1
01:50 +07 Thứ hai, 29/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 157

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 3861

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 393948

Tổng cộngTổng cộng : 27948232

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TIẾNG VIỆT

Hai con người một mệnh lệnh

Chủ nhật - 28/09/2014 13:38-Đã xem: 1229
GXTNO-Thế giới văn minh kéo theo cuộc sống cũng có nhiều thứ xô bồ. Chính vì thế mà con người ngày nay đang mất dần bản chất cao đẹp của cái hay cái mới. Từ đó nạn quảng cáo ngập tràn trà trộn với sự gian trá "nói vậy mà không phải vậy". Sự ích kỷ và tính tự mãn đang lên ngôi. Nhân đọc Lời Chúa tuần 26 Thường niên, xin được đưa ra một vài suy tư...
Hai con người một mệnh lệnh

Hai con người một mệnh lệnh

Trên bình diện tự nhiên, con người ai cũng thích sự hiền lành, vâng phục và khiêm tốn... Trái lại chẳng ai thích tính tự mãn, tự kiêu và tự ti. Vì bản chất con người là xác thịt, yếu đuối dễ bị sa lầy, nên không cho phép sống huyênh hoang tự đắc, lại tìm cách để dèm pha anh chị em của minh. Nhũng hạng người như thế cũng thường sống giả tạo, khoe khoang, khoác loác, nói nhiều nhưng chẳng làm được bao nhiêu.

Hai người con trong câu chuyện của bài Tin mừng hôm nay đều đến trước mặt người cha của mình, để nhận lãnh một mệnh lệnh là đi làm vườn cho ông ta. Vậy mà trạng thái 2 con người ấy lại khác nhau. Người con thứ nhất trả lời 'không đi', làm cha người cha rất buồn vì sự ngang ngược thiếu 'vâng lời'. Nhưng liền sau đó, anh ta nhận ra khuyết điểm liền 'hối hận' rồi đi làm. Theo các nhà chú giải: đứa con thứ nhất này đại diện cho hạng người tội lỗi như bọn gái điếm và phường thu thuế... Họ là tội lỗi, nhưng khi nghe lời nói chân chính về giáo lý Phúc âm của Chúa thì họ hối hận và trở về với Chúa. Đương nhiên họ lại được ơn cứu rỗi. Họ khiêm nhường và con mắt tâm hồn được sáng ra một cách kỳ lạ.

Đối với người con thứ hai thì vui vẻ trả lời ngon ngọt là 'vâng, con đi làm', nhưng rồi lại không đi. Đây đại diện cho hạng người thuộc Luật sỹ, Biệt phái, Pharisiêu... Họ sống giả tạo, vũ hình thức, bề ngoài tính, nên miệng nói thế này mà lòng nghĩ thế khác. Họ như kẻ hai lòng. Đức Giê-su đã ví họ như là 'mồ mả tô vôi'. Họ đề cao chính mình, tự mãn, luôn lấy mình làm chuẩn mực cho người khác, nhưng việc làm của họ thì như những kẻ dở hơi.

Chuyện kể rằng: Có một chú ếch nọ ở vùng bắc cực lạnh giá, nên quyết định chuyển về phía nam để được ấm hơn, nhưng đường quá xa khi phải nhảy hàng trăm cây số mà nó lại nhác. Thế là nó nghĩ một cách thuyết phục nhờ hai con cò căp mỗi con một đầu của chiếc que và tạo cái đòn gánh để ếch đu, miệng cắn chặt vào giữa nhờ cò bay chuyển về miền nam. Khi đi qua cách đồng, có hai cha con đi thăm ruộng thấy. Người cha nói to: ôi, người nào mà giỏi thật, thuyết phục, dạy cò làm như thế. Ếch nghe thích quá không chịu nổi nên nói to'tôi chứ còn ai'. Vì nhả miệng nói nên nó rơi tóm xuống chỗ bùn lầy, phải vật vả mãi mới ngóc đầu lên được. May không thì nó phải toi mạng.

Đức Giê-su nói: "kẻ sau hết sẽ nên trước hết" là điều chúng ta cần suy nghĩ về thân phận tội lỗi của mình. Nhất là câu kết của bài Tin mừng tuần 26 Thường niên hôm nay, Chúa nói: "Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông" (Mt 21, 31 - 32), như là một cú hích mạnh cho những ai sống tự mãn, khuyếch trương, tự cho mình thánh thiện mà coi thường, chỉ trích người khác khi họ có chút khuyết điểm nào đó. Ngôn hành của họ thật là 'bất nhất'.

Lạy Chúa, xin cho con sự khôn ngoan để nhận ra Chúa là Đấng tốt lành hay thương xót, và cho con thấy được tầm quan trọng của chiều kích khoảng lặng nội tâm, để con luôn sống đúng với những gì mình tuyên xưng ngoài miệng. Vì thánh Gioan từng nói: 'Ai nói mến Chúa mà ghét anh chị em mình là kẻ nói dối'(1Ga 4, 20). Xin cho con biết mau mắn vâng lời như người con thứ hai và biết thành tâm nhiệt huyết làm việc như nghười con thứ nhất trong câu chuyện trên, để mọi lời nói và việc làm trong cuộc đời con luôn là "ngôn - hành" đồng nhất. Amen.

 
Binh Minh
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn