1
16:12 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195


Hôm nayHôm nay : 20762

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 324884

Tổng cộngTổng cộng : 27879168

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TIẾNG VIỆT

Bài giảng Lễ Giáng Sinh của ĐTC Benedic.16

Thứ năm - 27/12/2012 21:50-Đã xem: 1367
Tôi luôn bị đánh động bởi lời nói của Thánh Sử, được nói ra như một cách như vô tình, rằng không có chỗ cho họ trong nhà trọ
Bài giảng Lễ Giáng Sinh của ĐTC Benedic.16

Bài giảng Lễ Giáng Sinh của ĐTC Benedic.16

Bài Giảng trong Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh (Mt 1, 1-25)

do Đức Thánh Cha Benedicto XVI cử hành tại Đền Thờ Thánh Phêrô

Thứ Hai, ngày 24-12-2012

Anh Chị Em thân mến,

            Vẻ đẹp của Bài Phúc Âm vừa đọc luôn đánh động con tim chúng ta một lần nữa – một vẻ đẹp là chính sự tỏa sáng của sự thật. Luôn là một điều mới mẻ, đó là sự kiện Thiên Chúa nên con trẻ, đánh động chúng ta, để chính chúng ta cũng có thể yêu mến Ngài, để chúng ta dám yêu mến Ngài, và, như là con trẻ, Ngài tín thác đặt mình trong bàn tay của chúng ta. Thiên Chúa nói như sau: Ta biết rằng vẻ sáng ngời của Ta làm cho con ngỡ ngàng, là đứng trước sự cao cả của Ta, con tìm cách để xác định chính mình con. Vì thế, Ta đến với con như một con trẻ, để con có thể đón nhận Ta và yêu mến Ta.

            Tôi luôn bị đánh động bởi lời nói của Thánh Sử, được nói ra như một cách như vô tình, rằng không có chỗ cho họ trong nhà trọ. Một điều không thể tránh được, là một câu hỏi được đặt ra, là làm sao sự việc lại có thể xẩy ra như thế, nếu Đức Maria và Thánh Giuse gõ cửa nhà của Tôi. Thực sự không có chỗ cho họ sao? Và một điều lại đến trong trí khôn của chúng ta, là điều này, bên ngoài xem ra có vẻ tình cờ xẩy ra, về việc thiếu chỗ trong nhà trọ, làm cho Thánh Gia phải đi ra trú ở chuồng của loài vật. Thánh sử Gioan đã suy tư về điều này và đã đi tới cái chính yếu khi Thánh sử viết như sau: “Ngài đã đến ở giữa anh em của Ngài và những người thân của Người không đón nhận Người” (Ga 1, 11). Như thế có vấn đề luân lý lớn, khi nghĩ tới điều xẩy ra như thế từ phía chúng ta, khi nhìn vào các người di cư, các người tị nạn, các người di dân, vấn đề này có một khía nghĩa còn nền tảng hơn: chúng ta thực sự có dành chỗ cho Thiên Chúa, khi Ngài tìm đi vào trong chúng ta không? Chúng ta có dành thời giờ và chỗ cho Ngài không? Có lẽ không phải là chính Thiên Chúa đã bị chúng ta xua đuổi đó sao? Bắt đầu với sự việc là chúng ta không có thời giờ cho Thiên Chúa. Khi chúng ta càng có thể sinh họat với tốc độ nhanh hơn, thì chúng ta càng trở nên như dụng cụ hữu hiệu hơn, giúp chúng ta tiết kiệm được thời giờ, thì chúng ta càng ít có thời giờ dành cho mình. Và Thiên Chúa thì sao? Vấn đề liên hệ tới Ngài, hình như không bao giờ có tính cách cấp thiết. Thời giờ của chúng ta đã hoàn toàn hết rồi. Nhưng sự việc còn cần đào sâu hơn nữa. Thiên Chúa thực sự có một chỗ trong suy tư của chúng ta hay không? Cách chúng ta suy nghĩ được xếp đặt theo cách mà từ nền móng Thiên Chúa không cần phải hiện diện. Cả khi người ta có gõ cửa lý trí của chúng ta, Ngài cũng phải ở xa theo một vài lối lý luận. Để nhìn vấn đề cách nghiêm chỉnh, suy tư phải được xếp đặt theo cách thế cho “giả thuyết về Thiên Chúa” là dư thừa. Không có chỗ cho Ngài. Cả trong cách cảm xúc của chúng ta và trong cách thế ước muốn của chúng ta cũng không có chỗ cho Ngài. Chúng ta muốn rằng chính chúng ta muốn, chúng ta muốn các điều mà chúng ta có thể đụng chạm tới được, hạnh phúc chúng ta nhận ra được, thành công của các dự án cá nhân của chúng ta và của các ý hướng của chúng ta. Chúng ta hoàn toàn đã “đầy ứ” rồi do chính chúng ta, như thế không còn chỗ nào cho Thiên Chúa nữa. Vì thế cũng chẳng còn chỗ cho người khác, cho trẻ con, cho người nghèo khó, cho người ngoại kiều. Đi từ một lời rất đơn sơ về việc thiếu chỗ trong nhà trọ, chúng ta có thể nhận ra lời của Thánh Phaolô nhắn nhủ vẫn còn cần thiết cho chúng ta biết bao, khi Thánh Nhân nói: “Anh em hãy để cho mình được biến đổi khi đổi mới các suy tư của chúng ta”(Rm 12, 2). Phaolô nói về việc canh tân, việc mở lý trí của chúng ta (nous) ra; cách chung, Phaolô nóí về cách chúng ta nhìn thế giới và nhìn chính chúng ta. Việc hoán cải mà chúng ta cần tới, phải thực sự đạt tới nền tảng sâu xa của mối tương quan của chúng ta với thực tại. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa để chúng ta tỉnh thức hướng về sự hiện diện của Thiên Chúa, để chúng ta nghe được khi Ngài gõ cửa trong một cách thế thật là nài nỉ, cho dù hình như không là điều gì cả, khi Chúa gõ cửa cuộc sống của chúng ta và của ước muốn của chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Chúa, để trong nơi sâu thẳm nhất của chúng ta, có một không gian dành cho Người. Và để trong cách thế này chúng ta có thể nhận ra Người cả trong những người mà qua họ Người đang hướng tới chúng ta: trong các trẻ em, nơi những người đau khổ và các người bị bỏ rơi, trong các người bị gạt ra ngoài lề và những người nghèo khó của thế giới này.

            Còn có một lời thứ hai trong bài tường thuật ngày Lễ Giáng Sinh, mà Tôi muốn cùng Anh Chị Em suy tư: Thánh Thi ngợi khen mà các Thiên Thần xướng lên sau sứ điệp về Đấng Cứu Thế mới sinh ra: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm“. Thiên Chúa vinh hiển, Thiên Chúa là ánh sáng nguyên tuyền, việc tỏa sáng của chân lý và tình yêu. Ngài tốt lành. Ngài là sự thiện đích thực, sự thiện tuyệt đỉnh. Các Thiên Thần vây chung quanh Ngài loan truyền là người thứ nhất một cách đơn sơ niềm vui vì nhận ra vinh quang của Thiên Chúa. Thánh thi của các Thiên Thần là ánh tỏa lan của niềm vui đang tràn ngập các Thiên Thần. Trong các lời nói của các Ngài chúng ta có thể nói như thế, được nghe một điều gì đó trong các cung điệu thánh thót từ trời cao. Ở đó người ta không mong chờ một câu trả lời nào về mục đích, mà chỉ có việc được tràn đầy hạnh phúc đến từ việc nhận ra ánh tỏa lan nguyên tuyền của chân lý và của tình yêu của Thiên Chúa. Từ niềm vui này chúng ta muốn để cho mình được đụng chạm tới: chân lý hiện diện. Lòng tốt nguyên tuyền hiện diện. Có ánh sáng nguyên tuyền hiện diện. Thiên Chúa tốt lành và Ngài là quyền uy tột đỉnh trên hết mọi quyền lực. Từ sự kiện này chúng ta phải vui lên một cách đơn sơ trong đêm hôm nay, cùng với các Thiên Thần và các Mục Đồng.

            Cùng với vinh quang của Thiên Chúa trên chốn cao xa nhất trên trời, người ta thấy có tương quan về Hòa Bình trên mặt đất giữa con người. Ở đâu không có lời ca ngợi vinh quang Thiên Chúa, ở chỗ nào Ngài bị lãng quên hoặc lại còn bị từ chối nữa, thì không có Hòa Bình. Tuy nhiên ngày nay, những luồng tư tưởng lan tràn đã cho thấy điều trái ngược: các Tôn giáo, đặc biệt Tôn Giáo độc thần, lại là nguyên cớ của bạo lực và các cuộc chiến tranh trên thế giới; vậy cần phải giải thoát trước tiên nhân loại khỏi các tôn giáo như thế, để tạo ra hòa bình; Tôn giáo độc thần, Đức Tin nơi Thiên Chúa duy nhất, sẽ là thái độ tự cao, căn cớ của bất bao dung, để dựa trên bản tính của nó mà áp đặt trên mọi người với tự cao là có chân lý duy nhất. Và điều này đúng thật, là trong lịch sử, Tôn giáo độc thần được dùng như là cớ cho thái độ bất khoan dung và bạo động. Đúng thật là một tôn giáo có thể bệnh hoạn và như vậy đạt tới việc đối kháng với bản tính sâu xa nhất của mình, khi con người suy nghĩ là chính họ phải cầm lấy trong tay vấn đề Thiên Chúa, làm như thế là biến Thiên Chúa nên một sở hữu riêng của mình. Chống lại những sai lầm về thánh thiêng, chúng ta phải tỉnh thức. Nếu một việc xử dụng nào không đúng về Tôn Giáo trong lịch sử là một điều không thể chối cãi được, tuy nhiên một điều cũng không đúng là nói tiếng “không” với Thiên Chúa sẽ lập lại Hòa Bình. Nếu ánh sáng của Thiên Chúa bị dập tắt đi, thì ngay cả nhân phẩm của con người cũng bị dập tắt đi. Bấy giờ con người không còn là hình ảnh của Thiên Chúa nữa, hình ảnh mà chúng ta phải tôn trọng nơi mỗi người, trong những người yếu thế, trong khách kiều cư, trong người nghèo khó. Bấy giờ chúng ta không còn là anh chị em với nhau nữa, không còn là con một Cha duy nhất, Đấng mà, từ Ngài là Cha mà tôi có tương quan hỗ tương với Ngài. Chớ gì không còn những loại bạo lực huênh hoang xuất hiện và khinh dể con người và dằn vặt con người biết bao, điều mà chúng ta đã chứng kiến trong tất cả sự hung hãn của nó trong thế kỷ vừa qua. Chỉ khi ánh sáng của Thiên Chúa chiếu tỏa trên con người và trong con ngưòi, chỉ khi nào một người như cá nhân riêng biệt được muốn, được biết tới và được yêu thương bởi Thiên Chúa, chỉ khi đó, với bao nhiêu cảnh lầm than, phẩm giá của con người là không thể phạm tới. Trong Đêm cực thánh này, Chính Thiên Chúa làm người, như Ngôn sứ Isaia đã loan báo: con trẻ sinh ra là “Emmanuel“, Thiên Chúa ở cùng chúng tôi (xem Is 7, 14). Và trong suốt các thế kỷ này, không chỉ có việc xử dụng không đúng Tôn Giáo, nhưng từ Đức Tin nơi Thiên Chúa đó Đấng đã làm người, luôn luôn có những sức lực mới của việc hoà giải và của lòng tốt. Trong bóng đen của tội lỗi và của bạo lực, Đức Tin này đem vào một luồng sáng chói rọi của Hòa Bình và của lòng tốt vẫn tiếp tục bừng sáng: Như thế Đức Kitô là Hòa Bình của chúng ta và đã loan báo Hòa Bình cho những người ở xa và những người ở gần (xem Ep 2, 14. 17). Làm sao không phải chính chúng ta cầu nguyện Chúa trong giờ phút này: Phải, Lạy Chúa, xin hãy loan báo cho chúng con cả ngày hôm nay Hòa Bình, cho những người ở xa và những người ở gần. Xin hãy làm thế nào để hôm nay những chiếc đao trở thành liềm búa (xem Is 2, 4), để thay vào các vũ khí chiến tranh là các viện trợ giúp cho những ai đau khổ. Xin Chúa soi sáng con người tin có bổn phận đang dùng bạo lực nhân danh Chúa, làm cho họ học biết sự vô lý của bạo lực và nhận ra bộ mặt đúng thực của Chúa. Xin Chúa hãy giúp chúng con trở nên những người “làm đẹp lòng Chúa” – những người theo hình ảnh của Chúa và như thế là những người của Hòa Bình. 

            Vừa khi các Thiên Thần rời khỏi và đi ra, các Mục Đồng nói với nhau: Nào, chúng ta hãy ghé qua đó, tới Belem và xem lời này là gì, đã xảy ra cho chúng ta (xem Lc 2, 15). Các Mục Đồng vội vã lên đường đi tới Belem, Thánh sử nói với chúng ta (xem Lc 2, 16). Một sự hiếu kỳ thánh thiện thúc đẩy các ông nhìn xem tại máng cỏ Con trẻ này, mà Thiên Thần đã nói rằng đó là Đấng Cứu Thế, Đức Kitô, là Chúa. Niềm vui lớn lao, mà Thiên Thần đã nói tới, đã đụng chạm tới con tim của họ và đã chắp cho họ đôi cánh.

            Chúng ta đi xa hơn Belem, Phụng vụ của Giáo Hội nói với chúng ta hôm nay. Kinh Thánh Latin dịch như sau: “đi ngang qua“, đi vượt xa hơn, dám đi một bước xa hơn,  “đi vượt qua”, với điều đó chúng ta đi ra khỏi những thói quen của chúng ta khi suy nghĩ và khi sống và vượt ngang qua thế giới chỉ là vật chất này để đạt tới điều chính yếu, điều ở bên kia, hướng về Thiên Chúa, Đấng mà từ phía Ngài, đã đến từ phía đó, mà đến với chúng ta. Chúng ta muốn cầu xin Chúa, ban cho chúng ta khả năng vượt đi xa các giới hạn của chúng ta, vượt qua thế giới của chúng ta; xin Ngài giúp chúng ta đến gặp Ngài, nhất là trong lúc mà chính Ngài, trong Bí Tích Thánh Thể, được đặt trong tay của chúng ta và trong con tim của chúng ta.

            Chúng ta đi đến Belem: với các lời này, cùng với các Mục Đồng, chúng ta nói với nhau, người này nói với người khác, là chúng ta không được phép nghĩ tới cuộc đi qua hứớng về Thiên Chúa hằng sống, nhưng hãy nghĩ tới cả thành thị cụ thể là Belem, nghĩ tới tất cả những nơi tại đó Chúa đã sống, đã hoạt động và đã chịu đau khổ. Chúng ta hãy cầu nguyện trong giờ này cho những người mà hôm nay đang sống ở đó và đang đau khổ. Chúng ta cầu nguyện để ở đó có được Hòa Bình. Chúng ta cầu nguyện để những người Israel và Palestine có thể phát triển cuộc sống của họ trong Hòa Bình của Thiên Chúa duy nhất và trong sự tự do. Chúng ta cũng cầu nguyện cho các Nước chung quanh, cho Liban, cho Siria, cho Iraq và các nước khác: để ở đó Hòa Bình được thiết lập. Chớ gì các Kitô Hữu tại các Nước này, nơi mà Đức Tin của chúng ta bắt nguồn, có thể gìn giữ được nhà ở; chớ gì các Kitô Hữu và Hồi Giáo cùng nhau xây dựng xứ sở của họ trong Hòa Bình của Thiên Chúa.

            Các Mục Đồng vội vã ra đi. Một sự hiếu kỳ thánh thiện và một niềm vui thánh thiện thúc đẩy họ. Giữa chúng ta có lẽ rất ít khi xẩy đến là chúng ta cũng vội vã cho các việc của Thiên Chúa. Hôm nay Thiên Chúa không còn là thành phần của các thực tại cần kíp. Các việc của Thiên Chúa, chúng ta nghĩ như thế và nói như thế, có thể chờ đợi. Tuy nhiên Ngài là thực tại quan trọng nhất, Đấng Duy Nhất, mà trong việc nghiên cứu cuối cùng, lại thực là quan trọng. Tại sao chúng ta không bị nắm bắt lấy cả chúng ta nữa bởi sự hiếu kỳ để được nhìn thấy gần gũi hơn và biết điều mà Thiên Chúa đã nói với chúng ta? Chúng ta hãy cầu xin Ngài để sự hiếu kỳ thánh thiện và niềm vui thánh thiện của các Mục Đồng cũng đụng vào chúng ta trong giờ này, và vì vậy chúng ta hãy đi  với niềm hân hoan tới nơi đó, ở Belem – hướng về Đức Kitô mà cả ngày nay lại đến lần nữa hướng về phía chúng ta. Amen.  

(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do phòng Báo chí Tòa Thánh phổ biến ngày 25-12-2012.

Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 26-12-2012).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: vô tình

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn