1
19:31 +07 Chủ nhật, 28/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 182

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 179


Hôm nayHôm nay : 37962

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 380991

Tổng cộngTổng cộng : 27935275

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TIẾNG VIỆT

Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?

Thứ hai - 19/11/2012 18:18-Đã xem: 1795
Những bó hoa tươi thắm đẹp đẽ, đầy ý nghĩa luôn là lời cảm ơn tốt đẹp nhất đến thầy cô nhân ngày 20/11...
Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?

Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?

 

Cách đây hơn 30 năm, thời tôi mới bắt đầu đi học, mỗi khi đến ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), chúng tôi coi đó là một ngày trọng đại để bày tỏ sự biết ơn đối với thầy cô giáo, những người mà trong mắt mỗi học sinh lúc bấy giờ, không có hình ảnh nào có thể cao đẹp hơn thế.

Tôi còn nhớ mãi, vào ngày 20/11, mỗi đứa chúng tôi đứa nào cũng có hoa tặng thầy cô, đứa tự hái hoa trong vườn nhà, đứa thì nhờ bố mẹ xin ở vườn nhà hàng xóm, có đứa chỉ có mỗi một bông… nhưng đứa nào cũng xốn xang, muốn được tặng hoa cho cô giáo của mình. Mỗi lần nhận những bông hoa như vậy từ tay học trò, cô vui lắm, cô thường quay đi, giấu giọt nước mắt hạnh phúc. 

Hình ảnh tự học trò tặng hoa cho thầy cô giáo của mình ngày càng trở nên hiếm gặp, mà thay vào đó là bố mẹ tặng hoa kèm theo phong bì. Nhiều học sinh thậm chí không cần để ý đến ngày 20/11, coi như việc đó là việc của bố mẹ. Vì thế, ý nghĩa của ngày này đối với các em cũng không còn sâu đậm và thiêng liêng nữa.Nhưng giờ đây, ý nghĩa của ngày 20/11 dường như đang mất dần đi. Nó là dịp phụ huynh kiếm cớ để “cảm ơn” thầy cô.

Làm sao có thể trách các em, khi chính người lớn đã tạo ra cho chúng thói quen suy nghĩ như vậy. Chính các bậc làm cha, làm mẹ vì guồng quay của cuộc sống, vì bận nhiều công việc theo phân trần của họ, nên việc học hành của con cái, đều phó mặc cho các nhà trường và các thầy cô.

Và mỗi khi đến các ngày lễ, ngày Tết, họ “cảm ơn” nhà trường, thầy cô bằng những bó hoa hoành tráng và những chiếc phong bì.

Nghề giáo là một nghề vô cùng cao quý, được cả xã hội nể trọng. Người thầy luôn là tấm gương để các em học sinh noi theo. Trong xã hội ngày nay, không ít thầy cô giáo là người tâm huyết, gắn bó với nghề, sẵn sàng hy sinh tất cả cho sự nghiệp trồng người. Nhưng bên cạnh đó, nhiều vấn nạn bấy lâu nay xảy ra trong môi trường mô phạm đã ít nhiều làm giảm đi sự tôn trọng của xã hội, của mỗi gia đình đối với người thầy.

Mới đây, Bộ GD-ĐT có văn bản gửi các trường Đại học, Học viện, các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố về việc không tổ chức tiếp khách, nhận hoa nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Khi đưa ra yêu cầu này, mọi người đều hiểu chủ ý tích cực của Bộ GD-ĐT nhằm ngăn ngừa những tiêu cực núp dưới danh nghĩa tiếp khách, tặng hoa nhân ngày 20/11. Đây cũng là hoạt động hưởng ứng Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm cũng như Chỉ thị của Thủ tướng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Với mỗi gia đình, mỗi học sinh, việc bày tỏ sự biết ơn đối với thầy cô trong ngày 20/11 là nên làm. Họ dành những bó hoa tươi thắm nói hộ lòng mình và chắc chắn, những thầy cô giáo cũng cảm động khi nhận được tình cảm tốt đẹp như vậy từ phụ huynh và học sinh của mình.

Chỉ khi những bó hoa vô cùng đẹp đẽ đó bị lấy làm “bình phong” để người ta tặng nhau phong bì và những vật có giá trị thì nó mới trở nên méo mó và xấu xí trong mắt mọi người.

Chữa trị một căn bệnh phải bắt đầu từ nguyên nhân, không thể chỉ nhìn vào triệu chứng.

Vì thế, yêu cầu không tặng hoa trong ngày 20/11 liệu có khả thi trong môi trường xã hội như hiện nay, khi mà những tồn tại, tiêu cực trong ngành giáo dục chưa được chữa trị tận gốc?./.


    Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
    Click để đánh giá bài viết
    Từ khóa: ý nghĩa, tốt đẹp

    Những tin mới hơn

    Những tin cũ hơn