1
17:59 +07 Chủ nhật, 28/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 165

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 164


Hôm nayHôm nay : 34896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 377925

Tổng cộngTổng cộng : 27932209

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

Văn hóa "NẠT' và "BẮT NẠT"

Thứ ba - 23/09/2014 22:25-Đã xem: 2553
GXTNO-Cuộc sống càng văn minh con người cần phải sống có văn hóa. Ngay trong việc giao tiếp hàng ngày chúng ta có thể sẽ bị cuốn hút theo cách phong kiến, quan liêu. Nhân đọc thấy sự việc đáng tiếc của một bộ phận cán bộ làm việc quan liêu, sách nhiễu người dân. Thật đáng tiếc.
Văn hóa "NẠT' và "BẮT NẠT"

Văn hóa "NẠT' và "BẮT NẠT"

VĂN HÓA ‘NẠT’ VÀ ‘BẮT NẠT’
 
Vậy văn hóa là gì ? Tại sao lại có văn hóa nạt ?
Theo ông Huỳnh Ngọc Thụ soạn thảo :

- F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau”.
- Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người.
 
- Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
+ Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”.
+ Còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”…
 
- Có thể tóm lược : Văn hóa là một tổng hợp giá trị chân lý, chuẩn mực mà mục tiêu của con người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và hoạt động sáng tạo. Nó được bảo tồn và chuyển hóa cho những thế hệ nối tiếp theo sau.
 
- Mới đây một nhà chức trách nọ đã cử xử với người dân quê bằng một thứ văn hóa “nạt”. Sau khi ông ta viết giấy mời người dân lên để gặp gỡ trao đổi, nhưng khi người dân nhận được giấy mời trân trọng lên cơ quan đúng giờ. Theo chính đương sự tường thuật : Trong giấy mời thì đề “trân trọng kính mời” lên làm việc, nhưng lên tại cơ quan thì coi dân không ra thớ gì. Không một lời chào hỏi, không mời khách vào phòng ngồi xơi nước…mà bằng một thái độ hầm hực. Ông này lên giọng quát xưng hô tao - mày, tay đập mạnh vào bàn hù dọa, chỉ thẳng tay 5 ngón vào mặt dân nói liên tục không cho người dân nói… Kết thúc buổi làm việc người dân lành ra về hết sức bức xúc mà không có kết quả. Không biết vị này đã học nhân bản chưa ? Cán bộ là đầy tớ của nhân dân. Vậy mà đầy tớ có bao giờ nạt ông chủ của mình không ? Thiết nghĩ đã đến lúc hồi chuông báo động cho những người điều hành một tổ chức cho dân, vì dân cần chấn chỉnh lại cho có văn hóa. Câu nói "tiên học lễ, hậu học văn" vẫn còn rất thời sự.

- Nghĩa của cụm từ văn hóa là rất đẹp và mang nhiều ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Thế mà có một số người cậy có chức quyền muốn làm gì thì làm mà thiếu điều cơ bản là quyền con người cần được tôn trọng. Quý vị nghĩ sao ?
Văn hóa 'NẠT' và 'BẮT NẠT'
Hình minh họa
Bình Minh
 
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn