1
22:05 +07 Thứ hai, 29/04/2024
1Chính anh em  là  Muối cho đời,  là Ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14)

MENU

Giáo lý cho người trẻ

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 393

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 392


Hôm nayHôm nay : 84521

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 474608

Tổng cộngTổng cộng : 28028892

Nhạc Giáng sinh

Thông tin Online

Hãy kết bạn với


Trang nhất » Tin tức » TẬP SAN & NGUYỆT SAN

Hỏi - đáp và trắc nghiệm về năm Đức tin

Thứ hai - 08/10/2012 21:56-Đã xem: 1775
Ðể hiểu biết một cách hệ thống về nội dung đức tin, tất cả mọi người đều có thể tìm thấy trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo một trợ lực quí giá và không thể thiếu được. Sách này là một trong những thành quả quan trọng nhất của Công Ðồng chung Vatican 2. Trong Tông Hiến "Fidei depositum" (Kho tàng đức tin), không phải tình cờ được ký vào ngày kỷ niệm 30 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2, Ðức Chân Phước Gioan Phaolô 2 đã viết: "Sách Giáo lý này sẽ mang lại một đóng góp quan trọng cho công trình canh tân toàn thể đời sống Giáo Hội
Hỏi - đáp và trắc nghiệm về năm Đức tin

Hỏi - đáp và trắc nghiệm về năm Đức tin

01. Hỏi: Năm Đức Tin lần thứ I diễn ra dưới triều đại Đức Giáo Hoàng nào?
Thưa: Năm Đức Tin lần thứ I diễn ra dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.

02. Hỏi: Năm Đức Tin lần thứ I diễn ra vào năm nào?
Thưa: Năm Đức Tin lần thứ I diễn ra vào năm  1967.

03. Hỏi: Năm Đức Tin lần thứ I kỷ niệm sự kiện gì?
Thưa: Năm Đức Tin lần thứ I kỷ niệm 1900 năm tử đạo của 2 thánh Phêrô và Phaolô tông đồ.

04. Hỏi: Năm Đức Tin lần thứ II diễn ra dưới triều đại Đức Giáo Hoàng nào?
Thưa: Năm Đức Tin lần thứ II diễn ra dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.

05. Hỏi: Năm Đức Tin lần thứ II kỷ niệm sự kiện gì?
Thưa: Năm Đức Tin thứ II kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng chung Vatican II; và 20 năm ban hành sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo.

06. Hỏi: Năm Đức Tin sẽ kết thúc vào ngày lễ gì?
Thưa: Năm Đức Tin sẽ kết  thúc vào ngày lễ Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ năm 2013.

07. Hỏi: Công đồng Vatican II được Đức Giáo Hoàng nào khai mạc?
Thưa: Công đồng Vatican II được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII khai mạc.

08. Hỏi: Công đồng Vatican II được Đức Giáo Hoàng nào bế mạc?
Thưa: Công đồng Vatican II được  Đức Giáo Hoàng Phaolô VI bế mạc.

09. Hỏi: Công đồng Vatican II được khai mạc vào ngày nào?
Thưa: Công đồng Vatican II được khai mạc vào ngày 11 tháng mười năm 1962.

10. Hỏi: Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã quyết định triệu tập Công Ðồng Vatican II, bằng văn kiện nào?
Thưa: Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã quyết định triệu tập Công Ðồng Vatican II bằng Tông huấn Ơn Cứu Ðộ Loài Người ("Humanae Salutis”).

11. Hỏi: Công đồng Vatican II có bao nhiêu văn kiện?
Thưa: Công đồng Vatican II có 16 văn kiện.

12. Hỏi: Công đồng Vatican II có những Hiến Chế nào?
Thưa: - Một là Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh (Sacrosanctum Concilium)
- Hai là Hiến chế tín lý về Giáo Hội (Lumen Gentium)
- Ba là Hiến chế tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa (Dei Verbum)
- Bốn là Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay (Gaudium et Spes)

13. Hỏi: Công đồng Vatican II có những Tuyên ngôn nào?
Thưa: - Một là Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo (Gravissimum Educationis)
- Hai là Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Nostra Aetate)
- Ba là Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis Humanae)

14. Hỏi: Hiến chế là gì?
Thưa: Hiến chế là Bản văn của Công Đồng chung về Tín lý hay Mục vụ. Hiến chế có hiệu lực như một sắc luật cho cả Giáo Hội.

15. Hỏi: Tuyên ngôn là gì?
Thưa: Tuyên ngôn là văn kiện của Tòa Thánh giải thích một đạo luật ban hành hay quảng diễn một vấn đề.

16. Hỏi: Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo được Đức Giáo Hoàng nào công bố?
Thưa: Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố.

17. Hỏi: Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo được công bố năm nào?
Thưa: Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo được công bố năm 1992.

18. Hỏi: Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo được công bố với văn kiện gì?
Thưa: Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo được công bố với Tông Hiến ‘Kho Tàng Đức Tin’ (Fidei Depositum ).

19. Hỏi: Hội Thánh toàn cầu sẽ khai mạc Năm Đức Tin vào ngày 11 tháng Mười năm 2012, nhân kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vatican II, tại Việt Nam ngày khai mạc Năm Đức Tin chung ở Giáo Hội Việt Nam sẽ cử hành vào ngày nào?
Thưa: Ở cấp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Năm Đức Tin sẽ được khai mạc vào ngày 12 tháng Mười năm 2012.

20. Hỏi: Ngày khai mạc Năm Đức Tin ở các Giáo Phận là ngày nào?
Thưa: Ngày khai mạc Năm Đức Tin cấp giáo phận là vào ngày Lễ thánh Luca Tông đồ (Ngày 18 tháng 10 năm 2012)

21. Hỏi: Ngày khai mạc Năm Đức Tin tại các Giáo xứ là ngày nào?
Thưa: Ngày khai mạc Năm Đức Tin trong toàn thể các giáo xứ toàn quốc là vào ngày Lễ Khánh nhật truyền giáo (Ngày 21 tháng 10 năm 2012).

22. Hỏi: Theo tài liệu Hướng dẫn Mục Vụ Cho Năm Đức Tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin thì đối với mọi tín hữu, Năm Đức Tin sẽ đem lại một cơ hội tốt để làm gì?
Thưa: - Một là học hỏi kỹ lưỡng những văn kiện chính của Công đồng Vatican II
- Hai là nghiên cứu sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo.

23. Hỏi: Theo tài liệu Hướng dẫn Mục Vụ Cho Năm Đức Tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin ở cấp giáo xứ, mọi tín hữu được mời gọi làm gì?
Thưa: Mọi tín hữu được mời gọi chuẩn bị Năm Đức Tin bằng cách chuyên chú đọc và suy ngẫm Tự sắc Cánh cửa đức Tin (Porta Fidei) của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.

24. Hỏi: Theo tài liệu Hướng dẫn Mục Vụ Cho Năm Đức Tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin các giáo lý viên cần phải làm gì?
Thưa: Các giáo lý viên cần khai thác hơn nữa giáo thuyết phong phú của sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo, đồng thời dưới sự hướng dẫn của cha sở, giúp các nhóm tín hữu đọc / và cùng tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của văn kiện quý báunày, để hình thành những cộng đoàn đức tin nhỏ, làm chứng về Chúa Giêsu.

25. Hỏi: Theo tài liệu Hướng dẫn Mục Vụ Cho Năm Đức Tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin, trong Năm Đức Tin, tu sĩ các Hội dòng và hội viên các Tu đoàn tông đồ được mời gọi làm gì?
Thưa : Họ được mời gọi dấn thân vào công cuộc tân Phúc âm hóa qua việc gắn bó mật thiết hơn nữa với Chúa Giêsu, theo đặc sủng riêng của mình / và trung thành với Đức Thánh Cha cũng như với giáo lý đúng đắn.

26. Hỏi: Trong cuộc hội thảo từ ngày mồng 10 đến 13 tháng 7 năm 2012, Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam / đã chọn chủ đề nào cho người trẻ sống Năm Đức Tin?
Thưa: Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam / đã chọn chủ đề cho người trẻ sống Năm Đức Tin là : ‘Cho niềm tin tươi sáng’.

27. Hỏi: Câu Thánh Kinh của  Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam /
đã chọn cho người trẻ sống Năm Đức Tin này là gì?
Thưa: Câu Thánh Kinh của Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam / đã chọn cho người trẻ sống Năm Đức Tin là : “Tôi biết tôi tin vào ai” (2 Tm 1,12).

28. Hỏi: Ủy ban mục vụ Giới trẻ của HĐGM Việt Nam đã chọn cử hành ngày giới trẻ trong Năm Đức Tin tại các Giáo Phận, Giáo xứ vào ngày nào?
Thưa: Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ đã chọn ngày 13 tháng 3 năm 2013.

29. Hỏi. Trong cuộc Hội thảo do Uỷ ban Mục Vụ Giới trẻ tổ chức tại Hải Phòng (từ 10 đến 12-7-2012) Đức Gm. Giuse Vũ Văn Thiên nhắc lại lời của  Đức Thánh Cha đã viết là: “Một điều quan trọng trong Năm Đức
Tin là duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta, trong đó có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của những người nam nữ để làm tăng trưởng và phát triển cộng đoàn bằng chứng tá cuộc sống của họ, còn lịch sử tội lỗi phải thúc giục mỗi người hoán cải chân thành và trường kỳ để cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa Cha Đấng đến gặp tất cả mọi người” (Porta Fidei, số 13). Duyệt lại đức tin có nghĩa là gì?
Thưa :
- Một là học hỏi giáo lý.
- Hai là việc nhận ra vị trí của Chúa trong đời mình.
- Ba là việc thể hiện đức tin trong cuộc sống thường ngày.

30. Hỏi. “Duyệt lại đức tin” trước hết là học hỏi giáo lý nghĩa là gì?
Thưa: Vì kiến thức “chắp vá” và rời rạc nên nhiều bạn trẻ dễ mất đức tin. Những bạn trẻ xa quê thường rơi vào hai tình huống: một là mất hẳn đức tin; hai là mang một đức tin biến dạng, tổng hợp pha lẫn mê tín dị đoan. Chính vì đức tin lung lạc, mà bạn trẻ quan niệm lệch lạc về tính dục, về luân lý và về thực hành đức tin (đi lễ, lãnh nhận các bí tích…)

31. Hỏi: “Duyệt lại đức tin” còn là việc nhận ra vị trí của Chúa trong đời mình nghĩa là thế nào?
Thưa: Câu hỏi mà Chúa Giêsu đặt ra cho các môn đệ: “Các anh bảo Thầy là ai?” luôn mang tính hiện tại đối với các tín hữu. Khi nghiêm túc nhìn lại cách sống đức tin của mình, bạn trẻ nhận ra Chúa luôn hiện diện trong cuộc sống. Sự hiện diện của Chúa giúp cho bạn trẻ niềm vui và niềm hăng say phấn khởi phụng sự Ngài. Khi cố gắng trả lời câu hỏi “Đức Giêsu là ai?’, người tín hữu cũng cần xác định mình là ai trong mối tương quan với Chúa và với anh chị em, để nhờ đức tin thấm đượm vào cuộc đời, họ được biến đổi nên giống Đấng mà họ tin theo.

32. Hỏi: “Duyệt lại đức tin” còn là việc thể hiện đức tin trong cuộc sống thường ngày nghĩa là gì?
Thưa: Như thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2,17). Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống ích kỷ, khép kín, thiếu tinh thần trách nhiệm nên nhiều tệ nạn xã hội gia tăng … và trong đó thi thoảng cũng có những bạn trẻ là Kitô hữu.

33. Hỏi: Trong Tông thư Năm Đức Tin, Đức Giáo Hoàng đã dùng từ "Cánh cửa đức tin". Từ này được trích từ sách nào? (Porta Fidei Số 1) Thưa: Từ "Cánh cửa đức tin" được trích từ Sách Công vụ tông đồ (Xc Cv 14,27).

34. Hỏi: "Cánh cửa đức tin" dẫn vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa và vào Giáo Hội vẫn luôn mở rộng cho chúng ta. Việc bước qua cánh cửa ấy kèm theo sự gì? (Porta Fidei Số 1)
Thưa: Việc bước qua cánh cửa ấy kèm theo sự dấn thân trong một hành trình kéo dài suốt đời.

35. Hỏi: Đức Giáo Hoàng luôn nhắc nhở về sự cần thiết phải tái khám phá hành trình đức tin / để ngày càng làm nổi bật niềm vui / và lòng hăng say phấn khởi được đổi mới nhờ được gặp gỡ ai? (Porta Fidei Số 2)
Thưa: Gặp gỡ Chúa Giêsu

36. Hỏi: Giáo Hội và các vị Mục Tử phải giống như ai, để dẫn đưa con người ra khỏi sa mạc, tiến đến sự sống, hướng về tình bạn với Con Thiên Chúa, về Ðấng ban cho chúng ta sự sống, sự sống sung mãn? (Porta Fidei Số 2)
 Thưa: "Giáo Hội và các vị Mục Tử trong Giáo Hội, giống như Chúa Kitô, phải lên đường, để dẫn đưa con người ra khỏi sa mạc, tiến đến sự sống, hướng về tình bạn với Con Thiên Chúa, về Ðấng
ban cho chúng ta sự sống, sự sống sung mãn".

37. Hỏi: Chúng ta không thể chấp nhận để cho muối trở nên nhạt / và ánh sáng bị che kín (Xc Mt 5,13-16). Cả con người ngày nay cũng có thể tái cảm thấy nhu cầu như người phụ nữ xứ Samaria đến giếng nước để làm gì? (Porta Fidei Số 3)
Thưa:
- Một là lắng nghe Chúa Giêsu, Ðấng mời gọi 
- Hai là hãy tin nơi Chúa Giêsu
- Ba là kín múc nơi nguồn mạch của Chúa Giêsu vọt lên dòng nước sự sống.

38. Hỏi: Chúng ta phải tìm lại sở thích nuôi dưỡng mình bằng điều gì? (PF Số 3)
Thưa: Chúng ta phải tìm lại sở thích nuôi dưỡng mình bằng Lời Chúa và Bánh Sự Sống.

39. Hỏi: Giáo huấn của Chúa Giêsu vẫn còn vang dội mạnh mẽ ngày nay như trước đây: "Các con hãy cố gắng làm việc không phải để được lương thực mau qua, nhưng là lương thực tồn tại mãi mãi" (Ga 6,27). Câu hỏi mà những người nghe Chúa nêu lên cũng là thắc mắc đối với chúng ta ngày nay và chúng ta biết câu trả lời của Chúa Giêsu: "Công việc của Thiên Chúa là: Anh em hãy tin nơi Ðấng mà Ngài đã sai đến" (Ga 6,29). Vì thế, tin nơi Chúa Giêsu Kitô đó là gì? (Porta Fidei Số 3)

Thưa: Tin nơi Chúa Giêsu Kitô / đó là con đường để có thể đạt tới ơn cứu độ một cách vĩnh viễn.

40. Hỏi: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI quyết định ấn định Năm Ðức Tin sẽ bắt đầu từ ngày nào? (Porta Fidei Số 4)
Thưa: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI quyết định ấn định Năm Ðức Tin sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng Mười năm 2012.
 
41. Hỏi: Trong Năm Đức Tin này / Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI sẽ triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng 10 năm 2012 với đề tài gì? (Porta Fidei Số 4)
Thưa: Trong Năm Đức Tin này / Đức Giáo Hoàng Bênêdíctô XVI sẽ triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng 10 năm 2012 với đề tài là / ‘Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô’.

42. Hỏi: Khởi sự Năm Ðức Tin trùng với dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican II / có thể là một cơ hội thích hợp để chúng ta làm gì? (Porta Fidei Số 5)

Thưa: Để chúng ta hiểu rằng / các văn kiện Công đồng, được các Nghị Phụ để lại như gia sản, "không bị mất giá trị, cũng như vẻ tươi sáng".

43. Hỏi: Để hiểu các văn kiện của Công đồng, chúng ta cần đọc các văn kiện ấy thế nào? (Porta Fidei Số 5)
Thưa: Để hiểu các văn kiện của Công đồng, chúng ta cần đọc các văn kiện ấy một cách thích hợp, cần biết rõ và hấp thụ các văn kiện ấy / như những văn bản giá trị / và có tính chất qui phạm của Huấn Quyền Hội Thánh, giữa lòng Truyền Thống của Giáo Hội.

44. Hỏi: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cảm thấy nghĩa vụ phải nêu cao Công đồng như là gì? (Porta Fidei Số 5)
Thưa: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cảm thấy nghĩa vụ phải nêu cao Công đồng / như là hồng ân lớn lao mà Giáo Hội được hưởng trong thế kỷ 20 : trong đó chúng ta được một địa bàn chắc chắn / để định hướng trong con đường của thế kỷ đang mở ra.

45. Hỏi: Chính cuộc sống giữa trần thế, các tín hữu được mời gọi làm cho Lời Chân lý mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta được thế nào?(Porta Fidei Số 6)
Thưa: Được chiếu sáng rạng ngời.
 
46. Hỏi: Từ sức mạnh của Chúa phục sinh, Giáo Hội kín múc năng lực để làm gì? (Porta Fidei Số 6)

Thưa: Từ sức mạnh của Chúa phục sinh, Giáo Hội kín múc năng lực / để kiên trì và yêu thương / khắc phục những sầu muộn và khó khăn / và để tỏ lộ mầu nhiệm về Chúa, giữa lòng thế giới, một cách trung thực cho đến khi mầu nhiệm ấy được tỏ lộ / trong ánh sáng sung mãn vào cuối thời gian.

47. Hỏi: Năm Ðức Tin là một lời mời gọi thực hiện một cuộc trở về cùng Chúa là ai? (Porta Fidei Số 6)
Thưa: Năm Ðức Tin là một lời mời gọi thực hiện một cuộc trở về cùng Chúa / là Ðấng duy nhất cứu độ thế giới
 
48. Hỏi: Tình yêu của ai thúc bách chúng ta? (Porta Fidei Số 7)

Thưa: Tình yêu của Chúa Kitô thúc bách chúng ta (2 Cr 5,14).49. Hỏi: "Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta" : chính tình yêu Chúa Kitô làm đầy tâm hồn chúng ta và thúc đẩy chúng ta làm gì?(Porta Fidei Số 7)
Thưa: "Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta" : chính tình yêu Chúa Kitô làm đầy tâm hồn chúng ta và thúc đẩy chúng ta Loan báo Tin Mừng.
 
50. Hỏi: Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta hãy đọc những tác phẩm của ai để tiến tới "cánh cửa đức tin".(Porta Fidei Số 7)

Thưa: Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta hãy đọc những tác phẩm của Thánh Augustinô để tiến tới "cánh cửa đức tin".
 
51. Hỏi: Trong dịp kỷ niệm tốt đẹp này, Đức Giáo Hoàng muốn mời gọi các Giám Mục trên toàn thế giới / hãy hiệp với Người Kế Vị Thánh Phêrô, trong thời điểm ân phúc thiêng liêng mà Chúa ban cho chúng ta, để tưởng niệm điều gì?(Porta Fidei Số 8)
Thưa: Để tưởng niệm Hồng ân đức tin quí giá.

52. Hỏi: Đức Giáo Hoàng kêu gọi cần gia tăng suy tư về đức tin để giúp tất cả các tín hữu của Chúa Kitô ý thức hơn và củng cố lòng gắn bó với với điều gì?(PF Số 8)
Thưa: Đức Giáo Hoàng kêu gọi cần gia tăng suy tư về đức tin / để giúp tất cả các tín hữu của Chúa Kitô ý thức hơn và củng cố lòng gắn bó với Tin Mừng.

53. Hỏi: Trong Năm Ðức Tin này, Đức Giáo Hoàng kêu gọi các cộng đoàn dòng tu cũng như các giáo xứ, và toàn thể các tổ chức Giáo Hội / hãy tìm cách làm cho việc tuyên xưng kinh gì một cách công khai? (Porta Fidei Số 8)

Thưa: Tuyên xưng Kinh Tin Kính.
 
54. Hỏi: Chúng ta mong muốn rằng Năm Ðức Tin khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng gì? (Porta Fidei Số 9)

Thưa: Chúng ta mong muốn rằng / Năm Ðức Tin khơi dậy nơi mỗi tín hữu / khát vọng Tuyên xưng đức tin trọn vẹn / và với xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng.

55. Hỏi: Năm Đức Tin sẽ là một cơ hội thích hợp / để tăng cường việc cử hành đức tin trong phụng vụ, đặc biệt là trong Bí tích gì? (Porta Fidei Số 9)
Thưa: Trong Thánh Thể, vốn là 'tột đỉnh mà hoạt động của Giáo Hội hướng tới / và đồng thời cũng là nguồn mạch /  từ đó phát sinh toàn thể năng lực của Giáo Hội"

56. Hỏi: Trong Năm Ðức Tin này / sự quyết tâm mà mỗi tín hữu phải biến thành của mình khi tái khám phá điều gì? (PF Số 9)
Thưa: Trong Năm Ðức Tin này / sự quyết tâm mà mỗi tín hữu phải biến thành của mình /  khi tái khám phá nội dung đức tin được tuyên xưng, cử hành, sống và cầu nguyện / và suy tư về chính hành động đức tin.

57. Hỏi: Điều gì chỉ rằng hành vi đầu tiên ta đạt đến đức tin là một hồng ân của Thiên Chúa / và tác động của ơn thánh hành động  / và biến đổi con người ngay từ nội tâm? (Porta Fidei Số 10)
Thưa: Đó là con tim.

58. Hỏi: Việc tuyên xưng ngoài miệng cho thấy đức tin bao gồm những việc gì? (Porta Fidei Số 10)
Thưa: Việc tuyên xưng ngoài miệng / cho thấy đức tin bao gồm việc làm chứng và sự dấn thân công khai.

59. Hỏi: Việc hiểu biết đức tin dẫn chúng ta vào đâu? (Porta Fidei Số 10)
Thưa: Việc hiểu biết đức tin dẫn chúng ta vào toàn bộ mầu nhiệm cứu độ được Thiên Chúa mạc khải.

60. Hỏi: Ðể hiểu biết một cách hệ thống về nội dung đức tin, tất cả mọi người đều có thể tìm thấy ở đâu? (Porta Fidei Số 11)

Thưa: Ðể hiểu biết một cách hệ thống về nội dung đức tin, tất cả mọi người đều có thể tìm thấy trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo.

61. Hỏi: Ðức Chân Phước Gioan Phaolô II đã viết : Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo này sẽ mang lại một đóng góp quan trọng cho công trình gì? (Porta Fidei Số 11)
Thưa: Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo này sẽ mang lại một đóng góp quan trọng cho công trình Canh tân toàn thể đời sống Giáo Hội.

62. Hỏi: Khi tìm hiểu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo / chúng ta khám phá thấy rằng / đức tin được trình bày trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo không phải là một lý thuyết, nhưng là gì? (PF  11)
Thưa: Là một cuộc gặp gỡ với Ðấng sống trong Giáo Hội.

63. Hỏi: Trong Năm Ðức Tin, Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo có thể là một dụng cụ đích thực nâng đỡ điều gì? (Porta Fidei Số 12)

Thưa: Trong Năm Ðức Tin, Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo có thể là một dụng cụ đích thực nâng đỡ đức tin.

64. Hỏi: Đức tin ngày nay đang phải chịu một loạt những vấn nạn đến từ não trạng thay đổi, đặc biệt là những lãnh vực nào? (Porta Fidei Số 12)
Thưa: Là lãnh vực những chinh phục của khoa học và kỹ thuật.

65. Hỏi: Giáo Hội không bao giờ sợ chứng minh rằng giữa đức tin và khoa học chân chính không hề có xung đột, vì cả hai đều hướng về sự gì? (Porta Fidei Số 12)
Thưa: Vì cả hai đều hướng về sự thật tuy là bằng những con đường khác nhau.

66. Hỏi: Một điều quan trọng trong Năm Ðức Tin là duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta, trong đó có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của những người nam nữ là gì? (Porta Fidei Số 13)
Thưa: Lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của những người nam nữ / để làm tăng trưởng / và phát triển cộng đoàn bằng chứng tá cuộc sống của họ.

67. Hỏi: Một điều quan trọng trong Năm Ðức tin là duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta, trong đó có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Lịch sử tội lỗi phải thúc giục mỗi người phải làm gì? (Porta Fidei Số 13)
Thưa: Lịch sử tội lỗi phải thúc giục mỗi người hoán cải chân thành và trường kỳ  / để cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa Cha  /  Ðấng đến gặp tất cả mọi người.
 
68. Hỏi: Trong Năm Đức Tin này, chúng ta hãy luôn hướng nhìn về ai, "là nguồn gốc và là tận điểm của đức tin" ?(PF Số 13)

Thưa: Trong Năm Đức Tin này, chúng ta hãy luôn hướng nhìn về Chúa Giêsu Kitô, "là nguồn gốc và là tận điểm của đức tin".

69. Hỏi: Năm Ðức Tin cũng sẽ là cơ hội thuận tiện để tăng cường chứng tá điều gì? (Porta Fidei Số 14)
Thưa: Năm Ðức Tin cũng sẽ là cơ hội thuận tiện để tăng cường chứng tá Bác ái.

70. Hỏi: Ðức tin và đức mến có liên hệ gì với nhau? (Porta Fidei Số 14)
Thưa: Ðức tin không có đức mến thì không mang lại thành quả / và đức mến không có đức tin thì sẽ là một tình cảm luôn tùy thuộc sự nghi ngờ. Ðức tin và đức mến cần có nhau, đức này giúp đức kia thực hiện hành trình của mình.

71. Hỏi: Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra điều gì nơi những người đang xin tình thương của chúng ta? (Porta Fidei Số 14)

Thưa: Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra Tôn nhan Chúa phục sinh / nơi những người đang xin tình thương của chúng ta. 

72. Hỏi: Thánh Phaolô tông đồ yêu cầu môn đệ Timôthê hãy "tìm kiếm đức tin" (Xc 1 Tm 2,22) và chúng ta cảm thấy lời mời gọi này được gửi đến mỗi người chúng ta để làm gì? (Porta Fidei Số 15)
Thưa: Để không ai trong chúng ta trở nên lười biếng trong đức tin.

73. Hỏi: Ðức tin là bạn đồng hành trong cuộc sống, giúp chúng ta làm gì? (Porta Fidei Số 15)
Thưa: 
- Một là giúp chúng ta nhận thức với một cái nhìn luôn mới mẻ / về những kỳ công mà Thiên Chúa thực hiện nơi chúng ta.
- Hai là giúp chúng ta đón nhận những dấu chỉ thời đại trong hiện tại của lịch sử.
- Ba là thúc đẩy mỗi người chúng ta  / trở thành dấu chỉ sinh động / về sự hiện diện của Ðấng Phục Sinh trong thế giới.

74. Hỏi: Cuộc sống của các tín hữu Kitô cảm nghiệm điều gì? (Porta Fidei Số 15)
Thưa: Cuộc sống của các tín hữu Kitô cảm nghiệm cả niềm vui lẫn đau khổ.

75. Hỏi: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI mời gọi chúng ta hãy phó thác thời điểm hồng phúc này cho ai? (Porta Fidei Số 15)

Thưa: Cho Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, được tuyên xưng là "người có phúc" vì Mẹ 'đã tin' (Lc 1,45).
 
------------------------------------------------
 
75 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Tông thư tự sắc "Porta Fidei" về Năm Ðức Tin
 
01.Năm Đức Tin lần thứ I diễn ra dưới triều đại Đức Giáo Hoàng nào?
a. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII.
b. Đức Giáo Hoàng Piô XII.
c. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
d. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
 
02.Năm Đức Tin lần thứ I diễn ra vào năm nào?
a. Năm 1960                                    b. Năm 1962
c. Năm 1967                                    d. Năm 1972
 
03.Năm Đức Tin lần thứ I kỷ niệm sự kiện gì?
a. Kỷ niệm 1950 năm Chúa Giêsu chết để cứu chuộc con người.
b. Kỷ niệm 1900 năm thánh Phaolô trở lại.
c. Kỷ niệm 1900 năm tử đạo của 2 thánh Phêrô và Phaolô tông đồ.
d. Kỷ niệm Ngày kết thúc Công Đồng Vaticanô II.
 
04.Năm Đức Tin lần thứ II diễn ra dưới triều đại Đức Giáo Hoàng nào?
a. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII.
b. Đức Giáo Hoàng Piô XII.
c. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
d. Đức Giáo Hoàng Bênêdíctô XVI.
 
05.Năm Đức Tin lần thứ II kỷ niệm sự kiện gì?
a. Kỷ niệm ngày thành lập Hàng giáo Phẩm
 Việt Nam.
b. Kỷ niệm 50 năm khai mạc
Công Đồng chung Vatican II.
c. Kỷ niệm 20 Năm ban hành Sách Giáo lý
 của Hội Thánh Công giáo.
d. Chỉ có b và c đúng.
 
06.Năm Đức Tin sẽ kết thúc vào ngày lễ gì?
a. Lễ Các Thánh Nam Nữ năm 2013.
b. Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ năm 2013.
c. Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội năm 2013.
d. Lễ Giáng Sinh năm 2013.
 
07.Công đồng Vatican II được Đức Giáo Hoàng nào khai mạc?
a. Đức Giáo Hoàng Piô XII.
b. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII.
c. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
d. Đức Giáo Hoàng Bênêdíctô XVI.
 
08.Công đồng Vatican II được Đức Giáo Hoàng nào bế mạc?
a. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII.
b. Đức Giáo Hoàng Piô XII.
c. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
d. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
 
09.Công đồng Vatican II được khai mạc vào ngày nào?
a. 11.10.1960                         b. 11.10.1962
c. 25.12.1962                         d. 01.01.2013
 
10.Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã quyết định triệu tập Công Ðồng Vatican II, bằng văn kiện nào?
a. Tông huấn "Humanae Salutis" (Ơn Cứu Ðộ Loài Người).
b. Tông thư tự sức “Porta Fedei” (Năm Đức Tin).
c. Thông điệp Redemptor Homilis (Đấng Cứu chuộc nhân thế).
d. Thông điệp Deus caritas est (Thiên Chúa là tình yêu).
 
11. Công đồng Vatican II có bao nhiêu văn kiện?
a. 10                                                 b. 12
c. 14                                                 d. 16
 
12. Công đồng Vatican II có những Hiến Chế nào?
a. Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh (Sacrosanctum Concilium).
b. Hiến chế tín lý về Giáo Hội (Lumen Gentium).
c. Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa (Dei Verbum).
d. Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay (Gaudium et Spes).
e. Cả a, b, c và d đúng.
 
13. Công đồng Vatican II có những Tuyên ngôn nào?
a. Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo (Gravissimum Educationis).
b.Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Nostra Aetate).
c.Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis Humanae).
d. Cả a, b và c đúng.
 
14. Hiến chế là gì?
a. Bản văn của Công Đồng chung về Tín lý hay Mục vụ. Hiến chế có hiệu lực như một sắc luật cho cả thế giới.
b. Văn kiện của Tòa Thánh giải thích một đạo luật ban hành hay quãng diễn một vấn đề.
c. Văn kiện của Đức Giáo Hoàng quãng diễn một vấn đề, đặc biệt một vấn đề do Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới bàn thảo.
d. Văn kiện do Đức Giáo Hoàng kí và công bố, thường được viết do chính ngài đọc, kí tên, không có ấn triện
 
15. Tuyên ngôn là gì?
a. Văn kiện của Tòa Thánh giải thích một đạo luật ban hành hay quãng diễn một vấn đề.
b. Văn kiện do Đức Giáo Hoàng kí và công bố, thường được viết do chính ngài đọc, kí tên, không có ấn triện
c. Văn kiện của Đức Giáo Hoàng về một vấn đề, gởi cho cả thế giới, dưới một bức thư chung.
d. Văn kiện của Đức Giáo Hoàng quãng diễn một vấn đề, đặc biệt một vấn đề do Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới bàn thảo
 
16. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo được Đức Giáo Hoàng nào công bố?
a. Đức Giáo Hoàng Piô XII.
b. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII.
c. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
d. Đức Giáo Hoàng Bênêdíctô XVI.
 
17. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo được công bố năm nào?
a. Năm 1980                          b. Năm 1982
c. Năm 1988                          d. Năm 1992
 
18. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo được công bố với văn kiện gì?
a. Fidei Depositum (Kho Tàng Đức Tin).
b. Porta Fidei (Cánh Cửa Đức Tin).
c. Rerum Novarum (Tân sự).
d. Mater et Magistra (Mẹ và Thầy).
 
19. Hội Thánh toàn cầu sẽ khai mạc Năm Đức Tin vào ngày 11 tháng Mười năm 2012, nhân kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vatican II, tại Việt Nam ngày khai mạc Năm Đức Tin chung ở cấp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sẽ cử hành vào ngày nào?
a. Ngày 07 tháng Mười 2012.
b. Ngày 12 tháng Mười 2012.
c. Ngày 18 tháng Mười 2012.
d. Ngày 21 tháng Mười 2012.
 
20. Hỏi: Ngày khai mạc Năm Đức Tin ở Giáo Phận Mỹ Tho là ngày nào?
a. Ngày 1 tháng Mười (Lễ Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu).
b. Ngày 7 tháng Mười (Lễ Đức Mẹ Mân Côi)
c. Ngày 14 tháng Mười (Chúa Nhật XXVII thường niên).
d.Ngày 21 tháng Mười (Lễ Khánh nhật truyền giáo).
 
21. Hỏi: Ngày khai mạc Năm Đức Tin tại các Giáo xứ là ngày nào?
a. Ngày 1 tháng Mười (Lễ Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu).
b. Ngày 7 tháng Mười (Lễ Đức Mẹ Mân Côi)
c. Ngày 18 tháng Mười (Lễ thánh Luca Tông đồ).
d. Ngày 21 tháng Mười (Lễ Khánh nhật truyền giáo).
 
22.Theo tài liệu Hướng dẫn Mục Vụ Cho Năm Đức Tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin thì đối với mọi tín hữu, Năm Đức Tin sẽ đem lại một cơ hội tốt để làm gì?
a. Học hỏi kỹ lưỡng những văn kiện chính của Công đồng Vatican II
b. Nghiên cứu sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo.
c. Nghiên cứu những tác phẩm chú giải Thánh Kinh kinh điển.
d. Chỉ có a và b đúng.
 
23.Theo tài liệu Hướng dẫn Mục Vụ Cho Năm Đức Tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin ở cấp giáo xứ, mọi tín hữu được mời gọi làm gì?
a. Chuyên chú đọc và suy ngẫm Tự sắc Cánh cửa đức Tin (Porta Fidei ) của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
b. Đọc và cầu nguyện với phương pháp Lectio Divina.
c. Sống đời sống đức ái một cách đặc biệt.
d. Chầu Thánh Thể và siêng năng lần hạt Mân côi.
 
24.Theo tài liệu Hướng dẫn Mục Vụ Cho Năm Đức Tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin các giáo lý viên cần phải làm gì?
a. Cần khai thác hơn nữa giáo thuyết phong phú của sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo
b. Giúp các nhóm tín hữu đọc / và cùng tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của văn kiện quý báu này, để hình thành những cộng đoàn đức Tin nhỏ, làm chứng về Chúa Giêsu.
c. Phát triển phong trào Bảo vệ Sự Sống.
d. Chỉ có a và b đúng.
 
25.Theo tài liệu Hướng dẫn Mục Vụ Cho Năm Đức Tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin, trong Năm Đức Tin, tu sĩ các Hội dòng và hội viên các Tu đoàn tông đồ được mời gọi làm gì?
a. Dấn thân vào công cuộc tân Phúc âm hóa qua việc gắn bó mật thiết hơn nữa với Chúa Giêsu, theo đặc sủng riêng của mình / và trung thành với Đức Thánh Cha cũng như với giáo lý đúng đắn.
b. Chia sẻ cuộc sống trần thế với những anh chị em nghèo khó.
c. Giúp cho mọi người được biết Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót.
d. Cả a, b và c đúng.
 
26. Trong cuộc hội thảo (từ ngày 10-13.7.2012) Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ HĐGMVN đã chọn chủ đề nào cho người trẻ sống Năm Đức Tin?
a. Cho niềm tin tươi sáng.
b. Không biết Thánh Kinh là không biết
Chúa Kitô.
c. Chúa Kitô, niềm hy vọng của người trẻ.
d. Chúa Kitô, nguồn sống mới.
 
27.Câu Thánh Kinh của Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ HĐGMVN đã chọn cho người trẻ sống Năm Đức Tin này là gì?
a. “Tôi biết tôi tin vào ai” (2 Tm 1,12).
b. “Yêu thương là chu toàn lề luật” (Rm 13,1).   
c. “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga  4,16). 
d. “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6).
 
28. Trong cuộc hội thảo từ ngày mồng 10 đến 13 tháng 7 năm 2012 của Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các tham dự viên đã chọn ngày nào là ngày giới trẻ trong Năm Đức Tin tại các giáo phận và giáo xứ?
a. Ngày 25 tháng Hai 2013.
b. Ngày 1 tháng Ba 2013.
c. Ngày 13 tháng Ba 2013.
d. Ngày 19 tháng Ba 2013.
 
29.Trong cuộc Hội thảo do Uỷ ban Giới trẻ tổ chức tại Hải Phòng (từ 10 đến 12-7-2012) Đức Gm. Giuse Vũ Văn Thiên nhắc lại lời của  Đức Thánh Cha đã viết là: “Một điều quan trọng trong Năm Đức Tin là duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta, trong đó có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của những người nam nữ để làm tăng trưởng và phát triển cộng đoàn bằng chứng tá cuộc sống của họ, còn lịch sử tội lỗi phải thúc giục mỗi người hoán cải chân thành và trường kỳ để cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa Cha Đấng đến gặp tất cả mọi người” (Porta Fidei, số 13). Duyệt lại đức tin có nghĩa là gì?
a. Là học hỏi giáo lý.
b. Là việc nhận ra vị trí của Chúa trong đời mình.
c. Là việc thể hiện đức tin trong cuộc sống thường ngày.
d. Cả a, b và c đúng.
 
30.“Duyệt lại đức tin” vì sao trước hết là học hỏi giáo lý ?
a.  Vì kiến thức “chắp vá” và rời rạc nên nhiều bạn trẻ dễ mất đức tin.
b.  Vì những bạn trẻ xa quê thường rơi vào hai tình huống: một là mất hẳn đức tin; hai là mang một đức tin biến dạng, tổng hợp pha lẫn mê tín dị đoan.
c. Vì đức tin lung lạc, mà bạn trẻ quan niệm lệch lạc về tính dục, về luân lý và về thực hành đức tin (đi lễ, lãnh nhận các bí tích…)
d. Cả a, b và c đúng.
 
31.“Duyệt lại đức tin” vì sao còn là việc nhận ra vị trí của Chúa trong đời mình ?
a. Vì khi nghiêm túc nhìn lại cách sống đức tin của mình, bạn trẻ nhận ra Chúa luôn hiện diện trong cuộc sống.
b. Sự hiện diện của Chúa giúp cho bạn trẻ niềm vui và niềm hăng say phấn khởi phụng sự Ngài.
c. Vì người tín hữu cũng cần xác định mình là ai trong mối tương quan với Chúa và với anh chị em, để nhờ đức tin thấm đượm vào cuộc đời, họ được biến đổi nên giống Đấng mà họ tin theo.
d. Cả a, b và c đúng.

32.“Duyệt lại đức tin” vì sao còn là việc thể hiện đức tin trong cuộc sống thường ngày ?
a. Như thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2,17).
b. Chứng thực mình là người tốt.
c. vì Muốn bắt chước mọi người.
d. Chỉ có a và b đúng.
 
33.Trong Tông thư Năm Đức Tin, Đức Giáo Hoàng đã dùng từ  "Cánh cửa đức tin". Từ này được trích từ sách nào? (Porta Fidei Số 1)
a. Sách Công vụ tông đồ.
b. Thư gởi tín hữu Do thái.
c. Thư gởi tín hữu Rôma.
d. Sách Khải Huyền.
 
34."Cánh cửa đức tin" (Xc Cv 14,27) dẫn vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa và vào Giáo Hội vẫn luôn mở rộng cho chúng ta. Việc bước qua cánh cửa ấy kèm theo sự gì? (Porta Fidei Số 1)
a. Sự dấn thân trong một hành trình kéo dài suốt đời.
b. Lời hứa Nước Trời.
c. Lời hứa sẽ được sự sống vĩnh cửu.
d. Sẽ được sự bình an chân thật.
 
35.Đức Giáo Hoàng luôn nhắc nhở về sự cần thiết phải tái khám phá hành trình đức tin để ngày càng làm nổi bật niềm vui và lòng hăng say phấn khởi được đổi mới nhờ được gặp gỡ ai? (PF Số 2)
a. Anh em.                              b. Chúa Giêsu.
c. Giáo Hội.                            d. Thiên Chúa.
 
36.Trong bài giảng Thánh Lễ khai mạc triều đại Giáo Hoàng, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nói: "Giáo Hội nói chung và các vị Mục Tử trong Giáo Hội, giống như ai, phải lên đường, để dẫn đưa con người ra khỏi sa mạc, tiến đến sự sống, hướng về tình bạn với Con Thiên Chúa, về Ðấng ban cho chúng ta sự sống, sự sống sung mãn"  (Porta Fidei Số 2)
a. Người mục tử.                    b. Chúa Kitô.
c. Các Tông đồ.                     d. Các ngôn sứ.
 
37. Chúng ta không thể chấp nhận để cho muối trở nên nhạt và ánh sáng bị che kín (Xc Mt 5,13-16). Cả con người ngày nay cũng có thể tái cảm thấy nhu cầu như người phụ nữ xứ Samaria đến giếng nước để làm gì?  (Porta Fidei Số 3)
a. Lắng nghe Chúa Giêsu, Ðấng mời gọi 
b. Tin nơi Chúa Giêsu.
c. Kín múc nơi nguồn mạch của Chúa Giêsu vọt lên dòng nước sự sống.
d. Cả a, b và c đúng.
 
38.Chúng ta phải tìm lại sở thích nuôi dưỡng mình bằng điều gì? (Porta Fidei Số 3)
a. Lời Chúa.                   b. Bánh Sự Sống.
c. Đức ái.                       d. Chỉ có a và b đúng.

39.Giáo huấn của Chúa Giêsu vẫn còn vang dội mạnh mẽ ngày nay như trước đây: "Các con hãy cố gắng làm việc không phải để được lương thực mau qua, nhưng là lương thực tồn tại mãi mãi" (Ga 6,27). Câu hỏi mà những người nghe Chúa nêu lên cũng là thắc mắc đối với chúng ta ngày nay và chúng ta biết câu trả lời của Chúa Giêsu: "Công việc của Thiên Chúa là: Anh em hãy tin nơi Ðấng mà Ngài đã sai đến" (Ga 6,29). Vì thế, tin nơi Chúa Giêsu Kitô đó là gì? (Porta Fidei Số 3)
a. Con đường để có thể đạt tới ơn cứu độ một cách vĩnh viễn.
b. Đạt được hạnh phúc.
c. Cùng đích của con người
d. Sống bác ái với mọi người.
 
40.Đức Giáo Hoàng Bênêdíctô XVI quyết định ấn định Năm Ðức Tin sẽ bắt đầu từ ngày nào? (Porta Fidei Số 4)
a. Ngày  11.10.2012
b. Ngày  08.12.1012
c. Ngày  25.12.1012
d. Ngày  01.01.2013
 
41.Trong Năm Đức Tin này Đức Giáo Hoàng Bênêdíctô XVI sẽ triệu tập một Thượng HÐGM vào tháng 10 năm 2012 với đề tài gì? (Porta Fidei Số 4)
a. Về Lời Chúa.
b. Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô.
c. Thánh Thể.
d. Ơn gọi và Sứ mệnh của các Tín Hữu Giáo Dân trong Giáo Hội và trong thế giới.
 
42. Khởi sự Năm Ðức Tin trùng với dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican II có thể là một cơ hội thích hợp để chúng ta làm gì? (Porta Fidei Số 5)
a. Tuyên xưng đức tin mà chúng ta đã lãnh nhận.
b. Sống chứng nhân cho Chúa Giêsu Kitô giữa lòng thế giới đang tục hóa.
c. Hiểu rằng các văn kiện Công đồng, được các Nghị Phụ để lại như gia sản, "không bị mất giá trị, cũng như vẻ tươi sáng".
d. Cả a, b và c đúng.
 
43.Để hiểu các văn kiện của Công đồng, chúng ta cần đọc các văn kiện ấy thế nào? (Porta Fidei Số 5)
a. Một cách thích hợp.
b. Cần biết rõ.
c. Hấp thụ các văn kiện ấy.
d. Cả a, b và c đúng.
 
44.Đức Giáo Hoàng Bênêdíctô XVI cảm thấy nghĩa vụ phải nêu cao Công đồng như là gì? (Porta Fidei Số 5)
a. Hồng ân lớn lao mà Giáo Hội được hưởng trong thế kỷ 20.
b. Một địa bàn chắc chắn để định hướng trong con đường của thế kỷ đang mở ra"
c. Trách nhiệm phải thi hành.
d. Chỉ có a và b đúng.
 
45.Chính cuộc sống giữa trần thế, các tín hữu được mời gọi làm cho Lời Chân lý mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta được thế nào? (Porta Fidei Số 6)
a. Chiếu sáng rạng ngời.
b. Công bố cho mọi người.
c. Thiên Chúa chúc lành.
d. Hiệp thông với mọi người.
 
46.Từ sức mạnh của Chúa phục sinh, Giáo Hội kín múc năng lực để làm gì?  (Porta Fidei Số 6)
a. Kiên trì và yêu thương khắc phục những sầu muộn và khó khăn.
b. Để tỏ lộ mầu nhiệm về Chúa, giữa lòng thế giới, một cách trung thực cho đến khi mầu nhiệm ấy được tỏ lộ trong ánh sáng sung mãn vào cuối thời gian.
c. Để hiệp nhất với mọi người trên toàn thế giới.
d. Chỉ có a và b đúng.
 
47. Năm Ðức Tin là một lời mời gọi thực hiện một cuộc trở về cùng Chúa là ai? (Porta Fidei Số 6)
a. Đấng tạo dựng nên vũ trụ.
b. Ðấng duy nhất cứu độ thế giới.
c. Đấng giải phóng dân tộc Ítraen.
d. Đấng mà các ngôn sứ đã tiên báo.
 
48.Tình yêu của ai thúc bách chúng ta?  (Porta Fidei Số 7)
a. Nhân loại.                            b. Đấng tạo dựng.
c. Chúa Kitô.                          d. Mẹ Maria.
 
49."Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta" (2 Cr 5,14): chính tình yêu Chúa Kitô làm đầy tâm hồn chúng ta và thúc đẩy chúng ta làm gì? (Porta Fidei Số 7)
a. Xây dựng xã hội tốt đẹp.
b. Khai trí mọi người.
c. Loan báo Tin Mừng.
d. Chăm lo cho những người nghèo khổ.
 
50.Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta hãy đọc những tác phẩm của ai để tiến tới "cánh cửa đức tin". (Porta Fidei Số 7)
a. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.
b. Thánh Têrêxa Avila.
c. Thánh Augustinô.
d. Thánh Tôma Aquinô.
 
51.Trong dịp kỷ niệm tốt đẹp này, Đức Giáo Hoàng muốn mời gọi các Giám Mục trên toàn thế giới hãy hiệp với Người Kế Vị Thánh Phêrô, trong thời điểm ân phúc thiêng liêng mà Chúa ban cho chúng ta, để tưởng niệm điều gì?(Porta Fidei Số 8)
a. Cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu.
b. Hồng ân đức tin quí giá.
c. Năm Thánh cứu độ.
d. Cả a, b và c đúng.
 
52.Đức Giáo Hoàng kêu gọi cần gia tăng suy tư về đức tin để giúp tất cả các tín hữu của Chúa Kitô ý thức hơn và củng cố lòng gắn bó với với điều gì? (Porta Fidei Số 8)
a. Thánh Thể.                          b. Tin Mừng.
c. Giáo Hội.                            d. Chúa Kitô.
 
53.Trong Năm Ðức Tin này, Đức Giáo Hoàng kêu gọi các cộng đoàn dòng tu cũng như các giáo xứ, và toàn thể các tổ chức Giáo Hội hãy tìm cách làm cho việc tuyên xưng kinh gì một cách công khai? (Porta Fidei Số 8)
a. Kinh Lạy Cha.
b. Kinh Tin.
c. Kinh Tin Kính.
d. Kinh Cầu Trái Tim Chúa Giêsu.
 
54.Chúng ta mong muốn rằng Năm Ðức Tin khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng gì? (Porta Fidei Số 9)
a. Tuyên xưng đức tin trọn vẹn và với xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng.
b. Được sống hạnh phúc với Thiên Chúa.
c. Được hiệp thông với mọi chi thể đau khổ của Chúa Kitô.
d. Được loan báo tin mừng một cách tự do.
 
55.Năm Đức Tin sẽ là một cơ hội thích hợp để tăng cường việc cử hành đức tin trong phụng vụ, đặc biệt là trong Bí tích gì? (Porta Fidei Số 9)
a. Thánh Tẩy                  b. Thánh Thể
c. Sám Hối                    d. Truyền Chức Thánh
 
56.Trong Năm Ðức Tin này sự quyết tâm mà mỗi tín hữu phải biến thành của mình khi tái  khám phá điều gì?(Porta Fidei Số 9)
a. Nội dung đức tin được tuyên xưng.
b. Cử hành, sống và cầu nguyện.
c. Suy tư về chính hành động đức tin.
d. Cả a, b và c đúng.
 
57.Điều gì chỉ rằng hành vi đầu tiên ta đạt đến đức tin là một hồng ân của Thiên Chúa và tác động của ơn thánh hành động và biến đổi con người ngay từ nội tâm? (Porta Fidei Số 10)
a. Con tim                              b. Lòng mộ mến
c. Sự tin tưởng                       d. Đức ái
 
58.Việc tuyên xưng ngoài miệng cho thấy đức tin bao gồm những việc gì? (Porta Fidei Số 10)
a. Làm chứng.
b. Dấn thân công khai.
c. Sống tình thân ái.
d. Chỉ có a và b đúng.
 
59.Việc hiểu biết đức tin dẫn chúng ta vào đâu? (Porta Fidei Số 10)
a. Toàn bộ mầu nhiệm cứu độ được Thiên Chúa mạc khải.
b. Năm Đức Tin.
c. Tình yêu của Thiên Chúa .
d. Kinh Tin Kính.
 
60.Ðể hiểu biết một cách hệ thống về nội dung đức tin, tất cả mọi người đều có thể tìm thấy ở đâu?(Porta Fidei Số 11)
a. Kinh Tin Kính các tông đồ.
b. Các văn kiện của Công Đồng chung  Vatican II.
c. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo.
d. Cả a, b và c đúng.
 
61.Ðức Chân Phước Gioan Phaolô II đã viết: Sách Giáo lý này sẽ mang lại một đóng góp quan trọng cho công trình gì? (Porta Fidei Số 11)
a. Hòa giải giữa các dân tộc.
b. Phát triển các dân tộc.
c. Canh tân toàn thể đời sống Giáo Hội.
d. Hiệp nhất các tin hữu tin vào Thiên Chúa.
 
62.Khi tìm hiểu Sách Giáo Lý chúng ta khám phá thấy rằng đức tin được trình bày trong Sách Giáo Lý không phải là một lý thuyết, nhưng là gì?(Porta Fidei Số 11)
a. Một cuộc gặp gỡ với Ðấng sống trong Giáo Hội.
b. Một chương trình sống cụ thể.
c. Một trãi nghiệm của người Kitô.
d. Ân sủng dành cho mỗi người.
 
63.  Trong Năm Ðức Tin, Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo có thể là một dụng cụ đích thực nâng đỡ điều gì?  (Porta Fidei Số 12)
a. Đức tin.
b. Đời sống tinh thần của người trẻ.
c. Kiến thức thực hành hằng ngày.
d. Sự kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô.
 
64.Đức tin ngày nay đang phải chịu một loạt những vấn nạn đến từ não trạng thay đổi, đặc biệt là những lãnh vực nào? (Porta Fidei Số 12)
a. Khoa học                  b. Nghệ thuật
c. Kỹ thuật                    d. Chỉ có a và c đúng
 
65.Giáo Hội không bao giờ sợ chứng minh rằng giữa đức tin và khoa học chân chính không hề có xung đột, vì cả hai đều hướng về sự gì? (Porta Fidei Số 12)
a. Nâng cao nhận thức của con người.
b. Sự thật.
c. Giúp đỡ con người trước những thảm họa của thiên nhiên.
d. Cải thiện đời sống của phần đông nhân loại.
 
66.Một điều quan trọng trong Năm Ðức tin là duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta, trong đó có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của những người nam nữ là gì? (Porta Fidei Số 13)
a. Làm tăng trưởng và phát triển cộng đoàn bằng chứng tá cuộc sống của họ.
b. Sống công bằng bác ái.
c. Sống yêu thương mọi người.
d. Làm giảm nhẹ những đau khở của những người bị bỏ rơi.
 
67.Một điều quan trọng trong Năm Ðức tin là duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta, trong đó có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Lịch ử tội lỗi phải thúc giục mỗi người phải làm gì? (Porta Fidei Số 13)
a. Hoán cải chân thành và trường kỳ để cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa Cha Ðấng đến gặp tất cả mọi người.
b. Từ bỏ tội lỗi của mình.
c. Ăn chay và cầu nguyện cho tội lỗi của mình và của tha nhân.
d. Yêu thương mọi người như chính mình.
 
68.Trong thời điểm này, chúng ta hãy luôn hướng nhìn về ai,"là nguồn gốc và là tận điểm của đức tin"?(Porta Fidei Số 13?
a. Mẹ Maria.                           b. Thiên Chúa.
c. Chúa Giêsu Kitô.               d. Đức Giáo Hoàng
 
69.Năm Ðức Tin cũng sẽ là cơ hội thuận tiện để tăng cường chứng tá điều gì?  (Porta Fidei Số 14)
a. Bác ái.                                 b. Đức tin.
c. Sự hiệp thông.                   d. Sự hiệp nhất.
 
70.Ðức tin không có đức mến thì không mang lại thành quả và đức mến không có đức tin thì sẽ là một tình cảm luôn tùy thuộc sự nghi ngờ. Ðức tin và đức mến cần có nhau, đức này giúp đức kia thực hiện hành trình của mình. Đúng hay sai?  (Porta Fidei Số 14)
a. Đúng                         b. Sai
 
71.Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra điều gì nơi những người đang xin tình thương của chúng ta?(Porta Fidei Số 14)
a. Tôn nhan Chúa phục sinh.
b. Anh em của mình.
c. Lòng yêu thương.
d. Cả a, b và c đúng.
 
72. Thánh Phaolô tông đồ yêu cầu môn đệ Timôthê hãy "tìm kiếm đức tin" (Xc 1 Tm 2,22) và chúng ta cảm thấy lời mời gọi này được gửi đến mỗi người chúng ta để làm gì?  (Porta Fidei Số 15)
a. Không ai trong chúng ta trở nên lười biếng trong đức tin.
b. Lớn mạnh trong đức tin.
c. Không mất đức tin.
d. Kiên vững trong đức tin giưa bao cám dỗ thử thách.
 
73.Ðức tin là bạn đồng hành trong cuộc sống, giúp chúng ta làm gì?  (Porta Fidei Số 15)
a. Nhận thức với một cái nhìn luôn mới mẻ về những kỳ công mà Thiên Chúa thực hiện nơi chúng ta.
b. Đón nhận những dấu chỉ thời đại trong hiện tại của lịch sử.
c. Thúc đẩy mỗi người chúng ta trở thành dấu chỉ sinh động về sự hiện diện của Ðấng Phục Sinh trong thế giới.
d. Cả a, b và c đúng.
 
74.Cuộc sống của các tín hữu Kitô cảm nghiệm điều gì?  (Porta Fidei Số 15)
a. Sự thanh thản             b. Niềm vui
c. Đau khổ                    d. Chỉ có b và c đúng.
 
75.Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta hãy phó thác thời điểm hồng phúc này cho ai? (Porta Fidei Số 15)
a. Chúa Cha.
b. Chúa Thánh Thần.
c. Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa.
d. Các Hội Đồng Giám Mục.
 -----------------------------------------

 
Tông thư tự sắc "Porta Fidei" về Năm Ðức Tin
của Ðức Thánh Cha Bênêđíctô XVI
 
 
Vatican - Sáng ngày 17 tháng 10 năm 2011, Ðức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã cho công bố Tông thư tự sắc "Porta Fidei" về Năm Ðức Tin, trong đó ngài trình bày lý do, mục đích và những đường hướng chỉ đạo về việc cử hành Năm này. Sau đây là bản dịch Việt ngữ từ nguyên bản tiếng Ý:
 
1."Cánh cửa đức tin" (Xc Cv 14,27) dẫn vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa và vào Giáo Hội vẫn luôn mở rộng cho chúng ta. Chúng ta có thể bước qua ngưỡng cửa đó khi Lời Chúa được loan báo và để cho tâm hồn được ân thánh biến đổi. Việc bước qua cánh cửa ấy kèm theo sự dấn thân trong một hành trình kéo dài suốt đời. Hành trình này bắt đầu với bí tích Rửa Tội (Xc Rm 6,4), nhờ đó chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha, và kết thúc với sự tiến qua cái chết đi vào sự sống đời đời, thành quả sự phục sinh của Chúa Giêsu, Ðấng đã muốn cho tất cả những người tin nơi Ngài (Xc Ga 17,22) được tham dự cùng vinh quang của Ngài, nhờ hồng ân của Thánh Linh. Tuyên xưng niềm tin nơi Chúa Ba Ngôi - Cha, Con và Thánh Linh - cũng có nghĩa là tin nơi một Thiên Chúa duy nhất là Tình Thương (Xc 1 Ga 4,8): Chúa Cha đã sai Con của Ngài đến, khi thời gian viên mãn, để cứu độ chúng ta; Chúa Giêsu Kitô đã cứu chuộc trần thế trong mầu nhiệm cái chết và sống lại của Ngài; Chúa Thánh Linh dẫn đưa Giáo Hội qua dòng thời gian trong khi chờ đợi Chúa tái lâm trong vinh quang.

2.Ngay từ khi bắt đầu sứ vụ như Người Kế Vị Thánh Phêrô, tôi đã nhắc nhở về sự cần thiết phải tái khám phá hành trình đức tin để ngày càng làm nổi bật niềm vui và lòng hăng say phấn khởi được đổi mới nhờ được gặp gỡ Chúa Giêsu. Trong bài giảng Thánh Lễ khai mạc triều đại Giáo Hoàng, tôi đã nói: "Giáo Hội nói chung và các vị Mục Tử trong Giáo Hội, giống như Chúa Kitô, phải lên đường, để dẫn đưa con người ra khỏi sa mạc, tiến đến sự sống, hướng về tình bạn với Con Thiên Chúa, về Ðấng ban cho chúng ta sự sống, sự sống sung mãn" (1). Nhưng xảy ra là nhiều khi các tín hữu Kitô bận tâm nhiều hơn tới những hậu quả xã hội, văn hóa và chính trị trong sự dấn thân của họ, họ tiếp tục nghĩ tới đức tin như một điều giả thiết hiển nhiên của cuộc sống chung. Trong thực tế, giả thiết ấy không còn hiển nhiên như vậy nữa, nhưng thậm chí nhiều khi còn bị phủ nhận (2). Trong quá khứ người ta có thể nhận ra một hệ thống văn hóa nhất thống, được đa số chấp nhận, có tham chiếu nội dung đức tin và các giá trị được đức tin gợi hứng, nhưng ngày nay, trong phần lớn các lãnh vực xã hội không còn như thế nữa, vì có cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa nơi nhiều người.

3.Chúng ta không thể chấp nhận để cho muối trở nên nhạt và ánh sáng bị che kín (Xc Mt 5,13-16). Cả con người ngày nay cũng có thể tái cảm thấy nhu cầu như người phụ nữ xứ Samaria đến giếng nước để lắng nghe Chúa Giêsu, Ðấng mời gọi hãy tin nơi Người và kín múc nơi nguồn mạch của Ngài vọt lên dòng nước sự sống (Xc Ga 4,14). Chúng ta phải tìm lại sở thích nuôi dưỡng mình bằng Lời Chúa được Giáo Hội trung thành truyền lại, và bằng Bánh Sự Sống, được trao ban để nâng đỡ các môn đệ của Chúa (Xc Ga 6,51). Thực vậy, giáo huấn của Chúa Giêsu vẫn còn vang dội mạnh mẽ ngày nay như trước đây: "Các con hãy cố gắng làm việc không phải để được lương thực mau qua, nhưng là lương thực tồn tại mãi mãi" (Ga 6,27). Câu hỏi mà những người nghe Chúa nêu lên cũng là thắc mắc đối với chúng ta ngày này: "Chúng tôi phải làm gì thể thi hành những công việc của Thiên Chúa?" (Ga 6,28). Chúng ta biết câu trả lời của Chúa Giêsu: "Công việc của Thiên Chúa là: Anh em hãy tin nơi Ðấng mà Ngài đã sai đến" (Ga 6,29). Vì thế, tin nơi Chúa Giêsu Kitô là con đường để có thể đạt tới ơn cứu độ một cách vĩnh viễn.

4.Dưới ánh sáng tất cả những điều đó, tôi quyết định ấn định Năm Ðức Tin. Năm này sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012, kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2, và sẽ kết thúc vào lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, ngày 24 tháng 11 năm 2013. Ngày 11 tháng 10 năm 2012 chúng ta cũng kỷ niệm 20 năm "Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo", được vị Tiền Nhiệm của tôi, Ðức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 (3) công bố, với mục đích trình bày cho tất cả các tín hữu sức mạnh và vẻ đẹp của đức tin. Văn kiện này, thành quả đích thực của Công đồng chung Vatican 2, đã được Thượng HÐGM khóa đặc biệt năm 1985 mong ước như một dụng cụ để phục vụ việc huấn giáo (4) và được thực hiện với sự cộng tác của toàn thể hàng Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo. Và chính Thượng HÐGM đã được tôi triệu tập vào tháng 10 năm 2012 về đề tài "Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô". Ðó sẽ là một dịp thích hợp để dẫn đưa toàn thể cộng đoàn Giáo Hội tiến vào một thời điểm để đặc biệt suy tư và tái khám phá đức tin. Ðây không phải lần đầu tiên Giáo Hội được kêu gọi cử hành Năm Ðức Tin. Vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi, Vị Tôi Tớ Chúa Phaolô 6 cũng đã ấn định Năm Ðức Tin như thế hồi năm 1967, để tưởng niệm 1900 năm cuộc tử đạo của thánh Phêrô và Phaolô Tông Ðồ khi làm chứng tá tột đỉnh. Người đã nghĩ đến năm đó như một thời điểm long trọng để trong toàn thể Giáo Hội có "một sự tuyên xưng cùng đức tin ấy một cách đích thực và chân thành"; ngoài ra, Người muốn rằng đức tin được củng cố "cá nhân và tập thể, tự do và ý thức, trong nội tâm cũng như bên ngoài, khiêm tốn và chân thành" (5). Qua đó, Ðức Cố Giáo Hoàng đã nghĩ rằng toàn thể Giáo Hội có thể "tái ý thức chính xác về đức tin của mình, để làm cho đức tin được tái sinh động, thanh tẩy, củng cố, để tuyên xứng đức tin" (6). Những đảo lộn lớn xảy ra trong năm Ðức Tin ấy, càng làm cho sự cần thiết cử hành như thế trở nên hiển nhiên hơn. Việc cử hành Năm Ðức Tin ấy đã kết thúc với "Bản tuyên xưng Ðức Tin của Dân Chúa" (7), để làm chứng rằng các nội dung thiết yếu từ bao thế kỷ vốn là gia sản của mọi tín hữu, đang cần được củng cố, hiểu biết và đào sâu một cách ngày càng mới mẻ để làm chứng tá hợp với cuộc sống trong những hoàn cảnh lịch sử khác với quá khứ.

5.Dưới một số khía cạnh, vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi đã coi Năm Ðức Tin ấy như "một hệ luận và là một đòi hỏi sau Công đồng" (8), Ngài ý thức rõ về những khó khăn lớn của thời ấy, nhất là về việc tuyên xưng đức tin chân thực và giải thích đúng đắn. Tôi cho rằng việc khởi sự Năm Ðức Tin trùng với dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2 có thể là một cơ hội thích hợp để hiểu rằng các văn kiện Công đồng, được các Nghị Phụ để lại như gia sản, "không bị mất giá trị, cũng như vẻ tươi sáng". Cần đọc các văn kiện ấy một cách thích hợp, cần biết rõ và hấp thụ các văn kiện ấy như những văn bản giá trị và có tính chất qui phạm của Huấn Quyền Hội Thánh, giữa lòng Truyền Thống của Giáo Hội.. Hơn bao giờ hết tôi cảm thấy nghĩa vụ phải nêu cao Công đồng như "hồng ân lớn lao mà Giáo Hội được hưởng trong thế kỷ 20": trong đó chúng ta được một địa bàn chắc chắn để định hướng trong con đường của thế kỷ đang mở ra" (9). Tôi cũng muốn mạnh mẽ lập lại điều tôi đã quả quyết về Công đồng vài tháng sau khi tôi được bầu kế vị Thánh Phêrô, rằng: "Nếu chúng ta đọc và đón nhận Công đồng, với sự giải thích đúng đắn, thì Công đồng ngày càng có thể và trở thành sức mạnh lớn để thực hiện sự canh tân Giáo Hội ngày càng cần thiết" (10).

6.Sự canh tân Giáo Hội cũng tiến hành qua chứng tá cuộc sống của các tín hữu, qua chính cuộc sống giữa trần thế, các tín hữu được mời gọi làm cho Lời Chân lý mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta được chiếu sáng rạng ngời. Chính Công đồng, trong Hiến chế tín lý Lumen gentium, Ánh sáng muôn dân, đã quả quyết: "Trong khi Chúa Kitô, là đấng thánh, vô tội, không tỳ ố (Dt 7,26) không hề biết tội (Xc 2 Cr 5,21), đã đến để đền tội bù tội lỗi của dân (Dt 2,17), thì Giáo Hội, có cả những người tội lỗi trong cộng đoàn của mình, và vì thế Giáo Hội vừa thánh thiện đồng thời cũng luôn cần được thanh tẩy, vẫn liên tục tiến bước trên con đường thống hối và canh tân. Giáo Hội "tiếp tục cuộc lữ hành giữa những cuộc bách hại của trần thế và những an ủi của Thiên Chúa", loan bao cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa cho đến khi Ngài đến (Xc 1 Cr 11,26). Từ sức mạnh của Chúa phục sinh, Giáo Hội kín múc năng lực để kiên trì và yêu thương khắc phục những sầu muộn và khó khăn, đến từ bên trong cũng như bên ngoài, và để tỏ lộ mầu nhiệm về Chúa, giữa lòng thế giới, một cách trung thực, tuy không hoàn hảo, cho đến khi mầu nhiệm ấy được tỏ lộ trong ánh sáng sung mãn vào cuối thời gian" (11).
Trong viễn tượng đó, Năm Ðức Tin là một lời mời gọi thực hiện một cuộc trở về cùng Chúa là Ðấng duy nhất cứu độ thế giới, một cách chân thực và mới mẻ. Trong mầu nhiệm sự chết và sống lại, Thiên Chúa đã biểu lộ trọn vẹn Tình Thương cứu độ và kêu gọi con người hoán cải cuộc sống nhờ ơn tha thứ tội lỗi (Xc Cv 5,31). Ðối với thánh Phaolô Tông Ðồ, Tình Thương ấy dẫn con người đến cuộc sống mới: "Nhờ phép rửa, chúng ta cùng được chôn táng với Chúa trong cái chết, để như Chúa Kitô sống lại từ cõi chết nhờ vinh quang của Chúa Cha, cả chúng ta cũng có thể bước đi trong sự sống mới" (Rm 6,4). Nhờ đức tin, sự sống mới này hình thành toàn thể cuộc sống con người theo sự mới mẻ tuyệt đối của sự sống lại. Tùy theo mức độ tự nguyện sẵn sàng, các tư tưởng và tình cảm, tâm thức và thái độ của con người dần dần được thanh tẩy và biến đổi, trên con đường không bao giờ được hoàn tất ở đời này. Ðức tin "được năng động nhờ đức mến" (Gl 5,6) trở thành một tiêu chuẩn mới để hiểu biết và hành động, thay đổi toàn thể cuộc sống của con người (Xc Rm 12,2; Cl 3,9-10; Ep 4,20-29; 2 Cr 5,17).

7."Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta" (2 Cr 5,14): chính tình yêu Chúa Kitô làm đầy tâm hồn chúng ta và thúc đẩy chúng ta loan báo Tin Mừng. Ngày nay cũng như xưa kia, Chúa sai chúng ta ra đi trên các nẻo đường thế giới để công bố Tin Mừng của Ngài cho mọi dân tộc trên trái đất (Xc Mt 28,19). Chúa Giêsu Kitô yêu thương, lôi kéo con người thuộc mọi thế hệ đến với Ngài: trong mọi thời đại, Ngài triệu tập Giáo Hội, ủy thác cho Giáo Hội việc loan báo Tin Mừng, với một mệnh lệnh luôn luôn mới mẻ. Vì thế, ngày nay cũng cần có một sự dấn thân xác tín hơn nữa của Giáo Hội, thực hiện công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng để tái khám phá niềm vui đức tin và tìm lại sự hăng say thông truyền đức tin. Việc dấn thân truyền giáo của các tín hữu - vốn là điều không thể thiếu - kín múc được sức mạnh và năng lực trong sự khám phá hằng ngày tình yêu của Chúa. Thực vậy, đức tin tăng trưởng khi được sống như một cảm nghiệm về tình yêu đã nhận lãnh và khi được thông truyền như một kinh nghiệm về ơn thánh và niềm vui. Ðức tin phong phú hóa, vì mở rộng con tim trong niềm hy vọng và giúp mang lại một chứng tá có khả năng sinh sản: nó mở rộng tâm trí của những người lắng nghe và đón nhận lời Chúa mời gọi gắn bó với Lời Ngài để trở thành môn đệ của Ngài. Thánh Augustino làm chứng rằng các tín hữu "trở nên vững mạnh hơn nhờ tin tưởng" (12). Thánh Giám Mục thành Hippone đã có lý khi nói như vậy. Như chúng ta biết, cuộc sống của thánh nhân là một cuộc không ngừng tìm kiếm vẻ đẹp của đức tin cho đến khi tâm hồn ngài được nghỉ an trong Thiên Chúa (13). Nhiều tác phẩm của Người, trong đó có giải thích tầm quan trọng của đức tin và chân lý đức tin, cho đến nay vẫn còn là một gia sản phong phú khôn sánh và giúp bao nhiêu người tìm kiếm Thiên Chúa thấy được hành trình đúng đắn để tiến tới "cánh cửa đức tin".
Vì vậy, chỉ nhờ tin tưởng mà đức tin tăng trưởng và vững mạnh; không có cách khác để đạt tới sự chắc chắn về chính cuộc sống của mình nếu không liên tục phó thác trong tay của một tình yêu ngày càng được cảm nghiệm lớn lao hơn vì bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa.

8.Trong dịp kỷ niệm tốt đẹp này, tôi muốn mời gọi các anh em GM trên toàn thế giới hãy hiệp với Người Kế Vị Thánh Phêrô, trong thời điểm ân phúc thiêng liêng mà Chúa ban cho chúng ta, để tưởng niệm hồng ân đức tin quí giá. Chúng ta hãy cử hành Năm Ðức Tin này một cách xứng đáng và phong phú. Cần gia tăng suy tư về đức tin để giúp tất cả các tín hữu của Chúa Kitô ý thức hơn và củng cố lòng gắn bó với Tin Mừng, nhất là trong lúc có những thay đổi sâu xa mà nhân loại đang trải qua như hiện nay. Chúng ta sẽ có dịp tuyên xưng đức tin nơi Chúa Phục Sinh trong các nhà thờ chính tòa của chúng ta và các thánh đường trên toàn thế giới; trong các gia cư và gia đình chúng ta, để mỗi người mạnh mẽ cảm thấy nhu cầu cần biết rõ hơn về đức tin ngàn đời và thông truyền cho các thế hệ trẻ. Các cộng đoàn dòng tu cũng như các giáo xứ, và toàn thể các tổ chức Giáo Hội cũ cũng như mới, hãy tìm cách làm cho việc tuyên xưng Kinh Tin Kính một cách công khai trong Năm Ðức Tin này.

9.Chúng ta mong muốn rằng Năm Ðức Tin khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng đức tin trọn vẹn và với xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng. Năm này sẽ là một cơ hội thích hợp để tăng cường việc cử hành đức tin trong phụng vụ, đặc biệt là trong Thánh Thể, vốn là tột đỉnh mà hoạt động của Giáo Hội hướng tới và đồng thời cũng là nguồn mạch từ đó phát sinh toàn thể năng lực của Giáo Hội" (14). Ðồng thời, chúng ta mong muốn rằng cuộc sống chứng tá của các tín hữu tăng trưởng trong sự đáng tín nhiệm. Tái khám phá nội dung đức tin được tuyên xưng, cử hành, sống và cầu nguyện (15), và suy tư về chính hành động đức tin, đó là một sự quyết tâm mà mỗi tín hữu phải biến thành của mình, nhất là trong Năm Ðức Tin này.
Không phải tình cờ mà trong những thế kỷ đầu tiên, các tín hữu Kitô phải học thuộc lòng kinh Tin Kính. Kinh này được dùng như kinh nguyện hằng ngày của họ để không quên quyết tâm đã nhận khi chịu phép rửa. Với những lời xúc tích đầy ý nghĩa, thánh Augustino nhắc nhở điều đó khi ngài nói trong một bài giảng về việc trao Kinh Tinh Kính: "Kinh Tin Kính về mầu nhiệm thánh mà tất cả anh chị em cùng nhận lãnh nhận và ngày nay anh chị em từng người đọc lên, là những lời đức tin của Mẹ Giáo Hội được xây dựng vững chắc trên nền tảng vững bền là Chúa Kitô.. Vì vậy, anh em đã nhận lãnh và đọc Kinh ấy, nhưng trong tâm trí anh chị em phải luôn giữ cho Kinh ấy hiện diện, anh chị em phải lập lại Kinh này trên giường, nghĩ đến Kinh này nơi đường phố và đừng quên Kinh này khi ăn; cả khi anh chị em ngủ, con tim của anh chị em vẫn phải tỉnh thức trong Kinh này" (16).

10.Ðến đây, tôi muốn vạch ra một hành trình giúp hiểu một cách sâu xa hơn nội dung đức tin, nhưng cùng với nội dung này còn có hành động qua đó chúng ta quyết định hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa, trong tự do trọn vẹn. Thực vậy, có sự hiệp nhất sâu xa giữa hành vi tin tưởng và nội dung đức tin mà chúng ta chấp nhận. Thánh Phaolô Tông đồ giúp đi vào thực tại này khi ngài viết: "Với con tim.. ta tin, và bằng miệng ta tuyên xưng đức tin" (Rm 10,10). Con tim chỉ rằng hành vi đầu tiên ta đạt đến đức tin là một hồng ân của Thiên Chúa và tác động của ơn thánh hành động và biến đổi con người ngay từ nội tâm.
Tấm gương của bà Lidia về vấn đề này hùng hồn hơn bao giờ hết. Thánh Luca kể lại rằng Thánh Phaolô, trong lúc ở thành Philiphê, vào ngày thứ bẩy ngài đi rao giảng Tin Mừng cho vài phụ nữ; trong số họ có bà Lidia và Chúa "mở lòng cho bà tin lời thánh Phaolô" (Cv 16,14). Ý nghĩa cô đọng trong câu ngày thực là quan trọng. Thánh Luca dạy rằng việc hiểu biết nội dung đức tin không đủ nếu con tim, - vốn là cung thánh đích thực của con người,- không cởi mở đối với ơn thánh, giúp ta có đôi mắt để nhìn sâu xa và hiểu rằng điều được loan báo chính là Lời Chúa.
Rồi việc tuyên xưng ngoài miệng cho thấy đức tin bao gồm việc làm chứng và dấn thân công khai. Kitô hữu không bao giờ được nghĩ rằng đức tin là một điều riêng tư. Ðức tin là quyết định đứng về phía Chúa để sống với Ngài. Và thành ngữ "ở với Chúa" giúp hiểu biết những lý do tại sao ta tin. Chính vì đức tin là một hành vi tự do, nên cũng đòi hỏi một trách nhiệm xã hội về những gì ta tin. Giáo Hội, trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, đã chứng tỏ rõ ràng chiều kích công khai ấy của việc tin tưởng và loan báo không chút sợ hãi về niềm tin của mình cho mỗi người. Ðó là một hồng ân của Chúa Thánh Linh làm cho ta có khả năng thi hành sứ mạng và củng cố việc làm chứng tá của chúng ta, biến chứng tá ấy thành điều thẳng thắn và can đảm.
Chính việc tuyên xưng đức tin là một hành vi bản thân và đồng thời cũng có tính chất cộng đoàn. Thực vậy, chính Giáo Hội là chủ thể đầu tiên của đức tin. Trong đức tin của cộng đoàn Kitô, mỗi người lãnh nhận bí tích Rửa tội, là dấu chỉ hữu hiệu về sự gia nhập cộng đoàn các tín hữu để được ơn cứu độ. Như Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo làm chứng: "Tôi tin"; là đức tin của Giáo hội được mỗi tín hữu tuyên xưng cá nhân, nhất là trong lúc chịu phép Rửa tội. "Chúng tôi tin" là đức tin của Giáo hội được các Giám Mục họp nhau trong Công đồng, hoặc tổng quát hơn, được cộng đồng phụng vụ các tín hữu tuyên xưng. "Tôi tin" cũng là Giáo Hội Mẹ chúng ta, đáp lại Thiên Chúa bằng đức tin của mình và dạy chúng ta nói "Tôi tin", "Chúng tôi tin" (17).
Như ta có thể nhận xét, việc hiểu biết nội dung đức tin là điều thiết yếu để chấp nhận tin, nghĩa là hoàn toàn gắn bó trong tâm trí với những gì Giáo Hội đề nghị. Việc hiểu biết đức tin dẫn vào toàn bộ mầu nhiệm cứu độ được Thiên Chúa mạc khải. Vì vậy sự chấp nhận ấy được biểu lộ bao hàm điều này là, khi ta tin, ta tự nguyện chấp nhất toàn thể mầu nhiệm đức tin, vì vị bảo đảm tính chất xác thực của điều ta tin là chính Thiên Chúa, Ðấng tự mạc khải và cho phép được biết mầu nhiệm tình thương của Ngài (18).
Ðàng khác, chúng ta không thể quên rằng trong bối cảnh văn hóa của chúng ta ngày nay, bao nhiêu người, tuy không nhìn nhận hồng ân đức tin nơi mình, nhưng họ chân thành tìm kiếm ý nghĩa chung kết và chân lý chung cục về cuộc sống của họ và về thế giới. Sự tìm kiếm này thực là một "tiền đề" của đức tin, vì nó thúc đẩy con người trên con đường dẫn đến mầu nhiệm Thiên Chúa. Thực thế, chính lý trí con người mang trong mình một đòi hỏi về "điều có giá trị và tồn tại mãi mãi" (19). Ðòi hỏi ấy là một lời mời gọi trường kỳ, được ghi khắc không hề phai mờ trong tâm hồn con người, kêu gọi con người lên đường để tìm thấy Ðấng mà chúng ta sẽ không tìm kiếm nếu Ngài đã không đến gặp chúng ta (20). Chính đức tin mời chúng ta đi tới cuộc gặp gỡ ấy và mở cho chúng ta sự viên mãn.

11.Ðể hiểu biết một cách hệ thống về nội dung đức tin, tất cả mọi người đều có thể tìm thấy trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo một trợ lực quí giá và không thể thiếu được. Sách này là một trong những thành quả quan trọng nhất của Công Ðồng chung Vatican 2. Trong Tông Hiến "Fidei depositum" (Kho tàng đức tin), không phải tình cờ được ký vào ngày kỷ niệm 30 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2, Ðức Chân Phước Gioan Phaolô 2 đã viết: "Sách Giáo lý này sẽ mang lại một đóng góp quan trọng cho công trình canh tân toàn thể đời sống Giáo Hội.. Tôi nhìn nhận Sách này như một dụng cụ giá trị và hợp pháp phục vụ tình hiệp thông của Giáo Hội và như một qui luật chắc chắn để giảng dạy đức tin" (21).
Trong viễn tượng đó, Năm Ðức Tin phải biểu lộ sự dấn thân chung tái khám phá và học hỏi nội dung cơ bản của đức tin ở trong Sách Giáo Lý này, trong đó có một tổng hợp có hệ thống. Thực vậy, ở đây, ta thấy nổi bật sự phong phú của giáo huấn mà Giáo Hội đã đón nhận, gìn giữ và trao tặng trong hai ngàn năm lịch sử của mình. Từ Kinh Thánh tới các Giáo Phụ, từ các vị Tôn Sư thần học cho đến cách Thánh qua các thế kỷ, Sách Giáo Lý cống hiến một ký ức trường kỳ về bao nhiêu cách thức Giáo Hội suy niệm về đức tin và tạo nên sự tiến triển trong đạo lý để mang lại sự chắc chắn cho các tín hữu trong đời sống đức tin của họ.
Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, qua cấu trúc của mình, trình bày sự phát triển đức tin và đề cập đến cả những đề tài chính của đời sống hằng ngày. Trang này sang trang khác, chúng ta khám phá thấy rằng điều được trình bày trong Sách Giáo Lý không phải là một lý thuyết, nhưng là một cuộc gặp gỡ với Ðấng sống trong Giáo Hội. Thực vậy, sau khi tuyên xưng đức tin, Sách này đi đến phần giải thích đời sống bí tích, trong đó Chúa Kitô hiện diện, hoạt động và tiếp tục xây dựng Giáo Hội của Ngài. Nếu không có phụng vụ và các bí tích thì việc tuyên xưng đức tin sẽ không hiệu quả, vì thiếu ơn thánh nâng đỡ chứng tá của các tín hữu Kitô. Cũng vậy, giáo huấn của Sách Giáo Lý về đời sống luân lý có một ý nghĩa quan trọng nếu được đặt trong tương quan với đức tin, phụng vụ và kinh nguyện.

12. Vì thế, trong Năm Ðức Tin, Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo có thể là một dụng cụ đích thực nâng đỡ đức tin, nhất là những người quan tâm đến việc huấn luyện các tín hữu Kitô, một điều rất quan trọng trong bối cảnh văn hóa ngày nay. Với mục đích đó, tôi đã mời gọi Bộ giáo lý đức tin, thỏa thuận với các Cơ quan trung ương khác của Tòa Thánh, soạn một Văn kiện, để cống hiến cho Giáo Hội và các tín hữu một số chỉ dẫn để sống Năm Ðức Tin này một cách hiệu quả và thích hợp hơn, phục vụ sự tin tưởng và rao giảng Tin Mừng.
"Thực vậy, so với quá khứ, đức tin ngày nay đang phải chịu một loạt những vấn nạn đến từ não trạng thay đổi, đặc biệt là ngày nay não trạng này thu hẹp lãnh vực những điều chắc chắn hợp lý vào lãnh vực những chinh phục của khoa học và kỹ thuật. Nhưng Giáo Hội không bao giờ sợ chứng minh rằng giữa đức tin và khoa học chân chính không hề có xung đột, vì cả hai đều hướng về sự thật, tuy là bằng những con đường khác nhau (22).

13. Một điều quan trọng trong Năm Ðức tin là duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta, trong đó có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của những người nam nữ để làm tăng trưởng và phát triển cộng đoàn bằng chứng tá cuộc sống của họ, còn lịch sử tội lỗi phải thúc giục mỗi người hoán cải chân thành và trường kỳ để cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa Cha Ðấng đến gặp tất cả mọi người.
Trong thời điểm này, chúng ta hãy luôn hướng nhìn về Chúa Giêsu Kitô, "là nguồn gốc và là tận điểm của đức tin" (Dt 12,2): nơi Ngài mọi sóng gió và khát vọng của tâm hồn con người được hoàn tất. Niềm vui của tình yêu, lời đáp trả thảm trạng đau khổ, sức mạnh của tha thứ trước sự xúc phạm phải chịu, và chiến thắng của sự sống trước cái trống rỗng của sự chết, tất cả đều tìm được sự hoàn tất trong mầu nhiệm nhập thể của Chúa, mầu nhiệm Chúa làm người, chia sẻ sự yếu đuối của chúng ta để biến đổi nó bằng quyền năng sự phục sinh của Ngài. Trong Ngài, là Ðấng đã chết và sống lại để cứu độ chúng ta, những tấm gương đức tin được tràn đầy ánh sáng, những tấm gương đã ghi dấu 2 ngàn năm lịch sử cứu độ chúng ta.
Nhờ đức tin Mẹ Maria đã đón nhận lời thiên thần và tin nơi lời loan báo Mẹ sẽ trở thành Mẹ Thiên Chúa trong sự tuân phục tận tụy của Mẹ (Xc Lc 1,38). Khi viếng thăm bà Elisabeth, Mẹ cất bài ca chúc tụng Ðấng Tối Cao vì những kỳ công Chúa thực hiện nơi những người tín thác nơi Ngài (Xc Lc 1,46-55). Mẹ vui mừng và hồi hộp sinh hạ Con duy nhất, mà vẫn giữ nguyên sự đồng trinh (...) (Xc Lc 2,6-7). Tín nhiệm nơi Thánh Giuse hôn phu, Mẹ mang Chúa Giêsu sang Ai Cập để cứu con khỏi cuộc bách hại của Hêrôđê (Xc Mt 2,13-15). Với cùng đức tin Mẹ theo Chúa trong thời gian giảng đạo và ở với Chúa cho đến tận đồi Golgota (Xc Ga 19,25-27). Với đức tin, Mẹ Maria niếm hưởng những thành quả đầu tiên của cuộc phục sinh của Chúa Giêsu, và cẩn giữ mọi kỷ niệm trong lòng (Xc Lc 2,19.51), Mẹ thông truyền kỷ niệm ấy cho 12 Tông Ðồ tụ họp với Mẹ trong Nhà Tiệc Ly để lãnh nhận Thánh Linh.
Nhờ đức tin, các Tông Ðồ đã từ bỏ mọi sự để theo Thầy (Xc Mc 10,28). Các vị tin nơi lời Chúa loan báo Nước Trời hiện diện và thể hiện nơi bản thân Ngài (Xc Lc 11,20. Các Tông đồ sống hiệp thông với Chúa Giêsu Ðấng dạy dỗ các vị qua lời giáo huấn, để lại cho các vị qui luật sống mới mẻ qua đó người ta nhận ra họ là môn đệ của Ngài sau khi Ngài qua đời (Cx Ga 13,34-35). Nhờ đức tin, các vị đi các nơi trên thế giới, theo mệnh lệnh mang Tin Mừng cho mọi thụ tạo (Xc Mc 16,15) và không chút sợ hãi, các vị loan báo cho mọi người niềm vui Phục sinh mà các vị đã chứng kiến.
Nhờ đức tin các môn đệ họp thành cộng đoàn đầu tiên, tụ tập quanh giáo huấn của các Tông Ðồ, trong kinh nguyện, trong việc cử hành Thánh Thể, để làm của chung những gì họ sở hữu để cứu giúp những anh chị em túng thiếu (Xc Cv 2,42-47).
Nhờ đức tin các vị tử đạo hiến mạng sống của mình để làm chứng về chân lý Phúc Âm đã biến cải và làm cho họ có khả năng đi tới hồng ân tính yêu lớn nhất với việc tha thứ cho những kẻ bách hại họ.
Nhờ đức tin những người nam nữ đã dâng hiến cuộc sống mình cho Chúa Kitô, bỏ mọi sự để sống, trong sự đơn sơ theo tinh thần Phúc Âm, sự vâng phục, thanh bần và khiết tịnh, những dấu chỉ cụ thể về sự chờ đợi Chúa sắp đến. Nhờ đức tin bao nhiêu Kitô hữu đã thăng tiến những hoạt động bênh vực công lý để cụ thể hóa Lời Chúa, Ðấng đã đến để loan báo sự giải thoát khỏi sự áp bức và năm hồng ân cho mọi người (Cx Lc 4,18-19).
Nhờ đức tin qua các thế kỷ, những người nam nữ thuộc mọi lứa tuổi, và tên họ được ghi trong Sách Sự Sống (Xc Kh 7,9; 13,8), đã tuyên xưng vẻ đẹp của sự theo Chúa Giêsu tại nơi họ được kêu gọi làm chứng về cuộc sống Kitô của họ: trong gia đình, nghề nghiệp, trong đời sống công khai, trong việc thi hành các đoàn sủng và sứ vụ mà họ được kêu gọi thi hành. Nhờ đức tin cả chúng ta cũng đang sống: để nhìn nhận Chúa Giêsu hiện diện trong cuộc sống chúng ta và trong lịch sử.

14. Năm Ðức Tin cũng sẽ là cơ hội thuận tiện để tăng cường chứng tá bác ái. Thánh Phaolô nhắc nhở: "Vì vậy giờ đây còn lại ba điều là đức tin, đức cậy và đức mến. Nhưng lớn hơn cả là đức mến (1 Cr 13,13). Và Thánh Giacôbê Tông Ðồ, với những lời càng mạnh hơn nữa, luôn thúc đẩy các tín hữu Kitô, quả quyết rằng: "Hỡi anh chị em, nếu một người nói mình có đức tin mà lại không có việc làm thì ích gì? Ðức tin ấy có thể cứu họ được không? Nếu một người anh em, chị em, không có y phục và lương thực hằng ngày và một người trong anh chị em nói: "Hãy đi bình an, hãy sưởi ấm và ăn no" nhưng lại không cho họ những gì cần thiết cho thân thể họ, thì hỏi có ích gì? Ðức tin cũng vậy, nếu không có việc làm đi kèm, thì tự nó là đức tin chết. Trái lại một người có thể nói: "Anh có đức tin và tôi có việc làm; hãy tỏ cho tôi đức tin không có việc làm của anh, và tôi, qua việc làm tôi chứng tỏ cho anh đức tin của tôi" (Gc 2,14-18).
Ðức tin không có đức mến thì không mang lại thành quả và đức mến không có đức tin thì sẽ là một tình cảm luôn tùy thuộc sự nghi ngờ. Ðức tin và đức mến cần có nhau, đức này giúp đức kia thực hiện hành trình của mình. Có nhiều Kitô hữu yêu thương tận tụy dành cuộc đời phục vụ những người lẻ loi, bị gạt ra ngoài lề hoặc bị loại trừ, coi họ như những người đầu tiên cần đi tới và như người quan trọng nhất cần được nâng đỡ, vì chính nơi người ấy có phản ánh khuôn mặt của Chúa Kitô. Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra tôn nhan Chúa phục sinh nơi những người đang xin tình thương của chúng ta. "Tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, tức là các con đã làm cho Thầy" (Mt 25,40): những lời này là một lời cảnh giác không nên quên, và là một lời mời gọi trường kỳ hãy đáp trả tình yêu mà Chúa đã chăm sóc chúng ta. Ðó là đức tin giúp nhận ra Chúa Kitô và chính tình yêu Chúa thúc đẩy cứu giúp Chúa mỗi khi Ngài trở thành người thân cận của chúng ta trong cuộc sống. Ðược đức tin nâng đỡ, chúng ta hy vọng hướng nhìn sự dấn thân của chúng ta trong thế giới, trong khi chờ đợi "trời mới đất mới, trong đó có công lý cư ngụ" (2 Pr 3,13; Xc Kh 21,1).

15.Vào cuối đời, thánh Phaolô tông đồ yêu cầu môn đệ Timôthê hãy "tìm kiếm đức tin" (Xc 1 Tm 2,22), với cùng một sự bền chí như hồi còn nhỏ (Xc 2 Tm 3,15). Chúng ta cảm thấy lời mời gọi này được gửi đến mỗi người chúng ta, để không ai trong chúng ta trở nên lười biếng trong đức tin. Ðức tin là bạn đồng hành trong cuộc sống, giúp nhận thức với một cái nhìn luôn mới mẻ về những kỳ công mà Thiên Chúa thực hiện nơi chúng ta. Ðức tin nhắm đón nhận những dấu chỉ thời đại trong hiện tại của lịch sử, và thúc đẩy mỗi người chúng ta trở thành dấu chỉ sinh động về sự hiện diện của Ðấng Phục Sinh trong thế giới. Ðiều mà thế giới ngày nay đặc biệt cần đến, đó là chứng tá đáng tin cậy của những người được Lời Chúa soi sáng trong tâm trí, có khả năng mở tâm trí của bao nhiêu người mong ước Thiên Chúa và sự sống chân thực, sự sống không tàn lụi.
"Ước gì Lời Chúa hoàn tất hành trình của mình và được tôn vinh" (2 Ts 3,1): ước gì Năm Ðức Tin này làm cho quan hệ với Chúa Kitô ngày càng vững chắc hơn, vì chỉ trong Ngài mới có sự chắc chắn để hướng nhìn về tương lai và bảo đảm một tình yêu chân thực và lâu bền. Những lời thánh Phêrô Tông đồ chiếu dọi một tia sáng cuối cùng trên đức tin: "Vì thế, anh chị em tràn đầy vui mừng, cho dù hiện nay anh chị em còn phải chịu ưu sầu ít lâu, bị nhiều thử thách, để đức tin của anh chị em được tôi luyện, quí hơn vàng, vàng là thứ sẽ phải hư nát mà còn được thanh luyện bằng lửa, mang lại lời ngợi khen, vinh quang và vinh dự cho anh em khi Chúa Giêsu Kitô tỏ hiện. Tuy không thấy Ngài, nhưng anh chị em vẫn yêu mến Ngài, và tuy không thấy Ngài, anh chị em vẫn tin nơi Ngài. Vì thế, anh chị em hãy vui mừng khôn tả và vinh quang, trong khi đạt tới mục đích đức tin của anh chị em là ơn cứu độ các linh hồn" (1 Pr 1,6-9). Cuộc sống của các tín hữu Kitô cảm nghiệm niềm vui và đau khổ. Bao nhiêu vị thánh đã sống nỗi cô đơn! Bao nhiêu tín hữu, kể cả ngày nay, bị thử thách vì sự im lặng của Thiên Chúa trong khi họ muốn nghe lời an ủi của Ngài! Những thử thách của cuộc sống, trong khi giúp hiểu mầu nhiệm Thập Giá, và tham gia vào đau khổ của Chúa Kitô (Xc Cl 1,24), là tiền đề báo trước niềm vui và hy vọng mà đức tin dẫn đến: "Khi tôi yếu đuối, đó là lúc tôi mạnh mẽ" (2Cr 12,10). Chúng ta mạnh mẽ tin chắc rằng Chúa Giêsu đã chiến thắng sự ác và sự chết. Với niềm tín thác chắc chắn ấy, chúng ta tín thác nơi Ngài: Chúa hiện diện giữa chúng ta, chiến thắng quyền lực của ác thần (Xc Lc 11,20) và Giáo Hội, cộng đồng hữu hình của lòng từ bi Chúa, ở lại trong Chúa như dấu hiệu hòa giải chung kết với Chúa Cha.
Chúng ta hãy phó thác thời điểm hồng phúc này cho Mẹ Thiên Chúa, được tuyên xưng là "người có phúc" vì Mẹ đã tin (Lc 1,45).
 
Ban hành tại Roma, nơi Thánh Phêrô, ngày 11 tháng 10 năm 2011, năm thứ 7 triều đại Giáo Hoàng.
 

Biển Ðức 16, Giáo Hoàng
G. Trần Ðức Anh OP chuyển ý từ nguyên bản tiếng Ý (Radio Vatican)

-------------------------------------------------
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn