1
17:07 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 193

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 191


Hôm nayHôm nay : 22806

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 326928

Tổng cộngTổng cộng : 27881212

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » VĂN HÓA - LẼ SỐNG

Tại sao việc cử hành lễ Chúa Nhật trong năm lại quan trọng?

Thứ năm - 20/05/2021 08:17-Đã xem: 724
Tuy nhỏ, nhưng nó lại là lá chắn tuyến đầu cho cuộc chiến đấu đầy cam go này. Đến nỗi nó đã được đưa vào trong đề thi học kỳ II môn ngữ văn lớp 10, năm học 2020-2021. Trong đó có đoạn viết: "Một trong những nhân vật - đồ vật xuất hiện xuyên suốt trong đời sống nhân loại năm 2020 chính là chiếc khẩu trang.
Tại sao việc cử hành lễ Chúa Nhật trong năm lại quan trọng?

Tại sao việc cử hành lễ Chúa Nhật trong năm lại quan trọng?


 
TẠI SAO VIỆC CỬ HÀNH
LỄ CHÚA NHẬT TRONG NĂM LẠI QUAN TRỌNG
Will Wright
Ngày Sabát
Ngày thứ bảy trong tuần là ngày Sabát, một ngày nghỉ ngơi long trọng, được dành cho Đức Chúa. Điều này nhắc nhớ buổi bình minh của công trình sáng tạo, khi Thiên Chúa dựng nên mọi thứ trong 6 ngày và sau đó Ngài nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy. Ngày Sabát cũng đánh dấu công trình của Đức Chúa giải thoát dân Israel khỏi ách nô lệ Ai Cập.
Ngày Sabát là ngày nghỉ ngơi và nhàn rỗi. Trong Phúc âm, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy việc nghỉ ngày Sabát không nhất thiết có nghĩa là từ chối mọi việc làm và không có ngoại lệ. Thay vào đó, chúng ta phải nhận ra rằng người nghèo cũng cần phải được hưởng sự thư thái, nghỉ ngơi, và giúp đỡ. Vì vậy, ngày Sabát cũng là ngày làm điều tốt cho người khác.
Ngày của Đức Chúa
Ở nhiều khía cạnh, Giao ước mới hoàn thành và nâng cao giá trị của Giao ước cũ. Ngày Sabát vẫn diễn ra vào Thứ Bảy, nhưng Chúa Nhật là sự hoàn thành của ngày Sabát. Ngày Chúa nhật khác biệt rõ ràng với ngày Sabát vì Chúa nhật là “ngày thứ tám” liền sau ngày Sabát nên mang ý nghĩa một công trình tạo dựng mới được thực hiện nhờ sự Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu đã sống lại từ kẻ chết vào “ngày thứ nhất trong tuần” và do đó, đã thánh hiến một mệnh lệnh luân lý mới.
Chúng ta phải giữ ngày thánh của Đức Chúa bằng cách cử hành ngày Chúa nhật trong việc “thờ phượng bên ngoài dâng lên Thiên Chúa như dấu chỉ của một lợi ích chung liên quan đến mọi người’’ Việc thờ phượng vào ngày Chúa nhật hoàn thành mệnh lệnh luân lý của Giao Ước cũ, lấy lại chu kỳ và tinh thần của luật đó, bằng cách hàng tuần tôn vinh Đấng Tạo hóa và Đấng Cứu Chuộc của dân Ngài. (GLCG 2176).
Chúa Nhật Thánh Thể
Việc cử hành bí tích Thánh Thể vào Chúa Nhật, ngày dành riêng cho Đức Chúa, là trọng tâm của đời sống Giáo Hội. Khi cử hành Thánh Thể vào Chúa Nhật, chúng ta cử hành cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Theo cách này, mỗi Chúa nhật trong năm là một lễ Phục sinh nhỏ.
Các tín hữu quy tụ lại với nhau vào mỗi Chúa nhật và cử hành trong phụng vụ những gì Chúa Kitô đã thực hiện, Người là ai, Người đã dạy những gì, và Người đang làm gì qua chúng ta ngày nay. Vì vậy, chúng ta đến nhà thờ vào mỗi Chúa nhật, cũng như những ngày lễ buộc.
Như Thánh Gioan Kim Khẩu nói rằng, “Bạn không thể cầu nguyện ở nhà giống như ở nhà thờ, nơi có cộng đoàn thờ phượng, nơi những lời cầu xin được cất lên với Thiên Chúa như từ một trái tim vĩ đại, và là nơi còn có điều gì đó hơn thế nữa: sự đồng tâm nhất trí, sự liên kết của đức ái, lời cầu nguyện của các linh mục”.
Chúa nhật Lễ Buộc
Người Công giáo có bổn phận tham dự Thánh lễ các ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc khác. Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống ân sủng mà chúng ta hằng khao khát. Trừ khi được miễn chuẩn vì một lý do nghiêm trọng chẳng như bệnh nặng, chăm sóc trẻ sơ sinh, hoặc do vị mục tử cho phép khi có lý do chính đáng, còn ngoài ra, chúng ta sẽ phạm tội trọng nếu không tham dự lễ Chúa Nhật hoặc các ngày lễ buộc, ví dụ như lễ Giáng Sinh,  lễ Hiển Linh, lễ Thăng Thiên, lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời…
Vì chẳng thể tự cứu mình, do đó, chúng ta cần anh chị em của mình, và mỗi chúng ta đều cần nhau trong Đức Kitô. Chúng ta phải hiện diện trong thánh lễ để cầu nguyện như một cộng đoàn Thánh Thể. Trong trường hợp thiếu linh mục thì việc tín hữu quy tụ để cử hành phụng vụ Lời Chúa và cầu nguyện chung với nhau là điều rất quan trọng cần thiết.
Một ngày của Ân sủng và Nghỉ ngơi
Thiên Chúa nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy sau công trình tạo dựng. Vì vậy, Ngày của Đức Chúa, sự hoàn thành của Ngày Sabát, phải được đánh dấu bằng việc tận hưởng “một thời gian đầy đủ để nghỉ ngơi và nhàn rỗi, để vun trồng đời sống gia đình, văn hóa, xã hội và tôn giáo của mình” (GLCG 2184).
Bao nhiêu có thể, chúng ta phải hạn chế “dấn thân vào các việc lao động hoặc các hoạt động nào ngăn cản việc phụng tự phải dành cho Thiên Chúa, ngăn cản niềm vui riêng trong ngày của Chúa, ngăn cản việc thực thi các công việc từ thiện và ngăn cản sự thư giãn thích hợp về tinh thần cũng như về thể xác” (GLCG 2185). Tuy nhiên, chúng ta không nên xao nhãng bổn phận đối với gia đình. Như Thánh Augustinô đã dạy, “Đức ái của sự thật tìm kiếm sự nhàn hạ thánh thiện nhưng sự cần thiết của đức ái chấp nhận một công việc chính đáng”.
Giáo hội cũng dạy rằng, “Khi tôn trọng sự tự do tôn giáo và công ích của mọi người, các Kitô hữu phải cố gắng làm cho các ngày Chúa nhật và các ngày lễ của Hội Thánh được luật pháp công nhận. Họ phải nêu gương công khai cho mọi người về việc cầu nguyện, sự tôn trọng và sự vui tươi, và phải bảo vệ các truyền thống của mình như một đóng góp quý báu cho đời sống tinh thần của xã hội nhân loại” (GLCG 2188).
Cho dù ở nhiều nơi, xã hội không công nhận Chúa Phục Sinh, thì Kitô hữu chúng ta vẫn vui mừng làm chứng cho niềm vui Chúa Phục Sinh và có bổn phận cử hành mầu nhiệm Phục sinh của Đức Kitô vào mỗi Chúa Nhật.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: 
catholic-link.org
WHĐ (01.5.2022)


CHIẾC KHẨU TRANG
Lá chắn vững vàng nơi tuyến đầu trong cuộc chiến chống Covid-19.
---------------------
 
Đã hơn một năm nay khi viruscorona Vũ Hán – Trung Quốc xuất hiện và biến chủng thành đại dịch, gây thảm họa cho nhân loại về mọi phương diện. Đến hôm nay nhân loại đang loay hoay với con virus tàn ác này. Cả thế giới đang chứng kiến tận mắt hàng trăm triệu người nhiễm bệnh, hàng ngàn ngàn người đã vĩnh viễn ra đi…Nổi bật nhất trong trận chiến này là chiếc "khẩu trang".
 
Tuy nhỏ, nhưng nó lại là lá chắn tuyến đầu cho cuộc chiến đấu đầy cam go này. Đến nỗi nó đã được đưa vào trong đề thi học kỳ II môn ngữ văn lớp 10, năm học 2020-2021. Trong đó có đoạn viết: "Một trong những nhân vật - đồ vật xuất hiện xuyên suốt trong đời sống nhân loại năm 2020 chính là chiếc khẩu trang. Vốn chỉ thông dụng ở những xứ sở ô nhiễm môi trường hay trong những nơi làm việc độc hại, từ khi coronavirus khởi phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) rồi trở thành đại dịch, chiếc khẩu trang đồng hành với đời sống con người, từ Đông sang Tây, từ thành phố hoa lệ đến thôn quê hẻo lánh, từ người trẻ trong học đường đến người già trong nhà dưỡng lão… Vượt qua những e ngại và thành kiến ban đầu, nay chiếc khẩu trang đã chinh phục tuyệt đại đa số nhân loại như là một "vị cứu tinh" trong đại dịch Covid-19, ít nhất là cho đến khi vaccine chủng ngừa căn bệnh này được sử dụng phổ biến trên toàn cầu..."
 
Tác giả đã dùng ngôn ngữ rất mạnh khi ví chiếc khẩu trang như 'vị cứu tinh". Nói chính xác, nó chỉ là bạn, là vũ khí cần thiết giúp tạo bức tường ngăn cách, để chúng ta được an tâm hơn, bởi nó cũng chỉ là"...một sản phẩm y tế, nhằm bảo vệ sức khỏe con người. Đeo khẩu trang là để lập lá chắn bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội. Đeo khẩu trang cũng là cách góp phẩn giảm gánh nặng của y, bác sĩ và nhân viên y tế trong tình trạng quá tải của các bệnh viện..."
 
Rất thiết thực và gần gũi: "Từ một sản phẩm y tế, chiếc khẩu trang trở thành một hiện tượng giao tiếp xã hội. Đeo khẩu trang là một cách thể hiện thái độ ứng xử với tha nhân, với không gian công cộng. Cũng là "mask" như cái mặt nạ trong hội hóa trang, nhưng khẩu trang chỉ che miệng và mũi, vẫn còn để hở đôi mắt, vầng trán, mái tóc để nhận ra một hình ảnh. Người ta vẫn có thể nhận ra nhau qua ánh mắt lấp lánh niềm vui để động viên nhau hay buồn rầu ứa lệ trước cảnh người thân bị cách ly, thậm chí lìa đời mà không thể tiễn đưa"...
 
Nét văn hóa chung: "Giao tiếp qua trung gian chiếc khẩu trang đòi hỏi những thay đổi nhất định: giọng nói tăng âm, ánh mắt biểu cảm, khoảng cách cần thiết, cử chỉ linh hoạt để thu hút người đối thoại… Cách đeo khẩu trang nói lên tính kỷ luật và ý thức cộng đồng của con người. Người cẩn trọng đeo khẩu trang chỉ chạm vào sợi dây, không chạm vào mặt vải và thay mới hằng ngày; người cẩu thả đeo cho lấy có, dùng một khẩu trang vải nhiều ngày liền mà không giặt sạch. Năm qua nước ta thành công trong chống dịch, ngoài những biện pháp quyết liệt như giãn cách xã hội, cách ly tập trung, có phần nhờ nâng cao ý thức cá nhân trong việc sử dụng khẩu trang"...
 
Thiết nghĩ, chúng ta đừng coi thường chiếc khẩu trang. Nó đã trở thành người bạn tri kỷ và giúp chúng ta tự tin trong mọi việc. Nếu nói trong hoạn nạn mới biết ai là bạn thật của ta, thì chiếc khẩu trang chính là bạn thật của cả thế giới, của mọi nhà, mọi quốc gia và trong mọi linh vực, kể cả trong lĩnh vực tôn giáo.
 
Tôi rất tán thành với câu kết của đề thi này là: "Trong hoạn nạn, chiếc khẩu trang trở thành một hiện tượng văn hóa, thể hiện tình gia đình, tình đồng bào, tình nhân loại"...
 
Ăn chi cũng nhớ cơm lòn
Đi đâu cũng nhớ đàng hoàng khẩu trang.
 
Phú Tăng, 13/5/2021
Đức Vĩnh
_____________________

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn