1
16:44 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 186


Hôm nayHôm nay : 21960

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 326082

Tổng cộngTổng cộng : 27880366

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TIN-GIỮ-LÀM

Cựu Ước và Tân Ước tóm gọn trong 3 phút

Thứ tư - 06/03/2019 09:32-Đã xem: 1361
Tân Ước là một sưu tập những bài viết bắt nguồn từ cộng đoàn Ki-tô hữu sơ khai, nhằm công bố cho mọi người Ðấng mà các tiên tri đã nói, nay được tỏ lộ, đã đợi trông nay đã đến.. Ðó là Ðức Giê-su Ki-tô. Ngài đã được gọi là Giao Ước Mới mà Ðức Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa và Cứu Chúa của chúng ta đã ký kết.

 
CỰU ƯỚC VÀ TÂN ƯỚC
ĐƯỢC TÓM GỌN TRONG 3 PHÚT


 
1. Cựu Ước là Sách thánh của đạo Do Thái, hầu hết được viết bằng tếng Hi-bá-lai (tiếng Do Thái cổ), được thành hình trong khoảng năm 1000-100 trước Công Nguyên.

Cực Ước được xếp theo bốn loại:

♦ Sách Luật: gồm 5 cuốn (còn gọi là Ngũ Kinh): Sáng Thế ký (Genesis), Xuất Ai Cập (Exodus), Levi (Leviticus0, Dân số (Number), Ðệ Nhị Luật (Deuteronomy).

♦ Sách Lịch Sử: gồm 16 cuốn: Gio-suê (Joshuă, Thẩm Phán (Judges), Rút (Ruth), Sa-mu-en 1 và 1 (1Samuel 1, 2Samuel), Các Vua 1 và 2 (King 1,1), Ký Sự 1 và 2 (Chronicles 1,2), Ét-ra, Ne-he-mi (Nehemianh), To-bi-a (Tobit), Ju-dith (Judith), es-tha (Ezra) và Mac-ca-bê-ô 1 và 2 (Maccabes 1,2).

♦ Sách Giáo Huấn: gồm 7 cuốn: Gióo (Job), Thánh Vịnh (Psalms), Châm Ngôn (Proverbs), Giảng Viên (Ecclesiastes), Diệu Ca Hay Dân Ca (Song of Songs), Khôn Ngoan (Wisdom), Huấn Ca (Sirach).

♦ Sách Tiên Tri: (Ngôn Sứ) gồm 18 cuốn: I-sa-a-a (Isaiah), Giê-sê-mi-a (Jeremianh), Ai-ca (Lamentations), Ba-rúc (Baruch), Ê-dê-ki-en (Ezekiel), Da-ni-en (Daniel), Ho-se (Hosea), Gio-en (Joel), A-mốt (amos), Áp-di-ca (Obadiah), Gio-na (Jonah), Mi-ka (Micah), Ha-hum (Nahum), Ha-ba-cu (Habakkuk), Xô-phô-ni-a (Zepthaniah), Hac-gai (Haggai), Za-ca-ri-a (Zechariah), Ma-la-ki-a (Malachi).

2. Tân Ước là một sưu tập những bài viết bắt nguồn từ cộng đoàn Ki-tô hữu sơ khai, nhằm công bố cho mọi người Ðấng mà các tiên tri đã nói, nay được tỏ lộ, đã đợi trông nay đã đến.. Ðó là Ðức Giê-su Ki-tô. Ngài đã được gọi là Giao Ước Mới mà Ðức Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa và Cứu Chúa của chúng ta đã ký kết.

3. Tân Ước được viết theo thể văn nào?

Tân Ước được viết theo 4 thể văn:

a. Thể tường thuật như bốn Phúc Âm ghi lại cuộc đời Ðức Ki-tô, các lời Ngài giảng dạy cũng như các việc Ngài làm.

b. Thể lịch sử như sách Tông Ðồ Công Vụ ghi lại những nỗ lực của các tông đồ trong việc mở mang Giáo Hội.

c. Thể thứ tín như các thơ thánh Phao-lô, Phê-rô, Gio-an, Gia-cô-bê và Giu-đê viết cho các cộng đoàn để dắt, kiện cường và khuyên bảo dạy dỗ các giáo đoàn.

d. Thể mặc khải của sách Khải Huyền tiên báo những điều sẽ xảy đến trong tương lai.

4. Tân Ước gồm những sách nào?

Tân Ước gồm tất cả 27 cuốn thứ tự như sau:

a. 4 cuốn Phúc Âm (Mác-cô, Mat-thêu, Lu-ca, và Gio-an).

b. 1 cuốn Tông Ðồ Công Vụ.

c. 14 thơ của Thánh Phao-lô.

d. 7 thư chung của các Thánh: Phê-rô, Gia-cô-bê, Gio-an và Giu-đê.

e. Cuối cùng là sách Khải Huyền của Thánh Gioan

Cùng nhìn lại câu chuyện Cựu Ước và Tân Ước tóm gọn trong 3 phút!

 

KINH THÁNH TIÊU CHUẨN ĐỨC TIN

Hội Thánh và Sách Thánh

 Chúng tôi được nghe rằng, Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước là ‘tiêu chuẩn’ của đức tin Kitô giáo. Điều đó nghĩa là gì? Tôi cũng như những người Công giáo khác chấp nhận một số chân lý hoặc giáo thuyết không thấy Thánh Kinh nói đến, chẳng hạn Đức Mẹ Lên Trời hay Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Nếu điều đó là đúng, thì sao lại nói Thánh Kinh là ‘tiêu chuẩn’ của Đạo chúng ta?

Về Hiến chế Mặc khải của Thiên Chúa (Dei Verbum) do Công đồng Vaticannô II ban hành, khẳng định rằng, Hội Thánh đã và sẽ luôn coi Thánh Kinh, cùng với Thánh truyền, là qui luật tối cao của đức tin.

Công đồng vạch rõ, ‘Tất cả việc giảng thuyết của Hội Thánh phải được nuôi dưỡng và hướng dẫn bởi Thánh Kinh’ Nói cách khác, Thánh Kinh có là để hướng dẫn chúng ta hiểu và lãnh nhận mặc khải của Thiên Chúa, những gì Thiên Chúa muốn dạy dỗ chúng ta để chúng ta được cứu độ (s.21). Điều này giải thích vì sao gọi Thánh Kinh là chuẩn mực của đức tin Kitô giáo. Nói một cách ngắn gọn, không một giáo huấn Kito giáo thực thụ nào lại trái ngược với Thánh Kinh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi chân lý đức tin đều tìm thấy ở trong Thánh Kinh.

Như chúng ta biết, Thánh Kinh là lời Thiên Chúa được chuyển đến cho con ngừoi trong ngôn ngữ của con ngừoi, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, vì thế mà Thánh Kinh không sai lầm. Nói một cách chính xác, không thể có mâu thuẫn giữa Thánh Kinh với bất cứ giáo huấn nào của Hội Thánh giáo huấn mà chúng ta tin là đã được Chúa Thánh Thần linh ứng.

Vì Thánh Kinh viết ra dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Thánh Kinh cũng phải được đọc và giải thích dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Một cách tổng quát, có ba tiêu chuẩn đảm bảo cho cách giải thích đó (1) cách giải thích đó phải phản ánh sự duy nhất và nội dung của tất cả bộ Kinh Thánh (2) phải hoà hợp với truyền thống sống động của toàn thể Hội Thánh, vì Chúa Thánh Thần soi sáng và nâng đỡ truyền thống ấy qua các thế kỷ (3) cách giải thích ấy phải tôn trọng cái gọi là ‘sự loại suy đức tin’, tính mạch lạc và hoà hợp giữa các giáo huấn khác nhau về đức tin. Giáo huấn Kitô giáo không thể mâu thẫu với nhau.

Tương tự như thế, khi có ngừoi hỏi về các chân lý khác,  ‘Thánh Kinh có nói gì về chân lý đó đâu!’ Nếu chân lý ấy đáp ứng được những tiêu chuẩn giải thích trên đây (nghĩa là: gắn bó với những giáo huấn khác, thống nhất với truyền thống sống động của Kitô giáo, và không mâu thuẫn với nội dung và tính duy nhất của Thánh Kinh) thì chân lý ấy có thể được chấp nhận mà không vi phạm tính cách chuẩn mực của Thánh Kinh trong Kitô giáo. Tất nhiên, chuyện này vẫn thường xảy ra trong lịch sử Kito giáo.

Bạn có thể tìm thấy lời giải thích khá đầy đủ về vai trò của Thánh Kinh trong Hội Thánh trong Hiến chế về Mặc khải (đặc biệt là số 12 và 21), và mục Thánh Kinh trong sách giáo lý Hội thánh Công giáo.

Tác phẩm: Giáo Lý Cho Người Thời Nay

Tác giả: John J. Dietzen

Biên dịch: Lm. Giuse Nguyễn Văn Chữ. OP

SƯU TẦM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn