1
11:37 +07 Chủ nhật, 28/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 171

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 168


Hôm nayHôm nay : 21954

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 364983

Tổng cộngTổng cộng : 27919267

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » VĂN HOÁ & NGHỆ THUẬT

Còn nhiều bất cập trong dạy và học môn Lịch sử

Thứ tư - 17/04/2013 20:39-Đã xem: 1508
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh sách sáu môn thi tốt nghiệp năm học 2012 - 2013, trong đó không có môn Lịch sử.
Còn nhiều bất cập trong dạy và học môn Lịch sử

Còn nhiều bất cập trong dạy và học môn Lịch sử

Đã có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, nhưng trên hết vẫn là sự quan tâm của xã hội đối với cách dạy và học môn Lịch sử trong trường phổ thông hiện nay. Đây cũng là thực trạng nhức nhối đang làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục và nghiên cứu lịch sử.
 
 
Đối với học sinh bậc phổ thông thì việc dạy và học môn Lịch sử có tầm quan trọng lớn lao trong việc hình thành và nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp về lịch sử nước nhà. Tuy nhiên, nhận thức thì có thể có nhưng quá trình thực hiện để đạt được hiệu quả tối ưu thì không phải là điều dễ dàng.
 
Có một thực tế đang diễn ra hiện nay, đó là phần lớn các em học sinh đều không mấy mặn mà với ban Khoa học xã hội, đặc biệt là môn Lịch sử. Đây cũng chính là hệ lụy của hàng ngàn điểm 0 trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH - CĐ hàng năm.
 
Năm nào cũng thế, các nhà nghiên cứu lịch sử và dư luận xã hội lại sửng sốt, bàn tán xôn xao về một số bài thi thật sự gây sốc với những kiến thức lịch sử mà học sinh tự biên soạn. Nhiều luồng ý kiến tập trung vào học sinh, xem bản thân các em như là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng nhức nhối đó. Tuy nhiên, nếu đưa vấn đề ra phân tích, mổ xẻ một cách toàn diện thì vẫn còn nhiều lắm những nhân tố dẫn đến hệ lụy đau lòng trên.

Chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát lấy ý kiến của một số học sinh THCS và THPT trên địa bàn TP Vinh về việc học môn Lịch sử, trong đó có rất nhiều em có câu trả lời là “Bản thân thích học, nhiều lúc cũng đã cố gắng nhưng không thể học và nhớ nổi”. Nên chăng những nhà nghiên cứu lịch sử và làm công tác giảng dạy cần phải quan tâm đến vấn đề này. Có thể nói, tài liệu giáo khoa môn Lịch sử hiện nay quá nặng đối với học sinh, trong khi các em còn phải “gồng mình” lên để chiến đấu với một khối lượng kiến thức khổng lồ của nhiều môn học khác.
 
Đối với bậc THPT hiện nay thì việc bố trí số lượng tiết môn Lịch sử đang được xem là một bất cập lớn. Sách giáo khoa dày, kiến thức nhiều và giàn trải nhưng chỉ có từ 1 - 1,5 tiết/tuần. Cùng với đó, theo ý kiến của nhiều giáo viên và học sinh thì cách thể hiện kiến thức, ngôn ngữ, hình ảnh chưa thật sự sinh động nên không thu hút được các em nếu như không muốn nói là học sinh đang thờ ơ, vô cảm với Sử học.

Lịch sử dân tộc Việt Nam được đúc kết từ quá trình đấu tranh không mệt mỏi của nhân dân, của các anh hùng và thế hệ cha ông. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những con người tạo dựng nên lịch sử trường tồn vẫn sống mãi trong trái tim của đồng loại. Lịch sử tạc ghi nhưng thế hệ tương lai của đất nước dường như vẫn còn mơ hồ. Thật khó tin khi nhắc đến tên tuổi của những anh hùng dân tộc, chiến sỹ cách mạng thì học sinh lắc đầu không biết hoặc tỏ ra ngạc nhiên như mới nghe lần đầu, nhưng đó lại là những chuyện rất thật đang diễn ra nhiều trong bối cảnh hiện nay.
 
Có một thực tế, đó là học sinh đang sống ngay trên mảnh đất chôn rau cắt rốn nhưng những kiến thức về lịch sử địa phương trong sách giáo khoa dường như quá hiếm hoi. Tình yêu Tổ quốc phải được bắt nguồn từ tình yêu quê hương xứ sở, từ những điều bình dị giữa cuộc đời, do đó cần lắm những sự đổi thay trong việc biên soạn nội dung để học sinh thích thú hơn đối với môn học này.

Có một thực tế hiện nay đã trở thành trào lưu, xu thế chung của xã hội, đó là việc phụ huynh và học sinh không mặn mà với ban Khoa học xã hội nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Từ việc nhận thức rằng môn học khó, đầu ra tìm kiếm cơ hội việc làm hạn hẹp nên đã tác động đến sự lựa chọn ở hiện tại và định hướng trong tương lai của học sinh.
 
Bên cạnh đó, công bằng mà nói thì việc giảng dạy môn Lịch sử trong các nhà trường hiện nay cũng là một vấn đề cần phải bàn. “Kiến thức nhiều, số tiết học lại quá ít, trong khi nhiều giáo viên ở các trường THPT quan niệm rằng, Lịch sử là môn học khô khan chỉ có những con số, sự kiện và đã là lịch sử thì phải dạy đúng như những gì vốn có. Điều này vô hình chung đã tạo nên những giờ học nhàm chán, chỉ có đọc - chép thì học sinh không hứng thú, say sưa cũng không phải là một điều khó hiểu” - Cô Bùi Thị Bích Hậu, giáo viên môn Lịch sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu chia sẻ.

Từ thực trạng đáng buồn trên thì thời gian qua, ngành giáo dục Nghệ An đang nỗ lực tìm giải pháp để cải thiện tình hình. Và trên thực tế, đã có một số trường làm tốt như Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Trường THCS Trung Đô, Trường THCS Hưng Dũng. Nhiều giải pháp hay được các trường áp dụng, trong đó đổi mới, cải tiến phương pháp dạy và học môn Lịch sử được chú trọng hàng đầu.
 
Việc dạy học bằng giáo trình điện tử với những hình ảnh sinh động, ấn tượng, sử dụng các hình thức bổ trợ như sơ đồ, lược đồ tư duy cộng với những chuyến đi thực tế tham quan các địa danh, di tích lịch sử đã làm cho học sinh thích thú hơn với môn học vốn dĩ được xem là khô khan này.
 
Các giải Nhì, Ba môn Lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia vừa qua của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu càng khẳng định rõ nét hiệu quả trong phương pháp dạy và học tại trường.
 
Tuy nhiên, để đạt được kết quả toàn diện trên mặt bằng chung thì đòi hỏi nhiều hơn nữa những sự đổi thay, đột phá của ngành giáo dục tỉnh nhà, để môn học Lịch sử xứng tầm với tên gọi và giá trị của nó.
Ngọc Anh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn