1
23:41 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 174


Hôm nayHôm nay : 38271

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 342393

Tổng cộngTổng cộng : 27896677

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » LỄ GIỚI TRẺ & THIẾU NHI

Những Yếu Tố Nền Tảng Của Mục Vụ Giới Trẻ Trong Thế Giới Kỹ Thuật Số

Chủ nhật - 02/12/2012 20:16-Đã xem: 1576
Sứ mạng mục vụ giới trẻ là đánh thức người trẻ, nuôi dưỡng họ, làm phong phú đời sống đức tin và giải phóng họ bằng lời Chúa. Tất cả cho người trẻ, với người trẻ và vì người trẻ. Những yếu tố nền tảng của sứ mạng chúng ta là các nguồn lực, những giá trị cốt lõi, việc huấn luyện và một sự biến đổi hướng đến “Sự cứu độ”.
Những Yếu Tố Nền Tảng Của Mục Vụ Giới Trẻ Trong Thế Giới Kỹ Thuật Số

Những Yếu Tố Nền Tảng Của Mục Vụ Giới Trẻ Trong Thế Giới Kỹ Thuật Số

Trong ngày thứ hai tại Hội nghị lần thứ VIII của “Viện Giám mục về Truyền thông Xã hội” (Bishops’ Institute for Social Communications – BISCOM VIII), Dr. Sebastian Periannan, nguyên giám đốc, giáo sư về truyền thông xã hội tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Phêrô tại thành phố Bangalore, Nam Ấn đã có một buổi nói chuyện với các tham dự viên của Biscom-8. Trong buổi nói chuyện này, ngài đã tập trung vào chủ đề: “Mạng lưới xã hội và giới trẻ Á Châu: “Cách thức sử dụng và những ứng dụng trong việc mục vụ tông đồ.” Trong bài chia sẻ của mình, nhiều lúc vị giáo sự này cũng đề cập đến Hồng y Martini, người đã có những gợi hứng quan trọng trong lịch vực truyền thông.

Thưa tiến sĩ Sabastian, ngài có thể chia sẽ với những thính giả Vatican Radio về những áp dụng của mạng truyền thông xã hội trong việc mục vụ ở Á Châu?

Những đích nhắm cụ thể của sứ mạng mục vụ giới trẻ là đánh thức người trẻ, nuôi dưỡng họ, làm phong phú đời sống đức tin và giải phóng họ bằng lời Chúa. Tất cả cho người trẻ, với người trẻ và vì người trẻ. Những yếu tố nền tảng của sứ mạng chúng ta là các nguồn lực, những giá trị cốt lõi, việc huấn luyện và một sự biến đổi hướng đến “Sự cứu độ”.

Đánh thức người trẻ (Youth awakening): Chúng ta cần tạo ra một mạng lưới các giáo xứ điện tử bằng cách cung cấp và phổ biến những thông tin về những hoạt động mang tính mục vụ xã hội cũng như thiêng liêng. Giai đoạn này nhắm đến việc mời gọi người trẻ trở nên những thừa tác viên và cung cấp cho họ kiến thức và những kỹ năng cần thiết cho sứ vụ xây dựng nước Thiên Chúa. Việc đáp lại những nhu cầu của người trẻ trong việc tư vấn và hướng dẫn về thiêng liêng, luân lý và cá nhân nên gắn liền với các mạng truyền thông, vì điều này có thể giúp người trẻ sử dụng các phương tiện truyền thông tốt hơn và có trách nhiệm hơn. Cách thế mà chúng ta tiếp đón người trẻ phải dẫn họ đến một đời sống lạc quan và đầy niềm vui. Do đó, không còn lựa chọn nào hết, chúng ta phải học hỏi về truyền thông xã hội, vì việc học hỏi như thế sẽ giúp chúng ta phát triển về khả năng sử dụng các cộng nghệ tiên tiến chẳng hạn như các phương thiết bị di động và các mạng lưới xã hội on-line.

Nuôi dưỡng đời sống (Life sustaining): Chiều kích đức tin của người trẻ có thể được đỡ nâng cách dễ dàng nhờ vào tác vụ dạy giáo lý, chẳng hạn như việc sử dụng và truyền đạt điểm cốt lỗi trong quyển giáo lý You-Cat[1] Mục vụ có hiệu quả với người trẻ được xây dựng trên các mối tương quan. Vì ảnh hưởng của truyền thông và các mạng lưới xã hội, nếu chiều kích tương quan này bị lung lay hay đổ vỡ, chúng ta cần xây dựng lại ngang qua sứ mạng chữa lành và hoà giải, hoà giải với chính mình, với người khác và với Thiên Chúa. “Đời sống luân lý của chúng ta bắt nguồn trong Thiên Chúa và ngang qua việc tin vào Thiên Chúa, Đấng biểu lộ tình yêu của Ngài cho chúng ta” (GLHTCG, 2087). Việc học hỏi thường xuyên về đức tin và luân lý Công giáo sẽ giúp người trẻ vững bước trong hành trình đời sống và đức tin. Người trẻ yêu cuộc sống với vẻ ồn ào và thi vị của nó, họ là những con người đầy sáng tạo. Vì thế họ cần cử hành đời sống thường ngày ngang qua việc thánh hoá đời sống cũng như ngang qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông. Để giúp người trẻ nuôi dưỡng đời sống của mình, chúng ta cần giúp họ xây dựng căn tính cốt lõi của mình dựa trên việc hiểu biết đức tin và luân lý.

Làm phong phú đức tin (Faith enriching): Gia đình Công Giáo, các cộng đoàn Ki-tô hữu nền tảng và các mạng lưới xã hội hình thành và đóng một vai trò quan trọng trong việc làm cho đời sống của người trẻ nên phong nhiêu hơn. Mục vụ giới trẻ là nhiệm vụ của cha mẹ và của các cộng đoàn Ki-tô hữu nền tảng này. Họ có trách nhiệm tạo ra một môi trường linh thánh (Godly atmosphere) trong chính gia đình và giáo xứ của họ. Người trẻ cần những người hướng dẫn về phụng tự, cầu nguyện, đọc và tìm hiểu Kinh Thánh và đồng hành với những người tín hữu khác. Bảo vệ và thực hành công bình sẽ làm phong nhiêu đời sống của người trẻ. Chúng ta cũng cần giáo dục người trẻ về những đòi hỏi của công bình và những vấn đề xã hội liên quan đến những tác động tiêu cực của các mạng lưới truyền thông, và thúc đẩy họ xây dựng một xã hội công bình, chân thật và trong sáng. Những nhóm cầu nguyện cũng sẽ làm đức tin, đức cậy và đức ái nơi họ trở nên phong phú và mạnh mẽ hơn. Những nhóm bạn trẻ có đời sống cầu nguyện sẽ không bao giờ suy giảm đức tin, trái lại họ luôn lớn lên trong đời sống đức tin của mình. Người trẻ cần được hướng dẫn để gặp gỡ được Con Người Giê-su trong tất cả ngày sống cũng như trong mọi hoạt động của mình. Chúng ta cần hiểu (map) nhu cầu của người trẻ mà họ có đối với các chương trình trên mạng truyền thông xã hội và các mạng lưới xã hội.

Giải phóng họ nhờ Lời (Word of God liberating): Người trẻ phải được dạy và hướng dẫn về những cử hành đời sống thiêng liêng. Thật vậy, Đại hội giới trẻ thế giới được ghi dấu bởi nhiều hoạt động thiêng liêng và bí tích. Bí tích Hoà Giải và bí tích Thánh thể là những chiều kích thiết yếu trong ngày Đại Hội Giới Trẻ. Châu Á là một tấm thảm về văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo. Người trẻ cần lớn lên trong một môi trường lành mạnh khi tương quan và đối xử với các tôn giáo và các nền văn hoá khác. Khuynh hướng tự nhiên của người trẻ là mở ra với các giá trị về công bình, phục vụ xã hội và sự thật; khuynh hướng này cũng cần được các người hướng dẫn mục vụ hướng dẫn để đạt được một sự tự do cần thiết. Người trẻ sẽ cảm nhận được tự do ngang qua việc học hỏi Kinh thánh vốn là Lời của Thiên Chúa; bởi lẽ nhu cầu chính yếu của người trẻ là biết Kinh thánh và tham gia vào việc cầu nguyện bằng phương pháp Lectio Divina. Học hỏi Kinh Thánh và các nhóm cầu nguyện là một phương thế hiệu quả nhất giúp họ lớn lên trong đời sống đức tin và trong việc gặp gỡ Đức ki-tô. Trọng tâm của Lời Chúa là Đức Giê-su ki-tô, Đấng đã hướng dẫn và yêu mến người trẻ ngang qua các mạng truyền thông xã hội cùng với những nguồn linh hứng khác. Cuối cùng, người trẻ phải được huấn luyện để trở nên những tác nhân của nền văn minh mới: của tình yêu, sự hoà hợp và hiệp thông, một tiến trình tôn trọng con người. Một cách cụ thể trong chiều kích xã hội của nó, việc cử hành các nghi lễ tôn giáo và văn hoá có thể đem đến một sự nhận thức sâu xa hơn cho các nền văn hoá và các tôn giáo bạn. Ở đâu chúng ta cần “đo lường” việc dấn thân của người trẻ vào các mạng truyền thông và việc cử hành Lời Chúa.

Thưa giáo sư Sabastian, ngài có thể nói cho chung tôi về những gợi hứng mà ngài nhận được từ Đức Cố Hồng Y Martini, người vừa mới qua đời tuần qua?

Chính vì Lectio divina mà tôi muốn đề cập đến Đức Cố Hồng Y Maria Martini. Ngài là một học giả Kinh Thánh lớn và có uy tín trên toàn thế giới. Ngài là viện trưởng của đại học Gregoriana và sau này là Tổng giám mục và là Hồng Y. ngài là một người tiên phong trong truyền thông. Tôi biết hơn 50 cuốn sách mà ngài đã viết. Khi tôi ở Ý, ngài cho tôi ít nhất 6 cuốn sách. Tôi đã đọc nhiều cuốn sách của ngài, cụ thể là tác phẩm “communicating Christ”, một trong những tác phẩm thú vị nhất mà ngài đã viết. Tôi sử dụng nhiều bài giảng của ngài trong các lớp học thần học của mình. Khi tôi gặp ngài ở Giêrusalem cách đây 4 hay 5 năm, dù đang nghỉ ngơi, nhưng ngài vẫn nghiên cứu Kinh Thánh, giảng dạy và giúp đỡ người khác. Nhờ vậy, tôi có cơ hội để gặp gỡ một con người vĩ đại, một trí óc vĩ đại, và một con người với nhiều chiều kích và nhiều khả năng trong truyền thông. Ngài đã nói với tôi rằng, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra và phát triển, truyền thông thì quan trọng nhưng điều quan trọng hơn là Lectio divina, chúng ta phải tự huấn luyện chính mình cũng như giúp người trẻ biết phương pháp đọc Kinh Thánh – đọc Kinh thánh trong bầu khí cầu nguyện. Lời Chúa sẽ giải phóng chúng ta và giúp ích cho đời sống của chúng ta rất nhiều. Tôi nghĩ rằng Đức Hồng Y Martini có một cái nhìn rất xa về Giáo hội và ngài cũng là một con người vĩ đại trong lĩnh vực truyền thông. Cách đây một vài năm ngài cũng có mặt tại Bangkok để tham dự hội nghị cách thành viên SIGNIS mà thời đó còn được gọi là UNDA. Ngài được đón chào nồng nhiệt vì những đóng góp lớn lao mà ngài đã làm cho các kế hoạch mục vụ và truyền thông. Ngài là một nguồn hứng vô cùng lớn lao cho bản thân tôi. Sâu xa nhất, chúng ta đang nỗ lực để có được sự thông hiệp trong giáo hội.

Minh Triệu, SJ
Chuyển ngữ

 

[1] You-Cat, là cụm từ viết tắt của quyển tóm tắt các điểm giáo lý cho người trẻ mà ĐGH Biển Đức 16 đã giới thiệu và khuyên dùng năm 2011.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn