1
03:48 +07 Thứ hai, 06/05/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 89

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 85


Hôm nayHôm nay : 5341

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 205372

Tổng cộngTổng cộng : 28324620

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » SUY NIỆM CHÚA NHẬT

Thứ Ba Tuần Thánh: THEO CHÚA KITÔ

Thứ tư - 04/04/2012 06:17-Đã xem: 1868
Những câu hỏi của thánh Phêrô trong bài Phúc Âm hôm nay giúp ta hiểu được cách sâu xa bản chất của đời sống Kitô hữu, ngài xin cho được theo Đức Kitô bất cứ ở đâu: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu?... Con sẽ thí mạng sống con vì Thầy” (Ga 13,36). Sống đức tin Kitô hữu không phải là giữ một mớ giới răn khô khan, lạnh lùng; nhưng là sống một mối tương quan linh động với Đức Kitô. Người Kitô hữu là một người môn đệ sẵn sàng theo Đức Kitô bất cứ Người đi đâu.
Thứ Ba Tuần Thánh: THEO CHÚA KITÔ

Thứ Ba Tuần Thánh: THEO CHÚA KITÔ

THỨ BA TUẦN THÁNH
 

THEO CHÚA KITÔ

 

(Ga 13,21-38)
 

 
 

Những câu hỏi của thánh Phêrô trong bài Phúc âm hôm nay giúp ta hiểu được cách sâu xa bản chất của đời sống Kitô hữu, ngài xin cho được theo Đức Kitô bất cứ ở đâu: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu?... Con sẽ thí mạng sống con vì Thầy” (Ga 13,36).

 
 

Sống đức tin Kitô hữu không phải là giữ một mớ giới răn khô khan, lạnh lùng; nhưng là sống một mối tương quan linh động với Đức Kitô. Người Kitô hữu là một người môn đệ sẵn sàng theo Đức Kitô bất cứ Người đi đâu.

 
 

1. Lẽ dĩ nhiên người Kitô hữu trước hết phải học hỏi cho biết tư tưởng và đạo lý của Đức Kitô. Quan niệm của Đức Kitô như thế nào về sự sống của con người, về cuộc đời, về những tương quan giữa những con người với nhau, về chiến tranh và hòa bình, v.v..? Người Kitô hữu phải học hỏi, suy niệm Phúc Âm và lắng nghe Giáo Hội, vì Giáo Hội tiếp nối sứ mạng của Đức Kitô: Các con hãy đi giảng dạy muôn dân. Ai nghe các con là nghe Thầy.

 
 

2. Nhưng học hỏi mà thôi chưa đủ. Cần phải sống một cách cụ thể nữa trong cuộc sống hằng ngày.

 
 

Trên thế giới, không ai lại không biết một nhà ái quốc Ấn Độ là Gandhi (1869-1948). Ông đã dùng đường lối bất bạo động để thu hồi độc lập cho quốc gia mình. Lúc còn trẻ ông sang Anh quốc, học nghề luật sư và nhờ đó đã có dịp tiếp xúc với Kitô giáo. Ông đọc Phúc Âm thường xuyên và rất say mê Đức Kitô, đặc biệt là thán phục “Tám Mối Phúc Thật” của Người; ông lấy đó làm nguồn cảm hứng cho phương pháp hành động của ông: phương pháp bất bạo động. Phương pháp này hoàn toàn mang tinh thần Tám Mối Phúc: Không bao giờ dùng bạo lực, nhưng dùng đường lối ôn hòa, đối thoại. Nhờ vậy ông đã thu hồi độc lập quốc gia từ tay người Anh.

 
 

Tuy nhiên vì còn mang nặng tư tưởng của Ấn giáo về Thượng Đế (Thượng đế là Đấng hoàn toàn siêu việt, không thể làm người một cách hèn hạ) và vì thấy nhiều Kitô hữu không sống Tám Mối Phúc của Chúa Giêsu (đặc biệt là những người Anh đô hộ nước ông) nên ông đã không trở lại đạo. Ông nói một câu khiến ta phải suy nghĩ: “Tôi yêu mến Đức Kitô, nhưng tôi ghét người Kitô hữu vì họ không giống Đức Kitô. Nếu họ giống Đức Kitô thì dân Ấn chúng tôi đã trở lại Kitô giáo cả rồi”.

 
 

Bao nhiêu người chưa trở lại Kitô giáo, một phần lớn trách nhiệm là vì ta: Vì chúng ta, tuy mang danh là Kitô hữu, là môn đệ của Đức Kitô, mà chưa sống Phúc Âm.

 
 

Sống Phúc Âm, trước hết là tuân giữ những lời Chúa dạy, và hơn thế nữa: phải theo Đức Kitô như Phêrô và các Tông đồ, bất cứ Người đi đâu. Nói rõ hơn: đó là tham dự vào cuộc thống khổ của Đức Kitô: “Này chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, vậy thì chúng con sẽ ra sao?” (Mt 19,27). Nhưng chúng ta phải biết rằng chúng ta phải chia sẻ các gian truân và thống khổ của Người trước đã.

 
 

Muốn thế các tông đồ đã phải từ bỏ không những là của cải và sự an nhàn vật chất, nhưng chính bản thân mình nữa. Đức Giêsu đã nói: “Nếu ai muốn theo Ta, thì hãy từ bỏ chính mình, hãy vác lấy khổ giá của mình và hãy theo Ta” (Mt 16,24).

 
 

Từ bỏ chính mình: là từ bỏ ý riêng, sở thích, lòng tự ái, lòng kiêu căng. Thánh Phanxicô đã cảnh cáo anh em người: “Có lắm tu sĩ cứ tưởng mình thấy được điều tốt hơn điều bề trên truyền dạy, nên ngoảnh mặt lại đằng sau và quay về ý riêng mình đã mửa ra; những tu sĩ ấy đích là những kẻ sát nhân, và gương xấu của họ làm hư mất nhiều linh hồn” (Hn 3,10).

 
 

Một trong những hình thức tinh vi của lòng kiêu ngạo là luôn luôn tự cho mình có lý.

 
 

Vác khổ giá của mình: đó là chấp nhận những đau khổ, phiền hà trong cuộc sống do hoàn cảnh hoặc bổn phận mang lại. Ước gì mỗi người chúng ta hãy nhẩm đi nhẩm lại câu nói của Thánh Phêrô và lấy làm của mình: “Con sẽ thí mạng sống con vì Thầy”.

 
 

3. Đức Giêsu chỉ cho Phêrô điều kiện tối hậu để có thể theo Người: “Ta đi đâu bây giờ ngươi không thể theo Ta; nhưng sau này ngươi sẽ theo” (Ga 13,36). Khi Đức Giêsu chưa đi trước mở đường bằng sự chết và sự sống lại, khi Người chưa ban Chúa Thánh Thần thì Phêrô và các Tông đồ chưa có thể theo được.

 
 

Đối với chúng ta cũng thế: Khi chúng ta chưa chiêm ngắm Đức Kitô chết và Phục sinh, chưa lãnh nhận sức mạnh Chúa Thánh Thể, thì không thể theo Người.

 
 

“Sau này ngươi sẽ theo Ta” nghĩa là sau khi đã thấy Chúa đi trước dẫn đường và sau khi đã đón nhận sức mạnh của Người.

 
 

Bài  Phúc Âm hôm nay gợi lên cho ta hai thái độ tiêu biểu của người môn đệ:

 
 

Thái độ của Giuđa. Vì tham tiền bạc, vì muốn đạt được những thành công ở đời này, Giuđa đã phản bội Chúa và chìm sâu vào đêm tối.

 
 

Thái độ của Phêrô: vì nhút nhát ông đã chối Chúa; nhưng ông đã chân thành hối cải và sau này ông đã quảng đại hy sinh mạng sống để theo Thầy như lời ông đã tuyên xưng.

 
 

Phần chúng ta, chúng ta đã chọn thái độ nào?



Lm. Norberto
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn