1
20:15 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 200

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 196


Hôm nayHôm nay : 30057

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 334179

Tổng cộngTổng cộng : 27888463

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » GIÁO LÝ PHỔ THÔNG

Giáo lý Cộng Đồng 2017 và "YOUCAT"

Thứ sáu - 02/09/2016 07:10-Đã xem: 3252
Bạn trẻ thân mến! Hôm nay tôi giới thiệu cho bạn cuốn sách đặc biệt. Nó bất thường qua nội dung của nó, và với cách được soạn ra. Tôi muốn giải thích vắn tắt để bạn có thể hiểu được tính độc đáo của nó. "YouCat" (Youth Catechism) có nguồn gốc từ những năm 1980. Đây là một thời kỳ khó khăn cho Giáo hội, cũng như xã hội trên thế giới, trong nhu cầu tìm một hướng đi mới cho tương lai. Sau Công đồng Vatican II (1962-1965) trong môi trường văn hóa thay đổi, nhiều người không còn biết chính xác những gì Kitô hữu thực sự nên tin, những gì Hội Thánh dạy, hay dạy cách đơn giản (tout court) như sách Bổn, và làm thế nào các điều này có thể thích ứng với hoàn cảnh văn hóa mới
Giáo lý Cộng Đồng 2017 và "YOUCAT"

Giáo lý Cộng Đồng 2017 và "YOUCAT"


 
GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

PHỤNG VỤ NĂM A, 2017

 

TUẦN 01

 

H. Linh mục là ai?

T. Linh mục là những người tham dự vào chức Tư tế của các Giám mục và chia sẻ sứ mạng của các ngài. Nhờ Bí tích Truyền Chức Thánh, các Linh mục được thánh hiến theo hình ảnh Đức Kitô Linh Mục, để rao giảng Tin Mừng, hướng dẫn các tín hữu và cử hành việc phụng tự linh thánh như những tư tế đích thực của Tân Ước.

 

CHIA SẺ

Chức vụ của các Linh mục, vì được liên kết với hàng Giám mục, nên được tham dự vào quyền bính mà chính Đức Kitô đã dùng để xây dựng, thánh hóa và cai quản Thân Thể của Ngài là Hội Thánh.

 

Vì vậy, chức tư tế của các Linh mục, tuy đòi phải có các bí tích khai tâm Kitô giáo (Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể); nhưng còn được trao ban bằng Bí tích Truyền Chức Thánh, qua việc xức dầu bằng Chúa Thánh Thần. Và như vậy, các Linh mục nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô Tư Tế, đến nỗi các ngài có thể hành động trong cương vị của Đức Kitô là Đầu (GL 1563).

 

TUẦN 02

 

H. Phó tế là ai?

T. Phó tế là những người được truyền chức thánh, để phục vụ dân Chúa qua việc cử hành phụng vụ, rao giảng Lời Chúa và thi hành các việc bác ái.

 

CHIA SẺ

Phó tế là những người được đặt tay, không phải để lãnh nhận chức tư tế, nhưng là để phục vụ. Khi truyền chức phó tế, chỉ một mình Giám mục đặt tay. Điều này cho thấy Phó tế được liên kết đặc biệt với Giám mục trong các trách nhiệm “phục vụ” của ngài (GL 1569).

 

Bí tích truyền chức thánh ghi cho họ một ấn tín không thể tẩy xóa, làm cho họ nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, Đấng trở thành “người phục vụ”, nghĩa là tôi tớ của mọi người. Ngoài các nhiệm vụ khác, phần việc của các Phó tế là phụ giúp các Giám mục và Linh mục trong việc cử hành các mầu nhiệm thần linh, nhất là mầu nhiệm Thánh Thể, trao Mình Thánh Chúa, chứng kiến và chúc lành cho Bí tích Hôn Phối, công bố và giảng Tin Mừng, chủ sự lễ nghi an táng và dấn thân vào các việc phục vụ bác ái (GL 1570).

 

TUẦN 03

 

H. Giáo dân là ai?

T. Giáo dân là các Kitô hữu được dự phần vào sứ vụ Tư tế, Tiên tri và Vương đế của Đức Kitô, bằng việc nên thánh, làm chứng cho Đức Kitô và xây dựng Nước Trời theo ơn gọi riêng của mình.

 

CHIA SẺ

Người giáo dân tham gia vào sứ vụ Tư tế của Đức Kitô, khi họ vui lòng chấp nhận toàn bộ cuộc sống riêng của họ, nhất là trong Thánh Lễ, cùng với tất cả các hoạt động, lời cầu nguyện và việc dấn thân làm việc tông đồ. Bằng cách đó, họ “được Thiên Chúa vui lòng chấp nhận nhờ Đức Kitô” (1 Pr 2,5).

 

Người giáo dân tham dự vào sứ vụ Tiên tri của Đức Kitô, khi họ luôn đón nhận trong đức tin Lời của Đức Kitô; và can đảm loan báo Lời đó cho mọi người chung quanh, bằng chính đời sống gương mẫu của họ và hoạt động rao giảng Tin mừng.

 

Người giáo dân tham dự vào sứ vụ Vương đế của Đức Kitô, khi họ đón nhận quyền năng của Đức Kitô, để chiến thắng tội lỗi, từ bỏ chính bản thân mình, sống đời thánh thiện và dấn thân phục vụ cộng đoàn.

 

TUẦN 04

 

H. Ơn gọi của giáo dân là gì?

T. Ơn gọi của giáo dân là tìm kiếm Nước Thiên Chúa và dấn thân làm tông đồ giữa trần gian.

 

CHIA SẺ

Ơn gọi của giáo dân là tìm kiếm Nước Thiên Chúa giữa trần gian, bằng việc quản trị và sắp xếp mọi sự ở trần gian này theo đúng ý của Thiên Chúa, để góp phần làm tôn vinh Thiên Chúa và truyền thông Ơn cứu độ của Chúa cho hết mọi người.

 

Ơn gọi của giáo dân là dấn thân làm việc tông đồ giữa trần gian, bằng việc siêng năng hoạt động tông đồ theo đúng sứ vụ, đúng ý hướng và đúng cách thức mà Hội Thánh trao phó, để có thể đem Tin mừng của Chúa thấm nhập vào mọi sinh hoạt xã hội, giáo dục, chính trị và kinh tế...

 

TUẦN 05

 

H. Tu sĩ là ai?

T. Tu sĩ là những Kitô hữu muốn bước theo Chúa Giêsu cách triệt để hơn, qua việc giữ các lời khuyên Phúc Âm về khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục, trong một bậc sống bền vững được Hội Thánh công nhận.

 

CHIA SẺ

Có nhiều lời khuyên Phúc Âm được đề ra cho tất cả mọi Kitô hữu, để chúng ta noi theo và sống thánh thiện. Riêng các Tu sĩ, họ là những người đã tự nguyện sống trọn vẹn ba lời khuyên: khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, để giúp họ nên thánh. Việc tự nguyện tuyên giữ các lời khuyên này trong một bậc sống vững bền, được Hội Thánh công nhận, là đặc tính của đời sống thánh hiến cho Thiên Chúa.

 

Tuy bậc sống thánh hiến này không liên quan đến cơ cấu phẩm trật của Hội Thánh, nhưng vẫn thuộc về đời sống và sự thánh thiện của Hội Thánh một cách vững bền (LG, 44). Thực vậy, ngay từ thời sơ khai của Hội Thánh, đã có những người nam và người nữ, có ý muốn nhờ việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm, để bước theo Đức Kitô một cách tự do hơn, khắng khít hơn, hầu sống cả cuộc đời tận hiến cho Thiên Chúa, phục vụ đồng loại. Chính đời sống tận hiến này đã góp phần làm chứng cho niềm hy vọng Nước Trời. Đồng thời loan báo sự vinh quang đời sau, trong Hội Thánh hiện tại.

 

TUẦN 06

 

H. Ngoài các tín hữu ở trần gian, Hội Thánh còn có những ai?

T. Ngoài các tín hữu ở trần gian, Hội Thánh còn có các tín hữu đã qua đời đang được thanh luyện, hay đang hưởng vinh quang Thiên Chúa.

 

CHIA SẺ

Hội Thánh Chúa có ba thành phần: (1) Các tín hữu còn sống, còn gọi là Hội Thánh lữ hành. (2) Các tín hữu đang chịu thanh luyện trong Luyện ngục, còn gọi là Hội Thánh đau khổ (3) Các tín hữu đang hưởng vinh quang với Chúa trên Thiên Đàng, còn gọi là Hội Thánh khải hoàn.

 

Cả ba thành phần Hội Thánh này đều thông công mật thiết với nhau trong cùng một đức tin, đức mến và đức cậy; vì cả ba cùng thuộc về Đức Kitô và được liên kết vững bền với nhau trong Đức Kitô là Đầu Nhiệm Thể của Hội Thánh. Tất cả cùng nhau làm thành một đại gia đình duy nhất trong Đức Kitô là Hội Thánh, để ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

TUẦN 07

 

H. Các tín hữu hiệp thông với nhau thế nào?

T. Các tín hữu ở trần gian, các linh hồn nơi Luyện ngục và các Thánh trên Thiên đàng cùng hiệp thông với nhau trong Đức Kitô và chia sẻ mọi ơn lành cho nhau. Đây là mầu nhiệm các thánh cùng thông công.

 

CHIA SẺ

Hội Thánh lữ hành hiệp thông với nhau, trong đức tin, đức ái, lời cầu nguyện, các bí tích và các đoàn sủng. Đồng thời chia sẻ của cải vật chất với nhau trong tinh thần liên đới và tương trợ. Sự hiệp thông này thẳm sâu đến nỗi, điều gì mỗi người làm hay chịu, trong và vì Đức Kitô, cũng đều mang lại hoa trái cho mọi người. Như thế mọi Kitô hữu đều có liên hệ trách nhiệm với nhau trong cả sự lành và sự dữ.

 

Hội Thánh lữ hành hiệp thông với Hội Thánh đau khổ, bằng việc chúng ta truyền thông cho các linh hồn những lợi ích thiêng liêng của Hội Thánh. Đó là những lời cầu nguyện, việc hi sinh, bác ái, nhất là tham dự Thánh Lễ cầu nguyện cho các nhài, vì “dâng hy lễ để đền tội cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi, là một việc đạo đức và thánh thiện” (2 Mcb 12,45). Phần các linh hồn, các ngài cũng dâng mọi đau khổ để cầu nguyện cho chúng ta.

 

Hội Thánh lữ hành hiệp thông với Hội Thánh khải hoàn, bằng việc noi gương các nhân đức của các Thánh và siêng năng cầu nguyện với các ngài. Phần các Thánh, các Ngài cũng không ngừng cầu nguyện với Chúa cho chúng ta. Nhờ vậy, sự yếu đuối của chúng ta được giúp đỡ rất nhiều, bằng sự quan tâm đặc biệt của các Thánh.

 

TUẦN 08

 

H. Vì sao gọi Đức Maria là Mẹ Hội Thánh?

T. Vì Đức Maria đã sinh ra Chúa Giêsu là Đầu của Hội Thánh; và vì trên Thánh giá, Chúa Giêsu đã trối Đức Maria làm Mẹ Hội Thánh qua thánh Gioan Tông đồ.

 

CHIA SẺ

Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc là Mẹ Hội Thánh trong trật tự ân sủng, bởi vì Mẹ đã sinh ra Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, là Đầu của Thân Thể Ngài là Hội Thánh. Khi sắp chết trên Thánh giá, Chúa Giêsu đã trối Đức Maria làm mẹ của Gioan, là đại diện cho Hội Thánh, bằng những lời này: “Đây là mẹ của con” (Ga 19,27).

 

Sau khi Chúa Giêsu tử nạn và phục sinh, Đức Maria luôn ở bên cạnh các Tông đồ để cùng cầu nguyện, khẩn cầu hồng ân Chúa Thánh Thần, Đấng đã phủ bóng trên ngài trong ngày truyền tin. Và cùng với các Tông đồ, Đức Maria đã vui mừng đón nhận Ơn Chúa Thánh Thần.

 

Sau khi hoàn tất cuộc đời trần thế, Đức Maria đã được đưa lên trời cả hồn cả xác, hưởng vinh quang trọn đời với Chúa. Cuộc lên trời của Đức Maria cũng là hình bóng về sự phục sinh vinh hiển của cả Hội Thánh. Có thể nói, Đức Maria là thành phần ưu việt và tuyệt đối độc nhất vô nhị của Hội Thánh. Đồng thời Mẹ cũng là mẫu gương điển hình của Hội Thánh. Vì thế, Hội Thánh luôn kêu cầu Mẹ dưới các tước hiệu là Trạng sư, Đấng bảo trợ, Đấng trung gian và là Mẹ Hội Thánh.

 

TUẦN 09

 

H. Chúng ta phải tôn kính Đức Maria thế nào?

T. Chúng ta phải đặc biệt tôn kính và yêu mến Đức Maria, bằng cách tham dự các ngày lễ kính Đức Mẹ, siêng năng cầu nguyện với Đức Mẹ qua các kinh nguyện, nhất là kinh Mân côi, và noi gương bắt chước các nhân đức của Đức Mẹ.

 

CHIA SẺ

Đức Maria được Hội Thánh tôn kính một cách đặc biệt. Thực vậy, từ thời rất xa xưa, Đức Trinh nữ Maria đã được tôn kính dưới tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa”. Các tín hữu đã khẩn cầu với Đức Mẹ và ẩn náu dưới sự che chở của Đức Mẹ trong mọi cơn gian nan khốn khó.

 

Phụng tự tôn kính Đức Mẹ tuy là độc nhất vô nhị, nhưng tự bản chất vẫn khác biệt với phụng tự tôn thờ chỉ dành riêng cho Ba Ngôi cực thánh. Việc tôn kính đặc biệt dành cho Đức Mẹ được diễn tả một cách độc đáo trong các ngày lễ phụng vụ dành kính Mẹ Thiên Chúa, cũng như trong các kinh nguyện tôn kính Đức Mẹ, như kinh Mân Côi, được xem là bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng.

 

TUẦN 10

 

H. Khi nhìn lên Đức Maria, chúng ta thấy hình ảnh nào về Hội Thánh?

T. Khi nhìn lên Đức Maria, chúng ta thấy hình ảnh mầu nhiệm của Hội Thánh trong cuộc lữ hành trần gian và trong vinh quang Nước trời.

 

CHIA SẺ

Khi nhìn lên Đức Maria, là Đấng hoàn toàn thánh thiện và đã được tôn vinh cả hồn lẫn xác, Hội Thánh chiêm ngắm nơi Mẹ điều mà Hội Thánh được kêu gọi để sống trên trần gian; và điều mà Hội Thánh sẽ trở thành trên quê hương thiên quốc.

 

(1) Hội Thánh chiêm ngắm nơi Đức Mẹ điều mà Hội Thánh được kêu gọi để sống trên trần gian: Đó là thực hiện cuộc lữ hành đức tin trong đức mến và đức cậy, noi gương Mẹ Maria. Cuộc lữ hành đức tin này luôn vang vọng lời “xin vâng” trong mọi hoàn cảnh và trong suốt cả cuộc đời, để cho ý Chúa được thực hiện, noi gương Mẹ Maria.

 

(2) Hội Thánh chiêm ngắm nơi Đức Mẹ điều mà Hội Thánh sẽ trở thành trên quê hương thiên quốc: Ở đó, Hội Thánh sẽ được kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa một cách trọn vẹn và không thể phân chia, trong sự hiệp thông của các Thánh. Ở đó có một người đang mong đợi Hội Thánh, người mà Hội Thánh tôn kính với tư cách là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Hội Thánh, đó là Đức Maria.

 

TUẦN 11

 

H. Chúng ta được tha tội qua những bí tích nào?

T. Chúng ta được tha tội qua hai bí tích này: (1) Một là Bí tích Rửa Tội: tha tội tổ tông và các tội riêng. (2) Hai là Bí tích Thống Hối: tha các tội riêng chúng ta đã phạm sau khi đã được rửa tội.

 

CHIA SẺ

Bí tích Rửa Tội là bí tích đầu tiên và căn bản để tha tội, vì bí tích này kết hợp chúng ta với Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, và đã sống lại vì sự công chính hóa của chúng ta, để “chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6,4). Vì thế, khi ta tuyên xưng đức tin và được tẩy sạch nhờ Bí tích Rửa Tội, thì ơn tha thứ được ban cho ta một cách hết sức dư dật, đến nỗi không còn tội lỗi nào phải tẩy xóa, dù là tội tổ tông, hay những tội riêng; và ta cũng không phải chịu hình phạt nào để đền tội.

 

 Bí tích Thống Hối, còn gọi là Bí tích Hòa Giải, là bí tích dành cho chúng ta sau khi đã lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Bí tích này giúp ta giao hòa với Thiên Chúa và với Hội Thánh. Đây là bí tích đã được Đức Kitô ký thác cho Hội Thánh. Nhờ đó tội của mọi hối nhân có thể được tha thứ, cho dù họ có phạm tội mãi đến ngày cuối cùng của cuộc đời.

 

TUẦN 12

 

H. Vì sao Hội Thánh có quyền tha tội?

T. Vì chính Chúa Giêsu đã trao cho các Tông đồ quyền tha tội, khi Ngài nói với các ông: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì tội người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23).

 

CHIA SẺ

Hội Thánh đã lãnh nhận chìa khóa Nước Trời, để trong Hội Thánh, nhờ Máu Đức Kitô và tác động của Chúa Thánh Thần, việc tha thứ tội lỗi được thể hiện. Trong Hội Thánh, linh hồn đã chết do tội lỗi được hồi sinh, để được cùng sống với Đức Kitô. Nhờ ân sủng của Ngài, mà chúng ta được ơn cứu độ.

 

Thật vậy! Không có tội nào, dù nặng nề đến mấy, mà Hội Thánh không thể tha thứ. Bất kỳ ai, dù gian ác và xấu xa đến đâu, vẫn hi vọng chắc chắn mình sẽ được tha thứ, miễn là người đó thật sự thống hối về các lầm lạc của mình. Đức Kitô, Đấng đã chết và đã sống lại để đem Ơn cứu độ cho tất cả mọi người, đã muốn rằng: Các cửa của sự tha thứ trong Hội Thánh của Ngài phải luôn được rộng mở cho bất cứ ai quyết tâm từ bỏ tội lỗi mà trở về.

 

Xưa nay Hội Thánh vẫn thực thi quyền tha tội một cách thông thường, qua các Giám mục và các Linh mục trong Bí tích Thống Hối. Tuy nhiên các tư tế hay các bí tích cũng chỉ là những dụng cụ của Thiên Chúa mà thôi. Qua đó, Chúa Kitô, là Tác Giả và là Đấng ban phát Ơn cứu độ; chính Ngài sẽ thực hiện việc tha tội cho chúng ta.

 

TUẦN 13

 

H. “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” nghĩa là gì?

T. Nghĩa là thân xác con người sau khi chết sẽ phải hư nát, nhưng Thiên Chúa sẽ cho thân xác ấy được sống lại trong ngày tận thế.

 

CHIA SẺ

Hai chữ “thân xác” chỉ con người trong tình trạng yếu đuối và phải chết. Vì thế khi nói “xác sống lại” nghĩa là sau khi chết, không những linh hồn ta bất tử, mà cả “thân xác phải chết” của ta cũng sẽ được nhận lại sự sống mới (Rm 8,11). Thật vậy, chúng ta tin Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên thân xác. Chúng ta tin Ngôi Lời mặc lấy thân xác để cứu chuộc thân xác. Chúng ta cũng tin vào sự sống lại của thân xác. Đó là tột đỉnh của công trình tạo dựng và cứu chuộc thân xác.

 

Do sự chết, linh hồn bị tách biệt khỏi thân xác. Nhưng khi phục sinh, Thiên Chúa sẽ trả lại sự sống bất hoại cho thân xác đã được biến đổi. Cũng như Đức Kitô đã phục sinh và sống lại muôn đời, thì tất cả mọi người cũng sẽ được sống lại trong ngày sau hết, với một thân xác không còn hư nát. “Ai đã làm điều lành, thì sẽ sống lại để được sống. Ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án” (Ga 5,29).

 

TUẦN 14

 

H. Khi chết, con người ra sao?

T. Khi chết, linh hồn và thân xác con người sẽ tách rời nhau. Thân xác sẽ chịu cảnh hư nát. Còn linh hồn sẽ chịu sự phán xét của Thiên Chúa; và chờ ngày kết hợp lại với thân xác được biến đổi, khi Chúa lại đến trong vinh quang.

 

CHIA SẺ

Do hậu quả của tội tổ tông, con người phải chịu chết về phần xác (GS, 18). Vì thế, khi chết, linh hồn và thân xác sẽ tách rời nhau. Thân xác vì là vật chất, nên sẽ bị huỷ hoại; trong khi linh hồn vì là thiêng liêng bất tử, nên sẽ chịu sự phán xét của Thiên Chúa; và chờ đợi ngày được kết hợp lại với thân xác, khi thân xác được biến đổi vào ngày Chúa trở lại. Việc tìm hiểu sự sống lại sẽ diễn ra như thế nào, là điều vượt quá khả năng của trí tưởng tượng và sự hiểu biết của chúng ta.

 

Nhưng chúng ta tin rằng: Đức Kitô đã tự nguyện chịu chết vì chúng ta một cách trọn vẹn, trong sự vâng phục thánh ý Chúa Cha. Bằng cái chết của Ngài, Ngài đã chiến thắng sự chết. Và như vậy, Ngài đã mở ra cho tất cả mọi người con đường sống lại trong ngày sau hết, và có khả năng được Ơn cứu độ. “Đây là lời đáng tin cậy: Nếu ta cùng chết với Ngài, ta sẽ cùng sống với Ngài” (2 Tm 2,11).

 

Cũng nên nhớ rằng, sau khi mọi người kết thúc cuộc đời duy nhất trên trần gian này, thì không một ai sẽ trở lại với những cuộc đời trần thế khác. “Phận người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét” (Dt 9,27). Vì vậy, không có việc “đầu thai” sau khi chết.

 

 TUẦN 15

 

H. Đời sống vĩnh cửu là gì?

T. Đời sống vĩnh cửu là đời sống không có kết thúc, được bắt đầu ngay sau khi chết. Để bước vào đời sống này, mỗi người phải trải qua một cuộc Phán xét riêng do chính Đức Kitô, vị Thẩm Phán của kẻ sống và kẻ chết.

 

CHIA SẺ

Người Kitô hữu nào kết hợp sự chết riêng của mình với sự chết của Đức Kitô, thì coi sự chết như là việc đến với Chúa và đi vào sự sống vĩnh cửu. Vì thế, ngay sau khi qua đời, mỗi người trong linh hồn bất tử của mình, sẽ phải ra trình diện trước mặt Chúa và chịu sự Phán xét riêng. Đồng thời người ấy nhận lấy sự thưởng phạt muôn đời của mình, từ nơi Đức Kitô, Đấng phán xét kẻ sống và kẻ chết. Đời sống thưởng phạt công minh vĩnh cửu này sẽ được đóng ấn trong cuộc Phán xét chung.

 

TUẦN 16

 

H. Phán xét riêng là gì?

T. Phán xét riêng là cuộc phán xét xảy ra ngay sau khi chết. Tùy theo đức tin và các việc làm của mỗi người, mà được lên Thiên đàng hay xuống Hỏa ngục, hoặc vào Luyện ngục.

 

CHIA SẺ

Phán xét riêng là cuộc phán xét thưởng phạt ngay lập tức, mà mỗi người ngay sau khi chết phải lãnh nhận từ Thiên Chúa trong linh hồn bất tử của mình. Sự phán xét này có liên quan đến đức tin và các việc làm của mình khi còn sống ở trần gian.

 

Ngay sau cuộc phán xét này, linh hồn sẽ nhận sự phân định thưởng phạt công minh của Chúa: Có thể họ được vào hưởng hạnh phúc Thiên đàng ngay lập tức; hoặc họ phải chịu một cuộc thanh luyện thích hợp trong Luyện ngục, rồi mới được vào Thiên đàng; hay họ phải chịu phạt muôn đời trong Hỏa ngục.

 

TUẦN 17

 

H. Thiên đàng là gì?

T. Thiên đàng là tình trạng hạnh phúc tràn đầy và vĩnh viễn, vì được hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa Ba Ngôi và cộng đoàn các Thánh.

 

CHIA SẺ

Thiên đàng là tình trạng hạnh phúc tối thượng và vĩnh viễn. Ai chết trong ân sủng của Thiên Chúa và không cần bất cứ sự thanh luyện cuối cùng nào, sẽ được qui tụ quanh Chúa Giêsu, Đức Maria, các Thiên thần và các Thánh. Như vậy các ngài tạo thành Hội Thánh thiên quốc, nơi các ngài được chiêm ngắm Thiên Chúa “mặt giáp mặt” (1 Cr 13,12). Các ngài sống trong sự hiệp thông tình yêu với Thiên Chúa Ba Ngôi và sẵn sàng chuyển cầu cho chúng ta.

 

Chúng ta tin rằng: Sống trên Thiên đàng là được “ở với Đức Kitô” (Ga 14,3; Pl 1,23), là được “ở trong Đức Kitô” (1 Tx 4,17). Còn mầu nhiệm được hiệp thông vinh phúc với Thiên Chúa và các Thánh cụ thể như thế nào, thì điều này vượt quá sự hiểu biết và khả năng trình bày của con người. Kinh Thánh chỉ nói rằng: “Điều mắt chẳng hề thấy; tai chẳng hề nghe; lòng người không hề nghĩ tới, đó là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Ngài” (1 Cr 2,9).

 

TUẦN 18

 

H. Luyện ngục là gì?

T. Luyện ngục là tình trạng của những người chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng họ cần được thanh luyện trước khi được hưởng hạnh phúc Thiên đàng.

 

CHIA SẺ

Những người chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, thì tuy họ chắc chắn sẽ được cứu độ muôn đời, nhưng họ còn phải chịu sự thanh luyện trong Luyện ngục một thời gian, để đạt được sự thánh thiện cần thiết, hầu tiến vào Thiên đàng hưởng niềm vui của Thiên Chúa.

 

Như thế, sự thanh luyện trong Luyện ngục khác hẳn với hình phạt của những người bị luận phạt trong Hỏa ngục. Hội Thánh công bố điều này dựa trên các Công đồng Florentinô và Tridentinô (DS 1304; DS 1580); và dựa trên một số văn bản khác của Thánh Kinh (Mt 12,32; 1 Cr 3,15; 1 Pr 1,7).

 

TUẦN 19

 

H. Chúng ta có thể làm gì cho các linh hồn nơi Luyện ngục?

T. Chúng ta có thể cầu nguyện, đặc biệt là dâng Thánh Lễ, làm những việc bố thí, những ân xá và những việc hãm mình, để cầu cho các linh hồn nơi Luyện ngục.

 

CHIA SẺ

Nhờ sự “các thánh thông công”, các tín hữu còn lữ hành trên trần gian có thể giúp đỡ các linh hồn nơi Luyện ngục bằng cách dâng lời cầu khẩn, đặc biệt là Thánh Lễ và cả những việc bố thí, ân xá và những việc hãm mình để cầu nguyện cho họ. Thực vậy, đối với một số tội có thể được tha ở đời này; còn một số tội khác có thể được tha ở đời sau (GL 1031). Vì thế, ngay từ thời Hội Thánh sơ khai, các tín hữu đã có thói quen cầu nguyện cho những người đã chết. Sách Macabêô kể: “Ông Giuda Macabêô đã dâng hi lễ đền tội cho những người qua đời, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2 Mcb 12,46).

 

Vậy chúng ta hãy giúp đỡ các linh hồn trong Luyện ngục và hãy năng nhớ đến họ. Nếu xưa kia hy lễ của ông Gióp đã đền tội được cho các con của ông, thì tại sao ngày nay ta lại hồ nghi, là liệu những lễ tế của ta dâng lên Chúa để cầu nguyện cho người quá cố có đem đến cho họ một an ủi nào không? Chúng ta đừng ngần ngại giúp đỡ những người đã qua đời và dâng nhiều lời cầu nguyện cho họ (GL 1032). Đồng thời phó thác họ cho Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.

 

TUẦN 20

 

H. Hỏa ngục là gì?

T. Hỏa ngục là án phạt đời đời bị tách khỏi Thiên Chúa, dành cho những ai chết trong tình trạng mắc tội trọng.

 

CHIA SẺ

Hoả ngục là án phạt đời đời dành cho những ai, do sự tự do lựa chọn của họ, mà chết trong tình trạng mất ơn nghĩa với Chúa, nghĩa là chết khi mang tội trọng. Hình phạt chính yếu của Hỏa ngục là phải xa cách Thiên Chúa đời đời, vì chính họ đã chọn như thế khi còn sống.

 

Chúng ta tin rằng: Chỉ nơi Thiên Chúa, con người mới có sự sống và hạnh phúc trọn vẹn. Vì thế, con người được tạo dựng là để hưởng những điều ấy và họ luôn khao khát những điều ấy. Nhưng đối với những ai đã dùng sự tự do của mình để mang tội trọng khi chết, là họ đã khước từ niềm hạnh phúc Thiên đàng; và tự chọn cho mình sống trong cảnh Hỏa ngục. Đức Kitô đã diễn tả tình trạng Hoả ngục bằng những lời này: “Quân bị nguyền rủa kia, đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời” (Mt 25,41).

 

TUẦN 21

 

H. Vì sao Thiên Chúa nhân hậu, mà lại có Hỏa ngục?

T. Vì Thiên Chúa tôn trọng các quyết định tự do của con người, nhưng họ lại từ chối tình yêu và tự loại mình ra khỏi sự hiệp thông với Ngài.

 

CHIA SẺ

Thiên Chúa muốn “cho mọi người ăn năn hối cải” (2 Pr 3,9), nhưng vì Ngài đã tạo dựng con người có tự do và có trách nhiệm, nên Ngài luôn tôn trọng các quyết định của họ. Vì thế, nếu cho đến lúc chết, con người vẫn còn ở trong tình trạng mắc tội trọng, nghĩa là cố tình từ chối tình yêu nhân từ của Thiên Chúa, thì chính họ, với sự tự do hoàn toàn của họ, đã tự ý loại mình ra khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa. Điều này là do chính họ muốn, chứ không phải do ý Thiên Chúa.

 

Vì thế, ta phải hoàn toàn nhận lấy trách nhiệm về chính sự sống và sự chết của mình, vì sự tự do chọn lựa của ta hôm nay có liên quan mật thiết đến số phận đời đời của mình. Thiên Chúa không muốn cho ai xuống Hỏa ngục (GL 1037). Nhưng đối với những ai cố chấp sống trong tội trọng, thì Thiên Chúa phải tôn trọng tự do chọn lựa của họ mà thôi.

 

TUẦN 22

 

H. Phán xét chung là gì?

T. Phán xét chung là sự phán xét cuối cùng về hạnh phúc hay án phạt đời đời, mà Chúa Giêsu công bố cho mọi người khi Ngài trở lại trong vinh quang.

 

CHIA SẺ

            Hội Thánh Roma tin và tuyên xưng cách chắc chắn rằng: Vào ngày Phán xét chung, tất cả mọi người cùng với thân xác sống lại của mình, sẽ phải ra trình diện trước tòa án của Đức Kitô, để trả lẽ về các hành vi của mình khi còn sống ở trần gian (GL 1059).

 

            Lúc đó những người công chính sẽ hiển trị muôn đời cùng với Đức Kitô, bằng cả thân xác và linh hồn đã được tôn vinh. Còn những người không có ơn nghĩa cùng Chúa, sẽ phải xa rời Thiên Chúa vĩnh viễn, cùng với thân xác và linh hồn của họ           

 

            Như thế, Phán xét chung là sự phán quyết cuối cùng về cuộc sống hạnh phúc hay án phạt đời đời, mà Chúa Giêsu sẽ tuyên bố cho “những người công chính cũng như kẻ có tội” (Cv 24,15), khi tất cả mọi người qui tụ lại trước mặt Thiên Chúa, trong ngày tận thế, mà chỉ mình Thiên Chúa biết. Sau cuộc Phán xét chung này, thân xác sống lại sẽ được tham dự vào sự thưởng phạt, mà linh hồn đã lãnh nhận trong cuộc Phán xét riêng.

 

TUẦN 23

 

H. Hy vọng trời mới đất mới nghĩa là gì?

T. Nghĩa là hy vọng vào ngày sau hết, vũ trụ sẽ được biến đổi và được thông phần vào vinh quang của Đức Kitô, làm nên trời mới đất mới.

 

CHIA SẺ

            Sau cuộc Phán xét chung, cũng là cuộc phán xét cuối cùng, vũ trụ này sẽ được giải thoát khỏi cảnh nô lệ của sự hư nát. Vũ trụ này sẽ được dự phần vào vinh quang của Đức Kitô với việc khai mạc “trời mới đất mới” (2 Pr 3,13). Như thế sự viên mãn của Nước Thiên Chúa sẽ đạt đến đích điểm, nghĩa là ý định cứu độ của Thiên Chúa được hoàn thành vĩnh viễn, đó là: “Qui tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô” (Ep 1,10). Khi ấy Thiên Chúa sẽ “có toàn quyền trên muôn loài” (1 Cr 15,28), trong cuộc sống đời đời.

 

            Trong trời mới đất mới này, “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ, sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21,4). Tuy nhiên, chúng ta không biết cách thức vũ trụ này sẽ biến đổi ra sao. Quả thật bộ mặt biến dạng vì tội lỗi của trần gian này đang qua đi; và Thiên Chúa đã chuẩn bị một trời mới đất mới, trong đó sự công chính sẽ lưu ngụ. Và vinh phúc của nó sẽ thỏa mãn và vượt quá mọi khát vọng về bình an của con người (GL 1048).

 

TUẦN 24

 

H. Tiếng “Amen” kết thúc Kinh Tin Kính, có nghĩa là gì?

T. Nghĩa là tôi tin những lời Thiên Chúa dạy, những điều Thiên Chúa hứa, và tôi hoàn toàn phó thác nơi Ngài.

 

CHIA SẺ

Trong tiếng Do Thái, chữ “Amen” được dùng để kết thúc quyển sách cuối cùng của Thánh Kinh (Kh 22,20), cũng như một số lời cầu nguyện của Tân Ước và các lời cầu nguyện phụng vụ của Hội Thánh. Trong Kinh Tin Kính, tiếng “Amen” diễn tả lời “Xin vâng” đầy tin tưởng và trọn vẹn của chúng ta đối với những gì chúng ta đã tuyên xưng. Qua đó, chúng ta hoàn toàn phó mình cho Đấng là AMEN tối hậu (Kh 3,14), đó là Đức Kitô.

 

Chính Đức Kitô là “Amen” vĩnh viễn của tình yêu Chúa Cha đối với chúng ta. Chính Ngài đảm nhận và thực hiện lời “Amen” của chúng ta dâng lên Chúa Cha. “Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mà mọi danh dự và vinh quang đều qui về Chúa là Cha toàn năng, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen” (GL 1065).

 

TUẦN 25

 

H. Phụng vụ là gì?

T. Phụng vụ là việc Hội Thánh chính thức cử hành mầu nhiệm Đức Kitô, để thờ phượng Thiên Chúa và thánh hóa con người.

 

CHIA SẺ

Chữ “Phụng vụ” (Liturgia) có nghĩa là “công vụ”, “phục vụ nhân danh dân chúng và cho dân chúng”. Trong truyền thống Kitô giáo, chữ “Phụng vụ” có nghĩa là dân Thiên Chúa được dự phần vào “công việc của Thiên Chúa”. Qua việc cử hành phụng vụ, chính Đức Kitô tiếp tục công trình cứu chuộc nhân loại trong Hội Thánh, với Hội Thánh và nhờ Hội Thánh của Ngài.

 

Trong Tân Ước, khi Hội Thánh tham gia vào việc cử hành phụng vụ của Đức Kitô, Hội Thánh cũng được chia sẻ chức vụ tư tế (phụng tự tế lễ), tiên tri (loan báo Tin mừng) và vương đế (phục vụ bác ái) của chính Chúa. Qua đó, Hội Thánh Chúa được góp phần phục vụ và tôn vinh Thiên Chúa; đồng thời góp phần phục vụ và thánh hóa con người, theo hình ảnh Đức Kitô.

 

TUẦN 26

 

H. Phụng vụ có vị trí nào trong Hội Thánh?

T. Phụng vụ là chóp đỉnh và là nguồn mạch các hoạt động của Hội Thánh. Qua đó, Đức Kitô tiếp tục công trình cứu độ của Ngài.

 

CHIA SẺ

Phụng vụ là hành động tuyệt đối thánh thiêng. Phụng vụ là chóp đỉnh mà mọi hoạt động của Hội thánh đều hướng tới. Phụng vụ còn là nguồn mạch phát sinh mọi năng lực của đời sống Hội Thánh. Thực vậy, phụng vụ là công trình cứu độ của Đức Kitô, cũng là hoạt động của Hội Thánh Chúa. Qua việc cử hành phụng vụ, Hội Thánh thực hiện sự hiệp thông với nhau, và là dấu chỉ hữu hình sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người, nhờ Đức Kitô. Vì thế, Hội Thánh mời gọi các tín hữu hãy tham dự phụng vụ một cách ý thức, sống động, tích cực và có hiệu quả.

 

Phụng vụ bao gồm việc cử hành các Bí tích, cử hành Phụng vụ các Giờ kinh. Nhờ cử hành phụng vụ, con người nội tâm được bén rễ sâu và đặt nền tảng đời sống mình trên tình yêu của Thiên Chúa.

 

TUẦN 27

 

H. Đức Kitô tiếp tục công trình cứu độ của Ngài trong Hội Thánh như thế nào?

T. Đức Kitô tiếp tục công trình cứu độ của Ngài trong Hội Thánh qua các bí tích, được gọi là “nhiệm cục bí tích”.

 

CHIA SẺ

Trong ngày Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã khai mở một thời đại mới trong việc phân phát các mầu nhiệm. Đó là thời đại của Hội Thánh được kéo dài cho đến tận thế. Trong thời gian này, nhờ việc Hội Thánh cử hành các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể, mà Đức Kitô luôn biểu lộ quyền năng và truyền thông các hiệu quả ơn cứu chuộc của Ngài cho Hội Thánh “cho tới khi Chúa lại đến” (1 Cr 11, 26). Hội Thánh gọi đó là “nhiệm cục bí tích”.

 

Như thế, “Nhiệm cục bí tích” là việc Hội Thánh ban phát Ơn cứu độ và tất cả các hoa trái thánh thiện phát sinh từ mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Đồng thời noi gương Đức Kitô đã phán dạy: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19b), Hội Thánh cũng đang ngày đêm tiếp tục cử hành các bí tích của Đức Kitô, nhất là Bí tích Thánh Thể, để sinh ơn ích thiêng liêng cho toàn thể Hội Thánh Chúa “cho đến khi Chúa lại đến” (1 Cr 11,26).

 

TUẦN 28

 

H. Phụng vụ là công trình của ai?

T. Phụng vụ là công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

CHIA SẺ

            Trong Phụng vụ, Chúa Cha đổ tràn các phúc lành của Ngài cho Hội Thánh trong Người Con nhập thể đã chết và đã sống lại vì chúng ta; và Ngài tuôn đổ Chúa Thánh Thần vào lòng chúng ta. Đồng thời Hội Thánh chúc tụng Chúa Cha qua việc tôn thờ, ca tụng, tạ ơn, và cầu xin Ngài ban hồng ân là Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

 

Trong Phụng vụ, Chúa Con biểu lộ và hoàn thành mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài. Khi trao ban Chúa Thánh Thần cho các Tông đồ, Chúa Con đã trao ban cho họ và những người kế nhiệm họ quyền thực hiện công trình cứu độ qua hy tế Thánh Thể và qua các Bí tích. “Chính nhờ Người, với Người và trong Người” mà các tín hữu được trao ban ân sủng.

 

Trong Phụng vụ, Chúa Thánh Thần hoạt động một cách rất chặt chẽ với Hội Thánh. Chính Chúa Thánh Thần chuẩn bị cho Hội Thánh gặp gỡ Chúa của mình. Ngài nhắc nhớ và làm tỏ hiện Đức Kitô cho đức tin của cộng đoàn. Ngài làm cho các mầu nhiệm của Đức Kitô hiện diện một cách sống động. Ngài kết hợp Hội Thánh vào đời sống và sứ vụ của Đức Kitô, làm cho hồng ân hiệp thông được sinh hoa kết quả nơi Hội Thánh.

 

TUẦN 29

 

H. Bí tích là gì?

T. Bí tích là dấu chỉ bên ngoài Chúa Giêsu đã lập và truyền lại cho Hội Thánh cử hành, để diễn tả và thông ban cho chúng ta ân sủng bên trong, là sự sống thần linh. Có bẩy Bí tích: Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể, Thống Hối, Xức Dầu bệnh nhân, Truyền Chức Thánh và Hôn Phối.

 

CHIA SẺ

Hội Thánh cử hành các bí tích với tư cách là một cộng đoàn tư tế có tổ chức, gồm:

 

(1) Các tư tế do Bí tích Rửa tội. Chẳng hạn: Người giáo dân có thể cử hành Bí tích Rửa Tội khi không có Linh mục hay Phó tế, hoặc khi phải rửa tội trong những trường hợp cần thiết hay nguy tử. Trong Thánh lễ Hôn phối, hai người hôn phối cử hành Bí tích Hôn Phối cho nhau; Linh mục và cộng đoàn chỉ là những người chứng nhận.

 

(2) Các tư tế là các thừa tác viên có chức thánh. Chẳng hạn: Các Linh mục có quyền cử hành Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức (khi được phép ĐGM), Thánh Thể, Thống Hối, Xức Dầu bệnh nhân. Các Giám mục được cử hành các Bí Tích do chức thánh, nhất là Bí tích Thêm Sức và Truyền Chức Thánh.

 

Các Bí tích mang lại nhiều hoa trái thánh thiện cho những người lãnh nhận, khi họ có sự chuẩn bị nội tâm cần thiết và xứng đáng.

 

TUẦN 30

 

H. Các Bí tích liên hệ với Đức Kitô như thế nào?

T. Các Bí tích đều bắt nguồn từ các mầu nhiệm trong cuộc đời của Đức Kitô.

 

CHIA SẺ

Những lời nói và hành động của Đức Kitô trong quãng đời ẩn dật, cũng như trong thừa tác vụ công khai của Ngài, đều có tính chất cứu độ. Chúng được tham dự trước vào quyền năng trong mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Chúng loan báo và chuẩn bị những gì Đức Kitô sẽ ban cho Hội Thánh, khi mọi sự được hoàn tất.

 

Vì thế, các mầu nhiệm trong cuộc đời của Đức Kitô, từ lời nói đến hành động của Ngài, đều là nền tảng cho các bí tích, mà chính Ngài sẽ ban tặng cho toàn thể Hội Thánh, nhờ các thừa tác viên trung thành và thánh thiện của Hội Thánh Chúa.

 

TUẦN 31

 

H. Các bí tích liên hệ với Hội Thánh thế nào?

T. Các bí tích đều là của Hội Thánh theo hai nghĩa: (1) Một là do Hội Thánh, vì là hoạt động của Hội Thánh; (2) Hai là cho Hội Thánh, vì các bí tích xây dựng Hội Thánh.

 

CHIA SẺ

            Các bí tích đều là của Hội Thánh theo hai nghĩa: “do Hội Thánh” và “cho Hội Thánh”.

 

(1) Các bí tích là “do Hội Thánh”, vì Hội Thánh là bí tích cứu độ nhờ hành động của Đức Kitô, Đấng đang hoạt động vô hình trong Hội Thánh, nhờ sứ vụ của Chúa Thánh Thần.

 

(2) Các bí tích là “cho Hội Thánh”, vì nhờ các bí tích mà Hội Thánh Chúa được xây dựng một cách vững bền, có sức truyền thông sự sống thần linh cho toàn thể Hội Thánh; đặc biệt trong Bí tích Thánh Thể là mầu nhiệm của sự hiệp thông trọn vẹn. Trong đó, mối dây liên kết chặt chẽ giữa Thiên Chúa và Hội Thánh được biểu lộ một cách hữu hình và sống động.

 

TUẦN 32

 

H. Ấn tín bí tích là gì?

T. Ấn tín bí tích là dấu ấn thiêng liêng, Thiên Chúa in vào lòng những người lành Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Truyền Chức Thánh, như lời hứa và bảo đảm cho sự che chở của Ngài. Vì ấn tín không thể xóa được, nên các bí tích này chỉ được lãnh một lần mà thôi.

 

CHIA SẺ

Ba bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Truyền Chức Thánh, ngoài việc trao ban ân sủng, còn ban cho người lãnh nhận một dấu ấn bí tích, gọi là ấn tín thiêng liêng. Ấn tín này là lời hứa và bảo đảm sự che chở của Thiên Chúa.

 

Nhờ ấn tín này, người Kitô hữu được trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Họ được tham dự vào chức tư tế của Ngài theo nhiều cách. Họ là thành phần trong Hội Thánh theo những bậc sống và phận vụ khác nhau. Nhưng ơn gọi chung của họ là phụng thờ Thiên Chúa và phục vụ Hội Thánh.

 

Việc người tín hữu được đồng hình đồng dạng với Đức Kitô và với Hội Thánh như thế, là do tác động của Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong Hội Thánh. Vì ấn tín không thể xóa được, nên ba Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Truyền Chức Thánh chỉ được lãnh nhận một lần mà thôi.

 

TUẦN 33

 

H. Vì sao gọi là bí tích đức tin?

T. Vì khi lãnh nhận bí tích, chúng ta phải có đức tin. Đồng thời nhờ các bí tích, đức tin của chúng ta thêm mạnh mẽ vững vàng.

 

CHIA SẺ

Không những các bí tích giả thiết phải có đức tin, mà các bí tích còn nuôi dưỡng, củng cố và diễn tả đức tin bằng lời đọc và những nghi thức. Qua việc cử hành các bí tích, Hội Thánh tuyên xưng đức tin tông truyền đã lãnh nhận từ các Tông đồ. Từ đó có câu thành ngữ cổ “lex orandi, lex credendi”, nghĩa là “luật cầu nguyện, luật đức tin”. Điều này muốn nói: Luật của việc cầu nguyện là luật của đức tin. Hội Thánh tin như Hội Thánh cầu nguyện.

 

Vì vậy, không một nghi thức bí tích nào được tùy tiện sửa đổi hay thêm bớt theo sở thích của thừa tác viên hay cộng đoàn. Chính thẩm quyền tối cao của Hội Thánh cũng không thể thay đổi phụng vụ theo sở thích riêng của mình; nhưng chỉ được làm như vậy trong sự vâng phục đức tin và tôn kính cách đạo hạnh mầu nhiệm của phụng vụ.

 

 

TUẦN 34

 

H. Ai ban ân sủng trong các bí tích?

T. Chính Đức Kitô hoạt động và thông ban ân sủng trong các bí tích. Nhưng ân sủng này có mang lại lợi ích hay không, thì còn tùy thuộc vào sự chuẩn bị nội tâm của người lãnh nhận.

 

CHIA SẺ

Hội Thánh luôn khẳng định: Các bí tích hữu hiệu “ex opere operato” (do chính hành động được hoàn tất). Chính Đức Kitô là Đấng thiết lập các bí tích và trao ban cho Hội Thánh. Do vậy, các bí tích trở nên hữu hiệu là nhờ công trình cứu độ của Đức Kitô đã được hoàn thành một lần cho mãi mãi.

 

Vì thế, khi một bí tích được cử hành theo đúng ý hướng và cách thức của Hội Thánh, thì quyền năng của Đức Kitô và Thần Khí của Ngài hành động trong và qua bí tích ấy; chứ không lệ thuộc vào sự thánh thiện của thừa tác viên cử hành. Khi lãnh nhận bí tích, thì chính Đức Kitô ban ân sủng cho người lãnh nhận. Tuy nhiên, các ân sủng của bí tích có mang lại lợi ích cho người lãnh nhận hay không, còn tùy thuộc vào thái độ của người lãnh nhận. Họ phải được chuẩn bị nội tâm một cách chu đáo và tham dự nghi thức lãnh nhận bí tích một cách sốt sắng, thánh thiện.

 

TUẦN 35

 

H. Vì sao các bí tích cần thiết cho ơn cứu độ?

T. Các bí tích rất cần thiết cho ơn cứu độ, vì các bí tích trao ban ân sủng của Chúa Thánh Thần, để Ngài chữa lành và biến đổi chúng ta.

 

CHIA SẺ

            Mặc dù không phải tất cả các bí tích đều được trao ban cho từng Kitô hữu, tuy nhiên các bí tích đều rất cần thiết cho những ai tin vào Đức Kitô, bởi vì các bí tích trao ban cho ta các ân sủng của Chúa Thánh Thần. Hoa trái của đời sống bí tích là ơn tha thứ tội lỗi, ơn được làm con của Thiên Chúa, ơn trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô và ơn được thuộc về Hội Thánh Chúa.

 

Chính Chúa Thánh Thần là Đấng đang hoạt động một cách hữu hiệu và sống động trong Hội Thánh; Ngài sẽ chữa lành và biến đổi những ai siêng năng lãnh nhận các bí tích, đem lại cho họ ơn cứu độ và các ân sủng khác.

 

TUẦN 36

 

H. Các bí tích giúp ta sống đời sống vĩnh cửu như thế nào?

T. Các bí tích cho chúng ta tham dự trước vào đời sống vĩnh cửu, đang khi chúng ta mong chờ ngày Đức Kitô ngự đến trong vinh quang.

 

CHIA SẺ

Trong các bí tích của Đức Kitô, Hội Thánh đã nhận được bảo chứng gia tài quí báu của mình. Đó là được dự phần vào đời sống vĩnh cửu của Đức Kitô, đang khi “chờ đợi ngày hồng phúc, ngày Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa cao cả và là Đấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang” (Tt 2, 13).

 

Thực vậy, ai sống đời bí tích, thì người ấy sẽ đem lại hoa trái vĩnh cửu cho chính mình và cho cả Hội Thánh. Đối với cá nhân họ, thì hoa trái vĩnh cửu là đời sống trọn vẹn cho Thiên Chúa. Đối với Hội Thánh, thì hoa trái vĩnh cửu là sự tăng trưởng trong đức mến và trong sứ vụ làm chứng cho Thiên Chúa. Như thế, cả Hội Thánh đều được hưởng trước đời sống vĩnh cửu mai sau, nhờ các bí tích, trong Đức Kitô.

 

TUẦN 37

 

H. Ai hành động trong phụng vụ?

T. Chính “Đức Kitô toàn thể” (Christus Totus), gồm Đầu và Thân Thể, hoạt động trong Phụng vụ. Với tư cách là vị Thượng Tế, Đức Kitô cử hành cùng với Thân Thể Ngài là Hội Thánh trên trời và Hội Thánh ở trần gian.

 

CHIA SẺ

Phụng vụ là công trình của “Đức Kitô toàn thể”, gồm Đầu (là chính Ngài) và Thân Thể của Ngài (là Hội Thánh trên trời và Hội Thánh ở trần gian).

 

Phụng vụ ở trên trời được cử hành do Đức Kiô là Đầu và các Thiên thần, các Thánh của Cựu Ước, Tân Ước, đặc biệt là Mẹ Thiên Chúa, các Thánh Tông đồ, các Thánh tử đạo và “một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ” (Kh 7,9). Khi cử hành mầu nhiệm cứu độ trong các bí tích, chúng ta được dự phần vào Phụng vụ vĩnh cửu này.

 

Phụng vụ ở trần gian được cử hành do Đức Kiô là Đầu và Hội Thánh ở trần gian với tư cách là dân tư tế. Trong đó mỗi người hoạt động tùy theo phận vụ riêng của mình, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần. Các người đã lãnh nhận Bí tích Rửa Tội thì hiến dâng chính mình trong hy lễ thiêng liêng. Các thừa tác viên có chức thánh thì cử hành theo thánh chức mà họ đã lãnh nhận, để phục vụ tất cả các chi thể của Hội Thánh. Các Giám mục và Linh mục thì hoạt động trong cương vị Đức Kitô là Thủ Lãnh.

 

TUẦN 38

 

H. Cử hành phụng vụ gồm những yếu tố nào?

T. Cử hành phụng vụ gồm hai yếu tố này: (1) Một là các dấu chỉ và biểu tượng, để diễn tả và thực hiện hành động cứu độ của Đức Kitô. (2) Hai là lời nói và hành động. Nhờ đó con người gặp gỡ và đối thoại với Thiên Chúa.

 

CHIA SẺ

Việc cử hành Phụng vụ được kết thành bằng các dấu chỉ và biểu tượng. Ý nghĩa của những dấu chỉ và biểu tượng này được bắt nguồn trong công trình tạo dựng và trong các nền văn hóa nhân loại, được xác định trong các biến cố của Cựu Ước và được hoàn tất trọn vẹn trong Con Người của Đức Kitô và trong  các hoạt động của Ngài.

 

Trong đời sống con người, các dấu chỉ và các biểu tượng luôn chiếm một vị trí quan trọng. Nhờ đó, con người có thể giao tiếp với nhau và với Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa cũng bày tỏ ý định của Ngài cho con người qua các dấu chỉ và biểu tượng, các lời nói và hành động.

 

Trong việc cử hành phụng vụ, cử chỉ và lời nói liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Thật vậy, dù các cử chỉ tượng trưng đã là một thứ ngôn ngữ, nhưng vẫn cần có các lời thuộc nghi thức kèm theo, để làm cho việc cử hành được sinh động. Trong phụng vụ, lời đọc và cử chỉ không thể tách rời nhau, vì chúng vừa là dấu chỉ vừa là giáo huấn. Hơn nữa chúng cũng không thể tách rời nhau, vì chúng thực hiện điều chúng biểu thị.

 

TUẦN 39

 

H. Thánh nhạc có vai trò nào trong phụng vụ?

T. Thánh nhạc liên kết chặt chẽ với hành vi phụng vụ. Vì thế, lời ca phải phù hợp với giáo lý Công giáo, được rút ra từ Thánh Kinh và các nguồn phụng vụ. Còn âm nhạc phải giúp cộng đoàn cầu nguyện và tham gia phụng vụ; phải nói lên sự phong phú về văn hóa của Dân Thiên Chúa; và phải có tính thánh thiêng của việc cử hành.

 

CHIA SẺ

Thánh nhạc được sử dụng trong phụng vụ sẽ chu toàn chức năng làm dấu chỉ của mình một cách có ý nghĩa, khi chúng liên kết chặt chẽ với hành động của phụng vụ theo ba tiêu chuẩn sau đây: (1) Thánh nhạc phải mang vẻ đẹp diễn cảm của lời cầu nguyện. (2) Thánh nhạc cần sự đồng thanh tham dự của cộng đoàn vào những lúc đã được qui định. (3) Thánh nhạc mang tính cách long trọng của cuộc cử hành.

 

Ngoài ra, thánh nhạc sẽ có ý nghĩa và mang lại nhiều hoa trái hơn, nếu được diễn tả trong sự phong phú về văn hóa đặc thù của Dân Thiên Chúa đang cử hành. Vì thế, những bài thánh ca mang tính dân tộc phải được cổ võ một cách khéo léo, để giọng ca của các tín hữu có thể vang lên trong phụng vụ. Nhưng phải luôn tuân theo các qui tắc của Hội Thánh.

 

Có như thế, thánh nhạc mới được dự phần thánh thiêng của mình vào mục đích chung của các lời nói và hành động trong phụng vụ. Đó là góp phần làm vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu. Thánh Augustino nói: “Hát là cầu nguyện hai lần” (GL 1157).

 

TUẦN 40

 

H. Các ảnh tượng thánh có mục đích gì?

T. Các ảnh tượng thánh có mục đích trình bày Đức Kitô hoặc các Thánh; công bố sứ điệp Tin Mừng; khơi dậy và củng cố đức tin các tín hữu.

 

CHIA SẺ

Các ảnh tượng không thể trình bày Thiên Chúa là Đấng vô hình và khôn tả. Nhưng ảnh tượng của Đức Kitô lại là ảnh tượng phụng vụ cách tuyệt hảo, vì Ngài đã trở nên hữu hình trong xác phàm và sống giữa loài người. Qua ảnh tượng của Ngài, chúng ta có thể chiêm ngắm vinh quang Thiên Chúa, vì “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14, 7-14). Còn các ảnh tượng Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh đều biểu lộ “hình ảnh sống động của Đức Kitô”, Đấng được tôn vinh nơi các ngài.

 

Các ảnh tượng thánh hiện diện trong các thánh đường và trong nhà của chúng ta, có mục đích khơi dậy và nuôi dưỡng đức tin vào mầu nhiệm của Đức Kitô. Qua hình ảnh Đức Kitô và các công trình cứu độ của Ngài, chúng ta tôn thờ chính Đức Kitô. Qua ảnh tượng Đức Mẹ và các Thánh, chúng ta tôn kính những vị mà các ảnh tượng này biểu thị.

 

TUẦN 41

 

H. Ngày Chúa nhật quan trọng thế nào trong Năm Phụng vụ?

T. Ngày Chúa Nhật rất quan trọng vì là “Ngày của Chúa”, ngày Chúa Phục sinh. Vì thế, ngày Chúa Nhật là nền tảng và trung tâm của cả Năm Phụng vụ.

 

CHIA SẺ

Chúa nhật, “Ngày của Chúa”, là ngày chính yếu để cử hành phụng vụ. Trong đó các tín hữu qui tụ lại “để khi nghe Lời Chúa và tham dự bí tích Thánh Thể, họ kính nhớ cuộc khổ nạn và phục sinh vinh hiển của Đức Kitô. Đồng thời họ dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã tái sinh họ trong niềm hi vọng sống động, nhờ sự chết và sống lại của Đức Kitô”.

 

Hơn nữa, ngày Chúa Nhật còn là ngày của mầu nhiệm Phục Sinh, ngày của gia đình Kitô giáo, ngày của niềm vui và ngày nghỉ việc. Có thể nói, ngày Chúa Nhật là “nền tảng và cốt lõi của cả Năm Phụng vụ”. Năm Phụng vụ có chóp đỉnh là lễ Phục sinh, ngày “lễ của các ngày lễ” (GL 1167).

 

TUẦN 42

 

H. Năm Phụng vụ là gì?

T. Năm Phụng vụ là thời gian Hội Thánh cử hành các mầu nhiệm Đức Kitô, để giúp chúng ta sống những mầu nhiệm ấy, hầu chuẩn bị đón Ngài lại đến trong vinh quang.

 

CHIA SẺ

            Năm Phụng vụ gồm các ngày lễ được Hội Thánh cử hành và kéo dài trong suốt một năm, gồm: mùa Vọng, mùa Giáng Sinh, mùa Thường Niên, mùa Chay và mùa Phục Sinh.

 

Trong suốt năm Phụng vụ, Hội Thánh cử hành toàn thể Mầu nhiệm Đức Kitô, từ lúc Ngài nhập thể cho đến ngày Ngài lại đến trong vinh quang. Trong một số ngày, Hội Thánh tôn kính Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc, Mẹ Thiên Chúa, với một lòng trìu mến đặc biệt. Hội Thánh cũng kính nhớ các Thánh là những người đã sống cho Đức Kitô, đã chịu đau khổ với Ngài và hiện đang ở với Ngài trong vinh quang. Qua đó, Hội Thánh trình bày các mẫu gương nhân đức của các Ngài, để lôi kéo các tín hữu đến với Chúa Cha, nhờ Đức Kitô, trong Chúa Thánh Thần. Để nhờ sự hiệp thông chia sẻ công nghiệp của Đức Kitô nơi các Thánh, Hội Thánh được lãnh nhận những ơn lành của Thiên Chúa, để có thể tiếp tục cuộc lữ hành trần gian cho tới ngày Chúa lại đến.

 

TUẦN 43

 

H. Phụng vụ Các Giờ Kinh là gì?

T. Phụng vụ Các Giờ Kinh là lời cầu nguyện của Đức Kitô cùng với Hội Thánh, để giúp các tín hữu thánh hóa thời gian trong ngày.

 

CHIA SẺ

Trung thành với lời khuyên của Đức Kitô là “hãy cầu nguyện không ngừng” (Lc 18,1-2), Hội Thánh đã thiết lập Phụng vụ Các Giờ Kinh, để thánh hóa thời gian suốt cả ngày đêm, và ca ngợi Thiên Chúa. Vì thế, Phụng vụ Các Giờ Kinh còn được gọi là “Kinh thần vụ”. Phụng vụ Các Giờ Kinh gồm: Kinh sách, Kinh sáng, Kinh trưa, Kinh chiều và Kinh tối. Đây là kinh nguyện công khai và thường xuyên của Hội Thánh, là lời cầu nguyện của Đức Kitô cùng với Thân Thể của Ngài.

 

Phụng vụ Các Giờ Kinh bao gồm các Thánh Vịnh, các bản văn Thánh Kinh, cũng như những bài đọc của các Giáo phụ và các Tôn sư linh đạo. Vì thế, việc cử hành Phụng vụ Các Giờ Kinh không những đòi hỏi ta phải có sự hòa hợp giữa tiếng nói và tâm hồn, mà còn phải lo cho mình có kiến thức dồi dào hơn về Phụng vụ và Thánh Kinh, nhất là về các Thánh Vịnh.

 

TUẦN 44

 

H. Hội Thánh có cần nơi chốn để cử hành phụng vụ không?

T. Hội Thánh không cần nơi chốn để cử hành phụng vụ, vì Đức Kitô là Đền Thờ đích thực của Thiên Chúa. Nhờ đó các tín hữu cũng trở thành đền thờ của Thiên Chúa hằng sống. Nhưng trong hoàn cảnh trần thế, Hội Thánh cần có nơi quy tụ để cử hành phụng vụ.

 

CHIA SẺ

Việc thờ phượng Thiên Chúa “trong Thần Khí và Sự Thật” (Ga 4,24) của Giao ước Mới không bị ràng buộc vào một nơi duy nhất, vì toàn thể trái đất này là thánh và đã được ủy thác cho con người. Khi các Kitô hữu quy tụ lại trong Đức Kitô và dưới tác động của Chúa Thánh Thần, thì điều quan trọng nhất là, chính họ là “những viên đá sống động” được gom lại, để “xây nên ngôi đền thờ thiêng liêng” (1 Pr 2,5). Hơn nữa, chính Đức Kitô mới là Đền Thờ đích thực của Thiên Chúa. Từ nơi Ngài, nguồn mạch nước hằng sống được tuôn trào trong Hội Thánh. Vì thế, khi ta được tháp nhập vào Đức Kitô, thì chính ta cũng là “đền thờ Thiên Chúa hằng sống” (2 Cr 6,16).

 

Tuy nhiên, Dân Thiên Chúa, trong hoàn cảnh trần thế, cũng cần những nơi chốn xứng hợp để cộng đoàn có thể qui tụ cử hành Phụng vụ. Những thánh đường hữu hình này không chỉ đơn giản là nơi tụ họp Dân Chúa, mà còn tỏ hiện cho mọi người thấy sự hiện diện sống động và hữu hình của Hội Thánh trần gian. Đồng thời đây còn là “Nhà cầu nguyện”, nơi “Thiên Chúa cư ngụ giữa con cái loài người”.

 

TUẦN 45

 

H. Thánh đường là gì?

T. Thánh đường là nhà của Thiên Chúa, là hình ảnh của Hội Thánh ở trần gian, và là hình ảnh của Nhà Cha trên Trời.

 

CHIA SẺ

Thánh đường là nhà cầu nguyện. Trong đó Hội Thánh cử hành các giờ kinh chung, các bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể, tôn thờ Đức Kitô thực sự hiện diện trong Nhà Tạm. Vì thế, thánh đường phải luôn sạch đẹp, để thích hợp cho việc cầu nguyện và cho việc cử hành các nghi thức thánh thiêng. Trong “ngôi nhà của Thiên Chúa”, các dấu chỉ tạo nên ngôi nhà này phải chân thật và hài hòa, biểu lộ Đức Kitô đang thực sự hiện diện và hành động ở chính nơi này. Do đó ta cần đặc biệt lưu tâm đến một số dấu chỉ hữu hình nói lên sự hiện diện của Đức Kitô trong thánh đường, đó là: bàn thờ, nhà tạm, nơi cất giữ dầu thánh, ghế chủ tế, giảng đài, giếng rửa tội, tòa giải tội.

 

Chính trong thánh đường, Hội Thánh tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi, lắng nghe Lời Chúa, dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện của mình cùng với Hy lễ của Đức Kitô đang hiện diện giữa cộng đoàn. Thánh đường còn là nơi các tín hữu hồi tâm và cầu nguyện riêng.

 

TUẦN 46

 

H. Vì sao mầu nhiệm Đức Kitô là duy nhất, lại được cử hành theo nhiều truyền thống phụng vụ khác nhau?

T. Vì mầu nhiệm Đức Kitô phong phú khôn lường, nên ngay từ đầu, sự phong phú này đã được thể hiện nơi các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau.

 

CHIA SẺ

Hội Thánh từ thời sơ khai cho đến ngày Đức Kitô ngự đến luôn trung thành với đức tin tông truyền, cùng cử hành một nội dung mầu nhiệm Vượt Qua ở mọi nơi mọi chốn; nhưng hình thức của việc cử hành có thể khác nhau. Vì Mầu nhiệm của Đức Kitô rất phong phú khôn lường, nên không một truyền thống Phụng vụ nào có thể diễn tả một cách trọn vẹn được.

 

Vì vậy, ngay từ ban đầu, sự phong phú này đã được thể hiện nơi các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau, qua những cách diễn tả đa dạng và bổ túc cho nhau cách kỳ diệu, để mầu nhiệm của Đức Kitô được loan báo “cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa” (Rm 16,26). Mầu nhiệm Đức Kitô không xóa bỏ các nền văn hóa. Trái lại, còn kiện toàn các nền văn hóa đó.

 

TUẦN 47

 

H. Tiêu chuẩn nào bảo đảm cho tính duy nhất của phụng vụ trong sự đa dạng của văn hóa?

T. Tiêu chuẩn bảo đảm cho tính duy nhất của phụng vụ trong sự đa dạng văn hóa là sự trung thành với Truyền thống Tông đồ.

 

CHIA SẺ

Chính sự trung thành với Truyền thống Tông đồ, nghĩa là sự hiệp thông trong đức tin và trong các bí tích đã lãnh nhận từ các Tông đồ, đã làm nên tính duy nhất của phụng vụ trong sự đa dạng văn hóa. Sự hiệp thông này được biểu lộ và bảo đảm bằng sự liên tục kế nhiệm Truyền thống các Tông đồ. Hội Thánh là Công giáo. Do đó, Hội Thánh có thể hội nhập tất cả những sự phong phú đích thực của các nền văn hóa khác nhau vào sự duy nhất của mình, để mang Ơn cứu độ cho mọi người.

 

Cũng nên lưu ý điều này: Trong phụng vụ, nhất là Phụng vụ Bí tích, có một phần bất biến, không thể thay đổi, vì do Đức Kitô thiết lập, mà Hội Thánh chỉ là người canh giữ. Phần khác là những gì có thể đổi thay, mà Hội Thánh có quyền; đôi khi còn có bổn phận phải thích nghi với các nền văn hóa của các dân tộc mới đón nhận Tin mừng (GL 1205).

 

TUẦN 48

 

H. Các bí tích của Hội Thánh được phân loại thế nào?

T. Các bí tích của Hội Thánh được phân thành ba loại: (1) Một là các bí tích khai tâm Kitô giáo. (2) Hai là các bí tích chữa lành. (3) Ba là các bí tích phục vụ.

 

CHIA SẺ

            Các bí tích của Hội Thánh được phân thành ba loại: (1) Các bí tích khai tâm Kitô giáo (Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể); (2) Các bí tích chữa lành (Thống Hối và Xức Dầu bệnh nhân); (3) Các bí tích phục vụ cho sự hiệp thông và sứ vụ (Truyền Chức Thánh và Hôn Phối).

 

Cả bẩy Bí tích ấy đều liên quan đến những thời điểm quan trọng trong đời sống Kitô hữu. Chúng làm cho đời sống đức tin của các Kitô hữu được sinh ra và lớn lên, được chữa lành và được trao sứ vụ. Về điều này, có một sự tương tự nào đó giữa những giai đoạn của đời sống tự nhiên và những giai đoạn của đời sống thiêng liêng (GL 1210). Trong đó, Bí tích Thánh Thể giữ một địa vị độc đáo, vì Bí tích này là “Bí tích của các Bí tích”. Thánh Tôma Aquinô đã nói: “Tất cả các bí tích đều quy hướng về Bí tích Thánh Thể như về cùng đích” (GL 1211).

 

 

TUẦN 49

 

H. Các bí tích khai tâm Kitô giáo gồm những bí tích nào?

T. Các bí tích khai tâm Kitô giáo gồm: Bí tích Rửa Tội, Bí tích Thêm Sức và Bí tích Thánh Thể. Các bí tích này tái sinh, củng cố và nuôi dưỡng các tín hữu trong đời sống mới.

 

CHIA SẺ

Ba bí tích khai tâm Kitô giáo: Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể, đặt nền tảng cho toàn bộ đời sống Kitô hữu. Đức Giáo Hoàng Phaolô thứ 6 đã nói: “Việc tham dự vào bản tính Thiên Chúa, mà ân sủng của Đức Kitô ban cho con người, có một sự tương tự nào đó với đời sống tự nhiên, là được sinh ra, lớn lên và được nuôi dưỡng. Thật vậy, được tái sinh bằng Bí tích Rửa Tội, các tín hữu được củng cố bằng Bí tích Thêm Sức, và được bồi bổ bằng Bánh Trường Sinh trong Bí tích Thánh Thể”.

 

Như vậy, nhờ các bí tích khai tâm Kitô giáo, càng ngày các tín hữu càng được lãnh nhận những kho tàng của đời sống thần linh, và tiến đến sự trọn hảo của đức mến (GL 1212).

 

TUẦN 50

 

H. Các bí tích chữa lành gồm những bí tích nào?

T. Các bí tích chữa lành gồm: Bí tích Thống Hối và Bí tích Xức Dầu bệnh nhân. Các bí tích này phục hồi và củng cố đời sống mới của các tín hữu đã bị suy yếu, hoặc đã bị mất di do tội lỗi.

 

CHIA SẺ

Nhờ các Bí tích khai tâm (Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể), các tín hữu đã được lãnh nhận sự sống mới trong Đức Kitô. Nhưng chúng ta lại mang sự sống mới ấy “trong những chiếc bình bằng sành” (2 Cr 4,7), rất dễ bể. Hơn nữa trong thân phận cát bụi, người Kitô hữu vẫn còn mang những gánh nặng của khổ đau, bệnh tật và cái chết. Đức Kitô là Thầy Thuốc chữa lành linh hồn và thể xác. Ngài biết rằng đời sống mới do Ngài ban cho chúng ta có thể bị suy yếu và thậm chí bị mất đi do tội lỗi. Vì thế Ngài đã lập Bí tích Thống Hối và Bí tích Xức Dầu bệnh nhân, để giúp ta được ơn chữa lành

 

Xưa kia chính Ngài đã tha tội và chữa lành cho người bị bại liệt. Ngài đã ban ơn cứu độ cho cả thân xác người ấy (x. Mc 2, 1-12). Nay Ngài cũng trao cho Hội Thánh hai phương dược: Bí tích Thống Hối và Bí tích Xức Dầu bệnh nhân, để nhờ đó, Hội Thánh hằng tiếp tục công trình chữa lành và cứu độ của Ngài. Nhờ vậy mà nhiều người được ơn chữa lành và cứu độ.

 

TUẦN 51

 

H. Các bí tích phục vụ gồm những bí tích nào?

T. Các bí tích phục vụ gồm: Bí tích Truyền Chức Thánh và Bí tích Hôn Phối. Hai bí tích này đem lại ân sủng riêng cho mỗi sứ vụ đặc biệt trong Hội Thánh, để xây dựng Dân Thiên Chúa.

 

CHIA SẺ

Những người lãnh nhận Bí tích Truyền Chức Thánh được thánh hiến để dẫn dắt Hội Thánh bằng Lời và ân sủng của Thiên Chúa, nhân danh Đức Kitô. Còn những người lãnh nhận Bí tích Hôn Phối thì được ban sức mạnh và được thánh hiến, để chu toàn các chức vụ và phẩm giá của bậc sống vợ chồng.

 

Như thế, cả hai Bí tích Truyền Chức Thánh và Bí tích Hôn Phối đều đem lại những ân sủng riêng, thích hợp cho mỗi sứ vụ đặc biệt trong Hội Thánh, để phục vụ việc xây dựng Dân Thiên Chúa. Cả hai bí tích này cùng đóng góp một cách đặc biệt cho sự hiệp thông trong Hội Thánh và cho Ơn cứu độ của những người khác (GL 1535).

 

TUẦN 52

 

H. Bí tích Rửa Tội là gì?

T. Bí tích Rửa Tội là bí tích Chúa Giêsu đã lập, để làm cho chúng ta được sinh lại trong đời sống mới, bởi nước và Thánh Thần.

 

CHIA SẺ

Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ: “Các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Hãy làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Hãy dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con” (Mt 28, 19-20).

 

Vì thế Bí tích Rửa Tội là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu, là “cổng vào đời sống thiêng liêng”, là “cửa mở ra” để lãnh nhận các bí tích khác. Nhờ Bí tích Rửa Tội, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và được tái sinh làm con Thiên Chúa, được trở nên chi thể của Đức Kitô, được tháp nhập vào Hội Thánh Chúa, được tham dự vào sứ vụ của Hội Thánh. Có thể định nghĩa một cách đúng đắn và thích hợp rằng: Bí tích Rửa Tội là bí tích tái sinh chúng ta bởi nước trong Lời Chúa (GL 1213).

 

 
 
"YOUCAT"
(Giáo lý Công giáo cho Người Trẻ)
(web xuanha.net)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn