1
11:02 +07 Thứ năm, 25/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 82

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 80


Hôm nayHôm nay : 9919

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 272605

Tổng cộngTổng cộng : 27826889

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TÀI LIỆU & VĂN KIỆN

Đọc tông thư tự sắc “CỬA ĐỨC TIN” (Porta Fidei)

Thứ năm - 15/11/2012 14:28-Đã xem: 1677
Thực trạng hôm nay là con người quá bận tâm đến cuộc sống bên ngoài mà quên đi đời sống đức tin. Trong xã hội phương tây, vào những thế kỷ 15-17, khi Châu Âu gần như toàn tòng, đức tin được chấp nhận dễ dàng và xã hội phương tây chịu ảnh hưởng của Kitô giáo, nhưng hôm nay ảnh hưởng ấy vẫn còn trong đời sống xã hội, nhưng niềm tin đã bị loại trừ.
ĐỌC TÔNG THƯ TỰ SẮC “CỬA ĐỨC TIN”
(Porta Fidei)


Lời nói đầu
Chúng tôi đọc tông thư tự sắc “cửa đức tin”, không phải với tính cách một chuyên viên hay một nhà thần học, mà với tư cách của một người con của Giáo hội với tất cả tấm lòng thành, cũng để cùng với mọi người anh chị em trong Giáo hội chuẩn bị Năm Đức Tin này với tất cả thiện chí của mình.
Đây không phải là một khảo luận, một nghiên cứu có tính cách chuyên môn. Những nhà thần học đã nghiên cứu, đã giải thích thật sâu, đây chỉ muốn gợi lên một cảm nghĩ đơn thật mà thôi, hay đúng hơn, một suy niệm có tính cách vừa học hỏi vừa cầu nguyện.
Đây cũng chỉ là thiện chí của một cá nhân muốn tìm hiểu ý muốn của Vị Cha chung, và cố gắng thi hành trong khả năng của mình để đồng hành với anh chị em của mình trong cộng đoàn Giáo hội.

 
PHẦN II : LÊN ĐƯỜNG
 
Đức Thánh Cha thúc đẩy chúng ta lên đường tìm Chúa, ngài cũng nói đến thực trạng đức tin của nhiều người, có thể nói là đa số.
Thực trạng hôm nay là con người quá bận tâm đến cuộc sống bên ngoài mà quên đi đời sống đức tin. Trong xã hội phương tây, vào những thế kỷ 15-17, khi Châu Âu gần như toàn tòng, đức tin được chấp nhận dễ dàng và xã hội phương tây chịu ảnh hưởng của Kitô giáo, nhưng hôm nay ảnh hưởng ấy vẫn còn trong đời sống xã hội, nhưng niềm tin đã bị loại trừ.
Trong xã hội chúng ta, người Công giáo chỉ là con số nhỏ (3%) không ảnh hưởng nhiều trên đời sống xã hội, có chăng là gián tiếp chịu ảnh hưởng của văn hóa tây phương mà thôi. Người Công giáo Việt Nam chìm ngập trong một xã hội đa tôn giáo và vô thần, vẫn ít nhiều bị chi phối và đức tin cũng xuống dốc.
Tình trạng di dân cũng trở thành một rào cản cho đức tin. Thanh niên thanh nữ Công giáo ở quê và tỉnh lẻ phải về các thành phố lớn để tìm công ăn việc làm, bị bứng gốc khỏi môi trường tôn giáo của mình, rời bỏ giáo xứ để đến nơi xa lạ, không kịp thích nghi với hoàn cảnh, một số lớn không có phương tiện, xa nhà thờ. Cuộc sống lao nhọc hằng ngày ở công ty, xưởng máy… không còn thì giờ để đến nhà thờ. Bao nhiêu yếu tố gây khó khăn cho đức tin, dần dần bằng lòng với cuộc sống mới, quên lãng việc giữ đạo. Đức tin từ từ bị bào mòn.
Cuộc khủng hoảng đức tin hiện nay nơi nhiều người mà Đức Thánh Cha đã lưu ý là một vấn đề nghiêm trọng cần phải lưu tâm đặc biệt (số 2). Nếu chúng ta không bị khủng hoảng trầm trọng, đức tin của chúng ta ít nhiều vẫn chịu ảnh hưởng của môi trường, của những điều kiện xã hội.
Hãy nghe những lời của Đức Thánh Cha: “Chúng ta không thể chấp nhận để cho muối lạt đi và ánh sáng bị che kín”
“Chúng ta không thể chấp nhận để cho muối lạt đi, và ánh sáng bị che kín”
Đây là một mệnh lệnh, là một tiếng kèn thúc quân vang lên trong khung trời bão tố của thế kỷ chúng ta.
“Nếu muối lạt đi,…nếu ánh sáng bị che kín…” thì chúng ta còn là gì? Thế giới này sẽ tan rửa vì lỗi của chúng ta. Thế giới sẽ trở nên tăm tối và sẽ đi về đâu? Hôm nay thế giới đã “gãy đổ” và đang trên bờ tận diệt. Con người mất phương hướng, chỉ biết sống không cần tương lai, không cần hạnh phúc, chỉ biết “tiêu thụ giấy báo, hình ảnh, rượu mạnh và đàn bà…” (F.Sulivan)
Chúng ta bị liên đới với mọi người, chúng ta không thể rỗi linh hồn một mình. “Chúng ta không thể… để cho muối lạt đi, và ánh sáng bị che kín”. “Anh em là muối cho đất là ánh sáng của thế gian…”
Chúa Giêsu đã đến trong trần gian, đến gặp gỡ chúng ta, mang đến cho chúng ta “nguồn phong phú bất tận của Ngài”, biến chúng ta thành “tạo vật mới”, “đưa chúng ta từ chốn tối tăm tới miền ánh sáng dịu huyền của Ngài”
·       Biến chúng ta thành muối, thành ánh sáng
Chúng ta không thể:
·       Để cho muối lạt đi
·       Và ánh sáng bị che kín.
Đây là một điệp khúc mà chúng ta phải hát mãi trong cuộc lữ hành của chúng ta.
·       Là một quyết tâm mới, một quyết tâm mãnh liệt phải nuôi dưỡng mỗi ngày.
·       Là một hướng đi phải nhắm tới.
Nhưng cần phải nhìn về Đấng là Ánh sáng thế gian để mang lấy ánh sáng, Ngài đã đến, Ngài đã sống, đã thở bầu không khí này, uống dòng nước này, đi trong ánh sáng mặt trời này. Ngài đã sống như chúng ta (ngoại trừ tội lỗi).
Chúng ta đã gặp Ngài chưa? Chắc chắn chúng ta đã gặp Ngài, trong hoàn cảnh thực tế nào đó, như người nữ Samari bên bờ giếng Giacop, người nữ đó là một người trong chúng ta. Bà đã đối thoại với “ông Do Thái” không quen, và đã từ từ khám phá ra Ngài là Đấng Mêsia, là “mạch nước hằng sống” tuôn trào sự sống. Đức Thánh Cha thôi thúc chúng ta: “Hãy tái cảm thấy nhu cầu lắng nghe Chúa Giêsu…” (số 3)
Lắng nghe để đưa đến gặp gỡ.
Tin Mừng là một chuỗi những gặp gỡ bất ngờ nhưng có sức biến đổi tận gốc, những con người xem ra không thể cải hóa.
Người nữ Samari, Matthêu, Giakêu, Madalena…Dưới mỗi tên đó chúng ta tìm thấy một lịch sử của mỗi người chúng ta. Chúng ta có thể là Matthêu thu thuế ham tiền, tham nhũng. Giakêu cũng thế, người nữ Samari, Madalêna lăng loàng, trụy lạc…nhưng chúng ta lưng chừng, không xác tín, không cương quyết “hăm hẳm, không nóng, không lạnh”. Ngài sẽ nhìn chúng ta thế nào? Và chúng ta nhìn Ngài như thế nào?
Những người khác có điều kiện tốt đẹp hơn: Nicôđêmô, Anrê và Gioan, Phêrô và Philipphê.
Nicôđêmô. Một tâm hồn khao khát sự công chính đã đến gặp Chúa Giêsu ban đêm, và Chúa đã cho ông tìm thấy con đường tái sinh. Chính ông đến gặp Chúa. Đây là một hành động tự nguyện do khát vọng tâm linh thúc đẩy. Và Chúa Giêsu đã vạch đường cho ông tìm đến Ngài trong tự do: con đường “tái sinh”.
Anrê và Gioan được thầy Gioan Tẩy Giả hướng dẫn cũng đi theo Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Một tìm kiếm thật tâm đã gặp được Đấng họ đang mong đợi và gắn bó với Thầy suốt đời.
Nhưng cũng có những cuộc gặp gỡ thất bại. Người thanh niên giàu có đầy thiện chí và tốt lành: “các điều răn con đã giữ từ thuở nhỏ”. Nhưng khi bảo anh bán đi tất cả, phân phát cho kẻ nghèo và theo Thầy với hai bàn tay trắng, anh đã “chào lui”.
Nhóm Phariêu và Sađốc đã từng nghe Thầy giảng, đã từng tranh luận với Thầy, nhưng họ vẫn không gặp được Thầy. Cuộc gặp gỡ biến thành đối nghịch, sau cùng, họ đóng đinh Ngài vào thập giá.
Chúng ta đến với Chúa tự do, không bị cưỡng bách. Chúa vẫn tôn trọng tự do của mỗi người, Ngài chỉ mời gọi còn chấp nhận hay từ chối là quyền của mỗi người.
Trong Năm Đức Tin này, Giáo hội mời gọi con cái mình tìm về nguồn gốc của chính mình, tìm về nguồn duy nhất của mình.
“Chúng ta không thể chấp nhận cho muối lạt đi và ánh sáng bị che kín”
Để giữ cho muối luôn mặn, cho ánh sáng vẫn chiếu sáng, Đức Thánh Cha mời gọi “tìm lại sở thích nuôi dưỡng mình bằng Lời Chúa, bằng Bánh Hằng Sống” (số 3). Đó là hai của ăn mà Giáo hội luôn nuôi dưỡng con cái mình. Không gặp gỡ Lời Chúa làm sao hiểu được ý Ngài? Không ăn tấm bánh Thần linh làm sao đủ sức nuôi ngọn đèn chúng ta chiếu sáng?
Cuộc gặp gỡ sâu đậm nhất với Chúa chúng ta chính là ăn lấy Ngài. Ngài mới thực sự là ánh sáng trần gian, chúng ta mới trở thành con cái ánh sáng. Tìm về nguồn sống trường sinh, chúng ta mới “kín múc được nước sự sống”.
“Giáo huấn của Chúa Giêsu vẫn còn vang dội mạnh mẽ, ngày nay như trước đây: “Các con hãy làm việc không phải để được lương thực mau qua, nhưng là lương thực tồn tại mãi mãi.” Chúng ta cần hỏi Ngài: “Chúng ta phải làm gì để thi hành những công việc của Thiên Chúa?” Và Ngài sẽ dạy chúng ta phải làm gì. “Anh em hãy tin nơi Đấng Ngài sai đến.” (số 3)
Lm Trầm Phúc
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn