1
01:39 +07 Chủ nhật, 28/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 166

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 161


Hôm nayHôm nay : 3389

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 346418

Tổng cộngTổng cộng : 27900702

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TIẾNG VIỆT

Ý nghĩa của việc đi hành hương

Thứ ba - 07/11/2017 16:06-Đã xem: 1547
Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống. Nếu tinh thần người sa sút, thì hãy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người. Vì của dâng cho cha, sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi, và xây dựng đức công chính của ngươi (Hc 3, 3-7. 14-17a)"
Ý nghĩa của việc đi hành hương

Ý nghĩa của việc đi hành hương

NHỮNG ĐIỀU CẦN SUY NGHĨ
 

Ý nghĩa của việc đi hành hương

Trong tiếng La-tinh cổ, “người hành hương”, pelegrīnus, thường được dịch là “người khách lạ”, “người lữ hành”. Thật ra, pelegrīnus là từ được tạo nên bởi hai thành tố: “per” nghĩa là “ngang qua”, và “ager” nghĩa là “cánh đồng”. Điều này mang đến cho người hành hương nhiều thách đố và hy vọng. Thách đố vì trong hành hương đòi người ta phải dấn thân, phải dám băng qua những khó khăn, chẳng hạn về địa lý hay tâm lý. Hy vọng vì đích đến là nơi người hành hương có thể gặp gỡ tha nhân và Thiên Chúa.

Hành hương (Pilgrimage) có một lịch sử tôn giáo từ thời xa xưa. Khi đó người Do Thái hành hương về Đền Thờ đầu tiên của họ tại Giêrusalem (được xây 957 TCN) để mừng ba lễ lớn: Vượt Qua (Passover), Lễ Ngũ Tuần (Pentecost), và Lễ Lều (Festival of Ingathering). Trên đường đi, họ hát những bài hành hương, hoặc thánh vịnh. Chẳng hạn:

“Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi:
‘Ta cùng trẩy lên Đền Thánh Chúa!’
Và giờ đây, Giê-ru-sa-lem hỡi,
cửa nội thành ta đã dừng chân...” 
 (Tv 122,1-2).

Sau khi Chúa Giêsu phục sinh, Kitô giáo nhanh chóng vượt ra khỏi vùng Palestine đến mọi miền trên thế giới, nhất là vùng trời Châu Âu. Từ đó nhiều đoàn người hành hương về Đất Thánh để đi lại những nơi Chúa Giêsu đã hiện diện. Qua lần trải nghiệm ấy, họ có thể hiểu biết, yêu mến và theo Chúa Giêsu sát hơn.

Thời Trung cổ (tk. 5-15) những chuyến đi của Kitô hữu Châu Âu không thuần túy là thăm quan những địa điểm thánh. Về chiều kích liên hệ đến bí tích hòa giải thì hành hương như một phương thế đền tội của hối nhân. Đó không hẳn là những tội nhẹ, nhưng là tội nặng (strong sins). Chẳng hạn cha giải tội có thể ra việc đền tội là đi đến một nơi thánh nào đó. Khi đến nơi, hối nhân sẽ nhận được giấy chứng nhận và trở về với tâm hồn tự do. Trong thời Thập tự chinh nếu người ta phạm lỗi gì đó, họ cũng có thể chọn giải pháp đi hành hương. Thời thánh I-nhã, Đấng sáng lập Dòng Tên, người ta thường hành hương theo nghĩa này.

Thành thánh Giêrusalem nói riêng và đất nước Israel hiện nay quả là một nơi tuyệt vời để các tín hữu đi hành hương. Từ nhiều thế kỷ qua, thành thánh đón nhận vô số đoàn hành hương đến từ khắp Năm Châu. Nhớ khi thánh I-nhã dưỡng thương trên giường bệnh và được ơn hóa cải, điều ước ao đầu tiên của ngài là muốn đi hành hương đất thánh như biết bao tâm hồn đạo đức thời bấy giờ. Họ muốn đi lại những bước đường mà Chúa Giêsu đã đi qua. Tâm tình thiêng liêng của các tín hữu được thắp lửa yêu mến hơn khi được chiêm ngắm, đụng chạm và cảm nghiệm một Thiên Chúa thật gần gũi với con người. 

Bởi thế hằng năm người người trẩy hội lên Đền Thánh. Để ít là một lần trong đời, họ được hòa vào từng khu phố, con đường, từng lùm cây ngọn cỏ, từng ngôn ngữ văn hóa mà chính thầy Giêsu đã sống và hiện diện. Do đó hành hương là lên đường bước theo thầy Giêsu, đi lại những con đường của Thầy. 

Chúng ta có thể đọc trong sách Youcat một giải thích gắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa về chủ đề hành hương (Bản dịch của Lm Antôn Nguyễn Mạnh Đồng.) Đi “Hành hương” có mục đích gì?

“Một ít người đi hành hương để “cầu nguyện bằng đôi chân”, họ có kinh nghiệm bằng các giác quan rằng cả cuộc đời mình là một cuộc hành trình dài tiến về cùng Thiên Chúa. Trong Cựu ước dân Israel hành hương lên Đền Thờ Giêrusalem. Các Kitô hữu thời Trung cổ cũng hành hương đến các nơi thánh, đến Giêrusalem, đến Rôma, đến mộ các thánh tông đồ… Kitô hữu đi bộ khi hành hương thường để đền tội, và thường người ta bị thúc đẩy bởi ý nghĩ sai lầm rằng những việc tự động hãm mình có thể làm cho mình nên công chính trước mặt Chúa. Ngày nay đã đổi mới, Kitô hữu đi hành hương để tìm sự bình an và sức mạnh xuất phát từ các nơi thánh. Nhiều người sống cô đơn lẻ loi, họ muốn ra khỏi cảnh tẻ nhạt đều đều hằng ngày, muốn được thoát thân khỏi những cái thừa thãi để nhẹ nhõm đi đến với Chúa. (Youcat, câu hỏi số 276). 

Tại Việt Nam hằng năm có rất nhiều đoàn hành hương không chỉ đi du lịch Châu Âu, nhưng họ còn đến những nơi thánh thiêng để cầu nguyện và nhận được nhiều ơn ích thiêng liêng (Fatima, Lộ Đức, Rôma,v.v). Tuy nhiên số người hành hương như thế lại không nhiều vì những lý do khác nhau (tài chính, sức khỏe...). Trong khi đó, Việt Nam cũng có nhiều nơi hành hương như Đức Mẹ La Vang, Trà Kiệu, Núi Cúi, Măng Đen hay Cha Trương Bửu Diệp, v.v... Hoặc ít ra trong mỗi giáo phận đều có những nơi đáng để chúng ta thực hiện một chuyến hành hương, cá nhân hay theo nhóm. Rồi với tâm tình thiêng liêng, người hành hương muốn nhịp bước cùng với Chúa Giêsu đến một linh địa nào đó. 

Chúng ta ước mong mô hình ấy ngày càng phát triển hơn nữa. Để mỗi khi lên đường hành hương, chúng ta có môi trường và cơ hội nhận ra niềm vui thiêng liêng và tìm được nguồn sức sống khi trở về cuộc sống thường ngày.

 

 

Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ

Học sinh bị phạt uống nước vắt từ giẻ lau bảng

Trưa 5/4, bà Trần Thị Ngọc Bảo, Hiệu trưởng Trường tiểu học An Đồng (huyện An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, sáng cùng ngày, sau khi báo cáo lãnh đạo huyện An Đồng, Hội đồng sư phạm nhà trường đã quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương, cô giáo phạt học sinh bằng cách bắt uống nước vắt từ giẻ lau bảng.

Nóng 24h qua: Lộ thân thế cô giáo phạt học sinh súc miệng bằng nước giẻ lau bảng - 1

Nội dung bản kiểm điểm của cô giáo N.T.M.H

Theo bà Ngọc, giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương mới tốt nghiệp năm 2017, tháng 8/2017 được trường Tiểu học An Đồng ký hợp đồng làm giáo viên, chủ nhiệm lớp 3A5. Đây là lớp có học sinh Phạm P.A., nữ học sinh bị cô Hương phạt uống nước vắt từ giẻ lau bảng.

Cô Minh Hương là con gái của bà Tạ Thị Ng., Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Dương. Sau khi tốt nghiệp một trường đại học kinh tế, cô Minh Hương học thêm văn bằng của trường sư phạm, ra trường là về Trường Tiểu học An Đồng dạy học, đến nay mới được 7 tháng.

Trước đó, em Phạm P.A. vì nói chuyện riêng trong lớp 3A5, bị cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương phạt bằng cách bắt uống nước vắt từ giẻ lau bảng. Sau khi nhận được thông tin, các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra, xác minh thông tin.

Ông Đoàn Ngọc Hải bất ngờ kiểm tra quán karaoke hạng sang

Chiều 4/4, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM dẫn đầu đoàn kiểm tra liên ngành gồm trật tự đô thị, PCCC tiếp tục đi kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.

Tại karaoke Kingdom trên đường Trần Quang Khải (phường Tân Định), đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở này vi phạm hàng loạt về vấn đề PCCC như: thi công lắp hệ thống PCCC không đúng bản vẽ được duyệt, bố trí vật tư hàng hóa không đảm bảo khoảng cách an toàn, ngăn cháy, chuông báo cháy không hoạt động….

Nóng 24h qua: Lộ thân thế cô giáo phạt học sinh súc miệng bằng nước giẻ lau bảng - 2

Ông Đoàn Ngọc Hải trong một lần kiểm tra về PCCC trên địa bàn quận 1

Căn cứ theo Nghị định 167, đoàn kiểm tra lập biên bản xử phạt cơ sở này tổng cộng 103 triệu đồng, yêu cầu khắc phục ngay các lỗi nếu không sẽ bị cưỡng chế. Karaoke Kingdom được đánh giá thuộc hạng sang ở trung tâm Sài Gòn và có hàng trăm khách đến đây vui chơi mỗi ngày.

Trước đó, vào ngày 1/4, đoàn liên ngành quận 1 kiểm tra 2 quán karaoke “hạng sang” là King dom và Avatar trên đường Phạm Viết Chánh (phường Nguyễn Cư Trinh) phát hiện cả 2 điểm này mặt tiền bị bảng quảng cáo che kín, không lối thoát.

Học sinh đâm gục thầy giáo sau khi tan trường

Theo cơ quan chức năng, khoảng 10 giờ 30 ngày 5/4, khi tan trường, nhiều học sinh bàng hoàng khi thấy Ng.V.C. đang là học sinh lớp 12A6 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình "bỗng dưng" cầm một dao bấm dài 10 cm với vẻ mặt sát khí đứng ở cổng trường.

Lúc này, khi thầy giáo Ng.V. T. (30 tuổi), giáo viên chủ nhiệm của lớp 12A6, vừa bước ra cổng thì C. bất ngờ dùng con dao lao vào đâm một nhát vào bụng thầy T. Qúa bất ngờ, thầy T. không kịp phản ứng đã bị gục tại chỗ.

Nóng 24h qua: Lộ thân thế cô giáo phạt học sinh súc miệng bằng nước giẻ lau bảng - 3

Vết thương dài thấu bụng khiến thầy T. đau đớn

Sau đó, thầy T. được mọi người đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới cấp cứu trong tình trạng bị thương nặng, có một vết thương thấu bụng vùng hạ sườn phải, kích thước 2 x 2 cm, bị tổn thương gan phải buộc phải phẫu thuật cấp cứu.

Đôi tình nhân ăn lá ngón tự tử

Sáng 5/4, ông Hồ Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ tự tử bằng lá ngón khiến 2 người chết. Đó là anh H. V. B. (36 tuổi) và chị H. Th. Nh. (20 tuổi) cùng trú thôn Xanh, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi).

Nóng 24h qua: Lộ thân thế cô giáo phạt học sinh súc miệng bằng nước giẻ lau bảng - 4

Lá ngón là nỗi ám ảnh người dân miền núi ở Quảng Ngãi. Ảnh minh họa

Theo người nhà nạn nhân, anh B. và chị Nh. trước kia từng có tình cảm với nhau. Song do nhiều lý do nên cả 2 không đến được với nhau. Sau khi chia tay, anh B. lập gia đình và đã có 2 con, còn chị Nh. cũng lập gia đình và cũng đã có con.

Đến cuối tháng 3 vừa qua, cả hai tình cờ gặp nhau tại một đám cưới trong thôn. Sau đó, cả 2 cùng nhau vào rừng "tâm sự" thì bị người thân phát hiện. Vì xấu hổ nên sáng 2/4, chị Nh. đã vào rừng gần nhà hái lá ngón và cùng anh B. ăn tự tử.




NẾP NHĂN VÔ GIÁ

Ngày nay người ta thường nói đến cái đẹp. Đến nỗi có câu thành ngữ trong dân gian "nhất dáng, nhì da, thứ ba khuôn mặt'. Do đó, người ta có thể tìm cách để tẩy trừ các nốt ruồi và là phẳng các nếp nhăn...

Tuy nhiên, có những nếp nhăn tự nhiên mà đẹp. Khuôn mặt của người mẹ dưới đây ta có thể biết được bao nếp nhăn không ? Mỗi nếp nhăn trên khuôn mặt của mẹ là cũng từng ấy nét đẹp trên khuôn mặt của đứa con. Tháng 11 theo Giáo Hội là vào mùa báo hiếu. Con cái
 phải thảo kính cha mẹ, yếu mến, kính trọng và giúp đỡ các ngài khi còn sống cũng như khi đã khuất. Chúng ta cùng đọc và suy tư đoạn Lời Chúa trong Sách Huấn rất ý nghĩa này:

"Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái; quyền lợi bà mẹ, Người củng cố trên đoàn con. Ai yêu mến cha mình, thì đền bù tội lỗi; ai thảo kính mẹ mình, thì như người thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha mình, sẽ được vui mừng trong con cái, khi cầu xin, người ấy sẽ được nhậm lời. Ai thảo kính cha mình, sẽ được sống lâu dài. Ai vâng lời cha, sẽ làm vui lòng mẹ.

Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống. Nếu tinh thần người sa sút, thì hãy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người. Vì của dâng cho cha, sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi, và xây dựng đức công chính của ngươi (Hc 3, 3-7. 14-17a)"

Ước chi mỗi người con đều hiểu thấu điều này để sống tốt đạo làm con.
Muối Mặn
-----------------------------
-
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn