vượt biên (trong bối cảnh đối mặt với hàng ngàn mối nguy hiểm và khó khăn) sẽ làm suy yếu sự tuyên truyền của chế độ cộng sản rằng chất lượng cuộc sống trong nước là tốt. Nó cũng gợi nhớ lại giai đoạn cuộc chiến tranh với miền Nam và Hoa Kỳ, một vết thương vẫn chưa được chữa lành hoàn toàn. Danh xưng "thuyền nhân" khơi lại ký ức về những chuyến vượt biển nguy hiểm trên những chiếc thuyền đủ loại của ít nhất 800.000 người Việt Nam, bắt đầu từ nửa cuối thập niên 1970, đã phải bỏ nước ra đi đến vùng định cư mới, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, Canada và Úc, nhằm thoát khỏi sự ngược đãi và đối xử tồi tệ.

Việt Nam vẫn là một quốc gia bị chi phối bởi độc đảng. Nhà cầm quyền bỏ tù các nhà hoạt động, các blogger và thậm chí cả các tín hữu - trong đó có người Công giáo - vì việc chỉ trích hay sự bất đồng chính kiến bày tỏ trên mạng hoặc những nơi công cộng. Một số người tị nạn chạy trốn trong thời gian qua là những tín hữu, họ đã tiến hành các cuộc biểu tình kéo dài tại Hà Nội chống lại việc chiếm đoạt đất và tài sản của Giáo Hội. Hoặc các nhà hoạt động, những người liều mình với nhà cầm quyền nhằm bảo vệ đất đai và tài sản của họ mà cho đến nay chúng vẫn có thể bị chính quyền địa phương tước mất. Nhưng cuộc hành trình dài đến bờ biển nước Úc ít khi có kết thúc có hậu: trong số 101 người Việt Nam đến từ năm 2011 vẫn không ai trong số họ được trao quyền tị nạn và ít nhất có 6 người đã bị trả về Việt Nam; đối với những ngưới khác, lựa chọn duy nhất của họ là sống lấp lửng trong tình trạng bất hợp pháp.
1

1

1
Hùng Nguyễn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn