1
17:04 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 189

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 188


Hôm nayHôm nay : 22708

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 326830

Tổng cộngTổng cộng : 27881114

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » SUY NIỆM CHÚA NHẬT

Chia sẻ lễ Giáng sinh - Thánh gia - Hiển linh

Thứ năm - 24/12/2015 16:03-Đã xem: 3103
Tình yêu chân thực là tình yêu khiêm nhường. Tình yêu hạ mình vì người yêu. Chúa Giêsu đã hạ mình thẳm sâu. Từ trời xuống đất. Từ địa vị Thiên Chúa xuống địa vị làm người. Khiêm nhường nên nhường hết không gian cho con người. Những không gian rộng lớn, cao sang thuộc về con người. Chúa chỉ thu mình trong một góc nhỏ nghèo hèn của chuồng bò. Nhường không gian cho con người ăn nói. Còn Chúa chịu im lặng, thu nhỏ trong câm nín.
Chia sẻ lễ Giáng sinh - Thánh gia - Hiển linh

Chia sẻ lễ Giáng sinh - Thánh gia - Hiển linh

MÁNG CỎ BÊ LEM

Trước Máng Cỏ Bêlem, chúng ta sẽ khám phá ra tình thương bao la của Thiên Chúa.

Giáng Sinh đang về khắp muôn lối. Noel gõ cửa từng nhà. Lung linh ánh đèn, rực rỡ sắc màu, nhộn nhịp thanh âm, chan hòa niềm vui. Nhạc Giáng Sinh rộn ràng ngân vang mùa bình an.

Nhạc sĩ Thông Vi Vu (ĐGM Giuse Vũ Duy Thống) đã viết hơn 30 ca khúc kể chuyện Giáng Sinh. Những đêm nhạc Thông Vi Vu như “Réo Rắt Noel” - “Rộn Ràng Noel”- “Rộn Rã Noel”… đã được tổ chức đó đây vào Mùa Noel. Các đĩa nhạc “Réo Rắt Noel” - “Rộn Ràng Noel” đã được quần chúng đón nhận với tất cả lòng mến yêu ngưỡng mộ. Những ngày này, đi đâu cũng nghe âm vang những bài ca Giáng sinh, khi cầu nguyện thiết tha, lúc réo rắt câu chuyện kể, khi rộn rã niềm vui.

Tôi rất tâm đắc ca khúc “Người khách lạ” . Suy niệm thành bài chia sẻ lễ đêm Giáng Sinh. Ns Thông Vi Vu đã dệt nhạc từ câu chuyện giàu ý nghĩa giáo lý và lịch sử cứu độ. Kể chuyện Thánh Kinh bằng ngôn ngữ âm nhạc là một cung cách chuyển tải Tin mừng vào cuộc đời. Gần gũi dễ hiểu, ai cũng có thể nghe và hát ngâm nga bất cứ ở đâu và lúc nào. “Người khách lạ” là một ca khúc sâu lắng dệt trên âm giai rê thứ như lời tự sự về nổi lòng của Eva. Giai điệu dìu dặt kể về gánh nặng Nguyên Tổ đã trở nên nhẹ nhàng khi “Người khách lạ” đến Máng Cỏ gặp Chúa Hài Nhi, dâng trao quả táo năm xưa thưở địa đàng. Một quả táo cám dỗ, đau khổ và sự chết tràn vào thế gian. Giờ đây dâng cho Hài Nhi, Đấng xóa tội thế trần, Eva hạnh phúc, đứng thẳng lên lòng ngập tràn niềm vui.

“Người khách lạ” được phổ nhạc từ câu chuyện “Người Khách Cuối Cùng” của Jérôme và Jean Tharaud thuộc Hàn lâm viện Pháp (Trích tuyển tập: Những mẫu chuyện Giáng Sinh của các tác giả lừng danh trên thế giới).

Câu chuyện xảy ra tại Bêlem vào lúc hừng đông. Ngôi sao vừa lặn, người hành hương cuối cùng đã rời chuồng bò, Người Trinh Nữ đã vun rơm lại, cuối cùng rồi Hài nhi cũng sắp ngủ. Nhưng một đêm Giáng Sinh thì có ngủ được chăng ?

Cánh cửa nhè nhẹ hé ra, cứ như là do gió thổi hơn là do một bàn tay đẩy ra, một bà lão xuất hiện nơi ngưỡng cửa, ăn mặc rách rưới; bà già nua và nhăn nheo đến độ miệng bà giống như một lằn nhăn thêm vào bao nét chằng chịt trên gương mặt bà.

Nhìn thấy bà, cô Maria hoảng sợ, như có một yêu tinh nào đó bước vào. May thay, Hài nhi Giêsu vẫn ngủ ! Bò lừa nhai rơm trong bình yên và nhìn người lạ bước vào mà không hề ngạc nhiên gì, cứ như là chúng biết bà từ lâu lắm rồi. Trinh Nữ nhìn bà chằm chặp. Mỗi bước bà đi như kéo dài hàng thế kỷ.

Bà lão tiếp tục bước đến, và giờ đây đã ở cạnh máng cỏ. Đội ơn Chúa, Hài Nhi Giêsu vẫn ngủ. Nhưng một đêm Giáng Sinh thì có ngủ được chăng ? …

Bất giác, cậu mở mắt ra, và người mẹ nhận ra rằng mắt của người phụ nữ và mắt của con mình giống hệt nhau và long lên cùng một niềm hy vọng.

Thế rồi bà lão cúi mình xuống lớp rơm; bà đưa tay lục lọi trong bộ đồ rách bươm của mình một vật gì mà dường như hàng thế kỷ bà mới tìm ra. Cô Maria vẫn lo lắng dõi mắt nhìn theo. Mấy con thú cũng đưa mắt nhìn, nhưng vẫn không ngạc nhiên gì, cứ như là chúng biết trước chuyện gì sắp xảy ra.

Cuối cùng, sau một thời gian thật lâu, bà lão rút ra từ lớp áo mình một vật bà giấu kín trong bàn tay và bà trao cho Hài Nhi.

Sau những vàng bạc của Ba Vua và của lễ các mục đồng, giờ đây Chúa nhận được quà gì? Từ nơi cô Maria đứng, cô không thể nhìn thấy món quà ấy. Cô chỉ thấy chiếc lưng vốn còng xuống vì tuổi tác càng còng thêm khi nghiêng mình bên nôi Hài Nhi. Bò lừa thì nhìn thấy, nhưng chúng cũng chẳng hề ngạc nhiên.

Việc này cũng kéo dài lâu thật lâu. Rồi bà lão thẳng người lên, như thể đã trút được gánh thật nặng kéo gập người bà xuống sát đất. Lưng bà không còn còng nữa, đầu bà gần chạm đến mái tranh, gương mặt bà đã trở lại nét tươi trẻ. Khi bà rời chiếc nôi để đi về phía cửa rồi biến đi trong đêm tối, nơi bà đã đến, bấy giờ Maria mới nhìn thấy quà dâng của bà.

Eva (vì bà là bà Eva) vừa trao cho Hài Nhi một quả táo, cái quả táo gây nên tội lỗi đầu tiên (và kéo theo bao tội lỗi khác !). Và quả táo đỏ lấp lánh trên đôi tay của Hài Nhi như quả địa cầu vừa ra đời cùng lúc với cậu.

Câu chuyện được chuyển thể âm nhạc thành bài ca tuyệt đẹp. Chuyện kể thành ca khúc thật giàu chất lịch sử cứu độ.

Linh mục Pietro Messa, Giám đốc trường Cao đẳng nghiên cứu Trung cổ và Phan sinh thuộc Đại Học Giáo Hoàng Antonianum nhận định: “Hài Nhi ở Bêlem là trung tâm của vũ trụ và lịch sử. Vì vậy, Lễ Giáng Sinh là sự loan báo niềm hy vọng cho mọi người!” (x. Zenit.org 17-12-2012).

Bên Hang Đá, thinh lặng chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu giang đôi tay chúc lành; Máng Cỏ Bêlem tỏ bày nhiều ý nghĩa.

1. Máng Cỏ tỏ bày một Thiên Chúa yếu đuối

Hài Nhi nằm trong máng cỏ biểu thị sự yếu đuối của Thiên Chúa. Một sự yếu đuối mà Người đã tự ý chọn lựa. Thiên Chúa trong hình hài một bé thơ. Một Thiên Chúa yếu đuối. Trí khôn con người không thể nào hiểu và chấp nhận nổi. Mọi lý luận đều bất lực trước nghịch lý thần linh này. Thiên Chúa Đấng khôn tả của triết học bỗng dưng trở thành diễn tả được.Thiên Chúa Đấng vô hình của tôn giáo đã chọn cho mình một thể thức xuất hiện hữu hình. Thiên Chúa Đấng cứu độ đã mạc khải qua các ngôn sứ giờ đây ngỏ lời trực tiếp với con người qua Hài Nhi bé bỏng nắm trong Máng Cỏ. Chúng ta hãy từ bỏ ngôn ngữ của lý tính ở đây và thinh lặng để cho con tim thán phục. May chi ngôn ngữ tình yêu có thể bập bẹ đuợc điều gì đó chăng? Quả thực, sự yếu đuối của Thiên Chúa là sự yếu đuối của tình yêu. Tình yêu Thiên Chúa được biểu lộ dưới những hình thức khác nhau, như lòng thương xót, lòng trắc ẩn và sự âu yếm. Một Thiên Chúa uy quyền trong sự yếu đuối của tình thương… Chúa Giêsu, Vua Vũ Trụ, lên ngôi trên thập giá. Thành công cuối cùng của Chúa Cứu Thế là sự phục sinh nằm bên kia cái chết, và con đường dẫn tới đó phải khởi đi từ Máng Cỏ đến Núi Sọ (Lm Nguyễn Hồng Giáo).

Tại miền Nam nước Pháp, có một máng cỏ khá nổi tiếng. Trong số các nhân vật đứng và quì nơi máng cỏ này, du khách thường chú ý tới một con người nhỏ bé với hai bàn tay trống trơn và mở rộng, nhưng gương mặt lại để lộ một vẻ ngạc nhiên khó mà diễn tả nổi. Vì thế, người ta đã đặt cho nhân vật này cái tên gọi là Ngạc Nhiên. Dân địa phương thường giải thích về sự ngạc nhiên của anh bằng một mẩu chuyện như sau.

Hôm đó, tất cả các nhân vật nơi máng cỏ, kể cả mấy chú bò lừa đều tỏ ra khó chịu đối với anh, bởi vì anh không có gì để mang tặng cho Chúa Hài Nhi, ngoài hai bàn tay trống trơn của mình. Và thế là họ bắt đầu xỉ vả anh:

- Mày không biết xấu hổ hay sao? Mày đến thăm Chúa Hài Nhi mà không mang theo gì cả ư?

Thế nhưng, anh không để lộ một phản ứng nào, ngoài cặp mắt mở to và chăm chú nhìn vào Hài Nhi Giêsu. Những lời rủa xả vẫn cứ tiếp tục trút xuống trên anh, đến nỗi Mẹ Maria phải lên tiếng bênh vực anh.

Quả thực, mặc dù đã đến với Chúa Hài Nhi bằng đôi bàn tay trắng, thế nhưng anh đã mang tới một món quà cao đẹp nhất, đó là sự ngạc nhiên của anh. Điều này có nghĩa là Tình Yêu bao la của Thiên Chúa đã chiếm trọn tâm tư anh. Và Mẹ Maria đã kết luận như sau:

- Thế giới này sẽ kỳ diệu biết bao nếu như luôn có những người giống anh, biết ngây ngất và ngạc nhiên trước quyền năng và tình thương vô biên của Thiên Chúa.

Trước Máng Cỏ Bêlem, thật ngạc nhiên, chúng ta sẽ khám phá ra tình thương bao la của Thiên Chúa. Lời hứa từ thuở ban sơ, hôm nay đã được thực hiện. Thiên Chúa tỏ bày tình thương bằng cách trao ban chính Con Một của Ngài cho nhân loại. Thánh Phaolô diễn tả: Thiên Chúa bước xuống phận con người, để con người tiến lên ngôi Thiên Chúa.

2. Máng Cỏ tỏ bày một Thiên Chúa Tình Yêu

Trong đêm Giáng Sinh, Sứ thần loan báo cho các mục đồng : "Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa" (Lc 2,11). Khung cảnh thật đơn sơ, thanh bạch, nghèo hèn: “Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ" (Lc 2,12)

Mẹ Maria và Thánh Giuse vất vả một hành trình xa xôi từ Nadarét về Bêlem để kê khai nhân hộ khẩu. Các quán trọ khinh người nghèo hất hủi. Hài Nhi Giêsu chào đời nơi đồng hoang giá lạnh. Chẳng có ai thân thích. Chỉ có các mục đồng và bò lừa sưởi ấm.

Chẳng có gì kỳ diệu, không có gì ngoại thường, không có gì huy hoàng được trưng dẫn như một dấu chỉ cho những mục đồng. Tất cả những gì họ thấy chỉ là một Hài Nhi bọc tã, một hài nhi như bao hài nhi khác, cần sự chăm sóc của người mẹ; một Hài Nhi sinh ra trong chuồng súc vật, và như thế, không nằm trong nôi nhưng là trong máng cỏ. Dấu chỉ của Thiên Chúa là một hài nhi cần sự trợ giúp và đang sống trong nghèo khó. Chỉ bằng con tim, những mục đồng mới có thể thấy nơi Hài Nhi này sự viên mãn lời hứa của tiên tri Isaia: “Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai” (Is 9,5).

Dấu chỉ của Thiên Chúa thật là đơn sơ. Đó là một Hài Nhi mới sinh. Dấu chỉ của Thiên Chúa là Ngài trở nên bé nhỏ vì chúng ta. Ngài không đến với quyền lực và một bề ngoài xa hoa. Ngài đến như một hài nhi cần sự giúp đỡ của chúng ta. Ngài không muốn choáng ngợp chúng ta với sức mạnh của Ngài. Vì thế, Ngài đã hóa chính mình thành nhỏ bé. Ngài không muốn điều gì khác nơi ta ngoại trừ tình yêu, qua đó chúng ta phải học biết cách tiếp cận với cảm giác, tư duy và ý chí của Ngài. Chúng ta học biết sống với Ngài và thực hành với Ngài sự khiêm hạ từ bỏ mình là điều tinh túy nhất của tình yêu. Ngài đã hóa thành nhỏ bé để chúng ta có thể hiểu Ngài, chào đón Ngài, và yêu thương Ngài.

3. Máng Cỏ tỏ bày một Thiên Chúa Cứu Độ

Theo Thánh Kinh, biến cố lớn nhất đánh dấu lịch sử nhân loại là Thiên Chúa làm người vì tình yêu. Hài Nhi Giêsu ra đời trong cảnh nghèo hèn chính là một vị Thiên sai. Ngài đã cắt đôi dòng lịch sử loài người thành hai phần: trước công nguyên và sau công nguyên. Em bé ấy không phải là một nhà bác học, không phải là một nhạc sĩ mà chính là Thiên Chúa, là Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, Đấng cao sang, quyền năng, Đấng sáng tạo vũ trụ, hôm nay đã làm người. Ngài giáng sinh làm người trong thân phận một em bé yếu ớt nằm trong máng cỏ hang lừa chứ không phải trong một cung điện sang trọng lầu son gác tía.

Thiên Chúa làm người trong thân phận một bé thơ yếu ớt nhưng chất chứa một tình yêu lớn lao. Một trẻ thơ sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang đá bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn. Dưới con mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những trẻ thơ khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi Giêsu là một niềm vui cao cả, trọng đại, đặc biệt. Một niềm vui khởi điểm cho mọi niềm vui và vượt lên trên mọi niềm vui.

Hài Nhi giáng sinh là một sự kiện đặc biệt của lịch sử nhân loại, là sự “hoàn tất” Lời Hứa của Thiên Chúa, là trung tâm của nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, là đỉnh cao và là chủ đích của Thánh Kinh.

Chính nơi Ngôi Lời Nhập Thể, Thiên Chúa đã hoàn toàn tỏ mình và ban chính mình cho nhân loại. Ngôi Lời Nhập Thể là tuyệt đỉnh thời gian viên mãn đối với Ba Ngôi Thiên Chúa.

Hài Nhi Giêsu đã trở nên một sự tái tạo mới. Tái tạo khởi đi từ tha thứ và yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Mầu nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm Cứu Độ làm nên trọng tâm sứ điệp của đức tin Kitô giáo. Từ thế kỷ này đến thế kỷ khác, Giáo Hội công bố niềm tin ấy dọc dài thời gian giữa những thách đố của thế giới. Giáo Hội uỷ thác cho con cái mình như kho tàng quí giá để gìn giữ và chia sẻ cho người khác. Nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng sinh ra tại Bêlem, Thiên Chúa nhận lấy thân phận con người, để chúng ta có thể đến được với Thiên Chúa và để thiết lập giao ước với loài người và con người giao ước liên đới với nhau.

Giáng Sinh trở thành một đại lễ của nhân loại. Giáng Sinh là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giàu sang….Qua đủ mọi hình thức: nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi nhà thờ bé nhỏ nghèo nàn vùng quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn mầu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ, khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14).

Giáng Sinh, đất trời giao duyên trong hôn phối nhiệm mầu của tình yêu cứu độ.Thiên Chúa làm người, nối nhịp cầu tương giao giữa Thiên Chúa và nhân loại, bắc nhịp cầu nối liền giữa con người với nhau. Thiên Chúa yêu thương con người và muốn mọi người đáp lại bằng lòng yêu mến Ngài và yêu thương nhau.

 


Yêu thương và phục vụ Thiên Chúa
trong gia đình Đấng Cứu Thế đang ở ngay trong mỗi gia đình.

 

Hôm ấy, một người đàn ông trạc độ bốn mươi, lòng trĩu nặng ưu phiền, kéo lê những bước chân nặng nhọc lên ngọn đồi đan viện để tìm gặp Cha tu viện trưởng.

Anh nhớ lại thời gian mới thành hôn mười lăm năm về trước. Hồi ấy, gia đình anh lúc nào cũng vang rộn tiếng cười, ngập tràn hạnh phúc. Thế nhưng bầu trời hạnh phúc đó đã tan đi như sương sớm dưới sức nóng mặt trời.

Về chung sống với nhau chưa đầy bốn năm, hai vợ chồng đâm ra xích mích kình cãi liên tục. Vợ anh không còn đối xử ngọt ngào với anh như trước; còn anh thì hay bẳn gắt với vợ con, hai cháu trong nhà trước đây ngoan ngoản bao nhiêu thì giờ đây đâm ra lười biếng, hỗn hào vô lễ bấy nhiêu. Cuộc sống gia đình đầm ấm và hạnh phúc như thiên đàng trong những năm đầu kết hôn bỗng nhiên biến thành như địa ngục.

Để cứu vãn tình thế, anh đã tìm đến những bậc thầy chuyên về phong thủy, đến với các thầy phù thủy, các pháp sư danh tiếng, nhưng chẳng cải thiện được tình hình.

Cuối cùng, anh tìm đến với Cha tu viện trưởng nổi tiếng thánh thiện đạo đức và được những người dân quanh vùng xem như một vị thánh sống, được ơn thông biết nhiều sự việc nhiệm mầu.

Anh kể lể cảnh bất hạnh của gia đình anh cho Cha Bề Trên tu viện và lên tiếng hỏi ngài: Kẻ nào trong gia đình anh đã mắc phải tội ác tầy trời đến nỗi gia đình phải chịu cảnh bất hòa triền miên như thế?

Cha Bề Trên tu viện thong thả trả lời:

“Mỗi người trong gia đình anh đều mang một tội lớn. Đó là tội vô tình, vô minh. Từ bao lâu nay, Chúa Cứu Thế đã cải trang làm một người trong gia đình anh mà chẳng ai trong gia đình nhận ra Người nên mới sinh ra những sự cố đau buồn như thế.”

Nghe vậy, anh bàng hoàng sửng sốt: “Thật thế ư? Quả là điều quá bất ngờ! Ta phải thông báo nguồn tin trọng đại nầy cho cho vợ con biết ngay mới được.”

Anh cấp tốc trở về nhà, vồn vã tươi vui chưa từng thấy. Anh gọi vợ con lại và thông báo cho họ biết một bí mật tuyệt vời đã xảy đến với gia đình, đó là Chúa Cứu Thế đang cải trang thành một người trong gia đình anh.

Bấy giờ mọi người trố mắt nhìn nhau kinh ngạc. Đấng Cứu Thế cải trang khéo thật! Khéo đến nỗi dù được chung sống với Ngài bấy lâu nay nhưng không ai nhận ra Ngài và vì thế đã xúc phạm đến Ngài nhiều lần không kể xiết.

Thế là từ hôm nó, người chồng tránh bất cứ lời nói hay cử chỉ nào làm phiền lòng vợ con vì sợ phạm đến Đấng Cứu Thế; trái lại còn tỏ ra hết sức tử tế và hi sinh tất cả vì vợ vì con, với hy vọng là mình đang phục vụ và làm vui lòng Ngài.

Cũng từ hôm đó, người vợ không còn chanh chua đanh đá với chồng, không còn mắng chửi thậm tệ mấy đứa con; trái lại, luôn tận tụy phục vụ và hết lòng yêu thương chồng con vì rất có thể là Chúa Cứu Thế đang cải trang thành người chồng, người con của chị. Còn con cái thì không còn dám hỗn hào với cha mẹ như trước, nhưng luôn tỏ ra ngoan ngoản vâng lời và tôn trọng cha mẹ vì có thể người cha hay mẹ của mình chính là Đấng Cứu Thế cải trang.

Thế là từ đây, bầu khí yêu thương đầm ấm trở lại với gia đình và tình nghĩa gia đình còn đậm đà hơn trước.

Hôm nay, trong ngày đại lễ Giáng Sinh, chúng ta cùng nhau chiêm ngắm một Đấng Cứu Thế “cải trang” làm một trẻ sơ sinh nằm trong máng cỏ, trong chuồng bò. Tuy nhiên, chúng ta đừng quên là Chúa vẫn tiếp tục “cải trang” làm người nhà, người láng giềng của chúng ta.

Trong “Tâm Thư gửi các gia đình”, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II xác nhận điều nầy khi ngài viết: “Thiên Chúa tự đồng hóa với người cha, người mẹ, người con trong gia đình.”

Khi viết như thế, Ngài muốn dạy: người cha, người mẹ, người con trong gia đình cũng là những vị “Thiên Chúa” mà chúng ta phải quý trọng và phục vụ hết tình.

Nói như thế cũng chỉ là nhắc lại giáo huấn của Hội Thánh trong Sách Giáo lý công giáo:“Con Thiên Chúa đã làm Người để biến loài người chúng ta thành Thiên Chúa”(GLHTCG số 460).

Chính Chúa Giê-su cũng xác nhận rằng Ngài đang hiện diện trong các anh chị em chung quanh và những gì chúng ta làm cho những người chung quanh là làm cho chính Ngài (Mt 25, 31-46).

Nhờ giáo huấn nầy, người chồng trong gia đình sẽ nhận ra Chúa Giê-su nơi vợ và con cái mình. Ông sẽ tận tình yêu thương và phục vụ vợ con vì xác tín rằng đó là làm cho chính Chúa.

Với niềm tin nầy, người vợ trong gia đình sẽ nhận ra Chúa Giê-su nơi chồng và con mình; bà sẽ hết lòng phục vụ và chăm sóc chồng con vì xác tín rằng đó là làm cho chính Chúa Giê-su.

Và cũng với niềm tin đó, con cái trong gia đình sẽ nhận ra Chúa Giê-su nơi ông bà cha mẹ và họ sẽ hết lòng phụng dưỡng các ngài như phụng dưỡng Chúa Giê-su.

Và rồi mỗi người chúng ta sẽ nhận ra Chúa Giê-su cải trang thành những người hàng xóm láng giềng để rồi tận tình hy sinh giúp đỡ họ, dành những gì tốt đẹp cho họ như là làm cho chính Chúa Giê-su.

Bấy giờ, gia đình chúng ta sẽ là một tổ ấm hạnh phúc, làng xóm của chúng ta sẽ là một đại gia đình huynh đệ và đất nước chúng ta sẽ là nơi thắm đượm tình người.

Bấy giờ, trái đất nầy sẽ không còn khói lửa chiến tranh nhưng trở thành một trời mới đất mới, nơi hòa bình, công lý và yêu thương ngự trị.

 

 

Đặt Nằm Trong Máng Cỏ 

Chúa Kitô (Vua) đã sinh ra và mở đầu vương quốc của Người từ mảnh đất khiêm tốn rộng lớn bằng cái máng cỏ.

Lc 2,1-14: 1Thời ấy, hoàng đế Augustô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ.2 Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Quiriniô làm tổng trấn xứ Xyria. 3Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. 4 Bởi thế, ông Giuse từ thành Nadarét, miền Galilê lên thành vua Đavít tức là Bêlem, miền Giuđê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đavít. 5Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Maria, lúc ấy đang có thai. 6 Khi hai người đang ở đó, thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. 7 Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì không có chỗ cho hai ông bà trong phòng trọ.

8 Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. 9Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng.10 Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: 11 Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa. 12 Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” 13 Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: 14 “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.”

Nằm trong tiết đoạn Tin mừng của thời Thơ ấu (1:5-2:52), đoạn 2:1-14 thuật lại câu chuyện giáng sinh của Chúa Giêsu. Câu chuyện nầy nối tiếp trình thuật truyền tin (1:26-56), trong đó nhấn mạnh đến thuộc về dòng dõi Đavít của Chúa Giêsu; trong khi ở đây, tính thiên sai của Người được nêu bật (2:11). Bố cục của đoạn có thể được phân chia như sau: - Bối cảnh lịch sử (2:1-5); - Cảnh giáng sinh (2:6-7); Cảnh các mục đồng (2:8-14). Đoạn 2:1-7 làm thành một bản văn thống nhất và chia làm hai phần rõ rệt dựa trên cụm từ “xảy ra vào” (egeneto de en) (2:1.6).

Trong phần nhập đề về bối cảnh lịch sử (2:1-5), có thể phân chia cách chi tiết như sau: - Dưới triều hoàng đế Augustô, lệnh kiểm tra dân số được cống bố (2:1-2); - Lệnh nầy được áp dụng cho mọi người (2:3); - Giuse và Maria nằm trong hoàn cảnh ấy (2:4-5). Kiểm tra dân số là lý do để đưa gia đình Giuse và Maria từ thành Nazaréth về thành Bêthlêhem, như mọi người phải về lại nguyên quán của mình để làm chuyện đó (2:1.2.3). Nazaréth là nơi cư ngụ, còn Bêthlêhem mới là nguyên quán của Giuse. Các ngài đã làm xong việc nầy như mọi người (2:5). “Đi lên đó” (2:4) thường chỉ “đi lên vùng Juđa”, nhất là đi lên Giêrusalem vì vùng ấy cao hơn vùng Galilêa (x. 2:42; 18:10.31; 19:28). Trong Cựu ước, Bêthlêhem không phải là thành của Đavít, mà thành Giêrusalem (x. 2 Sam 5:7, 9; 6:10.12.16; 2 V 9:28; 12:22). Nhưng Bêthlêhem là nguyên quán của Đavít (1 Sam 16; 17:12.58), là nơi sẽ phát sinh một thủ lãnh thuộc dòng dõi Đavít (Mic 5:2). Xét theo diễn tiến trình bày, Luca đi từ một không gian rộng lớn, rồi thu hẹp lại dần và cuối cùng tập trung vào “thành Đavít” (2:4): từ “toàn cõi” (2:1), đến “Galilêa”, rồi “Nazaréth” và “Giuđa” đến “Bêthlêhem” (2:4). Trong cách trình bày các nhân vật, Luca cũng làm như thế. Trung tâm điểm phải đến của trình thuật là “Hài Nhi được đặt nằm trong máng cỏ (2:7). Đây cũng là điểm hẹn và dấu chỉ mà các thiên sứ loan báo cho các mục đồng (2:11-12).

Trong đoạn về giáng sinh (2:6-7), Giuse và Maria đã đến nơi “ở đó”. Maria đã “đủ ngày”, nghĩa là đã đủ thời gian để sinh con (x. 1:57). Bà đã “sinh con trai đầu lòng của bà” (2:7a). Động từ “tiktō” (sinh con) rõ ràng chỉ sự sinh con tự nhiên (x. 1:31.57; 2:6.7.11). Trong các tin mừng, chỉ Luca dùng chữ “prōtotokos” (con đầu lòng) một lần và ở đây (2:7). Trong Cựu ước, chữ nầy chỉ “sản phẩm đầu tiên” bởi ruộng đồng hoặc súc vật (Xh 22:28tt; 34:19; Ds 18:15tt; Đnl 15:19tt), đều phải được dâng cho Thiên Chúa. Trong Xh 4:22, Israel được gọi là “con đầu lòng của Ta”, chỉ tương quan mật thiết, yêu thương và tuyển chọn giữa Israel với Thiên Chúa. Vì thế, Israel nhận biết Thiên Chúa là Cha của họ. Một vị vua cũng được gọi là “con đầu lòng” của Thiên Chúa (x. Tv 89:27). Trong các sách khác của Tân ước, chữ nầy áp dụng duy nhất cho Chúa Giêsu Kitô (Col 1:15.18; Rôm 8:29; Do thái1:16; và Kh 1:5, ngoại trừ câu Do thái 12:23 chỉ những người Kitô hữu. Vậy, Chúa Giêsu được gọi là “con đầu lòng”, nên Người được hiến dâng cho Thiên Chúa (2:23), và Người có một tương quan đặt biệt với Chúa Cha: “con của Đấng Tối Cao”, và được Chúa Cha “đặt trên ngai vua Đavít” (1:23). Như thế, khái niệm “con đầu lòng” không được đặt tương quan thứ tự với anh chị em trong một gia đình, mà chỉ với Thiên Chúa.

“Hài Nhi được quấn khăn và được đặt nằm trong máng cỏ” là tâm điểm của trình thuật nầy (2:12.16). Maria đã làm việc nầy cho Hài Nhi (2:7). Quấn khăn là hành vi của tình yêu và chăm sóc mà người mẹ làm cho người con mới sinh yếu ớt, không thể tự sống và lo lắng cho chính mình (x. Êzek 16:4; Khôn Ngoan 7:4). Máng cỏ (phatnē) theo nghĩa chung là nơi chứa thức ăn cho súc vật (2:7.12.16); có khi chỉ cái chuồng súc vật (13:15). “Katalyma” (2:7), từ động từ có nghĩa là “dừng lại, nghỉ ngơi và cư ngụ” (9:12; 19:7), chỉ một cách uyển chuyển bất cứ nơi nào có thể ngụ qua đêm. Trong Luca 22:11, hạn từ nầy chỉ “phòng dành cho khách” của một gia đình mà Chúa Giêsu mượn để cử hành lễ Vượt qua với các môn đệ của Người (22:11; Mt 14:14). Bên cạnh đó, Luca dùng một cách phân biệt hạn từ “pandocheion” để chỉ “quán trọ” theo nghĩa riêng của nó (10:34). Do đó,

điều có thể nói dựa trên bản văn là: - Maria đã đặt Hài Nhi trong máng cỏ và - hai ông bà không có chỗ trong phòng dành cho khách ngụ qua đêm, chứ không phải là quán trọ. Ở Palestina thời ấy, ở vùng quê chuồng súc vật được làm trong một cái hang bên trong một căn nhà: chỗ súc vật ăn và phòng ở kề cận nhau chung trong một phòng. Cũng có những chuồng súc vật thấp hơn phòng ở và nằm lộ thiên. Còn máng ăn thường bằng đá đẽo. “Hài Nhi được quấn khăn và đặt nằm trong máng cỏ” là dấu chỉ để nhận ra Đấng Cứu Thế. Người là Chúa Kitô (2:11). Dấu hiệu là một biểu hiện thấy được, như máng cỏ, hài nhi (2:12), biến động nơi mặt trời, mặt trăng và ngôi sao (x. 21:15; 23:8). Dấu hiệu còn mang khía cạnh khác là minh chứng Thiên Chúa đang hiện diện và hành động trong thế giới nầy (x. 11:30). Do đó, Hài Nhi trong máng cỏ là dấu hiệu vừa xác định đó là Đấng Cứu Thế cao cả, vừa cho thấy sự hạ mình của Người. Người là dấu hiệu duy nhất của sự cứu độ (x. 11:30).

Sự cứu độ theo nghĩa thông thường cách nào đó gắn liền với một vị hoàng đế. Trong thời hoàng đế Augustô, Đấng Cứu Thế đã ra đời (2:11). Sự cứu độ đã đổi thay ý nghĩa, dân chúng phải được kiểm kê lại vì Chúa Kitô (Vua) đã sinh ra và mở đầu vương quốc của Người từ mãnh đất khiêm tốn rộng lớn bằng cái máng cỏ.

 

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA THẤT
CÁCH ỨNG XỬ CỦA MẸ MARIA VÀ THÁNH GIUSE (Lc 2,41-52)
Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng đã hơn một lần bị lạc đường và lạc người. Cái lạc nào cũng khiến chúng ta hết sức lo lắng, nhưng lạc mất người thân có lẽ làm cho chúng ta bối rối hơn nhiều. Nội dung bài Tin Mừng hôm nay cũng là câu chuyện về việc lạc mất người thân. Bối cảnh xoay quanh chuyến đi của Gia Đình Thánh lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua, trong đó, Mẹ Maria và thánh Giuse đã lạc mất Chúa Giêsu. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu để rút ra bài học áp dụng trong đời sống gia đình hằng ngày.
1. Nỗi lo lắng của Mẹ Maria và thánh Giuse: 
Như thông lệ, hàng năm, đến dịp lễ Vượt Qua, Gia Đình Thánh lại lên Giêsurusalem. Nhưng năm nay, “sự cố” đã xảy ra, làm cho Mẹ Maria và thánh Giuse phải một phen “hú hồn”. Sau kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn Chúa Giêsu thì ở lại đền thờ. Ông bà không biết, cứ tưởng là Ngài đi về chung với những người quen trong đoàn hành hương. Sau một ngày, không thấy Chúa Giêsu, ông bà mới hốt hoảng, quay trở lại để tìm Con.
Thử đặt mình vào hoàn cảnh của Mẹ Maria và thánh Giuse, chúng ta mới cảm được nỗi lo lắng của ông bà: Thứ nhất, trẻ Giêsu chỉ mới mười hai tuổi, tương đương với các em học sinh lớp sáu thời nay thôi. Thứ hai, giữa đoàn người hành hương đông đúc, đâu dễ gì tìm thấy một đứa bé. Thứ ba, trẻ Giêsu là người con duy nhất trong gia đình, được ông bà yêu quí biết bao. Sau nữa, thời đó đâu có điện thoại di động để liên lạc như các bậc phụ huynh thời nay.
Với những lý do trên, chúng ta biết nỗi lo lắng của Mẹ Maria và thánh Giuse lên cao tới mức nào! Có lẽ, thánh Giuse đã phải “đau đầu” và Mẹ Maria đã phải khóc hết nước mắt vì lo sợ mất Con. Ông bà còn thiết chi đến việc ăn uống! Đã vậy, đoạn đường đi từ Na-gia-rét lên Giêrusalem đâu phải là ngắn. Ông bà vừa đi bộ, ngược lên Giêrusalem, vừa phải dò hỏi mọi người.
Khi đến nơi, hai ông bà lại càng “sốc” hơn khi thấy trẻ Giêsu đang ngồi giữa các thầy dạy và tranh luận bình đẳng với họ. Cú “sốc” lại được nhân đôi khi Mẹ Maria lên tiếng trách móc Con và được trẻ Giêsu trả lời bằng câu nói: “Cha mẹ tìm con làm gì? Cha mẹ không biết là con có bổn phận phải lo việc của Cha con sao?”. Nếu anh chị em là Mẹ Maria và thánh Giuse, anh chị em sẽ phản ứng ra sao?
2. Cách ứng xử của Mẹ Maria và thánh Giuse:
Nếu tôi là Mẹ Maria hoặc thánh Giuse, có lẽ tôi đã không kiềm chế được, phải mắng cho con mình một trận, vì đã tự ý ở lại đền thờ mà không hề xin phép cha mẹ. Tôi đã từng chứng kiến cơn giận của vài phụ huynh đến nhà thờ tìm con sau khi Thánh Lễ đã kết thúc khá lâu. Tôi đã phải đứng ra giải thích cho phụ huynh hiểu rằng các em ở lại nhà thờ để tranh thủ tập múa, tập hát, học nhạc…Đồng thời, tôi căn dặn các em từ nay về sau, khi muốn ở lại nhà thờ, phải xin phép cha mẹ, đừng làm cho cha mẹ phải lo lắng.
Mẹ Maria và thánh Giuse thì có lối cư xử khác hẳn. Dù vất vả và lo lắng tìm Con, nhưng khi gặp Con, thánh Giuse thì im lặng, còn Mẹ Maria thì chỉ nhẹ nhàng trách móc: “Con ơi, sao con lại đối xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con?”. Tại sao ông bà lại có thái độ tế nhị, nhẹ nhàng và “nhún nhường” như vậy?
Có nhiều lý do để giải thích, trong đó, phải kể đến hai lý do sau đây:
Thứ nhất: Chúa Giêsu là một người con rất ngoan ngoãn, đã luôn vâng phục Mẹ Maria và thánh Giuse. Vì vậy, hai ông bà ngầm đoán được rằng việc Con mình ở lại trong đền thờ chắc chắn phải có một lý do rất chính đáng nào đó. Lý do đó đã được Chúa Giêsu bộc bạch, là phải “lo công việc của Chúa Cha”. Như thế, chính niềm tin vào Con đã khiến cho ông bà cảm thấy bình tỉnh.
Thứ hai: Đối với Do thái giáo, khi em nhỏ lên mười hai tuổi, em có đủ tư cách để tham dự tích cực vào những sinh hoạt tôn giáo, cầu nguyện, biểu lộ tâm tình đạo đức… Mẹ Maria và thánh Giuse quá am hiểu và trân trọng điều đó, cho nên việc Chúa Giêsu ở lại đền thờ là hành động được ông bà chấp nhận và tôn trọng.
3. Bài học rút ra dựa vào cách ứng xử của Mẹ Maria và thánh Giuse:
Nếu việc cưu mang và sinh dưỡng con cái đã là một việc vất vả, đòi hỏi phải hy sinh nhiều, thì việc giáo dục con cái lại khó khăn hơn, đòi hỏi cha mẹ phải hy sinh nhiều hơn. Một trong những điều kiện căn bản giúp đem lại thành công trong việc giáo dục con cái là cha mẹ phải hiểu con và tôn trọng con mình:
Hiểu con: Cha mẹ phải biết được những điểm mạnh và điểm yếu của con mình. Nhờ đó, cha mẹ sẽ cảm thông và chỉnh sửa những điểm yếu, ủng hộ và khích lệ những điểm mạnh của chúng. Mặt khác, hiểu con cũng chính là biết được những thao thức và ước vọng của con mình để đồng cảm, chia sẻ và giúp đỡ chúng thực hiện được những ước vọng đúng đắn.
Tôn trọng con: Từ việc hiểu biết con, cha mẹ sẽ dễ dàng tôn trọng những bổn phận chính đáng của con, trong đó có bổn phận gia đình, bổn phận xã hội và nhất là bổn phận tôn giáo. Càng yêu thương tôn trọng con, cha mẹ càng cảm thấy an tâm và vui vẻ giúp đỡ con mình chu toàn tốt đẹp những bổn phận này.
Tóm lại, nhờ hiểu Con và tôn trọng Con mà Mẹ Maria và thánh Giuse đã vượt qua những “cú sốc” từ Chúa Giêsu, không chỉ một lần Ngài ở lại đền thờ mà cả về sau này, khi Ngài rời xa gia đình để ra đi rao giảng Tin Mừng. Cũng vậy, nếu các bậc cha mẹ ngày nay hiểu biết con và tôn trọng con cái mình, họ sẽ dễ dàng vượt qua những “cú sốc” do con cái tạo nên. Nhờ đó, gia đình sẽ luôn an hòa và hạnh phúc, như Gia Đình Thánh ngày xưa. Ước được như vậy. Amen.


SỐNG ĐỨC TIN THEO GƯƠNG GIA ĐÌNH THÁNH GIA

Lc 2, 41 - 52

Gia đình hạnh phúc, ấm êm đó là mơ ước của nhiều người. Cũng vậy, gia đình Công Giáo mong muốn hạnh phúc và người ta thật sự hạnh phúc khi có Chúa hiện diện trong gia đình mình, khi gia đình mình sống theo gương gia đình Thánh Gia.

Ai trong chúng ta cũng muốn sống trong gia đình hạnh phúc. Phải, gia đình chính là cái nôi để con cái phát triển toàn diện. Trong đạo Công giáo gia đình là nơi để con cái được giáo dục trong đức tin, cha mẹ thực thi quyền lợi và nghĩa vụ theo tinh thần gia đình Thánh gia. Trong ngày lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm, học hỏi và bắt chước gia đình Thánh Gia Nagiareth, nơi đó có sự hiện diện của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse.

Chắc hẳn ngày nay chúng ta đang chứng kiến và có thể trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng trầm trọng về sống gia đình. Rất nhiều gia đình trong xã hội đang là những gia đình nghèo, nghèo vì thiếu tình thương, què quặt, tan nát vì nạn ly thân, ly dị và phá thai; những gia đình phân tán, chia ly vì chiến tranh, bạo lực và áp bức; những gia đình bất hoà vì nạn thất nghiệp, với đời sống vật chất kinh tế khó khăn eo hẹp hay vì nạn cờ bạc, rượu chè...

Phúc âm hôm nay cho chúng ta thấy mẫu gương gia đình sống đức tin. Đây là một gia đình như bao gia đình khác, nhưng họ đã chu toàn bổn phận của mình là từng thành viên trong gia đình. Đây là một cộng đoàn yêu thương và hiệp nhất. Như thế, chúng ta bắt chước gia đình Thánh gia sống đức tin.

Gia đình sống đức tin là gia đình luôn tìm kiếm và thực thi thánh ý Chúa. Nói cách khác gia đình sống đức tin là gia sống đạo theo ý muốn của Thiên Chúa. Thánh Gia là một gia đình Thánh vì ngoài sự hiện diện của Chúa Giêsu, gia đình các Ngài còn tuân giữ và sống theo Thánh Ý Chúa, sống gắn bó với Chúa. Các Ngài thể hiện việc sống gắn bó với Chúa qua việc chu toàn lề luật, dâng con vào đền thờ, đi hành hương....(Lc 2, 41).  Nhờ chính việc chu toàn lề luật, siêng năng cầu nguyện và sống gắn bó với Chúa nên các Ngài nhận ra và mau mắn thi hành ý Chúa trong cuộc sống. Gia đình kitô hữu chúng ta ngày nay cũng là một gia đình thánh. Thánh trong việc sống gắn bó với Chúa qua kinh nguyện, trong việc giữ các giới răn và qua việc sống bái ái. 

Gia đình sống đức tin cần được xây dựng trên tình yêu. Nhưng làm sao có tình yêu khi người cha, người mẹ không chu toàn bổn phận của mình cũng như không hết tình thương con cái. Làm sao có được hạnh phúc khi con cái trong gia đình không thảo hiếu với cha mẹ và làm sao có hạnh phúc khi mọi người trong gia đình luôn sống bất hoà với nhau. Gia đình là tế bào của xã hội, là trường dạy đầu tiên, là cơ sở cho cuộc sống xã hội trong tương lai. Nơi gia đình con cái được học hỏi và sống tình thương yêu, sự quan tâm chăm sóc, sống liên đới với tha nhân. Hơn nữa, gia đình Kitô hữu là mảnh đất tốt sống đức tin, biết thờ phượng Chúa cho phải đạo, kính mến cha mẹ, yêu thương tha nhân và biết sống lễ phép, lễ độ, lễ nghĩa. Điều này trong Chương 3 sách Huấn ca đã nhắc lại điều răn thứ tư , dạy con cái phải tin yêu và thảo hiếu với cha mẹ và những lý do luân lý tự nhiên với câu ca dao Việt Nam :

"Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Hãy noi gương Thánh Gia, nơi đó Đức Mẹ và Thánh Giuse yêu thương nhau, cùng hợp sức nuôi dạy Chúa Giêsu. Còn Đức Giêsu thì hằng yêu thương và vâng phục cha mẹ mình. Nhưng trên hết tình yêu của Thánh Gia đặt nền tảng trên tình yêu dành cho Thiên Chúa.

Gia đình sống đức tin khi từng thành viên góp phần của mình vào việc xây dựng gia đình. Mỗi người hãy sống đúng bổn phận của mình trong gia đình. Thánh Giuse là một người cha mẫu mực, khôn ngoan quán xuyến mọi sự trong chức vụ gia trưởng nhưng cũng hết tình phục vụ Đức Mẹ và Chúa Giêsu. Những người cha trong gia đình hãy biết học đòi nơi mẫu gương ấy. Người làm mẹ cũng hãy học hỏi nơi Mẹ Maria mẫu gương về tình yêu, đức nết na, đức tin, sự phục vụ và khiêm tốn hết lòng. Dù là Mẹ Đấng Cứu Thế nhưng Mẹ Maria đã xưng mình là tôi tớ của Thiên Chúa. Những người con hãy học nơi Chúa Giêsu đức vâng lời, lòng tôn kính biết ơn. Là Thiên Chúa nhưng Người đã chấp nhận trở nên một người con nhỏ nhất trong gia đình hằng vâng phục cha mẹ trong tình yêu.

Thiên Chúa không xa vời, Người hiện diện trong cuộc sống bình thường mỗi ngày của chúng ta, bởi vì Người đã sống giữa con cái loài người, đồng hành với con người và chia sẻ mọi niềm vui, mọi âu lo, khó nhọc của cuộc sống con người. Khi biết nhìn thực tại với đôi mắt của đức tin, thì mọi sự trong thế giới hữu hình đều được biến đổi là điều nói lên sứ điệp Thiên Chúa muốn nhắn gởi chúng ta. Một gia đình trong đó mọi thành phần biết kính sợ Thiên Chúa, biết yêu thương tôn trọng nhau, hy sinh cho nhau, sống cho nhau và sống vì nhau sẽ là một gia đình được tràn đầy phúc lành và sức sống thiêng linh của Thiên Chúa.

Như thế, gia đình sống đức tin khi mỗi người trong gia đình biết noi gương Thánh Gia, sẵn sàng và quảng đại cộng tác với nhau để tạo lập và duy trì tình thương, sự hiệp nhất. Sống đạo bằng cách thực thi ý Chúa trong cuộc sống và thể hiện tình yêu qua việc chu toàn bổn phận của mình, đóng góp vai trò của từng thành viên trong gia đình để quên mình phục vụ người khác trong yêu thương. Nếu gia đình luôn đặt ý Chúa lên trên và đặt tình yêu trong từng việc phục vụ thì mới hy vọng giữ được hạnh phúc gia đình, nhất là khi phải đối phó với những khó khăn ngày càng nhiều trong đời sống hiện nay.

Lạy Thánh Gia Nagiareth, xin giúp từng thành viên trong gia đình chúng con biết sống đạo, sống đức tin  theo tinh thần của Chúa, tìm kiếm và thực thi ý Chúa, chu toàn bổn phận và sống tình yêu thương như Thiên Chúa muốn. Amen.


LỂ THÁNH GIA 

Lc 2, 41-52

Câu kính thánh: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà Cha Con sao?" Chính là câu nói mà Chúa Giêsu đã trả lời cho Đức Mẹ và Thánh Giuse khi tìm được Ngài. Thú thật khi còn bé tôi không thể hiểu được tại sao Đức Giêsu lại nói vậy, có rất nhiều câu nói dễ nghe hơn sao Ngài lại không nói. Cho đến ngày hôm nay tôi mới hiều và càng khâm phục hơn về lời nói rất thâm sâu và co ý nghĩa về sự vâng phục phục tuyệt đối của Đức Giêsu. Thật hay là lúc đó Đức Mẹ và thánh Giuse cũng không hiểu nhưng các ngài cũng không tỏ ra giận, hay khó chịu, mà chấp nhận theo ý con một cách vui lòng. Do đó để hiểu rõ về ý nghĩa của ngày lễ Thánh Gia hôm nay chúng ta hãy nhìn lại hoàn cảnh và tâm tình khi Đức Giêsu lên 12 tuổi.

Vào năm đó Đức Giêsu cũng như các gia đình Do thái khác cùng nhau lên Giêrusalem để mừng lễ vượt qua. Khi trở về được một ngày đàng, Đức Mẹ và thánh Giuse mới biết mình đã lạc mất Chúa Giêsu. Hai ông bà lo buồn trở lại Giêrusalem tìm suốt ba ngày trường mới thấy Đức Giêsu trong đền thánh, Ngài đang cắt nghĩa Kinh Thánh cho những nhà thông luật. Khi gặp Ngài Đức Mẹ nói: "Này con, sao làm như vậy?" Hẳn là câu nói đó như có phần khiển trách. Chúa Giêsu trả lời lại hơi có vẻ ngạc nhiên và che dấu một sự trách cứ nhẹ nhàng. Cha mẹ tìm con làm chi, cha mẹ không biết rằng con không như các trẻ con khác, nhưng con phải ở nhà Cha Con để làm tròn thánh ý Người ư? Làm tròn thánh ý Thiên Chúa đây không chỉ là giảng dạy cho các thầy thông luật, nhưng cũng là sửa soạn cho Đức Mẹ và Thánh Giuse quen chấp nhận hy sinh về tình cảm tự nhiên để chấp nhận sứ mệnh mà Thiên Chúa sẽ trao phó đòi hỏi một sự can đảm và hy sinh. Lúc đầu hai ông bà hơi bỡ ngỡ, nhưng dần dần các ngài nhờ đức tin và sự suy ngắm, nhận biết Chúa Giêsu thật ra không thuộc về mình, vì thế từ lúc này về sau các ngài thêm lòng hy sinh, sẵn sàng chịu sự chia ly với Ngài hơn.

Là cha mẹ Công Giáo chúng ta có sẵn sàng hy tình cảm và lợi lộc đời này để cho con cái chúng ta dâng mình theo tiếng gọi của Chúa làm linh mục, tu sĩ không? Gương Đức Mẹ và thánh Giuse thật là mậu gương cho mọi người chúng ta noi theo. Qua bài Tin Mừng, ta thấy không những Chúa Giêsu vâng lời Chúa Cha, sẵn sàng hy sinh tình cảm gia đình để thánh hóa các thành viên trong gia đình ấy, mà Đức Mẹ và Thánh Giuse cũng sẵn lòng quy phục thánh ý Chúa, cho dù lúc đó hai người vẫn chưa biết thánh ý đó.

Chúa Giêsu chưa bao giờ làm mất lòng Mẹ Người, Ngài hằng tỏ ra vâng phục hết tình. Thế mà nay Chúa lại làm như vậy, chắc chắn phải có lí do. Nhưng Đức Mẹ không hiểu, vì thế lời tự nhiên có vẻ hơi trách móc, khó mà chấp nhận được. Câu trả lời của Chúa tuy giải thích cho Đức Mẹ hiểu nguyên do vì đâu Ngài làm vậy, nhưng vẫn còn giữ cả một huyền nhiệm sâu xa của nó: chính vì cha mẹ biết Con hằng vâng phục cha mẹ, mà trong việc này cha mẹ khỏi lo. Cha mẹ nên biết Cha ở trên trời có những ý định mà mội người chúng ta phải tuân theo. Nếu Chúa nói rõ ý định của Thiên Chúa từ trước thì cha mẹ Ngài không còn lo lắng gì nữa và sẽ ở lại Giêrusalem chờ Ngài. Nhưng Ngài đã không nói và Đức Mẹ nhìn thấy đó là một huyền nhiệm về sứ mệnh của Ngài, Đức Mẹ tạm yên lòng nhưng vẫn không hiểu rõ về vấn đề. Thái độ của Đức Mẹ và thánh Giuse không đòi Chúa cho biết rõ ràng, nhưng sẵn lòng vâng phục trong tối tăm là một tấm gương cao cả cho chúng ta. Kể cà khi: "Ông bà không hiểu lời Chúa nói", nhưng mỗi người đều giữ lời Chúa trong lòng của mình mà suy niệm. Riêng Đức Mẹ người đã hiểu dần dần qua các biến cố lời đã hứa khi thụ thai: "này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền".

Trong cuộc sống gia đình chắc chắn mỗi người chúng ta đều có những ưu tư, sầu khổ, lắm lúc không thể hiểu tại sao hoạn nạn tai ươn luốn đến với mình, tại sao ở hiền mà không gặp lành. Những lúc đó ta hãy noi gương gia đình thánh phục tùng và tuyệt đối vâng theo thánh ý Chúa. Vì Thiên Chúa luôn yêu thường và quan phòng, nếu Ngài để cho ta chịu những bài học đau đớn, đó là vì lợi ích phần hồn của ta và của người khác.

Lạy Chúa trong cuộc sống ai cũng muốn đời mình được êm ả, được như ý mình muốn. Nhưng chính những sở thích đó lại không là Thánh Ý Chúa muốn. Xin cho con biết noi gương gia đình thánh hôm nay để biết hoàn toàn chấp nhận theo ý Chúa. Amen
 

MÁI ẤM GIA ĐÌNH
Lc 2,41- 52

Sinh ra làm con người ai cũng có một gia đình, có cha, có mẹ, có anh chị em...Thiên Chúa làm người Người cũng chọn cho mình một gia đình. Ngài có cha, có mẹ. Chính gia đình này là mẫu gương cho tất cả mọi gia đình. Vì sao thế ?

Gia đình Nagiareth là Thánh Gia Thất vì gia đình này luôn có Chúa hiện diện. Chính Chúa là trung tâm của đời sống gia đình. Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria luôn xác tín rằng con mình là Thiên Chúa, Thiên Chúa làm người ở với nhân loại. Nên mọi sự trong gia đình đều được sưởi ấm bởi niềm xác tín này. Là Thiên Chúa nhưng Chúa Giêsu không miễn trừ cho mình luật lên Giêrusalem hằng năm và Ngài đã ở lại trong Đền Thờ để làm công việc của Cha Ngài mà Thánh Giuse và Đức Mẹ không biết. Thánh Luca thuật lại việc lạc mất Chúa Giêsu cho ta thấy rõ vai trò của Chúa Giêsu trong gia đình quan trọng như thế nào. Sau ba ngày tìm Con mới gặp lại con trong hoàn cảnh làm cho Đức Mẹ và Thánh Giuse ngạc nhiên sửng sốt. Thánh Giuse và Mẹ Maria mặc dù biết Con mình là Ai nhưng làm sao hiểu được ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Câu trả lời của Chúa Giêsu với Đức Mẹ: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" đây cũng là một mặc khải đòi hỏi Thánh Giuse và Đức Mẹ phải vâng phục thánh ý Thiên Chúa mặc dù hai ông bà chưa thể hiểu thấu.

Gia đình Kitô hữu chúng ta noi gương gia đình Nagiareth hãy để Chúa Giêsu làm trung tâm đời sống gia đình mình, hãy để Chúa Giêsu nối kết mọi thành viên trong gia đình. Có Chúa Giêsu hiện diện chắc chắn mọi sự sẽ được quan phòng, chăm nom trong tình yêu Thiên Chúa. Có những lúc gia đình chúng ta cũng lạc mất Chúa, mất niềm tin, mất hy vọng... hãy bắt chước Đức Mẹ và Thánh Giuse mau mắn đi tìm Chúa. Việc đi tìm Chúa đòi hỏi gia đình chúng ta phải có sự kiên trì và nhận ra Ngài trong những cảnh huống của cuộc sống. Xưa Thiên Chúa đòi hỏi Thánh Giuse và Đức Mẹ từng bước từng bước nhận ra mặc khải của Thiên Chúa trong cuộc sống của Chúa Giêsu thì nay Chúa cũng đòi hỏi chúng ta nhận ra Ngài, tin tưởng vào Ngài trong cuộc sống với tinh thần vâng phục cho dù ta chưa hiểu, cho dù khó chấp nhận...

Thánh Giuse và Đức Mẹ đã hoàn thành trọn vẹn ý định của Thiên Chúa là làm cha và làm mẹ Đấng Cứu Thế. Trong bản văn (Lc 2, 41- 52 ) được đọc hôm nay ta không thấy Thánh Giuse nói lên một tiếng nói nào, hình bóng của Thánh Giuse thật mờ nhạt nhưng không vì thế mà ta có thể nói vai trò của Thánh Giuse là không quan trọng. Thánh Giuse là chủ gia đình. Gia đình có vững chắc, có nề nếp hay không là do ở người chủ này. Mười hai tuổi Chúa Giêsu được phép theo người chủ này lên Giêrusalem. Khi lạc mất con Thánh Giuse phải vất vả và tìm kiếm. Người ở người nam thường là thế, lo lắng lắm, vất vả lắm, đau khổ lắm... nhưng ít có khi bộc lộ. Ở đây ta thấy vai trò thầm lặng của Thánh Giuse thật đặc biệt. Thầm lặng dõi tìm con để nhận ra ý Chúa muốn cho cuộc đời mình. Mẹ Maria cũng thế, sau khi gặp Con, nghe câu nói của Con dù Mẹ không hiểu nhưng Mẹ không đòi giải thích hay oán trách nhưng Mẹ suy niệm những lời ấy trong lòng.

Chúa Giêsu đã chọn gia đình là bước khởi đầu cho hành trình bước lên đồi Sọ của Ngài. Ngài đã sống vâng phục cha mẹ Ngài, thánh hóa gia đình và làm cho gia đình có một ý nghĩa đặc biệt là môi trường dưỡng nuôi Con Thiên Chúa làm người. Luca hôm nay cũng cho ta thấy đâu là cùng đích thực sự mà ta phải tiến về và đâu là bổn phận mà ta phải vâng phục "Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?". Hỡi các bậc làm cha mẹ hãy vâng lời Thiên Chúa chăm lo dạy dỗ con cái, hãy yêu thương nâng đỡ chúng. Hỡi những người làm con hãy vâng lời cha mẹ và như thế là vâng phục thánh ý Chúa. Hãy làm tròn bổn phận của mình trong gia đình vì gia đình môi trường để nên thánh, môi trường đã được chính Con Thiên Chúa sống và thánh hóa. Hỡi các gia đình hãy để Thiên Chúa hiện diện trong gia đình, hãy để Chúa làm trung tâm của mọi suy nghĩ , mọi sinh hoạt...khi đó chắc chắn gia đình bạn cũng sẽ là một thánh gia thất.

 

CÔNG CHA - NGHĨA MẸ 
Lc 2,41- 52

"Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
Một lòng thờ mẹ kính cha 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Câu ca dao này dường như là người Việt nam ai cũng thuộc nằm lòng. Có thể nói bất cứ người Việt nam nào dù sang hay hèn, dù có hay không có địa vị đều ý thức và tôn trọng chữ Hiếu. Đây chình là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam.

Không ai có thể phủ nhận rằng cha mẹ là những người có công lớn trong việc sinh thành và dưỡng dục ta. Lại nữa, trong đức tin ta biết rằng cha mẹ được ơn đồng sáng tạo với Thiên Chúa khi sinh ra ta. Do đó, con người dù thành đạt cách mấy mà không biết hiếu thảo với cha mẹ thì cũng được xem là thấp. Bởi vì, một trong những tiêu chuẩn để đánh giá một con người đó tấm lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ.

Với thân phận làm người, Chúa Giêsu cũng được sinh ra và lớn lên trong gia đình như ta. Người luôn ý thức và chu toàn tốt bổn phận làm con của mình. Phải công nhận gia đình Nagiareth là gia đình hạnh phúc và kiểu mẫu. Dù rằng có thể gia đình này thua sút nhiều mặt.

Trong mười điều răn Đức Chúa Trời sau ba điều về Chúa liền đó là điều dạy phải thảo kính cha mẹ. Rồi hằng năm vào mùng hai Tết âm lịch cũng như cả tháng 11 Giáo hội không ngừng nhắc nhở giáo dân nhớ đến ông bà cha mẹ. Ta không thể nào sống hiếu thảo với Chúa nếu như trước đó ta chưa sống hiếu thảo với cha mẹ.

Không biết đã có bao nhiêu bài hát, ca dao, tục ngữ, bài thơ......ca ngợi công ơn cha mẹ. Tuy nhiên, ngày nay do ảnh hưởng lối sống thực dụng nên có nhiều người dường như xem thường công ơn cha mẹ. Có nhiều kẻ làm con vì quá ích kỷ nên đã bỏ cha mẹ cô đơn, trong khi đó mình dư khả năng để lo cho các ngài. Thật đáng tiếc.

Có câu chuyện kể rằng trong gia đình nọ, ngày kia đứa con thấy cha nó gọt cái gáo dừa mới hỏi cha nó gọt làm chi. Lặng nhìn đứa con hồi lâu ông ta trả lời: "Để cho ông nội mày ăn cơm. Vì lúc này ông nội mày làm bể chén hoài, phí quá!". Đứa con suy nghĩ và không nói gì. Vài ngày sau đó, nó cũng đem gáo dừa khác ra gọt. Tưởng là con cũng đồng tình với mình , người cha hí hởn hỏi: "Bộ mày tính giúp tao lo cho ông nội mày hả?". Đứa con trả lời: "Đâu có, cái này con để dành cho cha. Khi nào cha như ông nội con sẽ cho cha xài". Nghe xong câu trả lời người cha tái mặt......

Như vậy, công ơn cha mẹ không biết làm sao ta có có thể đáp đền cho cân xứng. Dù rằng ta có thành tài cách mấy đi nữa mà không có lòng hiếu thảo cha mẹ thì cũng kể bằng không. Hơn nữa, thái độ của ta với cha mẹ như thế nào thì con cháu sẽ nhìn vào đó để cư xử với ta như vậy.
 

 

CÁC BÀI VỀ LỄ HIỂN LINH


1. Lễ Hiển Linh

Phân tích

Đoạn này được viết theo văn thể Midrash, tức là vận dụng nhiều chi tiết (kể cả những chi tiết hoang đường) để giúp người đọc (nhất là độc giả bình dân) hiểu được ý nghĩa sâu sắc của một đoạn hay một câu Sách Thánh.

Thánh Matthêu đã dùng hình ảnh ngôi sao lạ mọc lên phía trời Tây (phía Tây của miền Lưỡng Hà Địa ngoại giáo), và cuộc hành trình tìm kiếm của các đạo sĩ phương Đông, để trình bày Chúa Giêsu chính là ngôi sao cứu tinh của nhân loại, theo lời tiên báo của Balaam trong sách Dân Số: “Một ngôi sao mọc lên từ nhà Giacóp, một vương trượng nổi dậy từ nhà Israel” (Ds 24,17)

Suy gẫm

1. Mặc dù thánh Matthêu viết Tin Mừng cho độc giả do thái, nhưng ngay từ đầu tác phẩm, ngài đã trình bày Chúa Giêsu là Đấng Cứu tinh cho muôn dân, Ngài đã tỏ mình ra cho lương dân.

2. Các đạo sĩ đại diện cho những người thành tâm thiện chí: họ đang theo một tín ngưỡng khác, họ mê tín (đạo sĩ), nhưng họ vẫn luôn kiếm tìm (nhìn ngắm sao trời), khi thấy dấu lạ, họ đã kiên trì đi theo, họ dọ hỏi, cuối cùng họ đã gặp được Chúa Giêsu và họ dâng cho Ngài những thứ quý giá nhất.

3. Một chủ đề khác cũng được Mt ngầm trình bày trong đoạn này là: ngay từ khi Chúa Giêsu mới sinh ra, Ngài đã bị dân mình từ chối: “Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao”. Chữ “xôn xao” có ngữ căn là chữ “seismos”, một chữ được Thánh Kinh dùng cho những thế lực chống đối Chúa Giêsu.

4. Hành trình tìm kiếm Chúa của lương dân gặp nhiều khó khăn, ngăn trở và kể cả hiểm nguy (đường xa, đất lạ, bị Hêrôđê gạt gẫm, sinh mạng bị đe dọa). Nhưng họ được trợ lực và hướng dẫn bởi một ngôi sao. Thánh Phaolô, vị tông đồ truyền giáo, đã hiểu ngôi sao ấy là cuộc sống tốt đẹp của Kitô hữu “Giữa thế hệ đó, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Philipphê 2,15)

5. Huyền thoại về cây nến nhỏ: Một buổi tối, một người cầm cây nến nhỏ leo lên một chiếc cầu thang.
- Chúng ta đi đâu thế? Cây nến nhỏ hỏi.
- Ta lên sân thượng để soi đường cho thuyền bè vào bến.
- Nhưng tôi quá nhỏ bé, thuyền bè nào mà thấy được ánh sáng của tôi?
- Chỉ cần ngươi cố gắng chiếu sáng. Mọi việc khác để ta liệu.

Khi họ đã leo lên sân thượng thì thấy ở đó có sẵn một chiếc đèn lồng lớn. Người ấy cầm ngọn nến châm vào ngọn đèn. Một luồng sáng lớn bùng lên, tỏa rộng chung quanh, ánh sáng lan đến tận biển khơi.

Chúng ta là những cây nến nhỏ trong tay Chúa. Sứ mạng của ta chỉ là chiếu sáng. Còn kết quả thế nào là hoàn toàn tùy Ngài. (Purnell Bailey).

6. “Trông thấy ngôi sao, các nhà chiêm tinh mừng rỡ vô cùng” (Mt 2,10)
Đêm trước lễ Noel, một cô bé nghèo muốn dành hết số tiền ít ỏi của mình để mua cho chị một chuỗi ngọc lam quý giá. Số tiền quá ít, không đủ, nhưng tình yêu của cô bé thật tuyệt vời! Nó như một ánh sao làm bừng lên niềm tin yêu cuộc sống cho anh bán hàng đang tuyệt vọng khổ đau.

Noel năm nay, tôi ước ao rằng mãi về sau, trên máng cỏ đời mình vẫn luôn có một ngôi sao lấp lánh.

Chúa Hài đồng ơi. Xin lớn lên trong lòng con, để cả cuộc đời con ngời lên như ánh sao của Chúa. (Epphata)
 

2. Hành trình đức tin

Khao khát niềm tin

Thời Chúa Giêsu giáng sinh, trong khi mọi người xa gần đều lãnh đạm, mải miết với công việc của mình thì chỉ có các đạo sĩ có lòng khao khát và chờ đợi Đấng Cứu thế. Họ nghe ngóng dư luận, tra cứu sách vở, đợi chờ tín hiệu. Và qua ánh sao lạ họ đã thực sự bắt được tín hiệu. Lòng khao khát của họ đã được đáp ứng.

Thái độ của các đạo sĩ trái ngược hẳn với thái độ của Hêrôđê. Ông này mải mê theo đuổi giàu sang và quyền lực. Đấng Cứu thế sinh ra cách Giêrusalem không xa, nhưng ông chẳng hay biết gì. Trong Sách thánh có lời sấm về Đâng Cứu thế, nhưng ông không đọc. Đến khi sự việc xảy ra thì ông mới vội triệu tập các giáo trưởng và luật sĩ để dò hỏi.

Bài học đầu tiên có thể rút ra là: Không khao khát thì không bao giờ được đáp ứng, không tìm thì không bao giờ thấy.

Lên đường thực hiện cuộc tìm kiếm

Nguyên khao khát chưa đủ. Khao khát mà ngồi yên để chờ thì không phải là khao khát thật. Các đạo sĩ không ngồi chờ thụ động. Thấy ánh sao lạ, họ quyết tâm lên đường ngay để thực hiện cuộc tìm kiếm. Đối với họ lên đường không phải là đơn giản. Dấn thân vào xứ lạ, đi nhưng chưa biết chắc địa chỉ mình đến, mà đã lên đường tìm kiếm thì phải ngưng công ăn việc làm, bỏ dở nhiều dự định. Ngoài ra hành trình vượt sa mạc mênh mông, khô cằn là một thử thách không nhỏ.

Trái lại các giáo trưởng và các luật sĩ biết rất rõ lời sấm, biết cả địa điểm Đấng Cứu tinh sẽ sinh ra, ở gần kề nhưng đâu có lên đường.

Sự tương phản giữa hai thái độ trên cho thấy đức tin không phải là một ước mơ lãng mạn, một nhận thức suông. Trái lại tin là hành động, là thực hiện.

Không bỏ cuộc khi gặp thử thách

Trong suốt hành trình các đạo sĩ đã gặp không biết bao nhiêu khó khăn. Nhưng thử thách lớn nhất đối với họ xảy ra khi ngôi sao dẫn đường biến mất. Dầu vậy họ đã không nản lòng, cứ tiếp tục lên đường và lòng kiên trì đã đưa họ tới đích.

Như vậy con đường đức tin đòi hỏi sự trung kiên. Ai bỏ cuộc thì không thế gặp Chúa. Ai đi tới cùng mới gặp được Ngài.

Nhận ra Thiên Chúa quan tấm màn che lấp Ngài

Khi tới bên máng cỏ các đạo sĩ chỉ thấy một trẻ sơ sinh. Họ đi tìm một Thiên Chúa vinh quang nhưng chỉ gặp một hài nhi nghèo hèn. Nhưng được Thánh Thần soi sáng họ đã nhận ra đó chính là Con Thiên Chúa. Họ quỳ xuống, thờ lạy và dâng lễ vật.

Đây chính là thực chất của đức tin. Tin không phải là nhìn thấy bằng con mắt thế xác, nhưng bằng đôi mắt tâm hồn. Đôi mắt của người tin cũng giống như đôi mắt của nghệ sĩ. Người nghệ sĩ nhìn thấy cái đẹp, giá trị thẩm mỹ của những sự vật, ở những nơi mà đôi mắt thường không thấy.

Để cho cuộc đời biến đổi

Sau khi ở Bêlem về các đạo sĩ đã sống một cuộc đời mới. Đời họ đã chuyển sang một hướng khác. Cuộc gặp gỡ với Hài nhi ở Bêlem đã đánh dấu một khúc quặt vừa bất ngờ vừa triệt để

Điều này không khó hiểu, bởi vì ai đã gặp Thiên Chúa thật, dầu chỉ một lần, thì không thế sống như trước nữa. Thiên Chúa sẽ chỉ cho một hướng đại khác, một chân trời khác. Vì ơn Chúa thôi thúc, tự nhiên mình cảm thấy nhu cầu phải đổi mới cách sống, bắt đầu một giai đoạn mới.

Nếu không có cuộc đổi đời kèm theo cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa thì tin chỉ là một thái độ tài tử, một chuyện huyền hoặc, chứ không phải là một niềm xác tín đưa tới phó thác và dấn thân.

Những thái độ nói trên không thế thiếu nơi người có đức tin và sống đức tin. Chúng xác nhận niềm tin của người tín hữu. Chúng là những tạiêu chuẩn chính xác giúp mỗi người kiểm tra lại và đánh giá đức tin của mình.
 

3. Tìm gặp Chúa

Với lễ Giáng sinh, chúng ta nhận thấy Thiên Chúa đã làm người và ở giữa chúng ta để chúng ta có thể gặp gỡ Ngài. Gặp gỡ Ngài không phải chỉ ở trong đền thờ nguy nga, mà còn gặp gỡ Ngài nơi những con người bình thường. Ngài đó, một Hài nhi bé nhỏ, nằm trong máng cỏ ngoài đồng vắng Bêlem. Đồng thời, không phải chỉ có một hạng người nào đó mới có quyền được gặp gỡ Ngài, mà ngay cả những kẻ tầm thường như những trẻ mục đồng cũng có thể gặp gỡ Ngài.

Để niềm vui của Chúa Giêsu được trọn vẹn, lễ Hiển Linh hôm nay đã gợi lên cho chúng ta một xác tín mới: Thiên Chúa không phải chỉ đến với dân Do Thái, mà còn đến với cả những người từ phương Đông, nghĩa là những người không thuộc về dân riêng của Chúa, những người vẫn bị liệt vào hàng dân ngoại.

Xác tín này đã được thánh Phaolô diễn tả một cách rõ ràng trong bức thư gởi tín hữu Ephêsô: Nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, cùng một thân thể và cùng thông phần với lời hứa của Ngài trong Đức Giêsu Kitô.

Với lễ Hiển Linh, Thiên Chúa đã đến với tất cả mọi người, Ngài phá đổ những hàng rào tạo nên sự kỳ thị: Kỳ thị tôn giáo, kỳ thị giai cấp, kỳ thị màu da, kỳ thị tiếng nói. Thực sự thì đó chỉ là những hàng rào do chính con người dựng lên để bảo vệ những quyền lợi cho riêng mình.

Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa của tất cả, và điều Ngài ước mơ vẫn là tập hợp muôn dân nước dưới ánh sáng của Ngài. Ngài đã đến với chúng ta, nhưng điều quan trọng đó là chúng ta có tiến tới để gặp gỡ Ngài hay không? Bàn tay Ngài đã giơ ra, nhưng điều quan trọng đó là chúng ta có nắm lấy để được cứu vớt hay không, bởi vì như lời thánh Augustinô đã nói:

Khi tạo dựng nên chúng ta Chúa không cần hỏi ý kiến chúng ta, nhưng để cứu độ chúng ta Ngài đòi chúng ta phải ưng thuận và cộng tác với Ngài.

Sự thực đã cho chúng ta thấy: Ánh sáng đã chiếu trong u tối, nhưng u tối lại không tiếp nhận ánh sáng. Ngài đã đến nhà Ngài, nhưng những người thân thuộc đã không tiếp nhận Ngài.

Thực vậy, Ngài đã đến nhưng không phải tất cả mọi người đều tới gặp gỡ Ngài. Một Hêrôđê cũng đã ngỏ ý muốn đến triều bái Ngài nhưng với một âm mưu thâm độc, ông muốn giết hại Ngài để được ngồi mãi mãi trên chiếc ngai vàng của ông. Các luật sĩ và tư tế thì lại thoả mãn với những hiểu biết của mình, để rồi chẳng biết lên đường tìm gặp Ngài? Còn dân thành Giêrusalem thì lại ngại đổi thay và chuyển biến.

Để đến với Chúa, chúng ta cần phải lên đường như ba nhà đạo sĩ phương Đông, không phải trong tối tăm mò mẫm, bởi vì chúng ta luôn có ánh sao lạ, đó là Tin Mừng, thập giá và sự phục sinh của Ngài soi đường dẫn lối.

Lễ Giáng sinh và lễ Hiển Linh chính là một cuộc gặp gỡ. Thiên Chúa đến với con người và con người nhận biết Ngài nơi hài nhi Giêsu.Như các nhà đạo sĩ phương Đông, mỗi người chúng ta cũng được mời gọi lên đường đến với hài nhi Giêsu. Lên đường ở đây có nghĩa là từ bỏ những bảo đảm để tiến tới phía trước. Ngài đến trong những cái bất ngờ của những sự kiện diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên chúng ta có sẵn sàng lên đường, đi theo ánh sao là Tin Mừng của Chúa hay không?
 

4. Ánh sao đạo đức

Hôm nay, Ba Vua trên đường tìm đến thờ lạy Chúa Cứu Thế Giáng Sinh. Ba Vua là những người phương xa, không có đạo. Các Ngài tìm đến Chúa theo ánh sáng của ngôi sao lạ. Theo ngôi sao, các Ngài đến được Giêrusalem và được nghe giải nghĩa Thánh Kinh. Theo ngôi sao đưa đường dẫn lối các Ngài đã gặp được Chúa. Ánh sao đã chiếu sáng bầu trời đen tối, giúp các Ngài nhận định được hướng đi. Lời Thánh Kinh là một ánh sao chiếu soi tâm hồn giúp họ sáng lên niềm tin. Nhưng chính Đức Giêsu mới là ngôi sao mai dẫn họ đi vào một con đường mới, con đường chói ngời ngọn lửa đức mến.

Ngày nay có nhiều người đang tìm kiếm Chúa. Nhiều người muốn biết Chúa để theo Chúa. Nhưng họ không biết đường biết hướng. Cũng như Ba Vua, họ cần có những ánh sao soi đường dẫn lối.

Tìm đâu ra ngôi sao xưa đã soi đường cho Ba Vua? Ngày nay, Chúa không dùng ngôi sao xuất hiện trên trời, nhưng muốn mỗi người chúng ta trở thành một vì sao soi dẫn mọi người đến với Chúa.

Là ngôi sao có nghĩa là phải có ánh sáng. Ngôi sao chỉ chiếu sáng khi chính bản thân nó có ánh sáng. Người Kitô hữu chỉ chiếu sáng khi chính cuộc sống của họ mang ánh sáng, phản chiếu ánh sáng nhận tự nơi Thiên Chúa.

Người Kitô hữu phải chiếu lên làn ánh sáng hy vọng. Niềm hy vọng vào ơn cứu độ của Chúa giúp ta vừng bước trên đường lý tưởng. Niềm hy vọng vào một trời mới đất mới cho ta thêm sức mạnh góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Niềm hy vọng vào hạnh phúc thiên đàng giúp ta đánh gía đúng mức của cải vật chất đời này. Hy vọng là ánh sáng làm tươi đẹp con người và cuộc đời.

Người Kitô hữu phải chiếu lên làn ánh sáng tin yêu. Tin yêu Chúa và tin yêu người. Tin yêu để xây dựng một cuộc sống chan hoà tình người. Tin yêu đẻ tha thứ hoà giải. Tin yêu để vượt qua mọi bóng tối thù hận, chia rẽ, bất hoà. Tin yêu là làn ánh sáng ấm áp làm cho thế giới trở nên gần gũi, con người trở nên thân thiện, cuộc đời trở thành đáng yêu đáng mến.

Người Kitô hữu phải chiếu lên làn ánh sáng công bình, bác ái. Niềm hy vọng, niềm tin yêu được chứng minh bằng đời sống công bình, bác ái. Tin Chúa được biểu lộ qua sự công bình trong đời sống. Yêu Chúa được thể hiện qua tình bác ái với tha nhân.

Tất cả những làn ánh sáng nói trên góp lại thành ánh sáng đạo đức. Đắm chìm vào vật chất sẽ khiến con người rơi vào bóng tối tuyệt vọng, không lối thoát. Nghi ngờ con người sẽ khiến cuộc đời chìm vào bóng tối cô đơn. Thiếu công bình bác ái sẽ phủ lên thế giới mới một bóng tối phi nhân, tàn nhẫn. Chỉ có ánh sáng đạo đức mới đủ sức phá tan những bóng tối ấy. Chỉ có ánh sáng đạo đức mới làm cho thế giới thành vui tươi hạnh phúc.

Thế giới đang mong chờ ánh sao dẫn đường. Chúa đang mời gọi chúng ta trở thành một ngôi sao chiếu lên làn ánh sáng đạo đức. Chính qua làn ánh sáng ấy, mọi người sẽ nhận biết và yêu mến Chúa.

Lạy Chúa, xin giúp con sống xứng đáng là người con của Chúa sự sáng. Amen.
 

5. Bước theo ngôi sao

Tháng 12 năm 1968, ba nhà du hành vũ trụ đã xếp đặt chương trình cho chuyến bay đầu tiên vòng quanh mặt trăng. Cả thế giới chờ đợi. Vài tuần lễ trước khi chuyến bay được thực hiện. Hiệp hội các nhà thiên văn Anh đã đưa ra những lời tiên đoán ảm đạm. Họ tiên báo là chuyến bay sẽ thất bại. Tại sao? Vì hành tinh Jupiter và Uranus đang tiến gần nhau, gây ra thay đổi cá tính nơi các phi hành gia. Như tất cả chúng ta đã biết: chuyến bay Apollo 8 thành công. Các nhà bói theo ngôi sao đã lầm.

Bảng liệt kê những sai lầm của những người tự nhận là có thể nói trước về tương lai thì thật là vô cùng. Tuy nhiên, có trên 10 triệu người Mỹ nghĩ là tương lai của họ được ghi trên những ngôi sao. Vô vàn nhật báo và tạp chí đăng lá số tử vi nói về những điều lành và điều dữ sẽ xảy ra cho người ta vào một ngày nào đó.

Đây là vài dữ kiện về điều vô nghĩa và tai hại này:

1. Không có bằng chứng khoa học về ảnh hưởng của các ngôi sao đối với đời sống chúng ta.

2. Những lời báo trước ở tạo chí rất phổ quát, có thể áp dụng cho bất cứ người nào.

Mỗi ngày, mỗi người đếu có kinh nghiệm về một vài điều tốt, điều xấu, thành công, thất bại, một vài thắng lợi, một vài mất mát.

3. Có một số người tài xế phí tiền bạc vào cái ngón bịp bợm này. Năm 1974, người ta xài phí cả 100 triệu dôla vào chuyện vô nghĩa lý này.

4. Nếu có điều gì đó, thì tại sao những người đọc được ngôi sao này không vào chợ mà làm một chuyến lãi vớ bở ? Tại sao họ không đi đua ngựa mà làm giàu cho mau?

5. Một số lớn người học phất phơ về những ngôi sao chỉ để làm trò cười, nhưng nếu người ta chăm chú vào đó là họ phá vỡ lề luật đầu tiên của Thiên Chúa: “Ngươi sẽ không có thần nào trứơc mặt Ta”. Khi chúng ta dành cho tạo vật - như một ngôi sao - quyền năng chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa là chúng ta xúc phạm đến Thiên Chúa.

Nhưng các đạo sĩ đã đi theo ngôi sao có phải không? Thưa phải. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa đã dùng ánh sáng khác thường. Lạ lùng, hay một ngôi sao để dẫn đưa các đạo sĩ tới máng cỏ Con Ngài. Hơn nữa, họ đã theo lời tiên tri của các sứ giả Thiên Chúa. Những lời này chắc chắn và xác thực.

Trong ngày lễ Hiển Linh, chúng ta thường gợi nhắc rằng: tất cả chúng ta theo ngôi sao đã dẫn Ba Vua đế thờ kính Chúa Hài đồng. Hôm nay tôi để nghị là chúng ta theo một ngôi sao trên trời, và ngôi sao đó sẽ dẫn chúng ta đến máng cỏ Chúa Hài Đồng. Ban đêm đầy sao trên trời. Bạn hãy nhìn lên và chọn lấy một ngôi sao, bất cứ ngôi sao nào, dù nó nhỏ bé. Nếu nó đang lấp lánh thì càng tốt.

Ai đã trưng bày những viên kim cương nhỏ bé lên những tấm nhung xanh tuyệt vời đó ? Một thượng trí quyền năng phải không ? Bạn hãy gọi Đấng này hay quyền năng này như bạn muốn. Còn chúng tôi, chúng tôi gọi Ngài là Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa tạo dựng hàng tỷ kim cương lấp lánh. Thiên Chúa tạo dựng ngôi sao chúng ta đang nhìn thấy Thiên Chúa gởi con của Ngài đến cứu độ chúng ta. Ngôi sao đó, hay bất cứ ngôi sao nào, có thể dẫn chúng ta đi tìm con của Ngài. Ước gì ngôi sao ấy, hay bất cứ một ngôi sao nào, dẫn chúng ta tới bàn thờ này, dẫn chúng ta lên rước lễ, dẫn chúng ta mang của lễ của việc phục vụ và tình yêu chúng ta dành cho Đấng Cứu Thế nhỏ bé sinh ra ở đây trong mỗi Thánh lễ.

Xin Chúa chúc lành cho các bạn.


Theo một cổ truyền mà Thánh Giustinô thế kỷ thứ II đã nói tới là Chúa Giêsu đã sinh ra trong một chuồng bò lừa tại Belem. 40 ngày sau, Thánh Giuse và Mẹ Maria đem Chúa lên Giêrusalem dâng cho Thiên Chúa. Theo Phúc Âm Thánh Matthêô cho biết: Thánh Gia không trở về Nagiarét ngay sau khi dâng Chúa trong Đền Thánh. Trong khoảng thời gian đó đã xảy ra nhiều việc quan hệ. Từ Đền Thờ, Thánh Gia lại trở về Belem. Chính ở đây, các đạo sĩ, do một ngôi sao dẫn đường từ Phương Đông tới thờ lạy Chúa Giêsu và dâng cho Ngài lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Hêrôđê thấy các đạo sĩ không trở lại Giêrusalem báo tin như lời mình dặn, sợ ngai vàng của mình bị đe dọa, ra lệnh truyền giết các trẻ em ở Belem và các miền phụ cận từ 2 tuổi trở xuống. Thánh Giuse được Thiên thần báo tin, đã đem Chúa Giêsu và Đức Mẹ sang Ai-Cập và ở đó cho tới khi Hêrôđê băng hà.
Như thế, chúng ta thấy Lễ Chúa Hiển Linh trước hết có nghĩa là lễ Chúa tỏ mình ra cho các dân tộc, mà Ba Nhà Đạo sĩ là những đại diện.
Việc các Ðạo Sĩ đên tôn thờ Chúa Giêsu đã mau được nhìn nhận như là việc làm cho trọn những lời tiên tri trong Kinh Thánh. Trong sách Tiên Tri Isaia có viết như sau: "Các dân tộc sẽ bước đi theo ánh sáng của ngươi, và các vua chúa tiến bước theo nguồn sáng của ngươi đang mọc lên" (Is 60,3.6). Ánh sáng của Chúa Kitô, khi xưa như được chiếu tỏa trong hang Bêlem, nay tỏa sáng trên khắp địa cầu.
Các thượng tế tại Giê-ru-sa-lem được Hêrôđê triệu tập để tư vấn cho ông về nơi Đấng Cứu Thế đã được sinh ra, cũng như cung cấp cho nhà vua các thông tin mà họ đã thu thập được trong truyền thống Kinh Thánh. Tuy nhiên, ý Chúa nhiệm mầu, vì ý định của Hêrôđê không trong sạch, ý định đó các nhà đạo sĩ là sứ giả cho những người tìm kiếm Thiên Chúa đã được mộng báo. Việc các nhà đạo sĩ đến kính viếng Chúa Hài Nhi cho ta thấy, sứ mạng của Đức Giêsu không chỉ dành cho Dân được tuyển chọn, nhưng cho cả nhân loại. Việc Ba Nhà Đạo Sĩ đến Giêrusalem hỏi đường, cho thấy mối liên lạc giữa sự khôn ngoan ngoại giáo và mạc khải Kitô Giáo thể hiện nơi con người của Chúa Giêsu thành Nazareth mà con người khát mong tìm kiếm. Sứ vụ phổ quát của Chúa Kitô được Thánh Phaolô gọi là sự mặc khải của mầu nhiệm : " Ấy vì dân ngoại, cùng (với Israel) là kẻ thừa tự, là Thân mình, và là đồng hưởng lời hứa trong Ðức Yêsu Kitô, nhờ bởi Tin Mừng" (Ep 3, 2). Ơn cứu chuộc sẽ mở ra cho muôn người thuộc mọi quốc gia, và các dân ngoại đã trở thành người đồng thừa tự, cùng được chia sẻ lời hứa trong Chúa Giêsu Kitô "(Ep 3, 6). Sự gặp gỡ giữa sự khôn ngoan của những người sống bên ngoài mạc khải ( là các đạo sĩ, dân ngoại) , và những người hiển nhiên thừa hưởng lời hứa (Dân Do Thái) từ sự ra đời của Chúa Kitô sẽ cho thấy sứ mệnh của Chúa Giêsu trong sứ vụ công khai của mình, và bản chất của Giáo Hội mà Chúa Giêsu sẽ xây dựng.
Giáo Hội với sứ mạng phổ quát của mình, phải là nơi đáp ứng những khát vọng sâu xa của con người mọi nơi, mọi thời đại về Thiên Chúa. Giống như Chúa Kitô, Ngài đã chiếu tỏa vinh quang cho dân ngoại. Giáo Hội cũng phải được mở ra để tìm kiếm sự thật đôi khi do dự, dao động hoặc biến thái, mà vẫn còn là trung tâm của nhân loại, và phản ánh những mong muốn của cuộc sống về hạnh phúc mà Thiên Chúa ban cho.
Trong bối cảnh cử hành Năm Đức Tin, chúng ta không chỉ tưởng nhớ, và vui mừng kỷ niệm ngày sinh nhật của Con Thiên Chúa. Năm Đức Tin là cơ hội để chúng ta tự hỏi: chúng ta làm gì với những gì chúng ta đã nhận được, những điều chúng ta tin? Chúng ta đã, đang và sẽ làm điều gì trong Năm Đức Tin?
Là những người đã chịu Phép Rửa tội, chúng ta nhận được từ Thiên Chúa sứ mạng, và khả năng để làm chứng nhân cho đức tin trong mọi tình huống của cuộc sống, như trong gia đình, khi gặp gỡ bè bạn, nơi công xưởng, xí nghiệp, nơi học đường, tóm lại là ở bất cứ nơi nào người Kitô hữu có mặt. Chúa Giêsu đã mở cánh tay của mình ra chào đón dân ngoại. Là Kitô hữu, chúng ta tự hỏi: làm thế nào con người thời nay có thể tin vào Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống? Làm thế nào để con người ngày hôm nay yên mến tha nhân, và sẵn sàng giúp giúp đỡ anh em? Đó là nhiệm vụ của chúng ta.
Giáo Hội của Chúa Kitô là kết quả của một câu chuyện tình yêu giữa Thiên Chúa và nhân loại. Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta, Ngài là Giao Ước Mới. Nơi Giáo hội của Ngài, con người có thể đặt câu hỏi, tìm câu trả lời, và dần dần khám phá ra Hài Nhi năm trong máng cỏ, là dấu chỉ lòng thương xót của Chúa, là Thiên Chúa Cứu Độ.
Năm Đức Tin mời gọi chúng ta : "Hãy mở rộng tâm hồn đón nhận Thiên Chúa! Hãy để cho Chúa Kitô chạm đến chúng ta! Hãy mở ra những cánh cửa, để đón nhận tình thương nhân từ của Thiên Chúa! Hãy trình bày cho Chúa Kitô những niềm vui cũng như những nổi buồn của chúng ta! Hãy để cho ánh sáng của Chúa soi sáng trí khôn chúng ta bằng ánh sáng của Người, và chạm đến tâm hồn chúng ta bằng ân sũng của Chúa".
Trong tinh thần này, chúng ta hãy cầu nguyện sốt sắng cho muôn dân trên khắp địa cầu được ơn Đức tin, để họ tin nhận Đức Kitô là Thiên Chúa Cứu Độ duy nhất. Chúng ta cũng cầu cho sự hiệp nhất trọn vẹn của tất cả mọi người tin vào Đức Kitô, ngõ hầu chứng tá của họ trở nên chất men hiệp thông cho toàn thế giới. Xin Mẹ Maria Rất Thánh, Mẹ của Chúa Kitô và là Mẹ của Giáo Hội nguyện giúp cầu thay.
 

Sưu tầm

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn