1
01:57 +07 Chủ nhật, 28/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 160


Hôm nayHôm nay : 3971

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 347000

Tổng cộngTổng cộng : 27901284

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TIẾNG VIỆT

HỌC TIẾNG VIỆT: Khó quá...

Thứ hai - 09/03/2020 09:59-Đã xem: 890
Trong khi học tiếng Việt, với người nước ngoài khó nhất là thanh điệu. Tiếng Việt là một trong ngôn ngữ có nhiều thanh điệu nhất thế giới (6 thanh điệu) gồm: thanh ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng. Khi phát âm sai thanh điệu sẽ đưa đến những nghĩa khác nhau như bàn # bán # bạn…
HỌC TIẾNG VIỆT: Khó quá...

HỌC TIẾNG VIỆT: Khó quá...



HỌC TIẾNG VIỆT 

MỖI TUẦN MỘT TỪ NGỮ

VÔ HÌNH TRUNG hay VÔ HÌNH CHUNG

Quý vị lích vào đây để học nha:
https://gpcantho.com/moi-tuan-mot-tu-ngu-bai-5-vo-hinh-trung-hay-vo-hinh-chung/


1. Trước hết, chúng ta xét từ “Vô hình trung”.

“Vô hình trung” là tiếng Hán Việt: “trung” là bên trong; “Vô hình trung” có nghĩa là “trong cái vô hình”.

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Vô hình trung” là “tuy không có chủ định, không cố ý, nhưng tự nhiên lại là như thế”.

Ví dụ: “Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó”.

2.Thứ đến, chúng ta xét từ “Vô hình chung”.

“Vô hình chung”: “chung” là cuối.

Như vậy, từ “Vô hình chung” không có nghĩa gì cả.

Từ điển Tiếng Việt cũng không có từ “Vô hình chung”.

Vì thế, “Vô hình trung” mới là từ đúng.


MỖI TUẦN MỘT TỪ NGỮ

CHÍN MÙI HAY CHÍN MUỒI

https://gpcantho.com/moi-tuan-mot-tu-ngu-bai-6-chin-mui-hay-chin-muoi/

 

“Chín muồi” (tính từ) có nghĩa là quả cây rất chín, đạt đến độ ngon nhất.
 
Thí dụ: Quả đu đủ đã chín muồi trên cây.
 
“Chín muồi” còn có nghĩa là đạt đến độ phát triển đầy đủ nhấtđể có thể chuyển sang giai đoạn khác.
 
Thí dụ: Tình hình đã chín muồi.
 
Còn “Chín mùi” như là một cách nói tắt của từ “Chín muồi”.
 

Như thế, từ đúng phải là “Chín muồi”.


 

MỖI TUẦN MỘT TỪ NGỮ "ĐỌC GIẢ HAY ĐỘC GIẢ"

https://gpcantho.com/moi-tuan-mot-tu-ngu-bai-7-doc-gia-hay-doc-gia/

“Độc giả” là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: “độc” có nghĩa là “đọc”, còn “giả” có nghĩa là “người”. Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, thì từ “độc giả” có nghĩa là “người đọc”.

Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, “Độc giả” là người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.

Còn từ “Đọc giả”, nếu hiểu là “người đọc” hay “bạn đọc” thì không ổn. Bởi vì, “đọc” là từ thuần Việt, còn “giả” là từ Hán Việt. Vì thế, không thể ghép hai từ này với nhau được, đó là một sự kết hợp không hợp lý.

Bởi vậy, dùng từ “Độc giả” mới chính xác.

Thí dụ:

– Báo Dân Trí có nhiều độc giả.

– Theo yêu cầu của độc giả.

– Tôi là độc giả trung thành của báo Nhịp Sống Tin Mừng.

 

SÁT NHẬP HAY SÁP NHẬP
https://gpcantho.com/moi-tuan-mot-tu-ngu-bai-7-sat-nhap-hay-sap-nhap/

Sáp nhập” (động từ): “sáp” có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn “nhập” có nghĩa là tham gia vào, đưa vào. Do vậy, “Sáp nhập” là nhập chung lại, gộp chung lại làm một.

Thí dụ: – Sáp nhập hai giáo xứ làm một.

  – Công ty A sáp nhập vào công ty B.

“Sát nhập”: “sát” có nghĩa là ngay bên cạnh, không còn khoảng cách. Từ “sát” là từ biến âm, biến thể của từ “sáp” mà ra. Tuy dùng từ “Sát nhập” cũng được chấp nhận nhưng không thật sự xác đáng.

 

Vì thế, chúng ta chỉ nên dùng từ “Sáp nhập”.

SƯU TẦM

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn