1
17:20 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 181

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 179


Hôm nayHôm nay : 23306

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 327428

Tổng cộngTổng cộng : 27881712

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » GIÁO HỘI HOÀN VŨ » Tin tức - Sự kiện

Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ

Thứ sáu - 18/08/2023 10:07-Đã xem: 227
Để áp dụng Tông thư Desiderio Desideravi (DD) của Đức Thánh Cha Phanxicô; Để tuân thủ quy luật phụng tự và kỷ luật các Bí tích, đồng thời thể hiện tính duy nhất trong cử hành phụng vụ; Nay ủy ban phụng tự quy định:
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ

Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ

 

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
ỦY BAN PHỤNG TỰ

liturgy@cbc-vietnam.org


- Để áp dụng Tông thư Desiderio Desideravi (DD) của Đức Thánh Cha Phanxicô;
- Để tuân thủ quy luật phụng tự và kỷ luật các Bí tích, đồng thời thể hiện tính duy nhất trong cử hành phụng vụ;
Ủy ban Phụng tự phổ biến
đề tài hướng dẫn đầu tiên của chương trình

ĐÀO TẠO PHỤNG VỤ CHO DÂN CHÚA:

Bài 1:
CỬ HÀNH THÁNH LỄ

 
Nghi thức Thực hành
 
TỔNG QUÁT
- Giữ luật chữ đỏ.
- Phải dùng bản văn Nghi thức Thánh Lễ năm 2005, đã được Tòa Thánh phê chuẩn.
- Không tự ý thêm bớt trong bản văn phụng tự; không tùy tiện và thay đổi trình tự nghi thức; không xâm phạm tính thánh thiêng của Cung Thánh với những trang trí tầm thường hoặc lòe loẹt, không bài trí như một sân khấu đời thường mang tính phô diễn.
Động tác Cử chỉ và điệu bộ của linh mục, phó tế, các thừa tác viên cũng như của dân chúng, phải được thể hiện sao cho toàn thể cuộc cử hành mang vẻ đẹp đơn sơ trang nhã, giúp thấy rõ ý nghĩa xác thực và đầy đủ của những phần khác nhau, đồng thời cũng cổ võ sự tham dự của mọi người (Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma [QCSL], 42)
- Không đọc nhanh cũng không quá chậm
- Phân biệt các động tác: cúi đầu – cúi mình – cúi mình sâu (theo chữ đỏ)
- Dang tay không rộng quá, cũng không cao quá hoặc thấp quá
NGHI THỨC NHẬP LỄ
Cuộc
rước nhập lễ
 
 
- Đang khi đoàn rước tiến vào thánh đường thì hát ca nhập lễ (QCSL 47). Việc đánh trống hay trình tấu bằng kèn phải được thực hiện trước khi Nhập lễ. Đoàn rước không di chuyển khi đang diễn tấu. (Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc, 47). Theo đó:
* Trống, trắc không chuyển tải được lời, nên chỉ sử dụng khi tập họp cộng đoàn, trước khi đi rước.
* Kèn thổi khi đường rước xa, nhưng phải ngưng khi đoàn rước tiến tới cửa nhà thờ và phải thổi theo bài thánh ca được chuẩn nhận.
Rước
sách Tin Mừng
- Sách Tin Mừng, chứ không phải sách Bài đọc.
- Thừa tác viên chính là phó tế
- Nếu không có phó tế, một linh mục trong đoàn đồng tế hoặc người đã lãnh tác vụ đọc sách cầm sách Tin Mừng
- Nếu không thì đặt sẵn sách Tin Mừng trên bàn thờ (x. QCSL, 120)
Xông hương
Trong một Thánh Lễ, chỉ thực hiện theo một trong hai cách thức:
A. Theo cách Á Đông: xá nhang hoặc đốt hương trong lư trước khi hôn kính bàn thờ
B. Xông hương theo truyền thống Âu Tây
 
Có ba dạng xông hương: xông thẳng – xông ba hướng – xông liên tục.
- Động tác cho mỗi lần xông thẳng: nâng cao bình hương – dừng – lắc bình hương hai nhịp – hạ bình hương xuống một chút (không phải vừa đưa lên vừa lắc và không bao giờ lắc ba nhịp).
- Xông ba hướng: lắc bình hương hai nhịp ở giữa – bên trái – bên phải.
 
Trong Thánh Lễ:
- Chủ tế xông hương bàn thờ và Thánh Giá sau khi hôn kính bàn thờ (Nghi Thức Thánh Lễ - NTTL 1; QCSL 123)
- Bàn thờ: lắc bình hương liên tục quanh bàn thờ
- Lễ vật: xông ba lần (giữa 2 lắc – trái 2 lắc – phải 2 lắc), có thể xông theo hình thánh giá
- Thánh Thể, Thánh Giá, ảnh Chúa, nến Phục sinh, chủ tế: xông thẳng ba lần (QCSL 277)
- Sách Tin Mừng, lễ vật, các vị đồng tế, cộng đoàn: xông ba lần (giữa 2 lắc – trái 2 lắc – phải 2 lắc)
- Thánh tích, ảnh tượng: xông thẳng hai lần
- Lúc chuẩn bị lễ vật: sau khi chủ tế xông hương lễ vật, bàn thờ và Thánh Giá, thừa tác viên xông riêng chủ tế, sau đó xông chung các giám mục và linh mục đồng tế, cuối cùng xông chung cộng đoàn giáo dân.
- Thứ tự: xông riêng chủ tế, sau đó xông chung các giám mục và linh mục đồng tế, cuối cùng xông chung cộng đoàn giáo dân.
Nghi thức Nhập lễ - Linh mục đứng tại ghế chủ tọa, trừ trường hợp bất khả thi (x. Nghi thức Thánh lễ [NTTL] 1; QCSL 50).
PHỤNG VỤ LỜI CHÚA
Công bố Lời Chúa - Chỉ đặt một bục đọc Lời Chúa, đây cũng là giảng đài và nơi đọc Lời nguyện cộng đoàn (x. 71; 138).
- Trong Phụng vụ Lời Chúa, chính Chúa nói và cộng đoàn lắng nghe, cộng đoàn không đọc chung các bài Sách Thánh và Tin Mừng.
- Các thừa tác viên đọc sách: nam mặc áo Alba hoặc âu phục có mang cà-vạt, nữ mặc áo dài màu trắng (x. 335-336).
- Trong lễ có cử hành Bí tích Hôn nhân, cô dâu chú rể không đọc Sách Thánh; và trong thánh lễ An táng, thân nhân người quá cố cũng không đọc Sách Thánh, trừ phi không còn ai khác thi hành nhiệm vụ này (x. Hiến chế Phụng vụ thánh 32; NTTL 10; Hội đồng Giáo Hoàng về Gia đình, Chuẩn bị Bí tích Hôn nhân 68).
- Không được để cô dâu chú rể cùng đứng bên nhau khi đọc sách để chụp hình.
Thánh vịnh Đáp ca - Việc đọc/hát thánh vịnh là nhiệm vụ của người xướng/hát thánh vịnh (psalmista) hoặc của thừa tác viên đọc sách (lector) (QCSL số 61, 129). Họ sẽ đọc hoặc hát Thánh vịnh Đáp ca tại bục đọc sách – không đọc tại nơi ca đoàn.
Giảng lễ
 
- Thông thường, chính linh mục chủ tế, hoặc một vị đồng tế, hoặc phó tế sẽ giảng lễ.
- Không được để giáo dân giảng lễ.
- Phải giảng vào các ngày Chúa nhật và lễ buộc; nên giảng trong lễ các ngày thường mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh, và trong các lễ khác cũng như các dịp có khá đông người tới nhà thờ (x. 65-66).
- Sau bài giảng, nên giữ thinh lặng một khoảng thời gian ngắn (x. QCSL 136, 56, 66).
- Người giảng lễ không được rời giảng đài; không ca hát, hỏi đáp, tặng quà… (những việc này dành cho lúc dạy giáo lý, giảng phòng, tĩnh tâm…).
Tuyên xưng đức tin - Khi phải đọc kinh Tin Kính, chỉ được đọc hoặc hát một trong hai lời tuyên xưng Nicêa và của các Tông đồ (x. NTTL 18-19).
- Không được thay thế bằng bất cứ bài hát nào khác, kể cả bằng những mẫu tuyên xưng trong nghi thức các bí tích khác.
Lời nguyện
cộng đoàn
(Lời nguyện tín hữu/Lời nguyện chung)
- Phải đọc trong các Lễ Trọng, Lễ Chúa nhật, Lễ Thêm sức, Lễ Hôn phối, Lễ An táng.
- Các ý nguyện được đọc tại giảng đài hoặc một nơi thích hợp, do phó tế, một ca viên, một thừa tác viên đọc sách, hoặc một tín hữu giáo dân.
- Những ý nguyện phải giản dị, vắn tắt, tự nhiên và thận trọng, diễn tả ý nguyện của toàn thể cộng đoàn (x. QCSL 71).
PHỤNG VỤ
THÁNH THỂ
- Bàn thờ để trống suốt phần Nhập lễ và Phụng vụ Lời Chúa
Chuẩn bị lễ vật - Không được để sẵn trên bàn thờ từ đầu lễ: chén thánh, rượu nước, bình đựng bánh lễ, sách lễ, khăn thánh (trừ khi phải sử dụng khăn thánh có kích thước lớn).
Kinh
nguyện Thánh Thể
- Không được tự tiện thay đổi hoặc thêm bớt bất cứ lời nào trong Kinh nguyện Thánh Thể. (Hc. PV 22; QCSL 24)
- Cộng đoàn quỳ từ sau lời tung hô Thánh Thánh Thánh đến hết vinh tụng ca Chính nhờ Người.
Truyền phép - Các công thức truyền phép phải đọc rõ ràng và lớn tiếng (chữ đỏ)
Chúc bình an - Sau lời "Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau", chủ tế thinh lặng chào chúc bình an các vị đồng tế, phó tế, hoặc thừa tác viên đứng gần; các vị đồng tế hay thừa tác viên khác đứng gần nhau cũng làm như thế. Giáo dân ở các hàng ghế hai bên cũng quay vào giữa chào chúc bình an cho nhau (x. QCSL 82).
KẾT LỄ - Chỉ đọc câu "Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an" trong khi chờ bản dịch mới cho các công thức khác.


Tải tài liệu về tại đây: file PDFfile Word

WHĐ (16.08.2023)


28.08.2023

THỨ HAI TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN
Thánh Augustinô, giám mục, tiến sĩ Hội thánh
Mt 23,13-22
 
Lời Chúa:
 “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình”. (Mt 23,15).
Câu chuyện minh họa:
         Đêm kia tại một làng đánh cá bên Ấn Độ, một ngư phủ nghèo lẻn vào trong hồ cá của một người giàu để thả lưới. Nhưng chưa kịp kéo lưới lên thì bị người giàu phát hiện. Người này cho gia nhân bủa đi khắp nơi quanh cái hồ mênh mông của mình để bắt cho bằng được tên trộm.
Đám gia nhân đốt đuốc đi tìm khắp nơi mà không thấy bóng dáng tên trộm đâu cả.
Trong khi đó thì anh ngư phủ nghèo lấy tro rắc lên đầy mình và đến ngồi dưới một gốc cây gần đó y hệt một nhà hiền triết hay một đạo sĩ.
Sau nhiều giờ tìm kiếm đám gia nhân không thấy kẻ trộm mà chỉ thấy một đạo sĩ ngồi dưới gốc cây đang đắm mình suy tư và cầu nguyện.
Chỉ một ngày hôm sau, tiếng đồn đã vang đi khắp nơi rằng có một đạo sĩ đang tu luyện dưới gốc cây bên bờ hồ của nhà phú hộ.
Thế là thiện nam tín nữ từ các ngã đường đổ xô đến gốc cây để chiêm ngưỡng vị tu hành. Người thì mang hoa quả, kẻ thì mang tiền bạc. Không mấy chốc mà quà cáp đã tuôn đổ tràn lan quanh nhà tu hành bất đắc dĩ.
Nhà tu hành mới nhủ thầm trong bụng: thà đánh lừa bà con để sống còn hơn là đánh cá suốt ngày mà chẳng được gì. Nghĩ như thế rồi, ông ta tiếp tục đóng vai tu hành, ngày đêm tụng niệm và chờ đợi sự tiếp tế của dân làng.
Suy niệm:
Người đánh cá trong câu chuyện trên đã dùng hình thức đạo đức để đánh lừa người khác, và để che đậy tội lỗi của mình. Đó cũng là hình ảnh của những người giữ luật Chúa bằng hình thức đạo đức bên ngoài, nhưng không quan tâm gì đến đời sống công bằng, bác ái, cũng như mối quan hệ đối với người khác. Chúa Giêsu lên án gay gắt thái độ giả hình của những luật sĩ và biệt phái. Sự giả hình đó ẩn tàng nơi những tua áo thật dài, đeo những hộp kinh thật to để rồi nuốt hết tài sản của các bà góa, tham lam, bất công… Những lời lên án mạnh mẽ của Chúa không phải vì nơi Ngài không còn lòng thương xót, nhưng Ngài muốn con người được hưởng lòng thương xót ấy nhờ sự hoán cải khỏi thái độ giả hình, mù quáng, và khép kín.
Những lời khiển trách của Chúa nói gì với mỗi người chúng ta hôm nay? Liệu trong cuộc sống, tôi có thái độ giả hình nào để Chúa chê trách không?
Lạy Chúa, xin cho con luôn sống thật với Chúa, với tha nhân và với chính mình, để con xứng đáng hưởng tình yêu dạt dào của Chúa.



 
29.08.2023
THỨ BA TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN
Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết
Mc 6,17-29
 
Lời Chúa:
 “Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô”. (Mc 6,26).
Câu chuyện minh họa:
         Chúa quá mệt vì những lời cầu nguyện của một người kia, đến nỗi Ngài hiện ra với anh và nói: “Ta quyết định ban cho con bất kỳ 3 điều gì con xin. Sau đó, Ta sẽ không cho con điều gì nữa”.
Anh vui sướng và lập tức đưa ra lời cầu xin thứ nhất. Anh xin cho vợ chết để anh có thể cưới một phụ nữ tốt hơn.
Điều anh xin đã được ban cho.
Nhưng khi bạn bè và bà con tụ tập để lo chôn cất vợ anh và nhắc lại những phẩm chất tốt của chị, anh nhận ra rằng anh đã vội vã. Bây giờ anh biết mình thật mù quáng đối với tất cả những đức tính của vợ. Anh có thể tìm được một người phụ nữ khác tốt như vậy không?
Vì thế anh xin Chúa cho vợ anh sống lại. Anh được như ý.
Anh chỉ còn một lời xin nữa. Anh nhất định lần này không để bị lầm lỡ, vì anh sẽ không có cơ hội để sửa đổi. Anh tham khảo nhiều lần. Một vài người bạn khuyên anh xin được bất tử. Nhưng những người khác nói sự bất tử mang lại cho anh điều gì nếu anh không có sức khỏe tốt? Và sức khỏe làm được gì nếu anh không có tiền? Và tiền để làm gì nếu anh không có bạn?
Nhiều năm trôi qua nhưng tâm trí anh không thể xác định được điều xin: sự sống hoặc sức khỏe, của cải hoặc quyền lực hay tình yêu. Cuối cùng anh nói với Chúa: “Xin khuyên con về điều cầu xin”.
Chúa mỉm cười khi thấy tình trạng khó khăn của anh và nói: “Xin cho được khôn ngoan là điều không có gì cuộc sống mang lại cho con”.
Suy niệm:
Gioan Tẩy Giả đã dám sống và chết cho sự thật, ông không sợ bất cứ điều gì khi đối diện với sự thật. Còn Hêrôđê lại sống trong sự giả trá, không chấp nhận sự thật, và còn vì chiếc ghế danh dự nên ông đã truyền lệnh chém đầu Gioan. Bà Hêrôđia chỉ vì căm ghét Gioan đã nói lên sự thật mà thừa cơ hội trả thù Gioan Tẩy Giả. Trong ba nhân vật trên, tôi là ai trong những nhân vật này?
Ước gì chúng ta bước theo sự thật và dám làm chứng cho sự thật, dù sự thật có gây bất lợi cho chúng ta, nhưng chính Thiên Chúa sẽ giải thoát chúng ta khỏi những ràng buộc, bất công, áp lực… và dẫn chúng ta đến tự do đích thực.

 

 
30.08.2023
THỨ TƯ TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN
Mt 23,27-32
 
Lời Chúa:
 “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình!”. (Mt 23,27).
Câu chuyện minh họa:
         Giữa khu rừng âm u có tu sĩ nổi tiếng thánh thiện và có nhân đức hiền lành, dịu dàng lạ lùng.
Một người ngạo ngược nghe nói tu sĩ hiền lành lạ lùng như vậy, y không tin và nói: tất cả những cái đó chỉ là giả tạo và tôi sẽ làm cho cái màn giả hình đó phải rơi xuống.
Hôm sau, từ sáng sớm tinh sương, y đã lên đường đến chỗ ẩn sĩ ở. Nhà tu có một con chó để ban đêm, nếu thú vật đến phá hại rau cỏ thì sủa và đánh thức chủ. Khi thấy người lạ đến, con chó con chạy ra sủa; tu sĩ ở trong nhà bước ra, chào và đón tiếp khách lạ. Nhưng để trêu cơn giận của thánh nhân, người hung ngược kia nắm ngay lấy con chó mà quật chết. Thấy vậy, ẩn sĩ quì xuống dưới chân kẻ bạo tàn và nói:
- Bạn ơi, chính tôi đã nuôi con chó này, và tôi rất tiếc vì nó đã làm cho bạn nổi giận.
Tức bực vì chưa đạt được tới mục đích của mình, kẻ bạo ngược trông thấy trong vườn có những cây rau và hoa chính tay ẩn sĩ đã trồng lại xông vào đạp phá và quẳng vất lung tung; nhưng ẩn sĩ vẫn thản nhiên nhìn xem và không hề tỏ dấu gì tức giận.
Thấy vẫn chưa được việc gì, y càng điên lên trèo lên nóc nhà, gỡ mái quăng rui mẻ và xô đổ tường vách, mãi cho đến khi mỏi tay mới thôi, song nhà tu hành bình tĩnh và đưa con mắt yêu thương nhìn y. Thấy y mệt nhọc, mồ hôi nhễ nhãi. Đoán rằng y cần phải uống nước, tu sĩ xách lọ đi ra giếng, múc nước mát về mời y uống.
Trước cử chỉ thánh thiện và nét mặt điềm đạm lạ thường. Chàng hung bạo kia, trái tim mãi đến nay vẫn trơ như đá, bắt đầu cảm thấy hổ thẹn và hối tiếc. Y rất cảm phục nhân đức của người tu hành và đến xin lỗi.
- Thưa cha, xin cha tha thứ cho con những việc điên rồ con mới làm, bây giờ con nhìn thấy có Chúa ở trong cha, và con đây thật là một đứa con tội lỗi và bạo ngược. Cha đã lấy sự lành mà báo sự dữ: chỉ có Chúa mới khiến được lòng người ta thế mà thôi.
Từ đây, kẻ vô nhân đạo kia bắt đầu cải tà qui chính, rồi xin ở lại làm đầy tớ nhà tu hành để sống gần tu sĩ và bắt chước nhân đức.
Suy niệm:
Vị ẩn sĩ trên đây đã sống trọn vẹn lời dạy của Chúa, không những đạo đức bên ngoài nhưng cả một tâm hồn đạo đức thánh thiện.
Lời Chúa trong Bài Tin Mừng hôm nay là lời khiển trách thứ bảy của Chúa Giêsu dành cho các biệt phái và kinh sư. Họ như mồ mả tô vôi, chỉ có vẻ đẹp bên ngoài còn bên trong thì đầy những sự thối tha… Không may chúng ta cũng là những người giống như họ, khi chúng ta tham dự thánh lễ mỗi ngày, đọc kinh đều đặn, nghe Lời Chúa mỗi ngày… nhưng tâm hồn chúng ta không đặt vào trọng tâm là thờ phượng Chúa, chúng ta làm như thế chỉ để cho người khác biết sự đạo đức của chúng ta mà thôi. Nếu thế thì uổng công quá! Chúng ta hãy nhìn lại cách sống đạo của mình để điều chỉnh lại cho đúng với điều mà Chúa muốn nơi mỗi người.
Lạy Chúa, xin chỉnh đốn con người con theo thánh ý Chúa và trung thành với giáo huấn của Ngài.


 


 
 31.08.2023
THỨ NĂM TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN
Mt 24,42-51
 
Lời Chúa:
 “Anh em hãy canh thức vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến”. (Mt 24,42).
Câu chuyện minh họa:
         Trong tác phẩm mang tựa đề "Chờ đợ Gô-Đô" của nhà văn Samuel Vecket, người Ái Nhĩ Lan, có kể lại cảnh hai người hành khất nọ chờ đợi một nhân vật tên là GôĐô, và hy vọng nhân vật này sẽ đến giúp đỡ cho họ ổn định cuộc sống bơ vơ, khốn khổ của họ.
Thế nhưng có một điều lạ là, hai người hành khất này không biết một tí gì về người mà họ đang chờ đợi, cũng như về thời điểm của cuộc gặp gỡ giữa họ với nhân vật GôĐô.
Họ đợi mãi, đợi hoài... và trong khi chờ đợi, hai người đã trò truyện với nhau. Họ đưa ra hết giả thuyết này đến giả thuyết khác về sự chậm trễ của nhân vật mà họ đang chờ đợi.
Thề rồi, bỗng có một em nhỏ đến trao cho họ một mảnh giấy ghi lại sứ điệp của GôĐô. Vị này báo là sẽ tới vào ngày hôm sau.
Hôm sau, em nhỏ kia lại đem đến cho họ một sứ điệp khác, nội dung là dời cuộc gặp gỡ vào ngày hôm sau nữa. Thế là hai người hành khất cứ tiếp tục chờ đợi.
Tác phẩm trên đã kết thúc với lời hai người hành khất thôi thúc nhau: "Thôi chúng mình hãy đi". Thế nhưng trong cả hai người, không ai nhúc nhích.
Suy niệm:
Tin mừng hôm nay Chúa muốn chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng cho ngày Chúa đến. Nghĩa là loại bỏ những hành vi xấu xa tội lỗi, làm điều lành, để có thể tích trữ một kho tàng mà mối mọt không thể làm hư hoại được. Nếu chúng ta đặt Chúa Giêsu là đối tượng chính yếu của đời mình, thì chắc hẳn chúng ta sẽ tìm kiếm Chúa luôn mãi.
Là Kitô hữu, chúng ta phải có thái độ tỉnh thức và chờ đợi, không phải sự chờ đợi trong vô vọng, cứng nhắc, không nhúc nhích như hai người hành khách trong câu chuyện nhưng là sự chờ đợi mang niềm hy vọng. Chờ đợi Chúa là chu toàn bổn phận mỗi ngày, nhận ra sự hiện diện của Chúa, dấn thân phục vụ trong tinh thần khiêm tốn… để ngày Chúa đến, chúng ta không lo sợ gì vì chúng ta đã sẵn sàng.
Xin Chúa cho con luôn thức tỉnh sẵn sàng, để ngày Chúa đến con hân hoan ra nghênh đón Chúa.


 


 
01.09.2023
THỨ SÁU TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN
Mt 25,1-13
 
Lời Chúa:
 “Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể”. (Mt 25,1).
Câu chuyện minh họa:
         Một ông vua vừa lên ngôi, ông muốn vào sa mạc gặp các vị ẩn tu và học hỏi về nhân đức của các ngài. Nhà vua ra lệnh cho đoàn tùy tùng đứng ở xa và chỉ để một mình ông đến túp lều của vị ẩn tu. Ông mở vương miện cất vào trong người, rồi rón rén đến gõ vào túp lều của vị ẩn tu.
Vừa mở cửa, vị ẩn tu biết ngay người đang đứng trước mặt mình là kẻ đang nắm quyền sinh sát trong tay. Nhưng nhà tu hành làm như không biết đó là ai, ngài đón tiếp ông như bất cứ người khách nào đến viếng thăm và vấn kiến. Nhà vua hỏi thăm sức khỏe của các tu sĩ trong tu viện. Vị ẩn tu trả lời:
- Tất cả đều đang cầu nguyện cho sức khỏe của anh.
Nhà vua nhìn xung quanh túp lều và không thấy bất cứ của cải nào, ngoài cái giỏ đựng một ít bánh khô.
Vị ẩn tu nói như ra lệnh:
- Mời anh ăn!
Nói xong, vị ẩn tu cầm bánh nhúng vào nước lã, rưới lên một ít dầu và muối, rồi trao cho nhà vua. Vị ẩn tu cũng mời nhà vua uống nước lã. Sau bữa ăn chỉ có mẩu bánh và nước lã ấy, nhà vua hỏi vị ẩn tu:
- Ngài có biết tôi là ai không?
Không chút do dự, vị ẩn sĩ trả lời:
- Chỉ có Chúa mới biết anh là ai thôi!
Nhà vua liền tiết lộ tông tích của mình. Lúc đó, vĩ ẩn tu mới cúi đầu tỏ vẻ cung kính. Nhà vua đỡ vị tu hành lên và nói:
- Ngài thật có phúc vì không phải lo lắng về chuyện thế gian. Tôi được sinh ra để làm vua, và chuyện cai trị là mối lo canh cánh của tôi. Mỗi ngày tôi ăn uống toàn cao lương mỹ vị, nhưng phải nói rằng bánh và nước lã mà ngài vừa dọn cho tôi quả là bữa ăn ngon nhất mà tôi chưa từng thưởng thức.
Suy niệm:
Chúa đến với chúng ta trong từng giây phút của cuộc đời, có điều là chúng ta có nhận ra Ngài hay không. Nhà vua trong câu chuyện trên đã tìm thấy ý nghĩa của sự tỉnh thức, khi con người biết nhìn mọi sự bằng con mắt đơn sơ chân thành, sẽ nhận ra chiều sâu của mọi sự. Chiều sâu ấy chỉ có nơi một tâm hồn biết lắng đọng, sẽ cảm nhận sự bình an thật sự. Và sự bình an ấy đến từ sự từ bỏ, sống thân tình với Chúa trong cầu nguyện, vì trong sự thinh lặng nội tâm, chúng ta sẽ cảm nhận được sự hiện của Chúa.
Khi chúng ta ngụp lặn trong tội lỗi, những đam mê trần tục, trụy lạc… là lúc chúng ta buông mình cho ma quỷ. Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta về thái độ chuẩn bị kỹ càng cho một tương lai vĩnh cửu. Năm cô khờ dại là thái độ của những người lười biếng và thiếu trách nhiệm. Khi chàng rể đến, họ không còn thời gian chuẩn bị nữa. Còn những cô khôn ngoan, dầu đèn đã sẵn sàng, chàng rể đến các cô hân hoan vào dự tiệc với chàng rể. Vì thế, con đường vào Nước Trời là con đường hẹp, con đường của sự hy sinh, phấn đấu vươn lên mỗi ngày, sống triệt để giới răn của Chúa…
Lạy Chúa, xin cho con biết chuẩn bị cho mình dầu đèn đầy đủ, để thắp lên ngọn lửa bác ái, yêu thương thấm đượm tình Chúa, tình người, để ngày sau con cũng được vào dự tiệc cưới trong Nước Trời.


 


 


 
02.09.2023
THỨ BẢY TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN
Mt 25,14-30
 
Lời Chúa:
 Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!”. (Mt 25,23).
Câu chuyện minh họa:
         Trong kho truyện cổ tích của Ấn Độ, có một câu truyện về một đôi vợ chồng vừa lười lại vừa bướng bỉnh.
Truyện kể rằng, một hôm hai vợ chồng đang ngồi ăn cơm tối, thì bỗng trời nổi gió mạnh. Gió thổi vào nhà làm cho hai cánh cửa ở giữa nhà mở tung ra.
Thấy thế chồng bảo vợ:
- Bà ra đóng cửa lại đi kẻo gió lạnh
Người vợ ngúng ngoảy nói:
- Ông ra mà đóng.
Người chồng không chịu thua, nên đáp trả:
- Bà ra mà đóng.
Thế là hai vợ chồng cứ ngồi ở đó chừa cho nhau về việc đi đóng cửa. Thấy việc không ổn, người chồng bỗng nảy ra một ý kiến. Anh nói với vợ:
- Bây giờ hễ ai lên tiếng trước thì người đó phải ra đóng cửa nhá, bà có chịu không?
Chị vợ đồng ý. Từ lúc đó, cả hai vợ chồng, chẳng ai nói với ai lời nào nữa. Họ đã giữ im lặng cho đến lúc họ đi ngủ.
Thế là cửa nhà đêm đó bỏ ngỏ.
Vì nhà không đóng cửa, nên đêm đó, con chó của nhà hàng xóm đã qua dọn hết sạch những thức ăn mà họ đã để dành cho ngày hôm sau.
Sáng hôm sau, lúc vừa từ giường đi ra, cả hai vợ chồng đều chưng hửng vì mọi thứ để ăn sáng đã bị dọn sạch. Nhưng vì chợt nhớ đến điều đã cam kết với nhau tối hôm trước, nên chẳng ai nói với ai lời nào.
Sau khi làm vệ sinh cá nhân buổi sáng, hai vợ chồng ngồi vào bàn ăn. Nhưng còn gì đâu mà ăn? Thế là người vợ lặng lẽ xách giỏ đi chợ. Còn chồng thì ngồi đó chờ ăn sáng và nghĩ cách là làm sao để cho vợ anh phải lên tiếng trước mình.
Đang lúc ngồi suy nghĩ thì có một anh thợ hớt tóc dạo, đi ngang qua nhà vợ chồng anh lười. Nhìn vào trong nhà, thấy người chủ nhà, tóc đã dài, nên anh thợ hớt tóc bước vào nhà, kính cẩn chào chủ nhà, và mời chủ nhà hớt tóc. Nhưng chủ nhà chẳng nói một lời nào. Anh thợ hớt tóc nghĩ có lẽ chủ nhà bị câm điếc. Nhưng ý tưởng đó của anh đã không đứng vững, vì anh thấy bộ tịch của chủ nhà không phải là câm điếc. Vì thế không cần chờ ý kiến của chủ nhà, anh thợ hớt tóc lấy đồ nghề ra hớt tóc cho chủ nhà.
Nhưng vì thấy bộ mặt dễ ghét của chủ nhà, nên anh thợ hớt tóc nẩy ra một ý nghĩ tinh nghịch. Thế là thay vì hớt tóc đàng hoàng cho chủ nhà, anh lại chỉ hớt một bên, còn bên kia vẫn để nguyên. Cả bộ râu của chủ nhà cũng chịu một số phận như thế.
Nhìn vào gương, thấy mái tóc và bộ râu của mình như thế, nhưng chủ nhà chỉ trố mắt nhìn chứ chẳng nói năng gì. Thấy thế, anh thợ hớt tóc quyết tâm làm cho chủ nhà phải lên tiếng. Thế là anh chạy xuống bếp, xách lên một cái nồi, lấy nhọ nồi bôi lên một bên mặt của chủ nhà. Đã đến như thế rồi mà chủ nhà vẫn không chịu lên tiếng. Anh thợ hớt tóc bắt đầu đâm lo, vì anh nghĩ rằng có lẽ người này đã bị ma quỉ ám nhập  gì đó. Thế là anh vội vã cuốn gói biến mất.
Khi anh thợ hớt tóc đi khỏi rồi, thì người vợ anh lười kia đi chợ về. Vừa bước chân vào nhà, thấy đầu tóc, mặt mũi chồng dị hợm quá, nên buột miệng hỏi:
- Ông làm sao thế?
Ngay lúc ấy người chồng phá lên cười một cách đắc thắng. Anh nói với vợ:
- Thế là từ nay công việc đóng cửa là phần của bà đó nhá, vì bà đã lên tiếng trước tôi mà.
Chỉ vì lười biếng và bướng bỉnh mà cả hai vợ chồng kia đã mất hết đồ ăn sáng hôm ấy, còn người chồng thì mất 1/2  mái tóc và 1/2 bộ râu.
Suy niệm:
Mỗi người đều được Chúa ban cho một số vốn để sinh sống. Vốn ấy là sức khỏe, thời gian, khả năng… Bổn phận của chúng ta là làm sao để số vốn đó sinh lời, để khi ra trước tòa Chúa, chúng ta trao lại cho Chúa cả vốn lẫn lời. Đối với Chúa, năm nén, hai nén, hay một nén, điều đó không quan trọng nhưng Chúa muốn mỗi chúng ta phải biết làm sao cho những nén bạc ấy sinh lời. Chúng ta đừng so đo với người khác về khả năng Chúa ban cho, cũng đừng kiêu căng vì người khác ít khả năng hơn mình.
Nén bạc Chúa trao cho chúng ta nói lên rằng chúng ta không phải là đầy tớ nhưng là người cộng tác với Chúa, tài sản của Chúa là tài sản của chúng ta. Chúa không đòi hỏi điều gì quá sức chúng ta, vì thế chúng ta phải biết dùng hết khả năng mình mà làm sinh lời những nén bạc Chúa trao.
Lạy Chúa, con cảm ơn Chúa đã tín nhiệm và trao cho con những nén bạc, xin giúp con biết dùng hết khả năng mình mà làm cho những nén bạc ấy sinh lời, để ngày con đến trước tòa Chúa con được lắng nghe lời dịu dàng của Chúa: “con hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ con”.
 









 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn