1
07:17 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 77

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 76


Hôm nayHôm nay : 7090

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 311212

Tổng cộngTổng cộng : 27865496

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TÀI LIỆU & VĂN KIỆN

Đọc tông thư tự sắc “CỬA ĐỨC TIN” (Porta Fidei)

Thứ năm - 15/11/2012 14:34-Đã xem: 1791
Đức Thánh Cha Bênêdictô dẫn đưa chúng ta bước tới một bước mới trong Năm Đức Tin này là trao phó cho hai kho tàng cần phải khai thác: đó là “những văn kiện Công đồng Vatican II và sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo
Cánh cửa Năm Đwcs Tin mở

Cánh cửa Năm Đwcs Tin mở

ĐỌC TÔNG THƯ TỰ SẮC “CỬA ĐỨC TIN”
(Porta Fidei)


 
Lời nói đầu
Chúng tôi đọc tông thư tự sắc “cửa đức tin”, không phải với tính cách một chuyên viên hay một nhà thần học, mà với tư cách của một người con của Giáo hội với tất cả tấm lòng thành, cũng để cùng với mọi người anh chị em trong Giáo hội chuẩn bị Năm Đức Tin này với tất cả thiện chí của mình.

Đây không phải là một khảo luận, một nghiên cứu có tính cách chuyên môn. Những nhà thần học đã nghiên cứu, đã giải thích thật sâu, đây chỉ muốn gợi lên một cảm nghĩ đơn thật mà thôi, hay đúng hơn, một suy niệm có tính cách vừa học hỏi vừa cầu nguyện.
Đây cũng chỉ là thiện chí của một cá nhân muốn tìm hiểu ý muốn của Vị Cha chung, và cố gắng thi hành trong khả năng của mình để đồng hành với anh chị em của mình trong cộng đoàn Giáo hội.

 
 
PHẦN III
NGÀY ĐÁNG GHI NHỚ
 
Ngày 11.10.2012, Khai mạc Năm Đức Tin.
Kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II,
Kỷ niệm 20 năm ngày ra đời của Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo.
Công đồng Vatican II và sách giáo lý của Hội thánh Công giáo:
·       Là hai biến cố quan trọng của Giáo hội thế kỷ XX.
·       Là kho tàng quý báu của Giáo hội cho thế hệ sau này. Chúng ta có dịp học hỏi sâu rộng hơn về hai kho báu này trong Năm Đức Tin.
·       Trong năm 2012 còn một biến cố quan trọng khác đánh dấu một bước đường mới của Giáo hội là Thượng Hội đồng Giám mục nghiên cứu về đề tài: tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô.
Đức Thánh Cha xem đây như “một dịp thích hợp để toàn thể cộng đoàn Giáo hội tiến vào một thời điểm để:
·       Đặc biệt suy tư
·       Và tái khám phá đức tin (số 4)
Con cái của Giáo hội phải xem những biến cố này như một nhịp sống của gia đình mình, liên hệ đến đời sống và hạnh phúc của chính mình. Theo dõi và đồng nhịp học hỏi những gì có thể. Đây không phải là những gì của cấp trên mà là những biến cố gắn liền với cuộc sống của mình.
Năm Đức Tin 1967
Đức Thánh Cha nhắc lại Năm Đức Tin 1967 - kỷ niệm 1900 năm thánh Phêrô và Phaolô tử đạo do Đức Phaolô VI đề xướng, để chứng tỏ rằng Ngài tiếp nối công trình của Đấng tiền nhiệm.
Năm Đức Tin 1967 đã là một giai đoạn quan trọng sau Công đồng. Năm nay, 45 năm sau, công trình ấy được tiếp nối bằng một Năm Đức Tin nữa, để thấy rằng sự sống của Giáo hội vẫn là một, là một sự tăng trưởng được tiếp nối qua thời gian, không đứt đoạn.
Năm Đức Tin 1967
·       Nhằm giúp toàn thể Giáo hội có một sự tuyên xưng đức tin một cách đích thực và chân thành “như hai thánh Phêrô và Phaolô đã tuyên xưng bằng cái chết của các ngài”.
·       Nhằm củng cố và tái ý thức chính xác về đức tin để làm cho đức tin được tái sinh động, và thanh tẩy để tuyên xưng đức tin” (số 4) trước thế giới.
Đức Phaolô VI “đã kết thúc Năm Đức Tin với Bản Tuyên Xưng Đức Tin của Dân Chúa để làm chứng rằng các nội dung thiết yếu (của đức tin) là gia sản của mọi tín hữu đang cần được
·       Củng cố
·       Hiểu biết
·       Và đào sâu một cách ngày càng mới mẻ để làm chứng trong thế giới hôm nay. (số 4)
Tất cả hướng về việc làm chứng và tuyên xưng. Đây chính là một đòi buộc gắt gao đối với mọi tín hữu. Đức tin là một hồng ân, một gia sản cần được bảo vệ, củng cố và loan truyền. Hồng ân này không dành riêng cho một số người mà cho mọi người vì “ý muốn của Chúa Cha là cứu vớt hết mọi người”. Lãnh nhận hồng ân đức tin là lãnh nhận một trách nhiệm lớn: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” tức là không rao truyền đức tin.
Đức tin không là của riêng ai, mà của mọi người. Chúa đã thương ban cho chúng ta hồng ân tuyệt diệu đó, chúng ta không thể dành riêng cho mình, phải trao cho anh em chúng ta, những người chưa được hạnh phúc biết Chúa.
Dụ ngôn những nén bạc ông chủ trao cho các đầy tớ cho chúng ta hiểu rằng, nén bạc phải được sử dụng đúng mức, phải sinh lợi, không được đem chôn để giữ nó nguyên vẹn. Bao lâu chung quanh ta còn những người chưa biết Chúa, nghĩa vụ của chúng ta vẫn còn.
Tin vào Chúa một mình là một điều vô nghĩa. Muối phải tan đi để thấm vào thực phẩm. Ánh sáng phải được đặt trên giá đèn. Chúng ta, những kẻ tin có bổn phận “đào sâu” vào kho tàng đức tin. Kho tàng đức tin chính là Giêsu Kitô, niềm hy vọng và vinh quang của mọi kẻ tin. “Chúa Giêsu Kitô là trung tâm của vũ trụ, của lịch sử, của văn hóa, của vận mệnh nhân loại, của ơn cứu độ.” (Phaolô VI)
“Chúa Giêsu Kitô ở chóp đỉnh của mọi ước vọng nhân loại, là điểm cuối cùng của niềm hy vọng và lời cầu nguyện của chúng ta.” (Phaolô VI). Không ai có thể thay thế Ngài được chỉ có Ngài thôi. Đào sâu vào Ngài, vào Lời hằng sống của Ngài. Đó chính là nhiệm vụ cao đẹp nhất và là hạnh phúc của những kẻ tin. Gắn bó thực sự với Ngài, chúng ta mới có thể “tuyên xưng” Ngài một cách đúng đắn. Việc tuyên xưng của chúng ta mới chân thật. Đào sâu vào Chúa Kitô là công việc được thi hành trong Giáo hội, nhờ Giáo hội.
NĂM ĐỨC TIN 2012
Đức Thánh Cha Bênêdictô dẫn đưa chúng ta bước tới một bước mới trong Năm Đức Tin này là trao phó cho hai kho tàng cần phải khai thác: đó là “những văn kiện Công đồng Vatican II và sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo.
Những văn kiện Công đồng Vatican II, theo Đức Thánh Cha là một gia sản quý báu của Giáo hội, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Giáo hội và của mọi tín hữu. Gia sản ấy là món quà tuyệt hảo của Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội trong thế kỷ XX, nhưng là một món quà có tính cách bền vững qua thời gian, hướng dẫn Giáo hội hôm nay và mai sau. Gia sản này như Đức Thánh Cha nói: “không bị mất giá trị cũng như vẻ tươi sáng” (số 5), vì nó là sản phẩm của Chúa Thánh Thần: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định…” (Cv 15, 28)
Đức Thánh Cha cũng nêu rõ; “Nếu chúng ta đọc và đón nhận Công đồng, với sự giải thích đứng đắn, thì Công đồng ngày càng có thể và trở thành sức mạnh lớn để thực hiện sự canh tân Giáo hội ngày càng cần thiết.” (số 5)
 
Lm Trầm Phúc
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn