1
12:56 +07 Thứ hai, 29/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 311

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 310


Hôm nayHôm nay : 45135

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 435222

Tổng cộngTổng cộng : 27989506

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

Ăn mặc thời trang - thời đại cũng là cách thể hiện tính nhân bản

Chủ nhật - 09/11/2014 10:19-Đã xem: 1488
Thưa cha, con năm nay 23 tuổi. Con thấy ở thời nay giới trẻ vui vẻ, yêu đời, và thích ăn mặc đúng mô-đen . Con cũng muốn hòa đồng như mọi bạn đồnt lứa. Nhưng mỗi khi mặc quần áo môđen, con thấy hình như người lớn không ưa tụi con lắm. Ở nhà cũng bị ba má rầy la. Đi nhà thờ thì các bị các ông bà lớn tuổi hay xì sầm to nhỏ. Con muốn hỏi cha là: mặc quần áo thời trang có gì xấu hay tội lỗi không ? ( Tran P. Nina )
Ăn mặc thời trang - thời đại cũng là cách thể hiện tính nhân bản

Ăn mặc thời trang - thời đại cũng là cách thể hiện tính nhân bản

Câu hỏi của Nina nhắc nhớ lời nói của Thánh Phanxicô Salesiô : “Làm con gái thì phải đẹp”. Chuyện kể rằng chính thánh nhân cũng có một người cháu gái mà mỗi lần cắp sách đi học, ngài đều nhắc phải búi tóc gọn gàng và cài một chiếc nơ đỏ cho cô giáo thấy sạch sẽ, dễ mến. Có lần một bà cụ già đạo đức đến hỏi ngài rằng: “Người công giáo có được thoa phấn vào má và búi tóc theo thời đại không?” Lời ‘cố vấn thẩm mỹ’ của vị thánh này là: “Cứ việc thoa nhiều vào đi. Ngay cả mấy con gà rừng cũng phải làm như thế để khử trừ chí rận!” Các giai thoại này ý nói rằng trau dồi sắc đẹp cách tự nhiên và phải chăng, hoặc ăn mặc hợp thời trang, tự nó không phải là điều xấu xa hay tội lỗi. 

Tuy nhiên, về phương diện luân lý, có hai yếu tố để giúp ta nhận ra khi nào việc ăn mặc quần áo thời trang là không chính đáng, không nên:

Thứ nhất, nếu đó là kiểu quần áo hở hang, khêu gợi lòng ham muốn tính dục, khiến cho người khác nhìn vào mình rồi cứ bị ám ảnh, cám dỗ. Tệ hơn nữa, nếu ta có chủ ý ăn mặc như thế để quyến rũ, lôi kéo người khác suy nghĩ hay làm việc tội lỗi. 

Thứ hai, cũng như những hành động giao tế xã hội (nói năng, ăn uống, làm lụng, v.v.) việc mặc quần áo bao gồm 2 phương diện: tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. Việc ấy có liên quan ít nhiều đến điều điều mà mà ta gọi là ‘Nhân đức Xã hội’. Là người trẻ, nên tập thói quen tốt là, mỗi khi ra đường hoặc đi đến nơi công cộng, mình phải ý thức là sẽ đi đâu, làm việc gì, gặp những ai. Và như vậy, phải mặc loại quần áo gì cho phù hợp để tôn trọng người khác và giữ sự tự trọng. Điều này khá quan trọng. Ví dụ, sẽ không có ai đi vào một đám cưới hay công sở hoặc trường học mà lại mặc thứ đồ dùng để đi bơi. Người chung quanh không thấy ‘ngứa’ mắt, khó chịu, thì cũng sẽ nghĩ rằng mình ‘man’.

Nếu đối với người đời, việc đời và môi trường xã hội mà ta còn phải tôn trọng như thế thì huống gì đối với Thiên Chúa, với việc thiêng liêng, và nơi chốn tôn nghiêm như thánh đường. 

Tóm lại, ăn bận thời trang tự nó không phải là một cái tội. Nhưng tội hay không là do hậu quả mà việc đó có thể gây ra. Để khỏi bị ‘các ông bà lớn tuổi’ nơi nhà thờ ‘xì sầm’, và nhất là để tôn kính sự thánh thiện Nhà Chúa, Nina hãy coi lại quần áo của mình trước khi đi lễ. Đừng bê bối lôi thôi, nhưng cũng đừng quá ‘tân thời’, ‘độc lập, tự do, mát mẻ’ như kiểu các người mẫu thời trang, con nhà giàu, dư quần áo mà... hay tiết kiệm vải !

Chúc Nina luôn luôn vui vẻ trong Chúa.

Lm. Đa Minh Trần Quốc Bảo, DCCT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn