1
14:39 +07 Thứ sáu, 03/05/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 111

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 108


Hôm nayHôm nay : 23401

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 127235

Tổng cộngTổng cộng : 28246483

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

Chuyện vô cảm trên đường

Thứ sáu - 27/05/2016 09:24-Đã xem: 3373
Một lần, vào thăm người thân ở bệnh viện Chợ Rẫy, lúc ra về tôi thấy một thanh niên đang bị nhiều người lôi kéo bảo vào “nhận trách nhiệm gây tai nạn”, trong khi người này một mực khóc lóc nói mình bị oan. Nghĩ có chuyện gì đó không ổn, tôi vội hỏi cậu bạn trẻ: “Em đi bằng xe gì?”,
Chuyện vô cảm trên đường

Chuyện vô cảm trên đường

Lâu nay, báo chí hay nói về tình trạng vô cảm trên đường phố: nhiều người dửng dưng khi thấy một tai nạn, thay vì tích cực chạy đến giúp đỡ người trong cuộc. Tôi cũng từng băn khoăn nhiều về chuyện này, rồi được mục kích hai câu chuyện thực tế, lại hiểu thêm lý do tại sao người ta vô cảm.Một lần, vào thăm người thân ở bệnh viện Chợ Rẫy, lúc ra về tôi thấy một thanh niên đang bị nhiều người lôi kéo bảo vào “nhận trách nhiệm gây tai nạn”, trong khi người này một mực khóc lóc nói mình bị oan. Nghĩ có chuyện gì đó không ổn, tôi vội hỏi cậu bạn trẻ: “Em đi bằng xe gì?”, và được biết cậu đi bộ, thấy ông cụ bị xe máy tông gần bệnh viện, người điều khiển xe bỏ chạy nên cậu cố dìu ông vào. Khi tới bên trong, cụ ngất đi, các y bác sĩ lấy điện thoại của cụ, liên hệ với số của những người nhà lưu trong máy, rồi con cái cụ đến, xông vào “cự” người thanh niên này vì nghĩ cậu đã gây tai nạn. Khi được giải thích và hiểu ra, cả bác sĩ và thân nhân người bị nạn, không một lời xin lỗi. Cậu thanh niên nói với tôi: “Thôi, từ nay em cạch, không giúp ai gặp nạn ngoài đường nữa...”.

Lần khác, hai đồng nghiệp của tôi đi xe trên quốc lộ 50. Thấy phía trước một học sinh bị xe gắn máy “quẹt” té rồi chạy luôn. Cậu bé ngất đi. Hai bạn đưa cậu vào bệnh viện gần đó, liên hệ với trường em qua phù hiệu nơi áo của em. Chẳng ngờ phụ huynh em đến làm ầm lên. Cậu bé tỉnh lại, bảo không biết ai gây tai nạn. Hai bạn tôi phải giải thích nhưng không ai lắng nghe. Họ còn lôi hai người đến trụ sở công an và bắt chịu một phần viện phí. Sau sự cố này, hai anh bạn cũng bảo nhau: “Kiểu này hết dám giúp người trên đường!”.

Chợt nghĩ, nếu mỗi thân nhân của người gặp nạn bình tĩnh hơn, biết phân biệt phải trái, để không xảy ra những chuyện tương tự trên, chắc hẳn nhiều người sẽ không e dè hay ngại ngần dừng chân giúp đỡ nạn nhân bên đường. Và tình trạng được gọi là “vô cảm”, nếu có, chắc cũng chỉ là con số nhỏ!

NGUYỄN TOM (TPHCM)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn