1
17:44 +07 Thứ ba, 30/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 230

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 224


Hôm nayHôm nay : 64075

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 548447

Tổng cộngTổng cộng : 28102731

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

Âc cảm - Muốn tránh ác cảm và hằn thù

Thứ sáu - 14/08/2015 09:00-Đã xem: 1975
Có người cho rằng, sở dĩ tôi không thích người nào đó vì sự kiêu ngạo của họ; Người khác lại cho rằng, chẳng có lý do nào, đơn giản vì tôi thấy không ưa; Hay bởi tôi không cảm thấy điểm tích cực nào nơi họ; Hoặc do ảnh hưởng của sự khác biệt văn hóa vùng miền; Đôi khi nó đến từ những thành kiến hay kinh nghiệm bị tổn thương mà người đó gây ra cho tôi trong quá khứ… Chung quy lại, có nhiều quan điểm rất khác biệt nhau về vấn đề này.
Âc cảm - Muốn tránh ác cảm và hằn thù

Âc cảm - Muốn tránh ác cảm và hằn thù

“Mỗi khi gặp người đó là tôi thấy khó chịu, cho dù họ không làm gì tôi, thậm chí có người tôi chỉ mới gặp lần đầu”; “Không hiểu sao mà tôi không thể hòa hợp với người anh chị em đó.”; “Tự nhiên tôi có ác cảm với anh A chị B”…

Đây là những tâm sự mà tôi nghe được từ những người mà tôi có cơ hội gặp gỡ và chia sẻ. Khi tôi hỏi lý do tại sao lại như vậy? Mỗi người hiểu và giải thích một cách khác nhau về kinh nghiệm này.

 

Ác cảm, vì nhiều lý do

 

Có người cho rằng, sở dĩ tôi không thích người nào đó vì sự kiêu ngạo của họ; Người khác lại cho rằng, chẳng có lý do nào, đơn giản vì tôi thấy không ưa; Hay bởi tôi không cảm thấy điểm tích cực nào nơi họ; Hoặc do ảnh hưởng của sự khác biệt văn hóa vùng miền; Đôi khi nó đến từ những thành kiến hay kinh nghiệm bị tổn thương mà người đó gây ra cho tôi trong quá khứ… Chung quy lại, có nhiều quan điểm rất khác biệt nhau về vấn đề này. Nhưng một trong những lý do căn bản dẫn đến sự ác cảm nơi người nào đó là: không có lý do nào. Điều này nghe có vẻ nghịch lý, nhưng rất nhiều người lại đồng tình với lý do này. Trong thực tế, thường khi hỏi ai đó: tại sao bạn có ác cảm với anh này chị kia? Câu trả lời phần lớn là: Tôi không thể giải thích hay biết lý do vì sao, đơn giản vì thấy không thích. Vấn đề này xem ra có vẻ phức tạp hơn ta nghĩ.

 

Ác cảm vì ai đó mang những yếu đuối của tôi?

 

Trong kinh nghiệm của mình, tôi đã nghe một chia sẻ xem ra khá thuyết phục: “Nếu bạn có ác cảm với ai đó, thì họ chính là con người yếu đuối rất thật của bạn.” Nếu để ý một tí, bạn sẽ nhận thấy những đặc điểm và tính cách của người ấy có nhiều nét tương đồng với bạn. Và sẽ thật hữu ích nếu bạn lấy những điểm khiến bạn khó chịu hay cho là không tốt nơi người đó, ghép thành tấm “gương soi” để nhìn vào chính con người bạn. Chẳng hạn, bạn có ác cảm vì thấy người đó quá kiêu ngạo, lười biếng hay ghen tỵ… thì đó cũng chính là những điểm yếu nơi bạn. Thật sự, giải thích này phần nào khá thuyết phục, nhưng nó vẫn không thỏa mãn sự tò mò nơi tôi. Bởi nếu tôi có ác cảm với ai đó vì họ có nhiều khuyết điểm của chính tôi, thì giải thích thế nào về những người mà tôi yêu mến! Phải chăng vì họ không mang khuyết điểm của tôi?

 

Những mảnh khuyết nghịch…

 

Trong thâm sâu mỗi người, mối giằng co thiện ác luôn diễn ra từng phút giây. Có những lúc ta thấy yêu người và yêu đời, có khi lại thấy chán nản và ganh đua. Dù muốn dù không thì điều này luôn diễn ra liên tục trong thâm sâu cõi lòng ta. Theo một lẽ tự nhiên, ai cũng cố gắng để sống tốt mỗi ngày, và mong ước người khác nhận thấy những điểm tích cực nơi mình. Tuy nhiên, có nhiều khi ta không đủ tinh tế và bản bản lĩnh để làm chủ nhưng “góc tối” nơi tâm hồn mình. Và đây có thể là nguyên do chính dẫn đến những thành kiến và suy nghĩ lệch lạc trong đời sống, đặc biệt trong mối tương quan với người khác. Tôi gọi đây là những mảnh khuyết nghịch, nó cắm rễ thâm sâu trong tâm mỗi người. Nó không chỉ là những yếu đuối của ta, nhưng còn là mối giằng co trong từng chọn lựa của chúng ta. Thánh Phaolô diễn tả: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. (Rm 7, 19). Đây có lẽ cũng là giải thích tại sao tôi có ác cảm với người khác, do bởi tôi không ý thức đủ sự yếu đuối nơi bản thân mình.

 

Mỗi người đều có một suy nghĩ và góc nhìn rất riêng về cuộc sống và con người. Điều quan trọng không phải là suy nghĩ của tôi giống hay khác bạn, nhưng điều quan trọng là ta có đủ cản đảm và sáng suốt để nhìn nhận sự thật như nó là hay không. Và điều quan trọng hơn nữa là ta có dám vượt qua những rào cản của sự khác biệt, đối nghịch, và thậm chí là yếu đuối của người khác bằng con tim rộng mở và cảm thông hay không!

 

Lạy Chúa! Đôi khi con dễ dàng nhận ra và có thành kiến với những yếu đuối của người khác, nhưng lại không để tâm tới những yếu đuối thâm sâu nơi tâm hồn con. Xin cho con luôn tỉnh thức với những yếu đuối của bản thân, để con biết khiêm tốn và mở rộng tâm hồn với những anh chị em sống chung quanh con. Ước gì không có ai bị “loại trừ” trong tâm trí của ai đó. Amen!

 

Phaolô Nguyễn Hồng Như Khuê, S.J
 

MUỐN TRÁNH GÂY ÁC CẢM VÀ HẰN THÙ

 
Rất ít người xét đoán hoàn toàn khách quan, sáng suốt. Phần đông chúng ta đầy thành kiến, thiên vị. Phần đông chúng ta bị lòng ghen tuông, nghi ngờ, sợ sệt, ganh ghét và kiêu căng làm mù quáng. Lại thêm người ta phần đông không muốn đổi ý kiến, dù là ý kiến về tôn giáo, về chính trị, hay về một hiệu xe, một tài tử màn hình. Cho nên trong khi nói chuyện, nếu chúng ta có tính hay nhắc đi nhắc lại với một người đang nghe ta nói, là họ lầm, thì chúng ta hãy cố gắng đọc kỹ và nhớ đoạn văn sau đây của giáo sư James Harvey Robinson trong cuốn “luyện tinh thần”:
“Chúng ta thường tự nhiên thay đổi ý kiến dễ dàng, mà không cảm động chút chi hết. Nhưng nếu ai chỉ trích rằng ý kiến ta lầm, thì chúng ta thấy bẽ và phản ứng lại liền. Thật chúng ta nhẹ dạ vô cùng, khi tin chắc một điều gì, có ai chỉ mới tỏ ý bắt ta từ bỏ những ý kiến đó đi, là ta bênh vực nó một cách giận dữ, táo bạo. Tất nhiên là ta hành động như vậy không phải vì quý báu những ý tưởng đó đâu mà chỉ vì lòng tự ái của ta bị đe doạ. Hai tiếng “của tôi” trong công việc sinh nhai của loài người là những tiếng quan trọng nhất và khi biết suy tính đến hai tiếng đó, là biết khôn vậy. Dù là bữa cơm “của tôi”, con chó “của tôi”, cái nhà “của tôi”, cha “của tôi”, trời “của tôi”, cái “của tôi” nào cũng có mãnh lực như nhau hết.
“Chúng ta giận khi người ta bảo đồng hồ của chúng ta chậm, xe chúng ta cổ, điều đó đã đành, mà chúng ta còn giận khi người ta cho rằng những quan niệm của ta về hoả tinh, về công dụng của một vị thuốc, hoặc về văn minh Ai Cập … là sai nữa Chúng ta thích sống trong những tin tưởng mà chúng ta sẽ quen nhận là đúng rồi. Có ai chỉ trích những quan niệm đó, tức thì ta phản ứng lại, kiếm đủ lý lẽ để bênh vực chúng. Tóm lại, gọi là lý luận chứ kỳ thực chúng ta chỉ tưởng tượng ra những lý lẽ để chúng ta cố bám lấy những thành kiến của chúng ta thôi”.
Franklin là một nhà ngoại giao dịu dàng nhất, hoàn toàn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Hồi Franklin còn nhỏ, thô lỗ, vụng về, một ông bạn dạy cho ông những chân lý nghiêm khắc này:
“Franklin, mày thiệt khó chịu, ai không đồng ý với mày, thì mày có giọng cứng cỏi với người ta. Mày phản đối người ta mà như tát nước vào mặt người ta cho nên người ta trốn mày hết, không ai chỉ bảo chi cho mày, vì vô ích, thì làm sao kiến thức của mày có cơ hội mở mang được”.
Tuy bị mắng nặng nề như thế, nhưng ông Franklin, óc đã già giặn và tinh khôn, hiểu rằng như vậy là đáng và ông nghe lời, tự sửa tính xấu này để tránh những thất bại, tai hại sau này.
 
Ông nhất định từ đó không chống lại ý kiến người khác nữa. Có ai xét đoán lầm lộn trước mặt ông, thì ông tự kiềm chế, không hăng hái chỉ trích người đó và nếu cần phải trả lời, thì ông bắt đầu nói với người đó rằng, những trường hợp khác thì ý kiến của người đó đúng, trong trường hợp này, theo ông, có lẽ hơi khác v.v… Như vậy ông nói chuyện với người ta thấy vui hơn, ý kiến của ông được người khác dễ dàng công nhận và khi ông lầm lỗi, ông đỡ hối hận và nhiều khi đối thủ của ông cũng sẵn sàng theo ông. Phương pháp đó lúc đầu trái hẳn với bản tính của ông, mà tập luyện lâu thành thói quen. Nhờ đó, (và cũng nhờ sự thanh liêm, nghiêm chính của ông) mà ông được mọi người thán phục.
Lm. Đỗ Đình Tiệm & Lm. Phạm Minh Công
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn