1
19:09 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 170


Hôm nayHôm nay : 27471

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 331593

Tổng cộngTổng cộng : 27885877

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » THÔNG TIN GIÁO XỨ

Thánh lễ Dầu tại nhà thờ chính tòa Xã Đoài

Thứ tư - 04/04/2012 23:05-Đã xem: 1592
GPVO - Sáng thứ ba Tuần Thánh, ngày 03/04/2012, Đức cha Phaolô cùng Đức cha già Phaolô Maria và toàn thể quý cha trong giáo phận đã long trọng cử hành thánh lễ làm phép Dầu tại nhà thờ chính tòa Xã Đoài. Thánh lễ có đông đảo giáo dân cùng toàn thể chủng sinh Đại chủng viện Vinh Thanh, quý tu sĩ nam nữ trong giáo phận đã tham dự.
Thánh lễ Dầu tại nhà thờ chính tòa Xã Đoài

Thánh lễ Dầu tại nhà thờ chính tòa Xã Đoài

Đây là một thánh lễ đặc biệt trong phụng vụ của Giáo Hội, bởi đây là nghi lễ tưởng niệm việc Đức Giêsu đã chia sẻ chức tư tế với các môn đệ. Thánh lễ làm phép Dầu còn biểu lộ sự hiệp thông giữa Giám mục và linh mục đoàn trong giáo phận. “Cảm tạ Chúa vì nghĩa cử yêu thương của Đức Giêsu. Chúng ta cũng cầu cho các tư tế luôn thi hành sứ vụ của mình để trở thành những khí cụ nối dài của Đức Kitô trong công cuộc loan báo Tin Mừng” (Huấn từ của Đức cha Phaolô trong khai lễ).

Thánh lễ làm phép dầu gồm ba ý nghĩa nổi bật: Thứ nhất là làm phép Dầu Bệnh Nhân, Dầu Dự Tòng và Hiến Thánh Dầu Thánh để dùng trong các nghi thức phụng vụ. Thứ hai là hàng linh mục lặp lại lời đã hứa khi lãnh nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh. Thứ ba là bày tỏ sự hiệp thông của linh mục đoàn chung quanh Đức Giám Mục của mình.

Giảng trong thánh lễ, Đức cha Phaolô đã nêu bật vai trò và sứ vụ của chức thừa tác linh mục: “Kỷ niệm ngày Đức Giêsu chia sẻ chức tư tế của Ngài cho các Tông Đồ và ngang qua các Tông Đồ cho tất cả các tư tế theo suốt chiều dài lịch sử Giáo Hội, chúng ta cùng nhau suy niệm về ơn gọi và lời thánh hiến, chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho những vị tư tế trong giáo phận và trên thế giới hôm nay”.

Như Ngôn sứ Isaia được Thần Khí xức dầu và sai đến với cộng đoàn Do thái để giải thoát họ khỏi cảnh tù đày: Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương; báo tin ân xá cho những kẻ bị lưu đày, phóng thích cho những tù nhân; công bố năm hồng ân của Thiên Chúa, và ngày báo oán của Thiên Chúa chúng ta; an ủi mọi kẻ ưu phiền, đem cho các kẻ buồn phiền ở Sion triều thiên thay tro bụi, dầu vui mừng thay tang chế, áo hân hoan thay tâm hồn sầu muộn”. Như khi khởi đầu sứ vụ Cứu Độ nhân loại của Đức Giêsu, Ngài cũng được thần khí đưa vào sa mạc, và sau khi chiến thắng thần dữ, Ngài lại được đưa về quê hương Nazaret và long trọng đọc lại đoạn văn Isaia. Nhưng một điểm khác biệt và một ý nghĩa đặc biệt so với bản văn của Isaia là Đức Giêsu đã không nhắc lại câu “công bố ngày báo oán của Thiên Chúa chúng ta”. Như chúng ta đã thấy rõ trong giáo huấn của Ngài, sự hận thù và báo oán được hóa giải bằng tình yêu thương và sự tha thứ. Linh mục ngày nay cũng được mời gọi sống triệt để giáo huấn của Đức Giêsu. Giữa một thế giới mà hận thù chồng chất, nghi kỵ thống lãnh, bạo lực lan tràn… thì chỉ có tình yêu thương và lòng vị tha mới có thể cải hóa được những thế lực sự dữ đó mà thôi.

Thật vậy, Isaia chỉ là hình bóng, Đức Giêsu mới là Đấng được xức dầu. Ngài đến để khai mở kỷ nguyên cứu độ ngang qua sứ vụ của Ngài.

Đức cha Phaolô nói đến việc Đức Giêsu thánh hiến các môn đệ và chia sẻ chức vụ tư tế của Ngài cho các Tông Đồ trong giờ phút linh thiêng của bữa Tiệc Ly và cho các ông được thông phần vinh hiển của Ngài. Đức Giêsu đã xin Thiên Chúa cho họ đủ nghị lực để vượt thắng những thế lực sự dữ, để họ thoát khỏi những hấp lực của bao toan tính thực dụng đời thường, dẫn họ vào cảnh vực thần linh. Đức Giêsu đã nguyện xin Thiên Chúa Cha cho họ được ngụp lặn trong Chân Lý và Lời Chúa. Tuy nhiên, nơi Đức Giêsu Kitô, Chân Lý và Tình Thương là một, nghĩa là ngụp lặn trong Chân Lý cũng chính là tắm gội trong Tình Yêu Thương. Với tâm tình đó, nhắn nhủ với linh mục đoàn trong giáo phận, Đức cha Phaolô đã nói: “Anh em linh mục thân mến, sự hiện diện của anh em mang một ý nghĩa đặc biệt trong ngày tưởng niệm Đức Giêsu chia sẻ chức vụ tư tế của Người cho chúng ta. Tất cả chúng ta được mời gọi nhìn lại bản thân và cách sống cũng như cách thế thi hành mục vụ của mình. Chúng ta có thực sự bước theo Đức Giêsu khiết tịnh, khiêm hạ, khó nghèo, từ bi nhân hậu hay không? Chúng ta có noi gương Ngài quảng đại từ bỏ bản thân và luôn cố gắng trung thành với lời cam kết ngày chúng ta chị chức linh mục hay không? Chúng ta có phải là bàn tay nối dài của Thiên Chúa để chúc phúc, tha tội và an ủi những người sầu đau và khốn khổ hay không? Có rất nhiều câu hỏi đang được đặt ra cho chúng ta, nhưng thiết tưởng mấy câu hỏi sau đây của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ là đề tài suy niệm cho chúng ta trong suốt những năm dài cuộc đời linh mục, Ngài nói: ‘Lời Chúa có tác động gì trong cuộc sống của chúng ta không? Chúng ta có thật sự thấm nhuần Lời Chúa? Lời Chúa có thực sự là lương thực nuôi sống chúng ta hơn cả cơm bánh và những sự thuộc về trần gian hay không? Chúng ta có yêu mến Lời Chúa không? Chúng ta có nghĩ về Lời Chúa, có để cho Lời Chúa thực sự đào tạo cuộc đời và đẽo gọt tâm trí chúng ta không? Hay tâm trí chúng ta vẫn không ngừng mô phỏng tất cả những gì người đời nói ra và hành động. Lắm khi những lập trường được mọi người quan tâm lại không phải là tiêu chuẩn và những mục tiêu hành động cho chúng ta đó sao. Và cuối cùng, chúng ta không thể bắt chước cái tâm cảm của con người ngày hôm nay. Chúng ta có thật sự để Lời Chúa thanh luyện lương tâm con người chúng ta hay không?”

Thánh lễ tiếp tục với lời tuyên hứa khi chịu chức linh mục nhằm nhắc nhớ người linh mục chu toàn sứ vụ của mình “để phục vụ và dẫn dắt Dân Chúa dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần; để ngợi khen Thiên Chúa và thánh hóa Dân Kitô giáo trong khi trung thành chu toàn tác vụ Lời Chúa, nghĩa là rao giảng Tin mừng và trình bày giáo lý Đức Tin công giáo theo truyền thống của Hội Thánh; để cứu rỗi loài người trong khi kết hiệp với Linh Mục Thượng Phẩm là Chúa Kitô, Đấng tận hiến mình cho Cha Người và với Người, thánh hiến người linh mục cho Thiên Chúa”. Sau đó, Đức cha Phaolô lần lượt chủ sự nghi thức làm phép dầu. Ba bình dầu được trịnh trọng rước tới bàn thờ. Ngài đọc lời nguyện và làm phép những bình dầu sẽ được dùng trong khi cử hành các Bí tích: dầu Thánh Hiến (S.C), dầu Dự Tòng (O.S), và dầu Bệnh Nhân (O.I). Từ đây, những bình dầu này không còn là dầu thường như trước nữa, nhưng đã trở nên Dầu Thánh, Dầu ấp ủ Chúa Thánh Thần và các ơn phong phú của Ngài.

Thánh lễ làm phép dầu hôm nay, thánh lễ biểu lộ sự hiệp thông sâu xa giữa Giám mục và linh mục đoàn, giữa hành giáo phẩm với các tín hữu, giữa tất cả chúng ta với Đức Giêsu Kitô Thượng Tế, chúng ta đọc lại sắc lệnh về “Chức vụ và Đời sống linh mục” của Công Đồng Vatican II. Công Đồng đã nêu lên phẩm chức linh mục trong việc hiệp thông với Giám mục, Đấng bản quyền của giáo phận: “Vì được liên kết với chức Giám Mục, nên chức năng của các linh mục cũng tham dự vào quyền bính mà chính Đức Kitô đã dùng để kiến tạo, thánh hóa và cai quản thân mình Người. Vì vậy, chức linh mục tuy dựa trên các Bí tích khai tâm Kitô giáo (rửa tội, thêm sức và Thánh Thể), nhưng lại được một Bí tích riêng in dấu đặc biệt khi họ được Chúa Thánh Thần xức dầu và làm cho nên giống Chúa Kitô Linh Mục, hầu làm cho họ có khả năng nhân danh Đức Kitô Đầu mà hành động”.

Xem hình ảnh |



GPVO
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn