1
10:55 +07 Thứ sáu, 03/05/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 135

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 131


Hôm nayHôm nay : 17696

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 121530

Tổng cộngTổng cộng : 28240778

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TIẾNG VIỆT

Vái lạy hay không vái lạy bài vị tổ tiên trong nhà thờ

Thứ ba - 07/02/2012 10:29-Đã xem: 1929
Malaysia UCAN 6.2.2012-Nếu gần đây bạn vào mạng xã hội Facebook, chắc bạn thấy một bức ảnh đặc biệt về một linh mục thuộc một giáo xứ Công giáo ở Malaysia vái lạy bài vị tổ tiên trước cộng đoàn trong buổi lễ mừng Năm Mới âm lịch.
Vái lạy hay không vái lạy bài vị tổ tiên trong nhà thờ

Vái lạy hay không vái lạy bài vị tổ tiên trong nhà thờ

Bức ảnh hầu như bị khán giả chỉ trích kịch liệt. Đối với nhiều bạn Tin lành của chúng ta, việc làm này gây tai tiếng về sùng bái thần tượng. Còn chúng ta thì sao?

Vái lạy bài vị tổ tiên của cộng đồng Trung Quốc có lịch sử lâu đời và đầy tranh cãi. Trong lịch sử Công giáo gọi là sự tranh cãi về các nghi lễ Trung Quốc.

Những người đề nghị chấp nhận nghi thức này trong Giáo hội là các thừa sai dòng Tên ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ 17, họ đã phỏng theo nhiều yếu tố văn hóa Trung Quốc ở địa phương để truyền giáo cho người dân, và họ đã thành công.

Việc phỏng theo văn hóa địa phương để truyền bá Tin mừng cách có thể được công nhận mang ý nghĩa văn hóa của một dân tộc nào đó được gọi là “hội nhập văn hóa”.

Trong vấn đề tranh cãi về các nghi lễ Trung Quốc này, các tu sĩ dòng Tên đã biện luận ủng hộ các hình thức hội nhập văn hóa năng nổ hơn, trong trường hợp này là hợp pháp hóa việc vái lạy bài vị tổ tiên trong nhà thờ. Theo họ, vái lạy bài vị tổ tiên của người dân Trung Quốc là nghi thức mang tính xã hội hơn là tôn giáo.

Họ khẳng định Khổng giáo (nghi thức này bắt đầu từ đây) không chỉ là một tôn giáo, mà còn là một triết lý và lối sống. Tuy nhiên, các thừa sai thuộc các dòng tu khác ở Trung Quốc gồm dòng Phanxicô, Augustinô, Đa Minh, dứt khoát không chấp nhận nghi thức này, và xem đây là hình thức sùng bái thần tượng không phù hợp với đức tin Công giáo.

Vào đầu thế kỷ 18, Đức Thánh cha Clêmentê XI đồng ý với nhóm thừa sai thứ hai trong Tông chiếuEx illa die, tuyên bố các nghi thức Trung Quốc như thế trái với căn tính Công giáo. Nhưng sắc chỉ này không cấm tất cả các phong tục và nghi thức của Trung Quốc. Sắc chỉ này chỉ lên án các nghi thức đặc thù nhưng tuyên bố các yếu tố khác trong phong tục tập quán Trung Quốc có thể chấp nhận được miễn là không dính líu đến các hình thức lễ nghi ngoại giáo.

Sau đó, Đức Thánh cha Bênêđictô XIV khẳng định thêm sắc lệnh của vị tiền nhiệm về vấn đề này trong Tông chiếu Ex quo.

Quan điểm này được các giáo hoàng trong thời đại đó theo và có ảnh hưởng lớn đến công tác thừa sai tại Trung Quốc. Số người trở lại đạo Công giáo giảm mạnh so với thời các tu sĩ dòng Tên hội nhập văn hóa.

Hiện tượng này kéo dài trong hai thế kỷ cho đến cuối thập niên 1930 dưới thời Đức Thánh cha Piô XII, ngài kêu gọi nới lỏng những áp đặt trong các sắc lệnh của các vị tiền nhiệm. Sắc lệnh Plane compertum est của ngài năm 1939 giải thích các nghi lễ Trung Quốc trước đây được xem là nghi thức tôn giáo thì nay chỉ xem là các tục lệ xã hội.

Vì thế vái lạy bài vị tổ tiên là cách bày tỏ lòng tôn kính đối với người thân và bạn bè đã qua đời, và được phép cử hành trong bối cảnh Công giáo.

Còn kiều bào Trung Quốc ngày nay thì sao?

Sự tranh cãi này diễn ra trong bối cảnh lịch sử Trung Quốc, trong khi vấn đề sau đây là nghi thức vái lạy bài vị tổ tiên của kiều bào Trung Quốc có ít hay không có cội nguồn tại Trung Quốc. Ở đây có một số vấn đề cần được xem xét.

Trước hết, bản thân đồng hóa phong tục và truyền thống của các nền văn hóa địa phương chưa hề trở thành điều quan trọng. Việc làm buồn tẻ này luôn được xem là phương tiện chuyển tải thông điệp Tin mừng theo cách loại bỏ những trở ngại không cần thiết khỏi khả năng nhận thức của người lĩnh hội.

Nói cách khác, cách truyền giáo của chúng ta không nên gây khó khăn không cần thiết cho những người đón nhận Tin mừng. Trong thời xưa ở Trung Quốc, việc khăng khăng bỏ các nghi thức tôn kính tổ tiên thực sự đã làm cho công chúng chướng tai gai mắt và cản trở họ đón nhận Tin Mừng.

Không thể nói điều này về hầu hết các kiều bào Trung Quốc ngày nay. Có lý khi cho rằng cấm hay cho phép vái lạy bài vị tổ tiên đều không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thành công trong sứ mạng truyền giáo cho cộng đồng Trung Quốc của Giáo Hội tại một nơi như Malaysia.

Nếu có, những người ngoài Kitô giáo chắc chắn cảm thấy lạ khi người Công giáo làm một việc như thế trong khi cử hành các nghi thức phụng vụ của chúng ta. Có lẽ sáng suốt khi tự hỏi liệu việc làm như thế có thực sự phục vụ cho mục đích truyền giáo không hay chúng ta làm thế chỉ vì được phép.

Tình hình hiện nay dường như trái ngược với thời xưa ở Trung Quốc. Điều được xem là tai tiếng lớn khi bị cấm thì nay được xem là tai tiếng lớn khi được làm ở Malaysia hiện đại, như được thể hiện trên Facebook gần đây.

Việc này dẫn đến vấn đề thứ hai: Vái lạy bài vị tổ tiên có còn nằm trong văn hóa địa phương không? Trong số những người theo các tôn giáo Trung Quốc, tôi tin rằng câu trả lời là có. Nhưng khá đông người Công giáo nói tiếng Trung Quốc không có bài vị tổ tiên trong gia đình qua nhiều thế hệ.

Đối với họ việc làm này hoàn toàn xa lạ. Và hiện nay chính những người Công giáo này thường đòi vái lạy bài vị tổ tiên trong Thánh lễ mừng Năm Mới.

Việc vái lạy bài vị tổ tiên, vốn là để truyền giáo trong thời xưa ở Trung Quốc, nay lại được xem như là việc làm dành cho những người Công giáo Trung Quốc chưa bao giờ nhận thấy tính cần thiết của việc làm này trong nhà nhưng lại đòi làm trong nhà thờ.

Đây là khía cạnh phi lý vốn cho đến nay dường như chưa ai nỗ lực giải quyết. Nếu họ đã theo đạo Công giáo qua ba bốn thế hệ và chưa bao giờ vái lạy bài vị tổ tiên thì điều gì làm cho các Thánh lễ mừng Năm Mới được thêm thắt bởi cái được nhiều người Malaysia hiện nay xem là nghi thức ngoại giáo mang tính quyết định như thế?

Điểm cuối cùng và cũng là điểm quan trọng nhất là việc duy trì nghi thức như thế có được các giám mục ủng hộ hay không.

Về cá nhân, một người Công giáo hành đạo có thể hoặc không thể thoải mái với việc làm như thế trong Thánh lễ mừng Năm Mới. Người đó có quyền tham dự hoặc không tham dự nghi thức vái lạy này, và điều này không làm cho người đó sùng đạo nhiều hơn hay ít hơn những người khác. Nhưng bản thân nghi thức này có được bãi bỏ hay không là thuộc thẩm quyền giám mục địa phương.

Không chắc Giáo hội địa phương sẽ sớm có quan điểm rõ ràng về chuyện này. Nhưng đối với những cá nhân cảm thấy cực kỳ khó chịu khi tham dự nghi thức này, có lẽ nên đưa ra lời khuyên này: Không tham dự nghi thức này cũng không làm bạn ít sùng đạo hơn.

Nếu chúng ta mong những người muốn cử hành nghi thức này được tự do làm thế, thì cũng cho những người muốn không cử hành quyền tự do đó để hành động theo đúng lương tâm của họ.



Phó tế Sherman Kuek 
từ Johor Bahru, Malaysia

(Nguồn: ucanews.com)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn