1
17:24 +07 Thứ bảy, 27/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199


Hôm nayHôm nay : 23452

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 327574

Tổng cộngTổng cộng : 27881858

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TẬP SAN & NGUYỆT SAN

Vượt qua sự hoài nghi của lòng tin

Thứ năm - 26/07/2012 10:22-Đã xem: 1533
Everithing-Gioan Tẩy Giả là người bà con của Chúa Giêsu, được sinh ra trong hoàn cảnh kỳ diệu. Về sau, chính Gioan Tẩy Giả đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu, nhìn thấy Thần Khí Chúa đậu xuống trên Ngài, và nghe thấy giọng nói từ trời khẳng định vị thế của Ngài. Sau đó, Gioan bị bắt vào tù, và trong thời gian ở đây, ông đã sai một số môn đệ của ông đến để hỏi Chúa Giêsu liệu Ngài có thật sự là Đấng Mêsia không, hay họ còn phải chờ đợi ai đó khác
Vượt qua sự hoài nghi của lòng tin

Vượt qua sự hoài nghi của lòng tin

Hỏi: Đâu là lời khuyên tốt nhất để vượt qua những mối hoài nghi “sẽ như thế nào nếu…”? Tôi nhận thấy đây chính là trở ngại lớn nhất mà tôi gặp phải. Tôi nhận xét một lý lẽ nào đó, và rồi tự hỏi “nhưng sẽ thế nào nếu…”. Điều này không ngừng lặp đi lặp lại. Tôi biết lý do một phần là do tôi sợ nếu mình đặt quá nhiều niềm tin vào một điều gì đó và rồi điều ấy không xảy ra. Đó không phải là do tôi kiêu ngạo, nhưng lòng tin của tôi bị tổn hại. Tôi đã trải qua kinh nghiệm như thế trước đây khi lòng tin tôi bị giao động. Không ai có được kết luận cho điều gì nếu họ không ngừng hỏi “sẽ thế nào nếu…”. Tôi biết rõ điều này. Vậy làm thế nào để vượt qua? Đối với một số người, điều này có vẻ rất đơn giản. Chỉ đơn giản ngừng hỏi “sẽ thế nào nếu…”? Nhưng đối với những ai đã trải qua nỗi sợ hãi sẽ hiểu rõ khó khăn như thế nào. Vậy, đối với những người đang mắc chứng “sẽ thế nào nếu…” - chúng ta phải làm gì?

Trả lời: Tôi hoàn toàn hiểu rõ mối hoài nghi này! Một trong những điểm yếu của tôi chính là tôi luôn thắc mắc mọi thứ. Tôi không muốn đưa ra quyết định tồi, ngay cả trong những vấn đề rất nhỏ nhặt. Vì thế, tôi thường thắc mắc, nghi ngờ khi phải đưa ra những quyết định quan trọng.

Và cũng như thế, rất nhiều lần, tôi hoài nghi niềm tin tín hữu của mình. Tôi tự hỏi bản thân: “Tôi đã bị tẩy não ư? Tôi không thể suy nghĩ khách quan chỉ bởi vì tôi được nuôi dưỡng trong đức tin ngay từ nhỏ sao? Sẽ thế nào nếu tôi sai?” Tôi có được bình an mà Tông đồ Phaolô diễn tả rằng chính Thần Khí chứng thực tôi thuộc về Thiên Chúa (x. Rm 8,16). Nhưng làm thế nào tôi có thể biết liệu bình an của tôi có thực sự đến từ Chúa không? Đó là một câu hỏi khó. Và nói thật, tôi vẫn chưa có được câu trả lời cho câu hỏi này.

Dưới đây là tóm tắt lại 4 việc bạn có thể thực hiện khi đối mặt với sự hoài nghi.

Bước 1: Nhận biết rằng việc hoài nghi là điều hoàn toàn bình thường. Ông Abraham đã gặp Chúa, Người đã nói với ông rằng ông sẽ có một người con trai, và từ đây, một đất nước hùng mạnh sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, khi cuộc sống gặp nguy hiểm tại Ai Cập, để thoát nạn, ông đã nói dối rằng bà Sarah là em gái ông và cho Pharao lấy bà làm vợ, mặc dù ông biết lời hứa của Chúa ban cho ông một đứa con trai vẫn chưa được thực hiện (x. St 12). Ai đó sẽ nghĩ lẽ ra ông Abraham phải tin tưởng rằng Chúa sẽ cứu thoát ông. Nhưng ngược lại, ông đã nói dối, và Đức Chúa đã phải can thiệp để mang Sarah vợ ông về lại cho ông. Lướt nhanh đến chương 20, Abraham đối mặt với một tình huống tương tự. Lần này, lẽ ra, ông nên biết mình phải tin tưởng Đức Chúa sẽ bảo vệ ông mà không cần phải tự mình giải quyết và nói dối. Nhưng một lần nữa, ông lại nghi ngờ lời hứa của Thiên Chúa và lặp lại sai lầm. Ông đã nói dối với vua rằng bà Sarah là em gái mình, cũng giống như với Pharao trước đó, và vua đã bắt bà Sarah mang về hậu cung, và một lần nữa Thiên Chúa lại phải can thiệp (x. St 20). Tuy nhiên, Abraham được xem là người có lòng tin mạnh mẽ và được liệt kê trong Mẫu gương đức tin của các tổ phụ (x. Dt 11).

Gioan Tẩy Giả là người bà con của Chúa Giêsu, được sinh ra trong hoàn cảnh kỳ diệu. Về sau, chính Gioan Tẩy Giả đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu, nhìn thấy Thần Khí Chúa đậu xuống trên Ngài, và nghe thấy giọng nói từ trời khẳng định vị thế của Ngài. Sau đó, Gioan bị bắt vào tù, và trong thời gian ở đây, ông đã sai một số môn đệ của ông đến để hỏi Chúa Giêsu liệu Ngài có thật sự là Đấng Mêsia không, hay họ còn phải chờ đợi ai đó khác. Làm thế nào Gioan có thể hỏi câu hỏi như thế, khi ông đã được biết về sự hạ sinh kỳ diệu của ông và của cả Chúa Giêsu và đã chứng kiến những dấu chỉ thần linh khi làm phép rửa cho Chúa Giêsu? Cảm giác bị bỏ rơi trong tù đã khiến Gioan có những hoài nghi về mặt cảm xúc. Ông biết rõ bằng chứng. Nhưng cuộc sống đã không như ông trông đợi - hơi khó khăn vào lúc ấy. Chúa Giêsu biết điều ấy. Ngài đã bảo những môn đệ của Gioan về kể lại cho Gioan nghe những phép lạ mà họ đã thấy Ngài làm (x. Lc 4,16-21). Chúa Giêsu nói gì với những người vừa mới nhận ra rằng người dọn dường cho Ngài giờ đây đang hoài nghi?
Anh em ra xem gì trong hoang địa? Một cây sậy phất phơ trước gió chăng? Thế thì anh em xem gì? Một người mặc gấm vóc lụa là sao? Kìa những kẻ mặc gấm vóc lụa là thì ở trong cung điện nhà vua. Thế thì anh em ra xem gì? Một vị ngôn sứ chăng? Đúng thế đó; mà tôi nói cho anh em biết, đây còn hơn cả ngôn sứ nữa. Chính ông là người Kinh Thánh đã nói tới khi chép rằng: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến”. Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. (Mt 11,7-11; Lc 7,24-28).

Hãy chú ý rằng Chúa Giêsu đã không quở trách Gioan Tẩy Giả về hành động nghi ngờ của ông. Thay vào đó, Ngài đưa ra bằng chứng để động viên ông, và đã khen ngợi ông khi nói rằng không ai cao trọng hơn ông - trong khi tất cả đều biết rằng Gioan đang hoài nghi.

Nếu Tổ phụ Abraham và cả Gioan Tẩy Giả còn hoài nghi và vẫn được Thiên Chúa thương yêu, thì rõ ràng rằng Thiên Chúa hiểu những cảm xúc của chúng ta và kiên nhẫn với chúng ta. Rất nhiều những tín hữu không bao giờ hoài nghi. Tuy nhiên, đối với những ai hoài nghi như chúng ta, thật là một sự an ủi khi biết rằng chúng ta có được những vị tiền nhân cũng trải qua như thế. Những người hoài nghi không phải là những công dân hạng hai trong Vương Quốc của Thiên Chúa!

“Ồ! Điều ấy có thể có tác dụng với những ai đã nghe trực tiếp từ Chúa và nhìn thấy những phép lạ của Người. Nhưng không có ích gì đối với tôi, bởi vì tôi chưa được nhìn thấy phép lạ của Ngài”. Tôi hiểu. Đây chỉ mới là bước đầu tiên khi đối mặt với hoài nghi: Biết rằng hoài nghi là hoàn toàn bình thường.

Bước 2: Biết rằng bằng chứng rõ ràng và hữu hiệu chứng minh lẽ thật Kitô giáo. Mặc dù chúng ta không thể leo lên cổ máy thời gian và quay trở lại quá khứ để chứng kiến những phép Chúa Giêsu đã làm, nhưng chúng ta có được bằng chứng lịch sử rất hùng hồn rằng phép lạ của Ngài thực sự đã xảy ra: Sự Phục Sinh của Ngài.

Nếu Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết, vậy Kitô giáo hoàn toàn là thực. Có thể bạn lại nghĩ: “Nhưng sự sống lại của Ngài được ghi lại trong Kinh Thánh. Làm thế nào tôi biết Kinh Thánh có thật không? Tôi phải chấp nhận nó hoàn toàn bằng lòng tin sao?” Nghiên cứu mang tính khoa học và lịch sử cũng không thể mang đến cho chúng ta một sự chắc chắn tuyệt đối. Chúng ta phải tìm kiếm những dữ liệu có sẵn để có được lời giải thích tốt nhất và chấp nhận với sự chắc chắn thoả đáng hoặc có lý, cũng giống như cách chúng ta hành động với những quyết định quan trọng khác trong cuộc sống. Phần còn lại chính là lòng tin, và điều này đúng với bất cứ niềm tin nào. Tuy nhiên, sự sống lại của Chúa Giêsu không thể nào so sánh với bất cứ bằng chứng mạnh mẽ nào dùng để xác nhận bất cứ niềm tin nào.

Bước 3: Biết rằng sự chắc chắn tuyệt đối là một sự trông đợi không hợp lý. Một số người sống bằng niềm tin không chút hoài nghi. Đó là điều tuyệt vời. Nhưng một số trong chúng ta thật kỳ lạ khi không thể như thế. Cách đây vài năm, tôi chợt nhận ra rằng niềm tin của tôi cũng giống như một trong số rất nhiều điều tôi bình luận sau khi kết quả đã rõ ràng. Tôi nghi ngờ rất nhiều những quyết định mà tôi đã đưa ra từ rất… rất lâu. Ở đây, chúng ta không chỉ đề cập đến những quyết định quan trọng, chẳng hạn như người chúng ta lấy làm vợ/làm chồng. Đôi khi, tôi ngẫm nghĩ lại, ngẫm đi ngẫm lại những quyết định chẳng có gì là quan trọng, chẳng hạn như về những món đồ tôi đã mua: một chiếc đồng hồ, một chiếc xe, hoặc một chai dầu thơm... Đối với tôi, sự chắc chắn tuyệt đối là một sự trông mong không hợp lý. Vì thế, tôi tập sống bằng lòng với sự chắc chắn hợp lý vừa phải.

Bước 4: Biết rằng lòng tin không phải làm cảm giác và không hề có hoài nghi. Lòng tin chính là một sự tuyên thệ. Một người đàn ông đến nhờ Đức Giêsu chữa lành cho người con trai bị quỷ ám của ông. Ông tin nhưng lại xin Chúa Giêsu giúp lòng tin yếu kém của ông (x. Mc 9,24). Ông tin Chúa Giêsu chữa lành cho con trai ông. Ông Phêrô bước đi trên mặt nước và bắt đầu chìm khi ông hoảng sợ trước cơn sóng và sự ngờ vực (x. Mt 14,28-31). Nhưng, Phêrô đã bước ra khỏi thuyền trong khi những người khác vẫn ở trên thuyền nhìn theo. Đối với những người theo Đức Kitô, lòng tin chính là phó thác chính mình cho Ngài. Là một người theo Đức Kitô có nghĩa là khi tôi đối mặt với một quyết định mang tính đạo đức, tôi lựa chọn làm theo những gì Chúa Giêsu đã dạy. Tôi vâng lời Chúa Giêsu bởi vì tôi tin Ngài. Có thể tôi vẫn có những lúc hoài nghi. Nhưng niềm tin mà tôi có được sẽ giành chiến thắng và quyết định cho hành động của tôi trong đời sống đức tin. Như Thánh Giacôbê đã viết: “Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin” (Gc 2,18). 

Tóm lại, 4 bước khi đối mặt với sự hoài nghi:
- Biết rằng hoài nghi là điều bình thường.

- Biết rằng bằng chứng hữu hiệu tồn tại chứng thực cho lẽ thật Kitô giáo.

- Biết rằng sự chắc chắn tuyệt đối là một sự trông mong không hợp lý.

- Biết rằng lòng tin không phải là cảm giác hoặc không hề có nghi ngờ. Lòng tin là một lời tuyên thệ.
NGHI ÂN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chúa giêsu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn