1
14:43 +07 Thứ hai, 29/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 315

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 314


Hôm nayHôm nay : 52045

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 442132

Tổng cộngTổng cộng : 27996416

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TIẾNG VIỆT

Nhiều điều không biết về Vua Quang Trung

Thứ hai - 02/01/2017 17:18-Đã xem: 1221
Qua đôi tai, Mẹ nghe thấy các tước hiệu vinh quang như Đấng Cứu Độ hay Đấng Ki-tô Đức Chúa từ giọng nói của các mục đồng. Với con tim, Mẹ nghe được thực tại rõ ràng: Đấng Cứu Độ ấy đang nằm trong nơi máng cỏ hang lừa. Tiếng những người chăn chiên chưa dứt, thì lời cụ già Simêon lại vang lên bên tai Mẹ trong ngày tiến dâng Hài Nhi Giêsu. Con Mẹ rồi đây sẽ trở thành dấu hiệu để cho người đời chống báng.
Nhiều điều không biết về Vua Quang Trung

Nhiều điều không biết về Vua Quang Trung

Nhân Tết Đinh Dậu lại nhớ chiến thắng của Vua Quang Trung, cách đây 228 năm, vào Tết Đinh Dậu. Nhiều bản tin báo chí trong nước tường thuật lễ kỷ niệm “chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa 1789” viết rằng “…đồn trại giặc ở Khương Thượng bị phá hủy khiến tên Thái Thú Điền Châu Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử…” Gò Đống Đa nằm ở Khương Thượng, phía Tây Nam thành Thăng Long. 


Trong lời tường thuật trên có chi tiết không đúng, là “Thái Thú Điền Châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử.” Nhưng không thể trách tác giả viết câu trên, vì hầu hết các sách lịch sử ở miền Nam cũng như miền Bắc, đều kể rằng Sầm Nghi Đống tự ải. Những người không theo dõi các cuộc nghiên cứu lịch sử mới đều lập lại như vậy. 

Thực ra, Sầm Nghi Đống không giữ chức “thái thú” của Điền Châu, vì quan chế đời nhà Thanh không phong chức đó. Ông ta chỉ giữ chức “tri châu,” tức là đứng đầu một vùng sắc tộc thiểu số, ở Điền Châu, bên Tàu. Và ông ta đã chết trận, chứ không tự ải. Chúng ta biết được điều này, cũng như nhiều điều mới về Vua Quang Trung, nhờ các công trình nghiên cứu của học giả Nguyễn Duy Chính; năm ngoái ông mới xuất bản 4, 5 cuốn sách về lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn. Theo Nguyễn Duy Chính, dẫn từ Cao Tông Thực Lục, một tài liệu của cung đình nhà Thanh, thì “…truy cứu những người sang đánh An Nam (sic) chết trận có thổ tri châu Điền Châu là Sầm Nghi Đống,…” (và kể thêm tên những người khác). Tài liệu này ghi chép về thời Cao Tông, tức Vua Càn Long là người sai quân sang đánh nước ta, nằm trong bộ Thanh Thực Lục, in năm 1986 tại Bắc Kinh. 

Nguyễn Duy Chính đã tìm tòi rất nhiều tài liệu để soạn các bộ sách mới về thời Tây Sơn, đặc biệt về Vua Quang Trung. Ông đã dùng các bộ sử nhà Thanh, các bản báo cáo của quan lại gửi về và những thư trả lời, những mệnh lệnh của Vua Càn Long, những văn kiện rao đổi giữa triều đình nhà Thanh và Việt Nam, để viết những cuốn Việt Thanh Chiến Dịch, Việt Thanh Nghị Hòa, Giả Vương Nhập Cận, vân vân. Giới sử học trong và ngoài nước đều công nhận đây là những công trình đóng góp lớn lao vào sử học nước ta. Tuy tốt nghiệp tiến sĩ về quản trị kinh doanh và tin học ứng dụng, và làm việc chuyên môn trong các nghề này ở California, nhưng trong vài chục năm qua Nguyễn Duy Chính đã bỏ công đi tìm tài liệu ở Bắc Kinh, Đài Bắc, Việt Nam, các thư viện ở Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Nam Hàn, vân vân, cung cấp cho độc giả người Việt những hiểu biết mới về một đoạn lịch sử oanh liệt, bi hùng, trong một thời kỳ nhiễu nhương nhất của dân tộc. 

Câu chuyện Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử trên đây chỉ là một thí dụ về những điều chúng ta vẫn biết lầm về thời Vua Quang Trung. Thực ra, có hàng trăm điều quan trọng vẫn bị hiểu lầm về người anh hùng độc đáo này. Hãy nêu mấy câu hỏi làm thí dụ: Vua Quang Trung có sang Trung Quốc diện kiến vua Càn Long hay không? Vua Quang Trung có xin cưới công chúa nhà Thanh hay không? Ngài có ý đòi nhà Thanh trả lại đất Quảng Đông hay Quảng Tây cho Việt Nam hay không? 

Trong cuốn Giả Vương Nhập Cận, Nguyễn Duy Chính đã chứng minh rằng Quang Trung đã đích thân sang dự lễ mừng thọ của Càn Long, mà việc này chính là một hành động ngoại giao giúp cho bang giao giữa hai nước được hòa bình sau khi Quang Trung đánh đuổi quân Thanh. 

Chúng ta cũng biết thêm rằng vào năm 1792, Vua Quang Trung đã cho người đề nghị Phúc Khang An, tổng đốc Lưỡng Quảng, làm môi giới xin hỏi cưới con gái vua nước Tàu, và đòi lại bẩy châu thuộc vùng Hưng Hóa của nước ta cũ, đã bị nhà Minh chiếm từ đầu thế kỷ 15. Nhưng có lẽ Phúc Khang An không bao giờ có dịp trình các vấn đề này cho vua Càn Long, vì khi về đến Bắc Kinh ông ta được phái đi ngay sang Tây Tạng, suốt hai năm, khi ông trở về thì Quang Trung đã qua đời. Hơn nữa, Nguyễn Duy Chính đã truy cứu “sổ gia đình” của Càn Long, và thấy rằng ông này có 17 con trai và 10 con gái, nhưng cô con gái út cũng đã lấy chồng từ năm Kỷ Dậu, 1789, năm chiến thắng Đống Đa! Tuy nhiên, nhờ có chuyện cầu hôn không thành này cho nên đời sau được đọc những bức thư trao đổi giữa Phúc Khang An và Ngô Thời Nhiệm. Khi họ Phúc nêu lên một khó khăn là nhà Thanh không bao giờ gả các công chúa cho người ngoại tộc, họ Ngô đã đáp lại rằng điều luật này chỉ áp dụng đối với người Hán, còn người Mông Cổ vẫn cưới con gái hoàng tộc nhà Thanh, do đó, người Việt cũng phải được đối xử ngang hàng với Mông Cổ! 

Ba câu hỏi trên đây chỉ là những thắc mắc đã gây tranh luận nhiều trong giới sử học trong hàng thế kỷ qua. Ngoài ra, còn rất nhiều chuyện người ta không thắc mắc, do đó cũng không bàn luận, nhưng biết không đích xác và sai lầm, nay được phủ chính. Chẳng hạn, sách giáo khoa môn Sử thường viết rằng sau khi nghe tin quân Thanh xâm lược Vua Quang Trung mới lên ngôi hoàng đế, mục đích lấy chính danh kháng địch. Nhưng trong Việt Thanh Chiến Dịch Nguyễn Duy Chính đã kể rằng nhà vua làm lễ lên ngôi trước khi quân Thanh sang đánh, do nhiều bằng chứng. Từ Tháng Tám năm Mậu Thân, Quang Trung đã phong cho con lên tước Vương, có nghĩa rằng nhà vua đã tự coi mình là một hoàng đế. Nhật ký của các giáo sĩ thuộc Hội Truyền Giáo chép rằng nhà vua lên ngôi ngày 8 Tháng Mười Một năm 1788, họ còn dịch bản hịch văn của Quang Trung sang tiếng Pháp. Tôn Sĩ Nghị chỉ tiến quân vào nước ta ngày 25 Tháng Mười Một năm đó. 

Nguyễn Duy Chính còn cung cấp nhiều điều chưa hề được kể trong sử sách. Ông mô tả chiến thuật dùng voi trận để áp đảo đám quân Thanh chỉ gồm lính bộ và cưỡi ngựa. Kỹ thuật công đồn của quân Tây Sơn được mô tả với nhiều chi tiết, như dùng ván gỗ có bánh xe nhồi rơm che chở binh sĩ tiến đến chân đồn địch, rồi dùng ván làm cầu vượt qua hào nước hay hào chông. Sau đó rơm lại được dùng làm vật dẫn hỏa để đốt các cơ sở, nhà cửa, kho lẫm của quân địch. Nguyễn Duy Chính còn cho biết kỹ thuật công đồn này rất thông dụng ở miền Đông Nam Á, xuất phát từ miền Nam Á. Ông cũng trả lời những thắc mắc như: Tại sao trong số các vị chỉ huy của quân Tây Sơn lại nhiều người là đô đốc, với tên gọi nhưng không nói họ là gì? Tôn Sĩ Nghị có mải mê tiệc tùng rượu thịt ăn Tết nên bị đánh bất ngờ hay không? (Không!) Tại sao Tôn Sĩ Nghị thất trận mà không bị xử tội nặng? (Vì Càn Long cũng có lỗi!) 

Với các tài liệu mới, Việt Thanh Chiến Dịch còn cho biết vua quan nhà Thanh đã tính bảo trợ cho Lê Chiêu Thống về nước rồi sẽ công nhận cả nhà Tây Sơn, phân chia nước ta làm đôi như thời Trịnh Nguyễn cũ. Đó cũng là một lý do khiến quân Thanh không đuổi đánh khi quân của Ngô Văn Sở rút lui. Ngược lại, Càn Long còn ra lệnh cho Tôn Sĩ Nghị lui quân sau khi đưa được vua Chiêu Thống về đến “Lê thành,” tức Hà Nội bây giờ. Điều này giải thích tại sao Tôn Sĩ Nghị chạy về Tàu vẫn tự biện hộ rằng mình đã làm đúng ý cấp trên, về sau vẫn được trọng dụng. 

Nguyễn Duy Chính trích dẫn nhiều lời khai của các quân nhà Thanh trở về xứ sau khi được trả tù binh, theo tài liệu Quân Cơ Xứ, còn tàng trữ trong Cố Cung Bác Vật Viện ở Đài Bắc. Một tù binh được thả kể khi chạy qua sông Nhị Hà, đến cầu phao thì cầu đã bị Tôn Sĩ Nghị sai phá vì sợ quân ta truy đuổi, “Cầu đã bị đứt chìm xuống nước, lại thêm số người ngựa bị trận voi đốt cháy chết chồng lên nhau đè cây cầu xuống sâu hơn. Người chạy qua đạp chân trên xác những người nằm dưới nước, chỉ có đầu nổi lên, phải đến ba dặm mới qua tới bờ bên kia; quần áo giầy dép ướt sũng, bỏ hết cả ngựa, cả yên cương trên cầu.” 

Đọc biểu chương của các quan Tàu, mới biết Tôn Sĩ Nghị khoe rằng đã quyết lên ngựa tử chiến với quân ta, nhưng bị Hứa Thế Hanh ngăn cản, lấy lý do nếu Nghị chết thì “quan hệ đến quốc thể!” Sau khi bị các tướng níu cương ngựa không cho đi mấy lần, Tôn Sĩ Nghị mới nghĩ rằng Hứa Thế Hanh nói có lý. Nghị bèn bỏ trốn, Hứa Thế Hanh ở lại, chết trận.

Mỗi năm vào dịp Tết người Việt Nam vẫn kỷ niệm chiến thắng năm Kỷ Dậu của vua Quang Trung. Nhưng phải nói rằng nếu chỉ học lịch sử ở trường trung học thì chúng ta biết rất ít về vị anh hùng kiệt xuất này. Những công trình nghiên cứu của Nguyễn Duy Chính cung cấp rất nhiều điều mới. Thí dụ, một tài liệu của Hội Truyền Giáo Bắc Hà kể rằng trong trận Ngọc Hồi, Quang Trung cưỡi voi xung trận, quân sĩ thấy chủ tướng còn trên voi thì yên tâm. Nhưng khi nhìn thấy binh sĩ không đủ hăng hái, nhà vua bèn bỏ voi mà cưỡi ngựa để xung phong cùng tướng sĩ của mình. Ông dùng hai đoản đao, chạy ngang chạy dọc, chém rơi đầu nhiều sĩ quan và binh lính bên địch. Một thí dụ khác, khi quân Thanh kéo sang nước ta, họ còn đúc một thứ tiền tệ riêng, đồng tiền mang niên hiệu Càn Long, nhưng mặt kia viết hai chữ An Nam. Quân Thanh đi tới đâu lại mua hàng hóa, thực phẩm và bắt dân Việt phải nhận đồng tiền “giải phóng” này! Ăn cướp bằng thủ thuật “đổi tiền” đã được quân xâm lược sử dụng từ hai thế kỷ trước khi được áp dụng lại ở miền Nam sau năm 1975! 

Càng biết thêm về lịch sử dân tộc, người Việt càng ý thức kẻ xâm lăng từ đâu tới, với những âm mưu quỷ quyệt của họ như thế nào. Nhớ ơn Vua Quang Trung, người Việt càng vững tin vào ý chí độc lập bất khuất của dân tộc! 

Ngô Nhân Dụng
Nguồn : Đa minh VN

 


SỨ ĐIỆP TÂN NIÊN
 

Con Khỉ đã đi. Con Gà đã tới. Cuộc giao ban đã hoàn tất. Năm mới đã khởi đầu. Những cái khởi sự mới cũng đang bắt đầu: canh tân, chấn chỉnh, ước mơ, quyết tâm,…

 

Đây là 10 sứ điệp của các danh nhân nhắn nhủ với chúng ta trong năm mới này… Phải hành động ngay thôi!

 

ĐAM MÊ

 

Anthony Robbins nói: “Không có sự vĩ đại nếu không có niềm đam mê lớn, niềm đam mê đó tạo nên tên tuổi các nghệ sĩ, vận động viên, khoa học gia, người cha, người mẹ, doanh nhân,…”. Thật vậy, muốn đạt tới sự vĩ đại, bạn phải yêu thích chính những gì bạn làm. Ngay cả thập giá cũng vậy, không đam mê không vác nổi đâu!

 

MƠ ƯỚC

 

Johann Wolfgang von Goethe nói: “Bất cứ điều gì bạn có thể làm hoặc muốn làm, hãy bắt đầu ngay. Can đảm có tố chất thiên tài, sự kỳ diệu và sức mạnh”. Cứ ngại, cứ sợ, chẳng bao giờ làm được gì. Dám làm là tự tin, dám làm là yếu tố dẫn tới thành công, hãy dám làm những gì bạn mơ ước và phải khéo léo vận dụng.

 

 

HÀNH TRÌNH

 

Henry Boyle nói: “Hành trình quan trọng nhất trong đời bạn là gặp gỡ người khác trên đường đi”. Gặp gỡ thân mật với nụ cười chứ không chỉ nhìn nhau rồi thôi. Yêu thương khởi đầu từ nụ cười, ánh mắt, rồi mới có thể hành động cụ thể. Cảm thông và hiểu người khác có thể tạo nên sự khác biệt.

 

TÌM QUÊN

 

Og Mandino nói: “Khi bạn sai lầm hoặc thất vọng, đừng quay lại nhìn nó quá lâu. Lỗi lầm là cách cuộc đời dạy chúng ta. Việc phạm sai lầm khác với việc đạt mục đích. Không ai hoàn toàn chiến thắng, thất bại là mẹ thành công, thất bại chỉ là một phần trong quá trình phát triển. Hãy quên đi các lỗi lầm. Làm sao bạn biết mình hữu hạn? Hãy đứng dậy và bước tới!”. Nhân vô thập toàn, không ai không sai lầm, chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng chí thiện. Biết vậy không phải để ỷ lại mà để cố gắng sống tốt. Sai thì sửa, té ngã thì đứng dậy, đừng nằm lì ra đó!

 

TÔI LÀ TÔI

 

Steve Jobs nói: “Thời gsudiep-tannieniờ có hạn, đừng lãng phí thời gian mà sống bằng cuộc đời của người khác. Đừng sập bẫy giáo điều – tức là sống theo suy nghĩ của người khác mà không dám là chính mình. Đừng lệ thuộc ý kiến của người khác mà đánh mất chính mình. Quan trọng nhất là hãy can đảm theo con tim mình và trực giác của mình. Đó là cách bạn thực sự muốn cho mình, mọi thứ khác là thứ cấp”. Dĩ nhiên chúng ta không bảo thủ hoặc coi thường ý kiến của người khác, nhưng đừng lệ thuộc người khác. Ý kiến của người khác cũng đa dạng, cần biết minh định rạch ròi, nếu yếu bóng vía thì bạn sẽ “qụy ngã” vì các tin đồn của các “bà tám” hoặc “ông tám”.

 

TIN TƯỞNG

 

Marie Curie nói: “Cuộc sống không dễ dàng đối với bất cứ ai. Vậy là sao? Chúng ta phải kiên trì và tự tin. Chúng ta phải tin rằng mình có tài về lĩnh vực nào đó, và chúng ta sẽ đạt được như lòng mong ước”. Cuộc đời không như tấm thảm êm đềm, mà luôn gập gềnh, khúc khuỷu. Đôi khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi vì số kiếp lận đận. Nhưng không phải vậy, vì cụ Phan Bội Châu đã nói: “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai”. Những người có tên tuổi đều là những người đã chịu nhiều thất bại, đau khổ, họ hơn chúng ta vì họ có ý chí sắt thép. Thánh Phaolô đã chịu nhiều thử thách nhưng vẫn không đầu hàng trước số phận, lại còn “tự hào về những yếu đuối của mình” (2 Cr 11:1-33). Lòng tự tin của Thánh Phaolô là niềm tín thác vào Đức Giêsu Kitô.

 

CƠ HỘI

 

Oprah Winfrey nói: “Cuối năm không là kết thúc cũng không là khởi đầu, mà là tiếp tục với sự khôn ngoan từ kinh nghiệm thấm nhuần trong chúng ta. Chào đón năm mới, đó là cơ hội mới để chúng ta phấn đấu”. Hãy rút lấy các bài học quý giá từ kinh nghiệm, và hãy áp dụng các bài học “xương máu” đó trong năm mới này. Rút ra rồi đừng để đó hoặc than thân trách phận, hãy quyết tâm cố gắng làm tốt hơn năm cũ.

 

KHỞI ĐẦU

 

Mẹ Teresa Calcutta nói: “Hôm qua đã qua. Ngày mai chưa tới. Chúng ta chỉ có hôm nay. Hãy bắt đầu từ hôm nay”. Thời gian là của Chúa. Chúng ta không làm chủ thời gian nhưng được quyền quản lý thời gian. Thời gian hiện tại rất quý. Hãy tập trung vào hôm nay, đừng ủ rũ vì quá khứ và mơ mộng với tương lai. Có hôm qua mới có hôm nay, có hôm nay mới có ngày mai.

 

NÊN MỚI

 

Lão Tử nói: “Khi tôi cởi bỏ chính tôi, tôi trở nên cái tôi phải là”. Hãy tập trung vào con người mà bạn muốn trở nên, cứ trở nên dần dần, cứ từ từ, từng chút một. Đường gần hoặc xa không thành vấn đề, mà vấn đề là bạn có bước từng bước hay không. Chẳng ai có thể nhảy một cái là tới ngay nơi mình muốn đến. Chính những bước nhỏ lại có thể tạo nên hành trình dài. Kỳ lạ thật!

 

THỰC HIỆN

 

Mae Jemison nói: “Vị trí của bạn trong thế giới này là chính cuộc đời bạn. Hãy bước đi và làm những gì bạn có thể, hãy làm cho cuộc đời mình như bạn muốn”. Mỗi người phải chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, chính cha mẹ hoặc người thân cũng không ai có thể giúp gì hơn. Dám làm thì dám chịu. Vả lại, Thánh Phêrô đã nói rõ: “Thiên Chúa là Đấng không vị nể ai, nhưng cứ theo công việc mỗi người mà xét xử” (1 Pr 1:17).

 

Theo ngũ hành, năm 2017 là năm Đinh Dậu, thuộc mệnh Hỏa. Nam là cung Khẩn Thủy, nữ là cung Cấn Thổ. Người tuổi Dậu thường cũng chính là con người thật của họ. Không có quá nhiều điều bí ẩn trong tính cách của con giáp này: họ không quá phức tạp, cũng chẳng quá sâu xa; nói đúng hơn họ rất thẳng thắn và cởi mở.

 

Đấy là nói theo quan niệm phàm nhân cho biết, cho vui thôi, đừng “nặng lòng” vì những điều vừa vớ vẩn vừa dớ dẩn. Khởi đầu năm mới, hãy ghi nhớ: “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13:8).

 

su-diep-tan-nienCung Chúc Tân Xuân – Happy New Year.

Cung Chúc Tân Nhân – Happy New You.

 

TRẦM THIÊN THU

Tết Dương Lịch 2017


Làm sao để sống ơn gọi làm Mẹ?
Cuộc sống thường nhật của thiếu nữ Maria tại ngôi làng Nazaret vẫn đang diễn ra bình thường bỗng chốc trở nên “khác thường” với sự xuất hiện của sứ thần Gabriel. Lời chào “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ơn sủng, Đức Chúa ở cùng bà” đã mở đầu cho một thông điệp kinh thiên động địa, thông điệp Con Thiên Chúa giáng trần. Với tiếng “Xin Vâng” khiêm hạ của mình, Đức Maria bắt đầu sống một ơn gọi đặc biệt, ơn gọi làm Mẹ Thiên Chúa. Ơn gọi đó cao sang tuyệt mỹ đến độ trở thành mẫu mực cho mọi ơn gọi làm mẹ.
Ơn gọi làm Mẹ gắn liền với việc lắng nghe
Qua sứ thần Gabriel, Thiên Chúa toàn năng đã ngỏ lời với Maria, một lời ngỏ đầy cao quý nhưng thật khó hiểu và cũng khó nghe. Làm sao “nghe” được khi Thiên Chúa cao sang giờ đây hạ cố làm người, làm sao hiểu được khi một Maria thôn nữ rồi đây sẽ thành Mẹ Đấng Cứu Thế. Maria không khỏi bối rối và ngạc nhiên. Thế nhưng, trong tin tưởng và phó thác, Maria khiêm tốn lắng nghe. Và, với tiếng “Xin Vâng” để đời, Maria mở lòng đón nhận Ngôi Lời Sự Sống, cưu mang và hạ sinh Hài Nhi Giêsu. Thế là, Maria trở thành Mẹ đúng thời đúng buổi theo như chương trình cứu chuộc Thiên Chúa đã định. Kể từ đây, Mẹ bằng lòng lắng nghe mọi điều liên quan tới Con Chí Thánh, không chỉ với đôi tai nhưng với trọn cả trái tim và con người của Mẹ.
Còn nhớ ngày Giêsu chào đời tại máng cỏ Bêlem, các mục đồng tiến đến bái thờ và hăng hái kể về người Con Chí Thánh. Trong cái lạnh giá của đêm đông hiu quạnh, Mẹ thinh lặng lắng nghe và lưu giữ mọi kỷ niệm trong lòng. Qua đôi tai, Mẹ nghe thấy các tước hiệu vinh quang như Đấng Cứu Độ hay Đấng Ki-tô Đức Chúa từ giọng nói của các mục đồng. Với con tim, Mẹ nghe được thực tại rõ ràng: Đấng Cứu Độ ấy đang nằm trong nơi máng cỏ hang lừa. Tiếng những người chăn chiên chưa dứt, thì lời cụ già Simêon lại vang lên bên tai Mẹ trong ngày tiến dâng Hài Nhi Giêsu. Con Mẹ rồi đây sẽ trở thành dấu hiệu để cho người đời chống báng. Quả đúng như vậy! Người ta gọi Con Mẹ là tay ăn nhậu, là bạn bè với phường tội lỗi. Và rồi, họ tìm đủ mọi mưu kế để gài bẫy và hãm hại Con Mẹ. Thảm thiết và não lòng hơn, dưới chân đồi Canvê u ám, Mẹ lắng nghe cả tiếng biệt ly của người Con yêu dấu: “Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn trong tay Cha.” Cuộc đời làm Mẹ của Đức Maria là thế đó. Từ khởi đầu cho tới cùng tận, Mẹ gắn kết chặt chẽ đời mình với Con Chí Thánh qua việc lắng nghe. Nhờ đó, ý định của Thiên Chúa sớm được thành toàn nơi Mẹ.
Hỡi tất cả những ai đang được Thiên Chúa trao mời làm mẹ, xin hãy lắng nghe và can đảm đón nhận hài nhi, hầu kế hoạch của Thiên Chúa được thực hiện đúng thời đúng buổi ở nơi mỗi người!
Ơn gọi làm Mẹ gắn liền với việc bàn hỏi suy tư
Bối rối trước những lời khó hiểu và khó nghe của sứ thần trong ngày truyền tin, Đức Maria không thụ động khép mình, nhưng chủ động mở lòng và lên tiếng sẻ chia. Hẳn rằng, sứ thần Gabriel quá đỗi vui mừng khi lắng nghe thắc mắc của Mẹ. Khác với Dacaria, câu hỏi “bằng cách nào” của Mẹ xuất phát từ một tâm hồn khiêm tốn cần tới sự hướng dẫn của Thiên Chúa qua trung gian sứ thần. Câu hỏi ấy khiến cho lời Thiên Chúa dễ dàng đi vào đôi tai và trái tim Mẹ. Và, thái độ ấy cũng dọn chỗ cho quyền năng Thánh Thần để Thánh Thần có thể tự do hoạt động trong cuộc đời Mẹ. Làm Mẹ Thiên Chúa là biết bàn hỏi thế đó! Nhờ đâu Mẹ được như vậy?
Chắc chắn, chẳng ai dám nghi ngờ việc Mẹ khôn ngoan vận dụng mọi trí lực Thiên Chúa trao ban. Từ lời kể của các mục đồng cho tới lời tiên báo của Simêon hay cụ bà Anna, Mẹ đều lưu giữ và suy đi ngẫm lại trong lòng. Ngày lạc mất Giêsu trong Đền Thờ, Mẹ khắc ghi và nhẩm đi nhẩm lại từng dữ kiện xảy ra. Với một tâm hồn lắng đọng suy tư, Mẹ tiếp tục đặt ra cho Chúa những câu hỏi “bằng cách nào” và thực hiện ra sao. Như thế, Thánh Thần quyền năng tiếp tục hành động và dẫn dắt Đức Maria trong đời làm Mẹ.
Hỡi tất cả những ai đang được Thiên Chúa trao mời làm mẹ, xin hãy để tâm suy tư bàn hỏi, hầu có thể hiểu rõ và tạo chỗ cho Thánh Thần quyền năng!
Ơn gọi làm Mẹ gắn liền với việc thi hành ý Chúa
Nhờ lắng nghe và suy tư bàn hỏi, Mẹ Maria lên đường thực thi những gì Thiên Chúa phán và những điều Thiên Chúa dạy. Khi sứ thần Gabriel từ biệt ra đi, Mẹ đã chẳng chần chừ, nhưng vội vã lên đường thăm viếng bà Êlisabet. Mẹ vội vã với đôi chân, vội vã với đôi tay và với trọn vẹn con người. Vội vã vì Mẹ hiểu rằng Hài Nhi Giêsu, Tin Mừng của Thiên Chúa, cần được khẩn thiết loan báo cho mọi người và mọi thời. Là người đầu tiên đón nhận và sống Tin Mừng Cứu Độ, Mẹ nghiệm được sự thúc bách mạnh mẽ của Tin Mừng.
Sự thúc bách đó khiến Mẹ liên lỉ thực thi ý Chúa. Khi vui cũng như lúc buồn, khi cô đơn cũng như tủi nhục, Mẹ không hề xa rời ý Chúa. Mẹ lắng nghe, suy nghĩ và tìm ý Chúa trong mọi biến cố thường ngày. Cuộc đời làm Mẹ của Đức Maria không kết thúc sau khi hạ sinh Giêsu, cũng chẳng chấm dứt khi Giêsu tắt thở trên cây Thập hình. Mẹ vẫn tiếp tục làm Mẹ: Mẹ của nhân loại, Mẹ của mỗi người. Mẹ vẫn hằng dõi theo và đồng hành với hết thảy mọi người như xưa Mẹ đã đồng hành cùng Giêsu, vì đó là điều đẹp lòng Thiên Chúa.
Hỡi tất cả những ai đang được Thiên Chúa trao mời làm mẹ, xin hãy mau mắn đáp lời và trung tín thực thi ý Ngài!
Lạy Đức Trinh Nữ Maria rất thánh là Mẹ Thiên Chúa, xin cầu cùng Chúa cho mỗi người chúng con, hầu chúng con luôn biết lắng nghe, suy tư bàn hỏi, và mau mắn thực hành ý Chúa trong ơn gọi làm “mẹ” Thiên Chúa như lời của Đức Giêsu. Amen!
 
Fx. Phạm Quang Khanh, S.J
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn