1
15:45 +07 Thứ bảy, 20/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 56

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 55


Hôm nayHôm nay : 9933

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 213469

Tổng cộngTổng cộng : 27767753

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » GIÁO LÝ PHỔ THÔNG

Trắc nghiệm toàn bộ Giáo lý từ sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo

Thứ năm - 23/03/2017 10:40-Đã xem: 9126
Có những lý do chính đáng cho việc chọn lựa này. Chính Chúa Giêsu thường xuyên quy chiếu về Mười Điều Răn: “Nếu con muốn có sự sống, hãy giữ các điều răn” (Mt 19,17). Mười Điều Răn là những huấn thị dẫn đến sự sống, và thật sai lầm khi dựa vào công thức “Ngươi không được làm thế này, làm thế kia” để kết luận rằng đây chỉ là danh sách liệt kê những cấm đoán. Không phải thế, Mười Điều Răn chỉ cho chúng ta đường sự sống và giữ chúng ta xa tránh đường dẫn đến sự chết.
Trắc nghiệm toàn bộ Giáo lý từ sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo

Trắc nghiệm toàn bộ Giáo lý từ sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo

TRẮC NGHIỆM TOÀN BỘ GIÁO LÝ

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL...

 

Phần Thứ Nhất

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
(các số Giáo Lý 1-1065)

Xin đọc kỹ những câu hỏi trắc nghiệm sau đây và trả lời bằng cách khoanh tròn một trong những mẫu tự (a, b, c, d, e) đúng nhất hay một trong hai mẫu tự (Đ thay cho Đúng hay S thay cho Sai). Trong vòng 15 phút.


1. Thiên Chúa dựng nên con người với mục đích duy nhất là để con người (SGL số 1):
a- được thông phần vào sự sống vinh phúc của Ngài
b- nhận biết Ngài 
c- yêu mến Ngài 
d- làm cho Ngài được nhận biết và yêu mến

2. Vì Thiên Chúa thiêng liêng vô hình, do đó, con người tự mình không thể dùng trí khôn để nhận biết Ngài thực sự hiện hữu, mà cần phải được chính Ngài mạc khải cho mới biết (SGL số 31, 33, 36): Đ hay S?

3. Thiên Chúa mạc khải là việc Thiên Chúa (SGL số 50-53): 
a- tỏ mình ra cho con người biết về bản thân Ngài
b- tỏ mình ra cho con người biết về ý định cứu độ của Ngài
c- tỏ mình và thông mình ra một cách từ từ cho đến khi Chúa Giêsu Kitô đến 
d- cả ba câu a, b và c đều đúng

4. Con người chỉ cĩ thể nhận biết Thiên Chúa là ai và muốn gì nhờ chính mạc khải của Ngài mà thơi (SGL số 52, 35, 40, 43): Đ hay S?

5. Mạc Khải của Thiên Chúa được lưu truyền cho Giáo Hội (SGL số 76-77, 83)
a- bằng văn tự như bộ Thánh Kinh Tân Ước
b- bằng truyền khẩu mà thôi 
c- bằng cả truyền khẩu lẫn văn tự
d- qua vị thừa kế các tông đồ 
e- chỉ câu c và d đúng

6. Sở dĩ Mạc Khải của Thiên Chúa cần phải được lưu truyền vì Thiên Chúa muốn hết mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý, cũng như để Mạc Khải của Ngài được hiểu đúng như Truyền Thống Tông Đồ (SGL số 74 và 95): Đ hay S?

7. Thánh Kinh là những cuốn Sách Thánh được (SGL 105-107, 120, 122):
a- con người viết ra căn cứ vào truyền thống hay trực tiếp thấy được từ Chúa Giêsu
b- Thiên Chúa linh ứng viết ra tất cả những gì Ngài muốn nên không bao giờ sai lầm
c- Giáo Hội công nhận toàn bộ 72 hay 73 cuốn bao gồm cả Cựu Ước và Tân Ước 
d- Chỉ a và b đúng 
e- cả a, b và c đều đúng

8. Để hiểu đúng ý nghĩa Thánh Kinh, cần phải căn cứ vào ba tiêu chuẩn chắc chắn sau đây: thứ nhất là tính cách thống nhất của toàn bộ Thánh Kinh, thứ hai là truyền thống của Giáo Hội và thứ ba là tính cách thuận hợp của đức tin (SGL số 111-114): Đ hay S? 

9. Muốn được thông phần vào sự sống vinh phúc của Thiên Chúa, con người phải chấp nhận Mạc Khải Thần Linh bằng (SGL số 143-144): 
a- một đức tin tuân phục
b- trí khôn suy nghĩ xem có đúng là mạc khải của Thiên Chúa hay chỉ là những gì do con người bày tạo ra?
c- ý muốn tự do tỏ ra ưng thuận tất cả những gì Thiên Chúa tỏ ra cho loài người qua/nơi Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần
d- cả trí khôn lẫn lòng muốn 
e- chỉ có a và d đúng

10. Vì những gì con người tin tưởng là những gì con người không thấy được, nghĩa là nếu thấy được thì không còn gọi là tin nữa, thế nhưng đức tin vẫn được chứng tỏ bằng những dấu hiệu bề ngoài để giúp cho con người dễ chấp nhận những thực tại sâu nhiệm vô cùng siêu việt, nghĩa là con người vẫn có thể dùng trí khôn của mình để tìm hiểu và ý muốn tự do của mình để chấp nhận (SGL 150, 156, 158, 160): Đ hay S? 

11. Đức tin Công Giáo dạy chỉ có một Thiên Chúa duy nhất là vì Ngài đã tỏ ra (SGL số 207, 213):
a- trung thành với những gì Ngài hứa 
b- Ngài là Đấng hiện hữu
c- lúc nào cũng có đó để cứu độ 
d- tất cả a, b và c đều đúng

12. Thiên Chúa của Kitô Giáo là Thiên Chúa duy nhất như Do Thái Giáo tin tưởng, tuy nhiên, theo chính Mạc Khải của Ngài đã r ràng tỏ ra cho thấy trong Tân Ước, Ngài lại là Vị Thiên Chúa có Ba Ngôi, mỗi Ngôi đều là Thiên Chúa nhưng lại không phải là ba Thiên Chúa, vì mỗi Ngôi dù khác biệt nhau về bản thể song cũng cùng có một nguồn gốc, lấy Ngôi Cha làm chính (SGL số 253, 253, 254, 238, 245, 270): Đ hay S?

13. Thiên Chúa tạo dựng nên trời đất là để (SGL số 293):
a- tỏ vinh hiển của Ngài ra 
b- tăng thêm vinh hiển cho Ngài
c- thông ban vinh hiển của Ngài 
d- cả a, b và c đều đúng
e- chỉ a và c đúng

14. Thiên Chúa tạo dựng nên mọi sự tốt lành ngay từ ban đầu, nhưng sự dữ về luân lý là tội lỗi cùng với sự dữ về thể lý là sự chết cũng đã xẩy ra sau đó, vì Thiên Chúa đã cho phép chúng xẩy ra để rút ra từ đó một sự tốt lành hơn cho con người (SGL số 311): Đ hay S?

15. Con người là tạo vật hữu hình duy nhất được Thiên Chúa dựng nên (SGL 362, 370, 352):
a- có cả hồn lẫn xác 
b- nam nữ bình đẳng
c- cho chính họ 
d- chỉ a và b đúng 
e- cả a, b và c đều đúng

16. Cái làm cho con người giống hình ảnh Thiên Chúa nhất đó là linh hồn thiêng liêng bất tử nơi họ, để rồi, với trí khôn và lòng muốn là hai tài năng của linh hồn, con người mới có thể nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, hầu có thể được thông phần vào sự sống vinh phúc với Ngài là Đấng đã gián tiếp dựng nên linh hồn của họ qua cha mẹ họ là tác nhân (người) đã trực tiếp sinh ra họ trên trần gian này (SGL số 363, 356, 366): Đ hay S?

17. Thiên Chúa đã hóa thân làm người như loài người chúng ta là để (SGL 457-460):
a- chia sẻ thân phận làm người với chúng ta 
b- tỏ cho chúng ta thấy tình yêu của Thiên Chúa cũng như làm cho chúng ta được thông phần với bản tính thần linh của Người
c- nêu gương thánh thiện cho chúng ta bắt chước
d- cả a, b và c đều đúng 
e- chỉ b và c đúng

18. Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật, nghĩa là nơi Người một phần là Thiên Chúa và một phần là loài người, song thần tính nơi Người là chủ thể (làm chủ) nhân tính của Người (SGL số 464, 466): Đ hay S? 

19. Toàn thể đời sống trần gian của Chúa Kitô, bao gồm cả lời Người nói lẫn việc Người làm, kể cả việc Người thinh lặng và chịu khổ đau cùng cách thức Người sống và nói năng, đều là (SGL số 516-518):
a- mạc khải của Chúa Cha 
b- mầu nhiệm cứu chuộc 
c- mầu nhiệm tái tạo 
d- chỉ a và b đúng 
e- cả a, b và c đúng

20. Về đời sống trần gian của Chúa Giêsu, chỉ có một số biến cố nổi bật có tính cách quan trọng trực tiếp liên quan đến dự án cứu độ của Thiên Chúa mới được Phúc Âm nhắc đến mà thôi, như Nhập Thể, Giáng Sinh, Chịu Cắt Bì, Trốn Sang Ai Cập, Ở Lại Trong Đền Thờ, Chịu Phép Rửa, Ăn Chay Chịu Cám Dỗ, Rao Giảng, Làm Phép Lạ, Chọn Các Tông Đồ, Biến Hình Trên Núi, Rửa Chân, Tiệc Ly, Tử Nạn, Phục Sinh, Lên Trời v.v. Như thế, phần đời nào của Người không được Phúc Âm nhắc đến tức là phần đời đó không có ý nghĩa và giá trị (SGL số 512, 514, 516-518): Đ hay S?

21. Lý do khiến dân Do Thái nói chung thù ghét Chúa Giêsu đến nỗi họ đã xin thẩm quyền Rôma kết án đóng đanh Người vào thập giá là vì Người đã phạm đến những điều tối kỵ của họ như (SGL 576):
a- lề luật 
b- đền thờ 
c- niềm tin
d- tất cả a, b và c đều đúng 
e- chỉ có a và b đúng

22. Sở dĩ Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa hằng sống bất tử mà vẫn phải chết và có thể chết là vì Người đã mặc lấy bản tính bị hư đi theo nguyên tội loài người, một bản tính mà đã làm người ai cũng phải chết, do đó, vì là người thật, Người cũng phải chết như mọi người chúng ta (SGL số 600-603, 607, 609, 612, 616): Đ hay S?

23. Việc Chúa Giêsu phục sinh từ trong ci chết hết sức liên hệ đến (SGL 651-654):
a- cả việc làm lẫn giáo huấn của Người và việc công chính hóa chúng ta
b- cả lời hứa trong Cựu Ước cũng như của chính Người
c- bản tính thần linh của Người 
d- chỉ a và b đúng
e- cả a, b và c đều đúng

24. Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là việc hồi sinh như trường hợp của Lazarô mà là một cuộc hiển sinh, vì thân xác của Người hiện ra với các tông đồ mặc dù thực sự chính là thân xác đã bị đóng đanh của Người song lại là một thân xác không còn lệ thuộc vào thời gian cũng như không gian nữa (SGL số 645-646): Đ hay S? 

25. Trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần đúng là Thần Linh, song Ngài vẫn có thể được nhận thấy qua tác động của Ngài nơi (SGL số 688):
a- Thánh Kinh và Thánh Truyền 
b- Huấn Quyền và Phụng Vụ
c- lời nguyện cầu và những dấu chứng tông đồ truyền giáo
d- chỉ a và b đúng 
e- cả a, b và c đều đúng

26. Nếu thời Cựu Ước đặc biệt là thời của Chúa Cha và thời Viên Mãn (thời gian nên trọn) đặc biệt là thời của Chúa Con thì thời sau hết là thời của Thánh Linh, Đấng cũng đã góp phần vào lịch sử cứu độ ngay cả trong thời của Chúa Cha và Chúa Con, nhất là từ Ngày Lễ Hiện Xuống đã tỏ mình ra như là một tặng ân của Thiên Chúa nơi đời sống và sứ vụ của Giáo Hội Chúa Kitô (SGL số 703, 727-730, 732, 733-738): Đ hay S?

27. Tự bản chất, Giáo Hội là một mầu nhiệm vì Giáo Hội (SGL số 770-775):
a- vừa hữu hình vừa thiêng liêng 
b- là bí tích cứu độ loài người
c- là mầu nhiệm con người hiệp thông với Thiên Chúa
d- chỉ a và b đúng 
e- tất cả a, b và c đều đúng

28. Mầu Nhiệm Giáo Hội liên quan hết sức mật thiết với Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi vì Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, được Chúa Cha cưu mang và ấp ủ, là Thân Thể của Chúa Kitô, được Chúa Kitô khai trương và thiết lập, là Đền Thờ của Thánh Thần, được Thánh Thần tỏ lộ cho đến khi toàn hảo trong vinh quang (SGL số 781-786, 759-762, 788-789, 763-766, 797-798, 767-769): Đ hay S?

29. Giáo Hội có đặc tính công giáo bao gồm thành phần theo thứ tự thuộc về hay hướng về sau đây (SGL số 836):
a- Công Giáo nói riêng 
b- Kitô hữu nói chung 
c- toàn thể nhân loại
d- chỉ a và b đúng vì muốn thực sự thuộc về Giáo Hội cần phải được rửa tội
e- cả a, b và c đều đúng

30. Giáo Hội phải có đầy đủ bốn đặc tính thánh thiện, duy nhất, công giáo và tông truyền mới là Giáo Hội của Chúa Kitô và đúng là do Chúa Kitô thiết lập, vì bốn đặc tính bất khả phân ly này là những yếu tố làm nên tính chất chính yếu và sứ vụ của Giáo Hội, một Giáo Hội còn ở trong trần gian nên cũng phải được tổ chức hoàn toàn giống như những tổ chức hành chánh quốc gia khác (SGL số 811- 812): Đ hay S?

31. Giáo Hội được tổ chức theo cơ cấu bao gồm những thành phần như sau (SGL số 873):
a- hàng giáo phẩm để chăn dắt Giáo Hội bằng thẩm quyền giảng dạy, thánh hóa và quản trị của mình
b- bậc giáo dân sống trong lòng đời để biến đổi những sự trần thế bằng đời sống tư tế, ngôn sứ và vương giả của mình
c- đời tận hiến tu trì khấn sống các lời khuyên của Phúc Âm là ba nhân đức thanh tịnh, khó nghèo và tuân phục
d- chỉ có a và b đúng vì đời tận hiến tu trì tự mình không liên quan gì đến chức thánh (điển hình là trường hợp các nữ tu) nên thuộc về thành phần giáo dân
e- cả a, b và c đều đúng

32. Tuy giáo dân là thành phần không có chức thánh như các vị giáo sĩ hay hàng giáo phẩm, nhưng họ thực sự chẳng những thuộc về Giáo Hội mà còn là Giáo Hội nữa (SGL số 899): Đ hay S? 

33. Mầu Nhiệm Cánh Chung là mầu nhiệm tối hậu (cuối cùng) của đức tin Kitô Giáo, một đức tin chẳng những tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần, cũng như tin vào tác động tạo dựng, cứu chuộc và thánh hóa của Ba Ngôi Thiên Chúa, mà còn là một đức tin tin vào (SGL số 988):
a- việc thân xác của con người sẽ sống lại trong ngày tận thế
b- sự sống trường sinh bất diệt đời sau
c- việc phán xét để phân biệt kẻ lành người dữ, cũng như sự kiện có thiên đàng để thưởng kẻ lành và hỏa ngục để phạt kẻ dữ
d- chỉ có a và b đúng, vì việc phán xét cũng như việc có thiên đàng và hỏa ngục không phải là chính trọng tâm của mầu nhiệm cánh chung mà chỉ là những gì vốn đã được bao gồm trong niềm tin chung của Kitô Giáo rồi
e- cả a, b và c đều đúng

34. Tất cả mọi người sẽ được sống lại với chính thân xác của họ như họ đã sống trên trần gian, thế nên dù người ta có là một kẻ dữ làm đủ mọi sự xấu xa trên đời bằng thân xác của mình đi nữa thân xác của họ cuối cùng cũng sẽ được sống lại hiển vinh như những người lành, nhưng không phải để được hưởng vinh phúc trường sinh mà là để bị luận phạt đời đời trong hỏa ngục (SGL số 998): Đ hay S?

35. Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo là tất cả những gì Giáo Hội Công Giáo dạy (SGL số 11, 13):
a- tin tưởng (được tóm gọn nơi Kinh Tin Kính), cử hành (qua Phụng Vụ Thánh Lễ và Bí Tích), tuân giữ (được tóm gọn trong Mười Điều Răn Chúa) và cầu nguyện (theo ý và mẫu Kinh Lạy Cha)
b- căn cứ vào ba nguồn chính là Thánh Kinh (Mạc Khải Thần Linh), Thánh Truyền (Truyền Thống Tông Đồ) và Huấn Quyền (Giáo Huấn Giáo Hội)
c- liên quan đến đức tin và luân lý làm nên toàn bộ tín lý của Giáo Hội
d- chỉ có a và b đúng
e- cả a, b và c đều đúng vì c gồm tóm tất cả những gì của a

 

(Xin xem giải đáp ở cuối)


 

Phần Thứ Hai

CỬ HÀNH PHỤNG VỤ

(các số 1066-1690 / bài biên soạn 19-27)

Xin đọc kỹ những câu hỏi trắc nghiệm sau đây và trả lời bằng cách khoanh tròn một trong những mẫu tự (a, b, c, d, e) đúng nhất hay một trong hai mẫu tự (Đ thay cho Đúng hay S thay cho Sai). Trong vòng 15 phút.

1. Trọng tâm của phụng vụ chính là (SGL số 1069):
c- tác động tư tế của Chúa Kitô 
b- tác động thừa tác của các vị có chức thánh
c- tác động Chúa Kitô nơi Giáo Hội 
d- cả a và b đều đúng

2. Tác động phụng vụ là tác động (SGL số 1070-1072, 1074):
a- có giá hơn hết mọi sinh hoạt khác của Giáo Hội 
b- tột đỉnh của và nguồn mạch cho tất cả mọi sinh hoạt của Giáo Hội
c- có liên hệ sâu xa với Thiên Chúa Ba Ngôi 
d- chỉ a và b đúng
e- cả ba đều đúng

3. Vào thời của Giáo Hội đây, Chúa Kitô hiện đang sống động và tác hành trong Giáo Hội cũng như với Giáo Hội của Người, một cách hợp với thời mới này... qua các bí tích... một việc truyền thông (hay ‘phân phát’) hoa trái của mầu nhiệm Chúa Kitô Vượt Qua khi Giáo Hội cử hành phụng vụ ‘bí tích’ (SGL số 1076): Đ hay S

44. Theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (xem SGL, 1189, 1152, 1153, 1155, 1157, 1159, 1161, 1192), phụng vụ được cử hành qua những: 
a. dấu hiệu và biểu hiệu 
b. lời nói và tác động 
c. ca hát và âm nhạc 
d. hình ảnh thánh và nhân vật sống động 
e. cả a, b, c, d đều đúng

5. Nói đến việc phụng vụ được cử hành khi nào là Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (xem SGL, 1163-1164, 1166, 1194, 1174, 1196) có ý nói đến:
a- các mùa phụng vụ và năm phụng vụ
b- các lễ kính và lễ trọng
c- ngày của Chúa và giờ kinh phụng vụ
d- chỉ có a và c đúng
e- cả a, b và c đúng

6. Về địa điểm xứng đáng để cử hành phụng vụ, Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (xem các số 1179, 1181, 1182, 1183, 1184, 1185, 1186) liệt kê những nơi như “bàn thờ”, “nhà tạm” và cung thánh, “chủ tòa” và “bục giảng”, “bể rửa tội” và “tòa giải tội”. Tuy nhiên, còn có những địa điểm trọng yếu được Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh là các linh địa hành hương, đền thờ bản thân Kitô hữu và nhà thờ Kitô hữu xây lên: Đ hay S.

7. Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (xem các số 1246, 1247-1249, 1250-1251) xác định thành phần thụ lãnh nhân của Bí Tích Rửa Tội là tất cả mọi người chưa lãnh nhận bí tích rửa tội và chỉ có những người này mới được lãnh nhận phép rửa mà thôi. Tuy nhiên, thành phần thụ lãnh nhân phép rửa này gồm có trẻ em và người lớn, kể cả những người không rửa tội theo Giáo Hội Công Giáo Rôma: Đ hay S. 

8. Về tính cách khẩn thiết và tác hiệu của Phép Rửa, Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (xem các số 1257-1259, 1261), khẳng định dứt khoát Phép Rửa tuyệt đối cần cho phần rỗi của tất cả mọi người, lớn cũng như bé: Đ hay S?

9. Phép Rửa có những công hiệu sau đây (xem GL các số 1263-1264, 1265-1266, 1267-1268, 1271, 1272):
a- tha hết tất cả mọi tội lỗi, kể cả nguyên tội và tư tội phạm sau khi đã có trí khôn
b- làm cho thụ lãnh nhân trở thành một tạo vật mới của Chúa Ba Ngôi 
c- kết hợp họ với Giáo Hội là Thân Thể của Chúa Kitô và gắn bó họ với mối hiệp nhất Kitô Giáo 
d- ghi ấn tín không thể xóa bỏ nơi họ 
e- cả a, b, d và e đúng

10. Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (xem các số 1286, 1287, 1288, 1289) cho thấy trong công cuộc cứu độ Bí Tích Thêm Sức liên quan trực tiếp đến Thần Linh, Đấng Chúa Kitô đã thông ban cho Giáo Hội cũng là Đấng các Thánh Tông Đồ đã thông truyền cho các Kitô hữu tiên khởi bằng việc đặt tay và sau này bằng việc Giáo Hội xức dầu: Đ hay S?. 

11. Về vấn đề nghi thức Thêm Sức (xem GL các số 1293-1294, 1295-1296, 1298-1300), cần phải để ý đến những gì được việc xức dầu biểu hiệu và đóng chấm 
a. dấu chỉ của việc xức dầu 
b. dấu ấn thiêng liêng 
c. việc đặt tay và xức dầu
d. chỉ a và b đúng
e. cả a, b và c đúng

12. Về thừa tác viên Thêm Sức, Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (số 1293) xác định chính yếu là giám mục và có thể thay thế là linh mục, vì giám mục liên quan đến việc thừa kế các tông đồ là thành phần chứng nhân tiên khởi và tiêu biểu cho Giáo Hội tông truyền của Chúa Kitô: Đ hay S? 

13. Về thụ lãnh nhân Phép Thêm Sức, để có thể hưởng được trọn vẹn hiệu quả của bí tích này, bí tích ghi ấn tín Thánh Linh nơi họ, khiến họ trở thành chứng nhân cho Chúa Kitô, Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (xem các số 1306, 1307, 1309, 1310, 1311) xác định đó là thành phần: 
a. chưa lãnh nhận phép này 
b. đã đến “tuổi khôn” 
không cần phải học giáo lý thêm sức 
c. ở trong tình trạng ơn thánh và có người đỡ đầu
d. chỉ a và c đúng
e. cả a, b và c đúng

14. Hiến tế Thánh Thể (GL các số 1357, 1359-1361, 1362, 1365-1368, 1370-1371, 1374-1377) là:
a- một hiến tế “tạ ơn chúc tụng Chúa Cha 
b- tưởng nhớ hiến tế của Chúa Kitơ cùng với Thân Mình Người 
c- việc hiện diện của Chúa Kitơ bằng quyền năng lời Người và Thần Linh Người
d- chỉ a và b đúng
e- cả a, b và c đúng 

15. Về thứ tự bất biến của hiến tế Thánh Thể, Giáo Lý Giáo Hội Cơng Giáo (xem các số 1346, 1348, 1349, 1350, 1352-1354, 1355) cho thấy phụng vụ Thánh Thể cĩ hai phần chính làm nên một cử hành duy nhất thực sự, đĩ là việc tụ họp, phụng vụ Lời Chúa, với những bài đọc, bài giảng và những lời nguyện cầu chung; và phụng vụ Thánh Thể, với việc dâng bánh rượu, việc tạ ơn thánh hiến và việc hiệp lễ. Thế nhưng phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể là hai tác động tơn thờ khác nhau: Đ hay S? 

16. Theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (xem các số 1440, 1441-1442, 1444-1445, 1462, 1484), tự việc âm thầm ăn năn thống hối của con người trước nhan Chúa mà thôi bình thường vẫn chưa đủ để họ được chính thức tha tội, là vì tội nhân chẳng những phải làm hòa cùng Thiên Chúa là Đấng họ xúc phạm mà còn phải làm hòa với cả Giáo Hội cũng bị họ tác hại nữa, một Giáo Hội đã được Chúa Kitô thực sự ban cho toàn quyền cầm buộc và tháo cởi trên trần gian này. Nhất là vì Chúa Kitô hành động nơi mỗi một bí tích. Người nói riêng với mọi tội nhân rằng: ‘Hỡi con, tội lỗi con đã được thứ tha’. Người là vị y sĩ coi sóc từng bệnh nhân cần được chữa trị... Thế nên việc xưng tội riêng là hình thức hòa giải với Thiên Chúa cũng như với Giáo Hội hiển nhiên nhất: Đ hay S?

17. Việc ăn năn thống hối tội lỗi đòi tội nhân phải vui lòng chịu đựng tất cả mọi sự và phải (GL số 1450):
a- có một tấm lòng thống hối tội lỗi 
b- dùng miệng lưỡi xưng thú tội lỗi 
c- thực hiện trọn vẹn đức khiêm nhượng cùng với việc đền bù tội lỗi thỏa đáng 
d- chỉ a và b đúng
e- cả a, b và c đúng

18. Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (xem các số 1447, 1449, 1461-1463, 1467) cho biết bí tích Thống Hối thường được cử hành riêng tư, bởi những vị linh mục mà thôi, với công thức tha tội đặc biệt của Giáo Hội: Đ hay S?. 

19. Theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (xem các số 1468, 1469, 1471-1474, 1478) bí tích Thống Hối chẳng những có tác dụng làm cho hối nhân hòa giải cả với Thiên Chúa lẫn Giáo Hội, mà còn làm cho họ hưởng được thêm các ân xá để được giảm bớt các hình phạt bởi tội lỗi của mình nữa: Đ hay S? 

20. Việc chữa lành bệnh nhân, theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (xem các số 1507-1509, 1510-1511, 1513), thực sự là một sứ vụ của Giáo Hội nói chung, thế nhưng, tự bản chất của việc này không phải là một bí tích, vì bí tích cần phải được cử hành đặc biệt theo lễ nghi phụng vụ nữa: Đ hay S?

21. Theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (xem các số 1546, 1547), khi được rửa tội thì tất cả mọi Kitô hữu đã được tham dự vào chức tư tế, vương giả và ngôn sứ của Chúa Kitô. Tuy nhiên, chức tư tế phổ quát này, về cả bản chất lẫn cấp độ, thực sự giống như chức tư tế thừa tác, ở chỗ, chức tư tế thừa tác là để phục vụ cộng đồng tư tế phổ quát... Chức tư tế thừa tác là phương tiện Chúa Kitô dùng để không ngừng xây dựng và dẫn dắt Giáo Hội của Người. Vì thế chức này mới được truyền đạt bằng một bí tích riêng, đó là bí tích Truyền Chức Thánh: Đ hay S?

22. Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (xem các số 1548, 1550, 1551, 1552, 1584) cho biết Thành phần chịu chức tư tế thừa tác lãnh nhận linh quyền của Chúa Kitô để có thể chẳng những đóng vai của Người là đầu trong việc phục vụ Giáo Hội, đến nỗi, bất cứ tội lỗi hay yếu hèn nào nơi bản thân của thừa tác viên cũng không làm cản trở việc thông ban ân sủng, mà còn nhân danh toàn thể Giáo Hội trong việc phụng vụ Thiên Chúa nữa: Đ hay S? 

23. Sở dĩ chức tư tế thừa tác có ba cấp giám mục, linh mục và phó tế là vì (xem GL số 1548):
a- thiên chức này được bắt nguồn từ cơ cấu quản trị và phụng tự trong Cựu Ước được thể hiện qua vai trò tư tế của Aaron và vai trò phục vụ của chi Lêvi, cùng với việc thiết lập 70 vị kỳ lão 
b- cấp độ của thiên chức này trong việc tham dự vào tông đồ tính của mỗi cấp
c- Chúa Giêsu đã thiết lập cả ba 
d- chỉ a và b đúng
e- cả a, b và c đúng

24. Theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (xem các số 1556-1558, 1562-1564, 1567, 1569-1571), cấp giáo phẩm (giám mục) lãnh nhận trọn vẹn chức thánh, cấp giáo sĩ là cộng tác viên của các vị giám mục và cấp phó tế là để phục vụ: Đ hay S? 

25. Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (xem các số 1603-1605, 1606-1607, 1610-1611, 1612-1613, 1615-1617) cho thấy hôn nhân theo ý định của Thiên Chúa diễn tiến như sau:
a- được thể hiện nơi việc tạo thành
b- bị ảnh hưởng của tội lỗi 
c- chịu chi phối bởi lề luật Cựu Ước 
d- được kiện toàn trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội
e- tất cả a, b, c và d đều đúng 

26. Theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (x GL số 1621, 1622, 1632), bí tích Hôn Nhân thường được cử hành:
a- trong Thánh Lễ 
b- đôi tân hôn phải tham dự khóa dự bị hôn nhân và cần dọn lòng xứng đáng bằng bí tích Hòa Giải 
c- cũng có thể chỉ cần lễ nghi Hôn Phối ngoài Thánh Lễ bởi vị phó tế
d- chỉ a và b đúng
e- cả a, b và c đều đúng

27. Đôi tân hôn, theo Giáo Hội Latinh, chính là thừa tác viên (chứ không phải linh mục, giám mục hay phó tế) ban bí tích Hôn Nhân cho nhau qua việc họ nói lên lòng ưng thuận lấy nhau trước sự chứng kiến của Giáo Hội (x GL số 1623): Đ hay S? 

28. Để bí tích Hôn Nhân thành hiệu, theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (xem các sốá 1625, 1626, 1627-1628, 1638-1640, 1641), việc đôi tân hôn tỏ lòng ưng thuận lấy nhau là yếu tố không thể thiếu để làm nên hôn nhân, vì nó liên quan đến tính cách bất khả phân ly của giao ước hôn nhân, một giao ước được sống động, tồn tại và kiện toàn bởi ơn bí tích Hôn Nhân: Đ hay S?.


 

(Xin xem giải đáp ở cuối)


 

 

Phần Thứ Ba

GIỮ GIỚI RĂN CHÚA

(các số 1691-2557)

Xin đọc kỹ những câu hỏi trắc nghiệm sau đây và trả lời bằng cách khoanh tròn một trong những mẫu tự (a, b, c, d, e) đúng nhất hay một trong hai mẫu tự (Đ thay cho Đúng hay S thay cho Sai). Trong vòng 20 phút.

1. Tự do là một khả năng (số 1731):
a. bắt nguồn từ trí khôn và lòng muốn 
b. để tác hành hay không tác hành, để làm điều này hay điều kia, 
c. nhờ đó tự ý thực hiện những việc làm theo trách nhiệm của mình 
d. cả a, b, c đúng
e. chỉ b đúng

2. Tính cách luân lý về các việc làm của con người tùy ở (số 1750).
a. đối tượng được chọn lựa; 
b. mục đích nhắm tới hay ý hướng hành động; 
c. hoàn cảnh tác hành 
d. chỉ b và c đúng
e. cả a, b và c đúng

3. Đam mê nhục dục tự chúng không tốt cũng chẳng xấu (xem số 1767). Những đam mê tốt về phương diện luân lý ở việc chúng góp phần vào việc lành, ngược lại thì chúng là xấu (xem số 1768): Đ / S 

4. Lương tâm bao gồm những việc sau đây (số 1780): 
a. nhận thức về các nguyên tắc luân lý
b. áp dụng các nguyên tắc này vào các trường hợp xẩy ra bằng cách thực tế phân tách những lý do và thiện ích
c. phán đoán về các tác động cụ thể chưa thực hiện hay đã thi hành 
d. quyết định làm theo tự do chọn lựa, nếu sai thì cảm thấy áy náy và hối hận
e. tất cả a, b, c đúng trừ d

5. Đức hạnh là (số 1804):
a. những thái độ quen thuộc, 
b. những quán tính vững chắc, 
c. những thói quen trọn hảo của lý trí và lòng muốn trong việc điều khiến hành vi cử chỉ của chúng ta, trong việc tiết độ những đam mê của chúng ta, cũng như trong việc hướng dẫn tác hành của chúng ta theo lý trí và đức tin,
d. những tính hay nết tốt ngược lại với các tính mê nết xấu.
e. chỉ a, b, c đúng, d sai

6. Bốn đức hạnh đóng vai trò chủ chốt và vì thế được gọi là bốn nhân đức luân lý; tất cả những đức khác đều xoay quanh bốn đức này. Đó là đức: khôn ngoan, công bình, can đảm và tiết độ (số 1805): Đ / S.

7. Tội lỗi được định nghĩa như là những gì liên quan đến lời nói, việc làm hay ước muốn nghịch lại với lề luật đời đời (số 1849): Đ / S. 

8. Để thành một tội trọng phải hội đủ ba điều kiện (số 1857): 
a. đối tượng hệ trọng
b. hoàn toàn ý thức 
c. chủ ý muốn làm
d. tất cả đều đúng

9. Người phạm tội nhẹ là trường hợp (số 1862): 
a. không tuân giữ qui chuẩn theo lề luật luân lý trong một điều ít hệ trọng nào đó 
b. bất tuân phục lề luật luân lý trong một điều hệ trọng
c. không hiểu biết cho trọn hay không hoàn toàn thuận theo
d. chỉ a và c đúng

10. Con người là và phải là nguyên lý, chủ thể và cùng đích của tất cả mọi cơ cấu xã hội (số 1881): Đ / S.

11. Xã hội cần thiết cho việc hoàn trọn ơn gọi của con người. Để đạt được mục đích này (số 1886):
a. cần phải tôn trọng cấp trật chính đáng của các giá trị, những giá trị đặt những chiều kích về thể lý và bản năng ở bên dưới những chiều kích về nội tại và tâm linh
b. cần phải thích nghi với mọi hoàn cảnh 
c. cần phải phát triển khả năng phục vụ nơi mỗi người
d. cả a, b, c đều đúng
e. chỉ b và c đúng

12. Nếu các nhà lãnh đạo ban hành những khoản luật bất chính hay có những chế tài phản lại với chỉ thị luân lý thì theo lương tâm những ấn định đó vẫn đòi buộc phải tuân hành, vì họ có quyền, song không được bắt chước các việc làm xấu của thành phần này (số 1903): Đ / S

13. Công ích bao giờ cũng hướng đến việc tiến bộ của con người: Cấp trật của sự vật phải tùy thuộc vào cấp trật của con người, chứ không được đảo ngược cấp trật trọng yếu này (số 1912): Đ / S

14. Lề luật được sắp xếp theo bậc thang giá trị như sau: 
a. thứ nhất là luật Luân Lý Tự Nhiên 
b. thứ hai là luật Mạc Khải Thần Linh, Cựu Ước rồi tới Tân Ước 
c. thứ ba là luật Thần Linh Tác Động, gió muốn thổi đâu thì thổi
d. tất cả đều đúng
e. chỉ a và b đúng

15. Nói đến ân sủng, Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo thứ tự nói đến những ơn sau đây:
a. Ơn được tạo dựng
b. Ơn công chính hóa con người
c. Những ân sủng cần thiết để con người sống công chính, như Thánh Sủng, hiện sủng v.v. 
d. Ơn công đức do con người công chính lập được trong việc nên thánh 
e. Chỉ b, c và d đúng

16. Đời sống luân lý của Kitô hữu đặc biệt trực tiếp liên quan đến Huấn Quyền, đến sinh hoạt Phụng Vụ cũng như đến việc chứng nhân truyền giáo: Đ / S

17. Điều răn thứ nhất cũng liên quan đến các tội nghịch với đức tin yêu là thất vọng và tự phụ. Vì thất vọng, con người không hy vọng được Thiên Chúa cứu độ nữa, được trợ giúp để chiếm lấy ơn cứu độ hay được thứ tha tội lỗi của mình. Thất vọng nghịch lại với lòng nhân lành của Thiên Chúa, nghịch lại với đức công chính của Ngài – vì Chúa trung tín với những gì Ngài hứa – cũng như nghịch lại với tình thương của Ngài (số 2091): Đ / S

18. Điều răn thứ hai cấm không được phép sử dụng một cách không thích đáng danh xưng của (số 2146):
a. Thiên Chúa
b. Chúa Giêsu Kitô
c. Trinh Nữ Maria 
d. Tất cả các thánh 
e. Cả a, b, c, d đúng

19. Cử Hành Thánh Thể Chúa Nhật là nền tảng vững chắc cho tất cả mọi việc Kitô hữu sống đạo. Vì lý do này (số 2181): 
a. tín hữu buộc phải tham dự Thánh Lễ vào các ngày buộc giữ 
b. không buộc giữ khi có lý do quan trọng (như yếu bệnh, coi con nhỏ) hay được vị mục tử của mình chuẩn chước
c. cố tình không giữ điều buộc này là phạm tội trọng
d. cả a, b, c đúng
e. chỉ a và c đúng

20. Phạm vi của điều răn thứ bốn bao gồm như sau (số 2199):
a. thành phần con cái trong mối liên hệ giữa họ với cha mẹ 
b. ràng buộc về huyết tộc giữa các phần tử họ hàng trong gia đình
c. học sinh đối với thầy cô, nhân viên đối với chủ nhân, thuộc hạ đối với thủ lãnh, công dân đối với tổ quốc cũng như đối với thành phần điều hành hay cai trị đất nước 
d. tất cả những ai thi hành quyền bính đối với những người khác hay đối với một cộng đồng
e. cả a, b, c, d đều đúng

21. Bao lâu còn ở với cha mẹ như một người con, thì con cái phải vâng lời cha mẹ trong tất cả những gì các vị bảo mình làm vì lợi ích của mình cũng như của gia đình. Khi lớn khôn, con cái vẫn phải tiếp tục trọng kính cha mẹ mình. Con cái không buộc phải vâng lời cha mẹ nữa khi không còn chung sống với các ngài, nhưng họ vẫn luôn phải trọng kính các ngài (số 2217): Đ / S

22. Khi con cái thành nhân, chúng được quyền và có bổn phận chọn lựa nghề nghiệp và bậc sống lấy cho chúng... Cha mẹ phải ý tứ không được làm áp lực con cái mình cả trong việc chúng chọn nghề nghiệp hay trong việc chúng chọn người phối ngẫu, dù có thấy trước được những gì nguy hiểm chắc chắn sẽ xẩy ra cho tương lai của chúng. Bởi thế, việc giới hạn này không có nghĩa là các vị không được quyền ban cho chúng những lời khuyên khôn ngoan, nhất là khi chúng có dự tính lập gia đình (số 2230): Đ / S

23. Việc v trang chống lại cuộc đàn áp của chính quyền là việc không hợp lý, trừ khi hội đủ tất cả những điều kiện sau đây (số 2243):
a. vi phạm đến các quyền lợi căn bản của con người một cách chắc chắn, trầm trọng và lâu dài 
b. đã vận dụng tất cả mọi phương tiện có thể để chữa trị
c. việc kháng cự như vậy sẽ không gây nên những đổ vỡ tệ hại hơn, chắc chắn hy vọng nắm được thành công, và không thể nào tìm thấy được một giải pháp hợp lý nào tốt hơn
d. chỉ a và b đúng
e. cả a, b và c đúng

24. Trực tiếp phá thai, tức là, thực hiện việc phá thai như là một phương tiện hay như là một mục đích, đều trọng phạm đến lề luật luân lý, trừ khi có lý do chính đáng và cảm thấy bằng an vô sự không bị lương tâm cắn rứt (số 2271). Chính thức cộng tác vào việc phá thai là một trọng phạm. Giáo Hội phạt vạ tuyệt thông cho thứ tội ác phạm đến sự sống con người này (số 2272): Đ / S

25. Một việc làm hay bỏ không làm, tự bản chất của việc này hay do chủ ý của tác nhân, gây ra chết chóc để loại trừ đau khổ là một việc làm sát nhân, vi phạm một cách trầm trọng đến phẩm giá con người cũng như đến lòng tôn kính Thiên Chúa hằng sống, Đấng Tạo Dựng nên nạn nhân (số 2277): Đ / S.

26. Dâm dục là ước muốn lăng loàn muốn hưởng lạc thú xác thịt hay việc thụ hưởng lạc thú xác thịt cách bất chính. Theo luân lý, hưởng lạc thú xác thịt bất chính đó là việc chỉ hoàn toàn tìm thỏa mãn xác thịt với mục đích truyền sinh và phối hợp (số 2351): Đ / S

27. Thủ dâm được hiểu là việc tự mình làm kích thích các bộ phận sinh dục của nhau để tìm thỏa mãn xác thịt… Vì bất cứ lý do gì, tự mình sử dụng bộ phận sinh dục ngoài phạm vi hôn nhân đều thực sự là làm ngược lại với mục đích của bộ phận ấy (số 2352): Đ / S

28. Tà dâm là liên hệ xác thịt giữa một người nam và một người nữ đã lập gia đình. Nó là một việc trọng phạm đến phẩm giá của hai con người cũng như đến tính dục của con người là những gì tự bản chất dành cho thiện ích của đời sống vợ chồng cũng như của việc truyền sinh và giáo dục con cái. Hơn nữa, nó còn là một gương mù cả thể khi làm hư giới trẻ (số 2353): Đ / S

29. Ngoại tình liên quan đến vấn đề bất trung trong đời sống hôn nhân. Khi hai người có liên hệ xác thịt với nhau, ít là một trong hai đã lập gia đình với một người khác, thì cả hai người này đã phạm tội ngoại tình, dù chỉ trong chốc lát (số 2380): Đ / S. 

30. Tinh tuyền đòi phải đoan trang nết na, một yếu tố làm nên đức tiết độ. Đoan trang nết na (số 2521):
a. bảo vệ những gì kín mật nơi con người 
b. không chịu phơi bày ra những gì cần phải được giữ kín 
c. giúp con người biết cách nhìn người khác và đối xử người khác hợp với phái tính con người và tình đoàn kết của mình 
d. chỉ a và b đúng
e. cả a, b và c đúng

31. Những lời nói trái với sự thật một khi được công khai phát biểu đều có tính cách trầm trọng đặc biệt. Nơi tòa án thì nó là việc làm chứng dối. Nếu việc làm chứng dối mà còn thề thì lời thề này là một lời thề gian (số 2476): Đ / S

32. Thề gian là góp phần vào việc làm sai lệch việc hành sử công lý và công bình nơi các phán án để (số 2476):
a. kết án người vô tội
b. gỡ án người có tội
c. tăng án người bị cáo
d. chỉ a và b đúng
e. cả a, b và c đúng

33. Nói dối là ở chỗ nói sai với chủ ý để đánh lừa (số 2482). Tính chất nặng nề của việc nói dối được căn cứ vào (số 2484): 
a. bản chất của sự thật bị nó làm méo mó 
b. hoàn cảnh nói dối 
c. chủ ý của kẻ nói dối
d. tai hại gây ra cho nạn nhân
e. tất cả đều đúng

34. Nói dối tự nó chỉ là một tội nhẹ, song sẽ trở thành tội trọng khi nó gây tổn thương trầm trọng cho nhân đức công bằng và bác ái (số 2484): Đ / S

35. Mọi hành vi phạm đến công bằng và sự thật đều phải có nhiệm vụ đền bù, cho dù tác nhân có được thứ tha đi nữa. Khi không thể công khai đền bù về việc làm sai quấy thì phải làm trong âm thầm. Nếu người chịu thiệt hại không thể được đền bù một cách trực tiếp, họ phải được đền bù về tinh thần theo đức bác ái. Nhiệm vụ đền bù cũng liên quan cả đến những việc vi phạm đến thanh danh uy tín của người khác nữa. Việc đền bù này, về tinh thần hay đôi khi về vật chất, phải được đánh giá căn cứ vào những gì mình làm lại cho những gì nạn nhân bị thiệt. Lương tâm đòi buộc phải đền bù (số 2487): Đ / S

36. Điều răn thứ bảy cấm trộm cắp, tức là cấm chiếm đoạt tài sản của người khác trái với ý muốn chính đáng của chủ nhân (số 2408): Đ / S. 

37. Sẽ không có vấn đề trộm cắp nếu (số 2408):
a. dự đoán được chủ của sẽ bằng lòng cho 
b. việc họ từ chối là điều nghịch lý, không hợp với mục đích chung của các sản vật
c. gặp trường hợp hết sức khẩn thiết khi chỉ còn một cách duy nhất để thỏa đáng những nhu cầu cấp thời chính yếu (như đồ ăn, nơi ở, quần áo v.v.)
d. chỉ a và c đúng 
e. cả a, b và c đúng

38. Bất cứ hình thức nào tìm cách chiếm lấy và cầm giữ tài sản của người khác một cách bất chính, cho dù không trái với các khoản luật dân sự, cũng đều phạm đến điều răn thứ bảy, như việc (số 2409):
a. cố ý giữ không trả những sản vật vay mượn hay những đồ vật vớ được 
b. buôn bán gian lận
c. trả lương bất xứng với công làm
d. lợi dụng người ta không biết hay đang gặp khó khăn bắt họ phải mua với giá cao
e. tất cả đầu đúng

39. Những điều sau đây cũng không hợp với luân lý (số 2409): 
a. đầu cơ tích trữ để tăng giá cả sản vật với mục đích trục lợi làm cho người khác bị thiệt 
b. hối lộ để chi phối những người có trách nhiệm phải quyết định theo luật pháp
c. chiếm hữu và sử dụng các sản vật dùng chung của công sở để xài riêng và làm việc cẩu thả 
d. lậu thuế, giả mạo các chi phiếu và hóa đơn, tiêu xài quá lố và hoang phí
e. tất cả đều đúng

40. Các trò chơi đỏ đen may rủi (như chơi bài bạc chẳng hạn v.v.), hay đánh cá đánh cuộc, tự chúng, không phải là những gì ngược lại với sự công bằng. Chúng chỉ không hợp với luân lý khi làm cho người ta bị thiếu hụt những gì cần thiết cho nhu cầu của mình cũng như của những người khác. Đam mê cờ bạc làm cho con người trở thành nô lệ. Gian lận trong việc đánh cá đánh cuộc hay cờ bạc là một lỗi nhẹ, vì sự thiệt hại gây ra được kẻ chịu thiệt cho là không đáng kể (số 2413): Đ / S

41. Điều răn thứ mười cấm không được thèm muốn và ước ao đủ thứ sản vật trần gian một cách vô độ. Điều răn thứ mười này cấm không được có lòng tham lam phát xuất từ đam mê ham muốn được giầu sang và quyền quí bởi đó mà ra. Điều răn này cũng cấm không được ước ao làm điều bất công, ở chỗ làm thiệt hại tha nhân liên quan đến sự sống của họ (số 2536): Đ / S

42. Ghen tị là một mối tội đầu. Nó là (số 2539):
a. nỗi buồn phiền vì thấy nhau có của cải sản vật 
b. lòng ước ao vô độ trong việc muốn chiếm hữu những của cải ấy cho mình, dù chiếm hữu một cách bất chính đi nữa 
c. một tội nhẹ khi nó muốn gây thiệt hại nặng nề cho ân
d. cả a, b và c đúng
e. chỉ a và b đúng


 

(Xin xem giải đáp ở cuối)

 


 

Phần Thứ Bốn

CẦU KINH LẠY CHA

(các số 2558-2865)

 

Xin đọc kỹ nguyên văn những câu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dưới đây, rồi chọn các câu trả lời trắc nghiệm (a, b, c, d, e) để điền vào những chỗ còn trống trong câu cho hợp với ý nghĩa của mỗi câu Giáo Lý. Trong vòng 20 phút.

1. “Cầu nguyện chính là việc __________ giữa niềm khát khao của Thiên Chúa với niềm khát khao của chúng ta. Thiên Chúa khao khát chúng ta để chúng ta có thể ____________ Người”. (số 2560)
a) tìm kiếm b) gặp gỡ 
c) khao khát d) thỏa mãn e) trông mong 

2. “Cầu nguyện từ đâu phát xuất? Dù được diễn đạt bằng lời nói và cử chỉ, cầu nguyện vẫn là việc của ____________ con người. Thế nhưng, trong việc kể ra nguồn mạch cầu nguyện, Thánh Kinh đôi khi nói về linh hồn hay tâm linh của con người, nhất là thường nói về tấm lòng của con người. Theo Thánh Kinh, chính ___________mới là nơi cầu nguyện. Nếu lòng của chúng ta xa cách Thiên Chúa thì lời cầu nguyện của chúng ta chẳng có nghĩa lý gì cả”. (số 2562)
a) trí khôn b) ci lòng 
c) cảm tình d) toàn thể e) thân xác

3. “Theo Tân Ước, cầu nguyện là mối ____________sống động giữa con cái Thiên Chúa với Cha của họ là Đấng thiện hảo khôn lường, với Chúa Giêsu Kitô Con Ngài cũng như với Chúa Thánh Thần. Ân huệ của Vương Quốc Thiên Chúa đó là mối hiệp nhất của cả Ba Ngôi thánh hảo và vinh quang... với toàn thể tâm linh con người. Bởi thế, sống cầu nguyện là thói quen ở ___________Thiên Chúa ba lần thánh và ở trong mối hiệp thông với Ngài”. (số 2565)
a) tương quan b) trước nhan 
c) nội tâm d) thân tình e) liên lạc

4. “Trong Thời Cựu Ước, việc cầu nguyện, diễn tiến từ khi con người sa ngã đến lúc con người được phục hồi, tỏ ra cho thấy sự kiện xẩy ra giữa lời Thiên Chúa thảm thiết kêu gọi những đứa con đầu tiên của mình: ‘Ngươi đang ở đâu?... Ngươi đã làm gì vậy?’, với lời Con Một Thiên Chúa đáp lại khi vào trần gian: ‘Này Con xin đến để thực thi ý Chúa, Ôi Thiên Chúa’. Việc ___________gắn liền với ___________nhân loại, vì nó liên hệ với Thiên Chúa qua các biến cố lịch sử” (số 2568).
a) thờ phượng b) cầu nguyện 
c) lịch sử d) thân phận e) định mệnh

5. “Con Thiên Chúa, Đấng trở nên Con của Vị Trinh Nữ, cũng học hỏi cầu nguyện theo ___________nhân loại của mình... Thế nhưng, việc cầu nguyện của Người đã phát xuất từ _____________kín đáo khác, như Người đã hé mở lúc lên 12 tuổi: ‘Con phải ở nơi nhà của Cha Con’. Đến đây, tính cách __________của việc cầu nguyện trong Thời Viên Trọn được bắt đầu tỏ hiện, đó là tính cách Người cầu nguyện với tình____________, một tình con thảo Chúa Cha mong thấy nơi thành phần con cái của mình, một thứ tình con thảo cuối cùng được Người Con Duy Nhất này, cùng với con người và cho con người, khiêm hạ thể hiện”. (số 2599)
a) con thảo b) mới mẻ 
c) một nguồn d) con tim e) mầu nhiệm

6. “Hơn thế nữa, khi chúng ta cầu nguyện hiệp với lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, thì những gì Chúa Cha ban cho chúng ta đó là một Đấng ___________khác để ở cùng các con luôn mãi, Ngài chính là Thần chân lý. Chiều kích mới mẻ này của việc cầu nguyện cùng với những trạng thái của việc cầu nguyện ấy đã được Chúa Kitô nói đến trong bài tạ từ của Người. Trong Chúa Thánh Thần, việc cầu nguyện của Kitô hữu là việc ____________yêu thương với Chúa Cha, chẳng những nhờ Chúa Kitô mà còn trong Chúa Kitô nữa”. (số 2615)
a) huấn dụ b) hiệp thông 
c) trung gian d) thánh hóa e) tin tưởng

7. “Nơi cộng đồng đầu tiên ở Giêrusalem, các tín hữu chú tâm đến giáo huấn của các tông đồ cũng như đến việc hiệp thông, đến việc bẻ bánh và những lời kinh nguyện. Đó là tiến trình làm nên đặc tính cầu nguyện của Giáo Hội, việc cầu nguyện được đặt nền tảng trên __________tông truyền; được chứng thực bằng đức___________; được nuôi dưỡng bằng____________”. (số 2624)
a) đức tin b) bác ái 
c) Thánh Thể d) Lời Chúa e) tuân phục

8. “Thánh Thể bao gồm và thể hiện tất cả mọi thể thức_________, ở chỗ, Thánh Thể là ‘lễ hiến dâng tinh tuyền’ của toàn thể Thân Mình Chúa Kitô cho hiển danh Thiên Chúa, và theo truyền thống Đông và Tây, Thánh Thể là ‘hy tế________’”. (số 2643)
a) ca tụng b) cầu nguyện 
c) tôn thờ d) bí tích e) thập giá

9. “Hãy tìm kiếm nơi việc_________, anh em sẽ thấy nơi việc___________; hãy g cửa____________, ___________sẽ mở ra cho anh em”. (số 2654)
a) suy nguyện b) tâm nguyện 
c) chiêm nguyện d) đọc sách e) cầu nguyện

10. “Tình yêu là nguồn mạch nguyện cầu; ai kín múc được ___________là tiến đến tuyệt đỉnh của việc__________”. (số 2658)
a) Lời Chúa b) tình yêu 
c) cầu nguyện d) tâm nguyện e) chiêm nguyện

11. “Dù có sống tâm nguyện chúng ta cũng không được bỏ___________. Việc cầu nguyện được ý thức ở chỗ chúng ta nhận biết Đấng ‘chúng ta thân thưa. Như thế, khẩu nguyện sẽ trở thành thể thức khai mào cho việc ____________vậy”. (số 2704)
a) khẩu nguyện b) chiêm nguyện 
c) tâm nguyện d) suy nguyện e) cầu nguyện

12. “Suy nguyện bao gồm việc suy tưởng, tưởng tượng, cảm xúc và ước muốn. Cần phải có việc vận động của các quan năng này để chúng ta có thể __________hơn niềm __________tin tưởng của mình, có thể khơi động tấm lòng ăn năn hối cải và kiên cường ý chí theo Chúa Kitô. Thể thức cầu nguyện ____________này rất có lợi, thế nhưng việc cầu nguyện Kitô giáo cần phải tiến xa hơn thế nữa, đến chỗ ____________tình yêu của Chúa Giêsu Kitô, tới độ hiệp nhất nên một với Người”. (số 2708)
a) thấm thía b) xác tín 
c) suy tư d) nhận biết e) đáp ứng

13. “Chiêm nguyện là việc nghe Lời Chúa. Việc chuyên chú lắng nghe ấy chẳng những không phải là một việc _______mà còn là việc tin tưởng tuân phục, một tác động chấp nhận vô tư của một người tôi tớ, và là một tác động tha thiết dấn thân của một người con. Việc ______Lời Chúa này là việc _____vào tiếng ‘Xin Vâng’ của Người Con mang thân phận tôi tớ, cũng như thông dự vào tiếng ‘Fiat’ người tỳ nữ thấp hèn thưa cùng Thiên Chúa”. (số 2716)
a) thụ động b) chủ động 
c) lắng nghe d) thông dự e) tuân giữ

14. “Vấn đề khó khăn thường tình trong việc cầu nguyện là vấn đề lo ra chia trí. Việc xua đuổi lo ra chia trí không khéo lại gây ra chia trí, chỉ cần __________với lòng mình là đủ, vì vấn đề lo ra chia trí cho chúng ta thấy những gì chúng ta đang_________, và việc khiêm tốn nhận thức như thế trước nhan Chúa sẽ làm cho chúng ta _________lòng luyến ái đối với Ngài, và giúp chúng ta dứt khoát dâng lên Ngài con tim cần được ___________của chúng ta”. (số 2729)
a) trở về b) làm chủ 
c) gắn bó d) bừng lên e) thanh tẩy

15. “Khô khan xẩy ra trong việc chiêm nguyện, ở chỗ tâm hồn cảm thấy _________Thiên Chúa, không còn __________trong việc suy tư, tưởng nhớ, cảm xúc, ngay cả những cảm xúc thiêng liêng. Đây là những giây phút của một đức tin thuần túy, kiên trung ở với Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn và mồ đá của Người... Nếu tình trạng khô khan này xẩy ra là do bởi không __________sâu, vì lời Chúa đã rơi xuống trên một mảnh đất__________, thì chúng ta cần phải chiến đấu để ___________ đời sống”. (số 2731)
a) xa biệt b) hứng thú 
c) đâm rễ d) sỏi đá e) cải thiện

16. “Kinh Chúa Dậy thực sự là bản __________ toàn bộ phúc âm, là kinh nguyện tuyệt hảo nhất. Kinh Chúa Dậy là __________ của Thánh Kinh”. (số 2774)
a) tóm lược b) cốt li 
c) chú giải d) ý nghĩa e) tổng kết

17. “Những tâm tình xứng hợp để con người cầu Kinh Lạy Cha đó là lòng _________ đơn thành và bền bỉ, là niềm _________ hiền hòa và hân hoan”. (số 2797)
a) nhiệt thành b) tin tưởng 
c) bình an d) yêu mến e) hy vọng

18. “Kinh Chúa Dạy giúp chúng ta ______________với Cha cùng với Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô. Đồng thời kinh này cũng tỏ cho chúng ta thấy được cả bản thân của chúng ta nữa”. (số 2799)
a) hiệp thông b) nên một 
c) tiến lên d) sống e) tìm về

19. “’Đấng ở trên trời’ ở đây không có nghĩa là Ngài ở một ___________nào đó mà là chính sự uy nghi cao cả của Thiên Chúa và việc Ngài hiện diện nơi ci lòng của thành phần công chính. Trời, nhà của Cha, là quê hương thực sự, nơi chúng ta đang tiến về và cũng là nơi chúng ta đã thuộc về”. (số 2802)
a) nơi chốn b) thực tại 
c) thời gian d) nơi kín đáo e) khoảng cách

20. “Với lời nguyện cầu cho ‘danh Cha cả sáng’, chúng ta chạm tới ý định của Thiên Chúa, đó là việc ______________ danh của Ngài – danh được mạc khải trước hết cho Moisen rồi nơi Chúa Giêsu – một việc thánh hóa được thực hiện bởi chúng ta và trong chúng ta, trong mọi dân nước cũng như trong mỗi một người”. (số 2858)
a) tin tưởng vào b) thánh hóa 
c) chúc tụng d) tôn vinh e) nhận biết

21. “Bằng lời nguyện cầu thứ hai, Giáo Hội trước hết hướng về việc Chúa Kitô ___________và việc cuối cùng Nước Chúa___________. Lời nguyện cầu này cũng xin cho Nước Chúa được _____________ngay trong _____________ nơi cuộc sống của chúng ta đây”. (số 2859) 
a) trở lại b) trị đến 
c) nên trọn d) hiện tại e) phát triển

22. “Qua lời nguyện cầu thứ ba, chúng ta xin Cha của chúng ta ___________ý muốn chúng ta với ý muốn Con Ngài, để ý định cứu độ của Ngài được _____________nơi cuộc sinh hoạt___________”. (số 2860)
a) hiệp nhất b) tỏ hiện 
c) nên trọn d) trần thế e) Giáo Hội

23. “Qua lời nguyện cầu thứ bốn, khi xin ‘cho chúng con’ là chúng ta nói lên, trong tình hiệp thông huynh đệ của mình, lòng tin tưởng con cái của chúng ta đặt nơi Cha trên trời. ‘Lương thực hằng ngày’ ở đây ám chỉ về của dưỡng nuôi ___________ cần thiết cho mọi người được sinh tồn, cũng như ám chỉ về _______________là Lời Thiên Chúa và Mình Chúa Kitô. Lương thực hằng ngày này được Thiên Chúa ban phát ‘hôm nay’ như một của dưỡng nuôi (siêu) thực chất không thể thiếu cho Bữa Tiệc Nước Trời được Thánh Thể báo trước”. (số 2861)
a) Bàn Tiệc Thánh b) thiêng liêng c) thể lý
d) Phụng Vụ e) Bánh Sự Sống

24. “Lời nguyện cầu thứ năm xin Thiên Chúa thương đến các lỗi phạm của chúng ta, một tình thương có thể ___________tâm hồn chúng ta chỉ khi nào chúng ta biết thứ tha cho kẻ thù mình, theo gương Chúa Kitô và ơn trợ giúp của Người”. (số 2862)
a) tràn đầy b) thấu nhập 
c) đâm rễvào d) cởi mở e) chiếm đoạt

25. “Khi chúng ta nguyện ‘xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ’ là chúng ta xin Thiên Chúa đừng để chúng ta đi theo ____________dẫn đến chỗ sa ngã phạm tội. Lời nguyện cầu này xin được Thần minh tri và sức mạnh; lời nguyện cầu ấy cũng xin ơn ___________và bền đỗ đến cùng”. (số 2863)
a) con đường b) tỉnh thức 
c) chước cám dỗ d) khôn ngoan e) cải thiện

26. “Nơi lời nguyện cầu cuối cùng, ‘xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ’, Kitô hữu hợp với Giáo Hội cầu xin Thiên Chúa hãy làm ________cuộc__________, được thực hiện nơi Chúa Kitô, trên ‘tên thống lãnh thế gian’ là Satan, một thiên thần đã tự mình chống lại Thiên Chúa và dự án cứu độ của Ngài”. (số 2864) 
a) sáng tỏ b) vinh thắng 
c) xẩy ra d) phục sinh e) tử giá



 

Bản Giải Đáp 4 Bài Trắc Nghiệm cho 4 phần của Sách Giáo Lý


        Bài 1     Bài 2     Bài 3     Bài 4

1         a         d             d         b-c
2         S         e             e         d-b
3         d         D            S         a-b
4         D         e             e         b-c
5         e         e             e          d-c-b-a 
6         D         S            D        a-b
7         e         S             D         a-b-c
8         D         D           d         b-a
9         e         e             d         d-a-b-c
10       D         D           D         b-c
11        d         e             d         a-b
12         S         D         S         a-b-c-d
13         e         d         D         a-c-d
14         D         e         d         a-c-d-e
15         e         S         e         a-b-c-d-e
16         S         D         D         a-b 
17         d         e         D         b-c
18         S         D         e         a
19         e         D         e         a
20         S         D         e         b
21         d         S         D         a-b-e-d
22         S         D         D         a-c-d
23         e         d         e             c-e
24         D         D         S         b
25         e         e         D             a-b
26         D         e         S             a-b
27         e         D         D 
28         D         D         S
29         e                     D
30         D                     e
31         e                     D
32         S                     e
33         e                    e
34         D                    D
35         S                     D
36         e                     d
37                                 e
38                                e
39                                 e
40                                 S
41                                D

42                                e
 

Sưu tầm

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

.

1

LM PAUL NGUYỄN ĐỨC VĨNH

Vị Thánh trong ngày

Sách các phép

Mười điều răn

Thành viên

Kích chuột để

1

Suy niệm Lời Chúa 5P

Nhóm Mân Côi

1
 

Tin Thể Thao

    Giờ kinh phụng vụ

    Lịch Phụng Vụ